Tại sao biên giới châu phi lại thẳng

because khi nghĩ về lịch sử của châu phi ta sẽ nghĩ ngay rằng biên giới châu Phi là một sản phẩm do chủ nghĩa thực dân phân chia thuộc địa ở châu Phi, là gần như do con người tạo ra. Trước đó, do châu Phi đất rộng mà lại ít dân cư, chủ yếu là sống du mục nên gần như châu Phi không có biên giới với nhau nghĩ

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Tại sao biên giới châu phi lại thẳng

Nguồn: “Why Africa’s borders are a mess“, The Economist, 17/11/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Các cuộc cãi vã về chỗ đậu xe hiếm khi chuyển biến thành sự kiện quốc tế. Tuy nhiên, vào tháng 6 năm ngoái tại Vurra, một tỉnh nằm trên biên giới giữa Uganda và Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC), sự việc lại diễn ra như vậy. Những người Congo trẻ tuổi dường như đã vượt quá mốc hải quan 300m để xây dựng một bãi đậu xe, tại khu vực mà họ nói là đất vô chủ. Uganda bày tỏ sự phản đối, dùng các khúc gỗ để chặn đường. Biên giới đã đóng cửa trong hai tháng.

Sự hiểu nhầm như vậy không phải là bất thường ở châu Phi. Chỉ có một phần ba trong số 83.000 km đường biên giới của khu vực này được phân giới một cách rõ ràng. Liên minh châu Phi (AU) đang giúp các nước xử lý tình trạng này, nhưng thời hạn hoàn thành công việc đã bị đẩy lùi nhiều lần. Công việc này được dự kiến hoàn thành vào năm 2012, sau đó là năm 2017, và bây giờ, thời hạn được công bố vào tháng trước là năm 2022. Tại sao việc phân định biên giới châu Phi lại khó khăn như vậy, và tại sao nó lại quan trọng?

Hầu hết các đường biên giới thời kỳ tiền thuộc địa đều không rõ ràng. Châu Âu đã thay đổi điều đó, xác định lãnh thổ bằng cách vẽ các đường biên giới trên bản đồ. “Chúng tôi đã trao các ngọn núi, các con sông và hồ cho nhau,” Thủ tướng Anh Lord Salisbury nói đùa vào năm 1890, “chỉ duy bị cản trở bởi những trở ngại nhỏ đó là chúng tôi không bao giờ biết những ngọn núi, các con sông và hồ nằm ở đâu”.

Chẳng hạn, việc ấn định ranh giới giữa Congo và Uganda mất đến 30 năm, sau hai lần người Bỉ gặp phải tình trạng lẫn lộn các con sông. Năm 1964, các quốc gia châu Phi độc lập, với mong muốn tránh xung đột, đã đồng ý sử dụng các đường biên giới thời kỳ thuộc địa. Nhưng họ không thực hiện nhiều nỗ lực để phân giới trên mặt đất.

Gánh nặng bây giờ đặt lên vai các viên chức phải giải quyết mớ hỗn độn này. Nhiệm vụ của họ bắt đầu với các tài liệu đầy bụi, thường nằm trong các kho lưu trữ châu Âu. Các Hiệp ước cũ có thể đề cập đến các con sông nay đã thay đổi dòng chảy, hoặc các con đường mà đã biến mất. Sau đó, các đội khảo sát sử dụng GPS phải lang thang qua các vùng đất biên giới gồ ghề, dựng các cột mốc, trấn an người dân địa phương, và ở một số nơi còn phải tránh bom mìn.

Vấn đề trên hết chắc chắn là chính trị. Nhiều vùng đất biên giới được các bên mong muốn bởi có các đồng cỏ và khoáng sản: các hồ bị tranh chấp là những khu vực chứa dầu mỏ, khí đốt và cá. Biến đổi khí hậu và sự gia tăng dân số đang đặt áp lực lên các nguồn tài nguyên, làm cho mâu thuẫn trở nên khó giải quyết hơn.

Cuộc tranh chấp đối với Abyei, một tỉnh nằm trên đường biên giới quốc tế tương đối mới giữa Sudan và Nam Sudan, là một ví dụ minh họa: lịch sử rối rắm của nó bắt nguồn từ bản vẽ ranh giới tỉnh vào năm 1905, và cuộc xung đột sắc tộc của nó được khắc sâu bởi cuộc nội chiến, sự cạnh tranh ngày càng gia tăng đối với các vùng đất chăn thả và các mỏ dầu mà cho đến gần đây đã tạo ra một phần tư GDP của Sudan.

Các cuộc chiến tranh giành lãnh thổ toàn diện ở châu Phi hiếm hoi hơn so với lịch sử của châu Âu. Nhưng 19 tranh chấp biên giới đang nổi lên trên khắp lục địa này, ông Fred Gateretse-Ngoga, Giám đốc Ban phòng ngừa xung đột của AU, cho biết. Vào năm 1998, Ethiopia và Eritrea đã khởi đầu một cuộc chiến tranh để giành một thị trấn biên giới, mỗi bên chỉ ra một cách giải thích khác nhau về một hiếp ước thời thuộc địa. Nigeria và Cameroon gần như đã rơi vào tình trạng tương tự vì một bán đảo (Tòa án Công lý Quốc tế đã ra phán quyết có lợi cho Cameroon vào năm 2002).

Việc phân định biên giới sẽ củng cố hòa bình và hỗ trợ các nền kinh tế địa phương. Mali và Burkina Faso, đã hai lần gây chiến với nhau, bây giờ cùng chia sẻ một trạm xá y tế chung trên biên giới. Có lẽ Uganda và Cộng hòa Dân chủ Congo, hai quốc gia đã bắt đầu tiến hành dự án phân giới cắm mốc chung với chi phí 200.000 USD tại Vurra tháng 04 năm ngoái, nên xem xét việc chia sẻ một bãi đậu xe chung.

Biên giới giữa các quốc gia láng giềng được hình thành chủ yếu theo hai cách: một là theo tập quán truyền thống, hai là theo các Hiệp ước, Hiệp định mà các quốc gia ký kết với nhau. Thông thường là kết hợp cả hai cách, trên cơ sở tập quán truyền thống, thông qua hiệp thương hữu nghị giữa các bên, trên cơ sở nguyên tắc hiểu biết, nhượng bộ lẫn nhau dần đi đến thống nhất. Việc hoạch định cụ thể đường biên giới quốc gia chia thành hai loại: một là biên giới tự nhiên, tức là lấy các chủ thể địa lý tự nhiên làm tiêu chí phân giới, như: sống núi, sông, hồ …; hai là biên giới nhân tạo, bao gồm biên giới thực địa và biên giới văn hóa. Biên giới giữa các nước ở Châu Phi thuần túy là biên giới do con người tạo ra, là sản phẩm của chủ nghĩa thực dân phân chia thuộc địa ở châu Phi. Trước khi chủ nghĩa thực dân xâm lược và phân chia ranh giới, châu Phi không có biên giới quốc gia, điều này là do châu Phi đất rộng người thưa, chủ yếu là cư dân du mục, các bộ lạc thường xuyên di cư, biên giới quốc gia đối với họ không quan trọng; hơn nữa loại hình địa mạo tại nhiều khu vực ở châu Phi tương đối đơn giản, chủ yếu là các sa mạc và thảo nguyên, ví dụ như sa mạc Sahara lớn nhất thế giới, chiếm khoảng ¼ diện tích châu Phi, mặt đất thiếu các yếu tố tự nhiên như sống núi, sông hồ để đánh dấu biên giới, số liệu đo đạc địa hình lại không đầy đủ nên việc hoạch định biên giới không hề đơn giản.

Sau khi chủ nghĩa thực dân xâm lược, châu Phi bị chia cắt thành 50 quốc gia. Trên bàn đàm phán tại Hội nghị Berlin năm 1885 các nước lớn như Anh, Pháp, Đức đã dùng bút mực đỏ để phân chia châu Phi theo kinh vĩ tuyến (Ví dụ như: một phần biên giới giữa Ai Cập và Xu Đăng là men theo vĩ tuyến 22oB, biên giới giữa Namibia và Bostwana dài 700 km là theo vĩ tuyến 22oN); có khi dùng đường thẳng hoặc đường cong để phân chia biên giới; cũng có khi biên giới được đánh dấu tự nhiên dựa vào dòng chảy của con sông hay các dãy núi. Theo thống kê: 44% biên giới là được phân chia theo kinh tuyến hoặc vĩ tuyến; 30% là phân theo đường thẳng hoặc đường cong, chỉ có 26% là theo tự nhiên (theo dòng sông, dãy núi). Đây chính là các nguyên nhân tại sao đường biên giới quốc gia ở châu Phi lại thẳng vậy.

Nguyên Anh (Tổng hợp từ Internet)

Nguồn: biengioilanhtho.gov.vn
Vkyno (st)

Đây là bản đồ biên giới châu Phi. Thoạt nhìn qua chắc các bạn sẽ không thấy điểm gì đặc biệt ở nó. Nhưng hãy thử nhìn kỹ lại xem, bạn có thắc mắc ”Vì sao biên giới Algeria và Mali lại là MỘT ĐƯỜNG THẲNG TẮP như vậy?” không?, biên giới Việt Nam và Lào cong cong quẹo quẹo lắm chứ có thẳng như vậy đâu. 

Đầu tiên khi nói về biên giới, ta phải hiểu được biên giới giữa các quốc gia láng giềng hình thành như thế nào đã? Biên giới giữa các quốc gia với nhau thường được hình thành bởi hai cách: một là theo những tập quán ở nơi đó, hai là theo các hiệp ước, hiệp định mà các quốc gia đó thỏa thuận với nhau. Rồi việc hoạch định đường biên giới cũng được chia thành hai cách khác nhau: một là biên giới tự nhiên (tức là lấy núi, sông, hồ làm biên giới), hai là biên giới nhân tạo (tức là theo văn hóa và thực địa). 

Quay lại về biên giới châu Phi. Khi xét về khía cạnh lịch sử của Châu Phi, ta sẽ thấy ngay rằng biên giới châu Phi là một sản phẩm do chủ nghĩa thực dân phân chia thuộc địa ở châu Phi, là gần như do con người tạo ra. Trước đó, do châu Phi đất rộng mà lại ít dân cư, chủ yếu là sống du mục nên gần như châu Phi không có biên giới với nhau, họ thường xuyên nay đây mai đó nên biên giới quốc gia đối với họ là không có ý nghĩa. 

Mặt khác, khi xét đến yếu tố tự nhiên ở châu Phi, thì thường nhắc tới sa mạc Sahara chiếm khoảng ¼ diện tích của toàn châu lục, dẫn đến thiếu các yếu tố tự nhiên để hình thành biên giới như núi, sông, hồ, lại không có số liệu cụ thể nên việc phân chia biên giới ở châu Phi là điều không hề đơn giản.

Theo lịch sử ghi nhận lại, trên bàn đàm phán hội nghị Berlin năm 1885 giữa các nước thực dân như Anh, Pháp, Đức, họ đã dùng bút mực đỏ để chia biên giới châu Phi theo kinh vĩ tuyến, lại có khi dùng đường thẳng hoặc cong để phân chia biên giới, rồi cũng có khi dùng những yếu tố tự nhiên để phân chia. Theo thống kê lại được thì 44% biên giới châu Phi được chia theo kinh vĩ tuyến, 30% là theo các đường thẳng hoặc cong, chỉ có 26% là theo những yếu tố tự nhiên.

Tadaa!! Đó là lí do làm cho biên giới châu Phi đã thẳng tắp như thế đấy. Các bạn còn thắc mắc chỗ nào nữa hông ta? Truy cập ngay  https://lecttr.com/ để học nhiều hơn nhé ???

—————————-

Nguồn: https://www.economist.com/the-economist-explains/2016/11/17/why-africas-borders-are-a-mess