Tại sao cần can thiệp phục hồi chức năng ngày sau khi tiếp nhận người bệnh

Hoạt động trị liệu có thể chỉ là một buổi tư vấn hoặc các phiên hoạt động thường kỳ với cường độ khác nhau. Nội dung các buổi hoạt động trị liệu này có thể là:

  • Chăm sóc trong giai đoạn cấp, phục hồi chức năng, điều trị ngoại trú, chăm sóc ban ngày dành cho người lớn, chăm sóc điều dưỡng chuyên sâu, hoặc các cơ sở chăm sóc dài hạn

  • Chăm sóc tại nhà (một phần của chăm sóc sức khoẻ tại nhà)

  • Các cộng đồng chăm sóc hoặc trợ giúp

Các chuyên gia hoạt động trị liệu thiết lập các chương trình phục hồi mang tính chất cá thể hóa nhằm tăng cường khả năng vận động, nhận thức, giao tiếp và tương tác của bệnh nhân. Mục tiêu không chỉ bao gồm việc giúp bệnh nhân tiến hành các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, mà còn giúp họ có thể thực hiện các hoạt động giải trí thích hợp, đồng thời thúc đẩy cũng như duy trì tiến trình tái hòa nhập cộng đồng.

Trước khi thiết lập chương trình phục hồi, các chuyên gia hoạt động trị liệu sẽ quan sát bệnh nhân làm từng hoạt động theo thói quen hằng ngày, để biết những yếu tố cần thiết, nhằm vừa giúp đảm bảo an toàn, vừa giúp hoàn thành tốt các hoạt động đó. Các chuyên gia hoạt động trị liệu sau đó có thể đề nghị các phương thức nhằm loại bỏ hoặc giảm các hình mẫu không thích hợp, đồng thời thiết lập các thói quen nhằm giúp ích cho quá trình phục hồi chức năng và cải thiện toàn trạng chung. Cần khuyến cáo sử dụng các bài tập định hướng hiệu suất cụ thể. Các chuyên gia hoạt động trị liệu nhấn mạnh việc thực hành các bài tập, đồng thời động viên bệnh nhân bằng cách nhấn mạnh ý nghĩa của việc tập luyện như một phương thức giúp họ trở nên chủ động hơn tại nhà, cũng như tại cộng đồng.

Bệnh nhân được hướng dẫn cách sáng tạo trong việc thực hiện các hoạt động xã hội (như làm thế nào để đến viện bảo tàng hoặc nhà thờ mà không cần lái xe, sử dụng máy trợ thính hay các thiết bị trợ giúp giao tiếp khác ở nhiều chế độ khác nhau, làm thế nào để đi lại an toàn khi có hoặc không có gậy hoặc khung tập đi). Các chuyên gia hoạt động trị liệu có thể gợi ý các hoạt động mới (như làm tình nguyện trong các chương trình chăm sóc người già, trong trường học, hoặc bệnh viện).

Bệnh nhân được hướng dẫn các chiến lược để bù lại những hạn chế của họ (như cách ngồi khi làm vườn). Các chuyên gia hoạt động trị liệu có thể xác định nhiều loại thiết bị hỗ trợ khác nhau giúp cho bệnh nhân tiến hành nhiều sinh hoạt hàng ngày khác nhau (xem Bảng: Các dụng cụ hỗ trợ Các dụng cụ hỗ trợ

Tại sao cần can thiệp phục hồi chức năng ngày sau khi tiếp nhận người bệnh
). Hầu hết các chuyên gia hoạt động trị liệu đều có thể chọn loại xe lăn phù hợp với nhu cầu của bệnh nhân, đồng thời đưa ra các bài tập đối với chi trên cho bệnh nhân. Các chuyên gia hoạt động trị liệu có thể thiết kế và điều chỉnh các dụng cụ trợ giúp, nhằm ngăn ngừa tình trạng co cứng và điều trị các rối loạn chức năng khác.

Tại sao cần can thiệp phục hồi chức năng ngày sau khi tiếp nhận người bệnh

Người cao tuổi, dù có tình trạng suy giảm nhận thức, vẫn có thể hưởng lợi từ việc phục hồi chức năng. Tuổi tác không phải là lý do để trì hoãn hoặc từ chối việc phục hồi chức năng. Tuy nhiên, người cao tuổi có thể hồi phục chậm hơn bởi sự suy giảm khả năng thích nghi khi môi trường thay đổi, do

Nên có các chương trình phục hồi chức năng thiết kế riêng cho người cao tuổi bởi vì người cao tuổi thường có các mục tiêu điều trị khác nhau, ít đòi hỏi phục hồi chức năng chuyên sâu, đồng thời họ cần nhiều loại hình chăm sóc hơn những bệnh nhân trẻ tuổi. Trong các chương trình phục hồi chức năng theo lứa tuổi, những bệnh nhân cao tuổi thường ít khi so sánh tiến trình của mình hơn so với những bệnh nhân trẻ tuổi, và do đó ít khi nản lòng hơn. Nhờ đó, các yếu tố xã hội nghề nghiệp trong công tác chăm sóc sau khi ra viện có thể được triển khai dễ dàng hơn. Một số chương trình được thiết kế cho các tình huống lâm sàng cụ thể (như phục hồi chức năng sau phẫu thuật vỡ xương chậu); những bệnh nhân có tình trạng tương tự có thể cùng hướng tới mục tiêu chung bằng cách khuyến khích lẫn nhau và tăng cường tập luyện phục hồi chức năng.

Phục hồi chức năng là dùng các biện pháp y học, xã hội học…làm giảm tác động của giảm khả năng và tàn tật, tạo cho người khuyết tật có cơ hội để hội nhập, tái hội nhập xã hội, có cơ hội bình đẳng tham gia các hoạt động trong gia đình và xã hội, có cuộc sống bình thường tối đa so với hoàn cảnh của họ.

Mục đích của phục hồi chức năng: giúp cho người tàn tật khả năng tự chăm sóc, giao tiếp, vận động, có nghề nghiệp và thu nhập; phục hồi tối đa giảm khả năng thể chất, tâm lý, nghề nghiệp, xã hội; ngăn ngừa các thương tật thứ cấp; tăng cường các khả năng còn lại để hạn chế hậu quả tàn tật; thay đổi thái độ, hành vi ứng xử của xã hội, chấp nhận người tàn tật là thành viên bình đẳng của xã hội; cải thiện môi trường, rào cản để người tàn tật hội nhập xã hội như đường đi, công sở, nhà ở, nơi sinh hoạt văn hóa, du lịch, thể thao; tạo điều kiện thuận lợi để người tàn tật được hội nhập, tái hội nhập xã hội để họ có chất lượng cuộc sống tốt hơn như tự chăm sóc, tạo việc làm, vui chơi, giải trí.

Nguyên tắc của phục hồi chức năng: Đánh giá cao vai trò của người tàn tật, gia đình họ và cộng đồng. Phục hồi chức năng tối đa các khả năng bị giảm hoặc bị mất để giảm hậu quả của tàn tật đối với cá nhân, gia đình và xã hội. Phục hồi chức năng dự phòng là nguyên tắc chiến lược trong phát triển ngành phục hồi chức năng.

Các hình thức phục hồi chức năng:

- Phục hồi chức năng tại viện, tại trung tâm: Người tàn tật từ các nơi xa đến các trung tâm, các viện để được điều trị phục hồi chức năng. Ưu điểm của hình thức này là có nhiều phương tiện, trang thiết bị, có nhiều cán bộ được đào tạo chuyên khoa sâu, có khả năng phục hồi được những trường hợp khó. Tuy nhiên cũng có hạn chế: Bệnh nhân phải đi xa, số lượng người tàn tật được phục hồi ít, giá thành cao, chỉ phục hồi được về mặt y học không đạt được mục tiêu hòa nhập xã hội.

- Phục hồi chức năng ngoài viện, ngoài trung tâm: Là hình thức phục hồi mà cán bộ chuyên khoa đưa phương tiện đến nơi người tàn tật để phục hồi. Hình thức này có ưu điểm là người tàn tật không phải đi xa, số lượng người tàn tật được phục hồi nhiều hơn, giá thành chấp nhận được, người tàn tật được phục hồi chức năng tại nơi họ sinh sống. Song có hạn chế là không đủ cán bộ chuyên khoa để đáp ứng nhu cầu cho người tàn tật, chi phí tốn kém, không có khả năng để triển khai các kỹ thuật lượng giá và phục hồi chức năng ở trình độ cao.

- Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng: Cán bộ y tế cơ sở, gia đình người tàn tật được chuyển giao kỹ thuật phục hồi chức năng. Người tàn tật được phát hiện và phục hồi chức năng tại cộng đồng theo kỹ thuật thích nghi. Nguồn nhân lực tài chính dựa vào cộng đồng. Hình thức này có tính xã hội hóa cao, người tàn tật, gia đình người tàn tật, chính quyền, các tổ chức đoàn thể đều tham gia. Kinh phí chấp nhận được. Chất lượng phục hồi chức năng cao vì đáp ứng nhu cầu hội nhập xã hội của người tàn tật. Tuy nhiên có hạn chế là đối với các trường hợp khó thì không giải quyết được.

Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng là một thành tố của chiến lược chăm sóc sức khỏe ban đầu. Số lượng người tàn tật được phục hồi nhiều nhất, 85% người tàn tật được phục hồi chức năng tại cộng đồng. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng có ý nghĩa khoa học, kinh tế, nhân văn./.

Theo: http://www.soyte.hanoi.gov.vn/​

Theo Maslow, mỗi cá nhân đều có những nhu cầu cơ bản, đó là: nhu cầu sinh lý như ăn, uống, ngủ, nghỉ ngơi; sau đó là nhu cầu được che chở như mặc quần áo, có nhà ở; cao hơn nữa là được trở thành một thành viên của cộng đồng, được yêu thương, được tôn trọng, tự trọng và đóng góp khả năng của mình cho xã hội.

Bên cạnh đó mỗi cá thể cũng có đầy đủ những chức năng như: vận động, ngôn ngữ, sinh hoạt và giao tiếp xã hội....Đối với người bệnh của chúng ta, vì lý do bệnh lý, chấn thương hoặc tuổi tác; cấu trúc cơ thể thay đổi, sinh lý cơ thể thay đổi, khiến cho những chức năng bị hạn chế hoặc khiếm khuyết. 

Điều 8 của Thông tư 07/2011/TT-BYT quy định người bệnh được điều dưỡng, hộ sinh hướng dẫn, hỗ trợ luyện tập và phục hồi chức năng sớm để đề phòng các biến chứng và phục hồi các chức năng của cơ thể. Chính vì vậy hỗ trợ, chăm sóc phục hồi chức năng cho người bệnh là một vấn đề không thể thiếu trong chăm sóc toàn diện người bệnh.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHĂM SÓC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

Nâng cao sức khỏe, phòng bệnh, điều trị và phục hồi chức năng là bốn yếu tố trong hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện hiện nay. Phục hồi chức năng (PHCN) là một lĩnh vực non trẻ, được phát triển muộn nhất sau y học phòng bệnh, y học điều trị và được quan niệm là bước phát triển thứ ba của Y học.

Phục hồi chức năng là các biện pháp y học, xã hội, kinh tế, giáo dục và các kỹ thuật phục hồi nhằm làm giảm tối đa tác động của giảm chức năng và tàn tật, tạo điều kiện cho người bệnh có cơ hội bình đẳng tham gia các hoạt động xã hội. Trong đó biện pháp y học là khám, chẩn đoán bệnh, lượng giá chức năng, điều trị và phục hồi chức năng. Phục hồi chức năng y học (medical rehabilitation) là kết hợp chữa bệnh, điều chỉnh các khiếm khuyết về chức năng (vận động, ngôn ngữ, chức năng sinh hoạt...), sử dụng dụng cụ trợ giúp và dụng cụ thay thế, kết hợp với vấn đề tư vấn tâm lý, hướng dẫn người bệnh cách phòng ngừa các biến chứng và thương tật thứ cấp, tư vấn cho người bệnh tiếp tục nghề cũ hoặc thay đổi nghề khác cho phù hợp tình trạng thương tật của mình

Người bệnh do bệnh lý hay thương tật thường nằm tại giường, ít vận động. Tình trang này dẫn đến nhiều biến chứng như viêm phổi, xẹp phổi, loét do tì đè, hệ cơ, xương khớp ít vận động lâu ngày trở nên teo cơ, cứng khớp, nhiễm trùng ở nhiều cơ quan trọng yếu. Hơn thế còn để lại cho người bệnh những di chứng nặng nề như khiếm khuyết cơ thể, thiểu năng, và tàn tật suốt đời.

Năm 2001, Tổ chức y tế thế giới xây dựng “Phân loại quốc tế về chức năng, thiểu năng và sức khỏe” (International Classification of Functioning, Disability and Health- ICF). Phân loại quốc tế về chức năng thiểu năng và sức khỏe (ICF), cung cấp một ngôn ngữ chuẩn và đồng nhất trong việc mô tả sức khỏe và những tình trạng sức khỏe liên quan. ICF mô tả  những chức năng của một cá thể ở ba khía cạnh: cơ thể, cá nhân và xã hội. Phân loại quốc tế về chức năng thiết lập thông tin ở hai phần. Phần một đối vói chức năng và sự hạn chế chức năng, phần còn lại bao trùm các yếu tố ngoại cảnh.

Chức năng và sự khuyết tật được chia ra 3 yếu tố: yếu tố cơ thể bao gồm cấu trúc giải phẫu và chức năng của cơ thể. Khi có một vấn đề của cấu trúc hay chức năng được ghi nhận là một sự khiếm khuyết. Yếu tố hoạt độngtham gia được định nghĩa là sự tham gia vào cuộc sống, một khó khăn đối với cá nhân nào đó được xem là bị hạn chế hoạt động, và ở khía cạnh xã hội được xem như là một giới hạn tham gia. 

Khái niệm “Phân loại quốc tế về chức năng, thiểu năng và sức khỏe” (International Classification of Functioning) được mô tả ở sơ đồ sau:

Tại sao cần can thiệp phục hồi chức năng ngày sau khi tiếp nhận người bệnh

ĐẶC TRƯNG CỦA ICF 

Chức năng sinh hoạt của cá nhân không phải được quyết định chỉ bởi tình trạng sức khỏe của người đó mà được quyết định bởi cả 2 yếu tố môi trưởng và yếu tố cá nhân.

Không chỉ bằng việc cải thiện chức năng cơ thể, việc thay đổi môi trường để sao cho người bệnh, dù có khuyết tật vẫn có thể tham gia vào xã hội là việc rất quan trọng. 

Nhờ vào việc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ phù hợp và thay đổi môi trường sống, sẽ giảm bớt sự hạn chế tham gia vào xã hội của người khuyết tật. 

Suy nghĩ cân bằng cả 3 yếu tố “chức năng tinh thần, thân thể cấu tạo cơ thể”, “hoạt động”, “tham gia”.   

Quan tâm đến tình trạng sức khỏe, yếu tố môi trường, yếu tố cá nhân.

ICF tổng hợp mô hình y tế khuyết tật với mô hình xã hội khuyết tật.       

Lý giải về mối quan hệ tương hỗ giữa suy giảm chức năng và tham gia xã hội. 

Mục tiêu của PHCN không chỉ là cải thiện chức năng vận động mà cần phải giúp cho người khuyết tật có cuộc sống tốt hơn. ICF là mô hình có sự cân bằng giữa y tế và xã hội, giúp cho người bệnh có chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Không phải là suy nghĩ một chiều: vì suy giảm chức năng nên không thể tham gia xã hội, mà bằng nhiều phương pháp như việc thay đổi môi trường giúp cho người khuyết tật dễ tham gia xã hội, và nâng cao chất  lượng cuộc sống.

Ở các nước phát triển để thực hiện được nhiệm vụ trên phải có một đội ngũ nhân viên y tế được đào tạo chuyên biệt, cùng làm việc và kết hợp với nhau tạo thành nhóm làm việc (rehabilitation team), bao gồm các bác sĩ (physician), các điều dưỡng chuyên khoa phục hồi chức năng (rehabilitation nurse); kỹ thuật viên vật lý trị liệu (physical therapist), hoạt động trị liệu (occupation therapist), ngôn ngữ trị liệu (speech therapist), hoạt động giải trí (creative therapist); nhân viên hỗ trợ tâm lý (psychological therapist), nhân viên tư vấn đồng đẳng (peer counselling), nhân viên xã hội (social worker)....

Để đáp ứng nhu cầu điều trị và chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho người bệnh, kỹ thuật viên VLTL/ PHCN có mặt cùng với điều dưỡng ở các khoa phòng của bệnh viện. Tuy nhiên tại Việt Nam chuyên ngành VLTL/PHCN mới thực sự phát triển khoảng 30 năm trở lại đây. Hầu hết các bệnh viện Trung ương, các bệnh viện đa khoa các tỉnh, thành phố, các ngành, các viện điều dưỡng, các viện chuyên khoa có giường bệnh đã thành lập được khoa Phục hồi chức năng hoặc khoa Vật lý trị liệu. Điều dưỡng và cử nhân VLTL/PHCN của các khoa đã tích cực góp phần phục hồi các rối loạn chức năng về thần kinh và vận động, các di chứng sau chấn thương và tai nạn. Giúp đỡ tuyến dưới và cộng đồng phục hồi chức năng cho người bệnh và người tàn tật.

XÁC ĐỊNH NHU CẦU CẦN HỖ TRỢ VẬN ĐỘNG, PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI BỆNH

Trong giai đoạn cấp tính 

Hội chứng không dùng đến (Disused Syndrom): Là trạng thái suy giảm “chức năng tâm thần và cơ thể” phát sinh tại tất cả các cơ quan, chức năng của toàn cơ thể xảy ra khi cơ thể ở tình trạng không hoạt động hay trạng thái từ bỏ (không được sử dụng). Để phòng ngừa hội chứng không dùng đến (Disused Syndrom), cần lên kế hoạch cải thiện hoạt động hàng ngày (Daily Activities) và phục hồi hoạt động xã hội thời kỳ đầu, việc cố gắng tiến hành phục hồi chức năng một cách tích cực từ thời kỳ đầu sau khi phát bệnh dựa trên cơ sở quản lý đầy đủ các rủi ro rất được khuyến khích.

Hội chứng không dùng đến (Disused Syndrom) thể hiện qua hai nhóm triệu chứng:

Tính cục bộ: 

Co cứng khớp 

Teo cơ do không sử dụng 

Giảm trương lực cơ (trương lực cơ giảm 20% ở tuần đầu tiên, 40% ở tuần lễ thứ hai, 60% ở tuần lễ thứ ba do hậu quả của việc nghỉ ngơi). 

Giảm sức bền của cơ 

Teo xương do không dùng đến 

Teo da 

Loét 

Huyết khối tĩnh mạch sâu 

Tính toàn thân 

Giảm chức năng tim phổi 

Giảm lưu lượng máu 

Tim đập nhanh 

Hoạt lượng của phổi giảm 

Giảm lượng trao đổi khí tối đa 

Hạ huyết áp khi đứng 

Dễ bị mệt 

Suy giảm chức năng hệ tiêu hóa 

Chán ăn 

Táo bón 

Lợi tiểu dẫn đến mất nước 

Tình trạng kéo dài  

Chức năng cơ thể giảm sút, cơ thể trở nên không cử động được, các cơ và các khớp không được sử dụng sẽ yếu đi, việc cử động trở nên khó khăn hơn do đó sẽ sinh ra vòng tuần hoàn xấu là tình trạng càng không thể cử động cơ thể được nữa.

Điều dưỡng viên, kỹ thuật viên (KTV) Vật Lý Trị Liệu hay KTV hoạt động trị liệu cần quan sát người bệnh của mình thực hiện các hoạt động thường ngày và ghi nhận những khả năng thực hiện các chức năng của họ. Những dữ kiện này sẽ được dùng để xác định phạm vi trong đó khả năng của cá nhân có thể cải thiện thông qua điều trị và phạm vi không gian cần thay đổi để cho họ có thể sinh hoạt một cách thuận tiện nhất. 

TĂNG CƯỜNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI BỆNH

Đối với người bệnh nặng, họ cần được điều dưỡng viên, kỹ thuật viên xoay trở, thay đổi tư thế, đặt NB nằm ở các tư thế cơ năng, hướng dẫn người bệnh tập thở, tập những động tác từ thụ động đến chủ động, dẫn lưu tư thế khi cần. 

Đối với người bệnh nhẹ hơn, bước đầu trong phục hồi chức năng trước hết phải tự tập làm được các việc của chính bản thân. 

Do đó trước tiên phải tiến hành bắt đầu từ việc luyện tập ngồi dậy trên giường, luyện tập đi, cho đến luyện tập tự đi nhà vệ sinh một mình. 

Tập tại giường tiến đến tập tại phòng tập với đầy đủ dụng cụ. 

Can thiệp từ thời kỳ đầu trong khả năng có thể. Can thiệp từ trước lúc tiến hành phẫu thuật ngoại khoa, phẫu thuật tạo hình. 

Tiến hành hội chẩn tại phòng bệnh. Phối hợp khoa lâm sàng và khoa Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng để đánh giá, tư vấn, hướng dẫn và thực hiện luyện tập, phục hồi chức năng cho người bệnh.

Trong chăm sóc kết hợp PHCN phòng ngừa biến chứng cần kết hợp làm việc đội nhóm, điều dưỡng, bác sĩ, kỹ thật viên VLTL và những nhân viên y tế khác. Vật lý trị liêu có thể thực hiện đối với tất cả người bệnh có bệnh lý nội ngoại khoa. 

Đặc biệt đối với những người bệnh có bệnh lý hoặc chấn thương liên quan đến hệ thần kinh, hệ tim mạch, hệ vận động…cần có sự phối hợp với kỹ thuật viên vật lý trị liệu, kỹ thuật viên hoạt động trị liệu, kỹ thuật viên âm ngữ trị liệu. 

Trong giai đoạn phục hồi cần có những sinh hoạt ngoại khóa, những bài tập ngoải cộng đồng (đi xe buýt, đến nơi công cộng…)

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI BỆNH

Phối hợp giữa bác sĩ điều trị, bác sĩ phục hồi chức năng, điều dưỡng, kỹ thuật viên Vật lý trị liệu (VLTL), KTV Hoạt động trị liệu (HĐTL), KTV Âm ngữ trị liệu (ANTL) trong việc đánh giá, tập luyện và hướng dẫn phục hồi chức năng , giáo dục sức khỏe người bệnh.

Xây dựng quy trình PHCN trong bệnh viện và các quy trình PHCN phù hợp với những bệnh lý và tình trạng hạn chế chức năng cụ thể, 

Quy trình tập VLTL người bệnh tại giường, quy trình tập cho NB TBMMN, quy trình tập cho Nb ngồi dậy sớm

Các biểu mẫu phục vụ công tác PHCN: biên bản họp nhóm, phiếu điều trị VLTL, phiếu theo dõi PHCN....

Bảng lượng giá vật lý trị liệu, Lượng gíá Tai Biến Mạch Máu Não

Bảng lượng giá tầm vận động khớp

Bảng lượng giá sức cơ tay & vai

Bảng lượng giá sức cơ cổ, thân & chân

Bảng lượng giá bàn tay

Thiết kế phòng tập với đầy đủ vật dụng, dụng cụ…

Tài liệu hướng dẫn NB khi xuất viện như: Tập vận động cho người bệnh yếu nửa người, hướng dẫn tập khớp vai, khớp gối tại nhà, các bài tập VLTL dành cho đau Cổ-Vai, Bài tập từ tuần 4-12 sau mổ dây chăng chéo trước đơn thuần…

QUY TRÌNH PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TRONG BỆNH VIỆN

Tại sao cần can thiệp phục hồi chức năng ngày sau khi tiếp nhận người bệnh

PHCN ngay trong giai đoạn đầu, do đó cần tổ chức tốt lực lượng kỹ thuật viên tại khoa PHCN và tại các khoa lâm sàng. Người điều dưỡng cần có kiến thức, hiểu rõ và phối hợp với KTV trong chăm sóc NB. Căn cứ vào thực tế hoạt động, khoa Phục hồi chức năng cần trang bị những dụng cụ đơn giản thiết yếu về Vật lý trị liệu, một số máy điều trị điện cao tần, thấp tần như máy sóng ngắn, siêu âm, hồng ngoại, tử ngoại, điện phân, điện châm, parafin... Những khoa có nhiệm vụ đào tạo cần trang bị thêm các phương tiện giảng bài cần thiết, dụng cụ chẩn đoán và phục hồi, dụng cụ dùng cho hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu hoặc thuỷ trị liệu.

Giáo dục sức khỏe, cung cấp các bài tập phù hợp, và tư vấn gia đình các điều chỉnh hỗ trợ cần thiết tại nhà, nơi làm việc Công tác phục hồi chức năng đòi hỏi liên tục lâu dài cần tiếp tục giới thiệu người bệnh đến các bệnh viện tỉnh để NB tiếp tục tập luyện PHCN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tadashi Kosugi, Khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Takatsuki. Phục hồi chức năng giai đoạn cấp tính - Tài liệu tập huấn về Phục hồi chức năng tại Bệnh viện trường đại học Kobe- Nhật bản, tháng 9-2012.

TS Cầm Bá Thức, Vai trò của Phục hồi chức năng trong công tác chăm sóc sức khoẻ (blog.yahoo.com/_KZVJ5X7OXV5JIU6UQUT3SKTGLE/.../195638)

ThS IZURU YAMAMOTO, Chuyên gia JICA“Rehabilitation và ICFTài liệu tập huấn - Dự án tăng cường hoạt động Phục Hồi Chức Năng cho người bệnh Tai biến mạch máu não và Chấn thương sọ não tại các tỉnh phía Nam 2012-2013

Thông tư 07/2011/TT-BYT- Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh trong bệnh viện.

Thông tư 12-BYT/TT ngày 18 tháng 11 năm 1993 hướng dẫn xây dựng và phát triển công tác Phục hồi chức năng.

Chỉ thị 03/2007/CT-BYT ngày 28 tháng 06 năm 2007 về việc tăng cường công tác Phục hồi chức năng.