Tại sao dầu tàu biển có tbn cao

Tàu Avlo của nhà vận hành Renfe có thể chạy với vận tốc 330km/h

Bất chấp tình hình dịch bệnh căng thẳng, Tây Ban Nha vẫn quyết xúc tiến mở rộng dịch vụ đường sắt tốc độ cao, giá rẻ trong năm nay, dù có chệch nhịp so với dự kiến đôi tháng.

Dịch vụ đường sắt cao tốc Avlo của hãng vận hành Renfe có thể vận tải hành khách với quãng đường dài 500km từ Thủ đô Madrid tới TP Barcelona trong 2,5 giờ, với mức giá ban đầu chỉ 6 euros (tương đương 140 nghìn VNĐ).

Tàu Alvo chạy với vận tốc 330km/h, có 438 ghế, sẽ bắt đầu vận hành 4 chuyến khứ hồi/ngày từ hai thành phố lớn Madrid - Barcelona của Tây Ban Nha bắt đầu từ ngày 23/6 tới. Thời hạn khai trương đã bị lùi hai tháng so với dự định ban đầu là tháng 4/2020 vì dịch bệnh.

Hiện tại, Renfe đã chuyển đổi 112 tàu tốc độ cao để phục vụ dịch vụ mới.

Giá vé ban đầu, có khuyến mại là 6 USD (tương đương 140 nghìn VNĐ)/chuyến/chiều. Sau đó, giá sẽ tăng lên từ 12 - 72 USD, tùy chặng, cho mỗi chiều đi. Sở dĩ giá rẻ như vậy vì Alvo đang cạnh tranh khốc liệt trên cùng tuyến với một hệ thống vận tải tốc độ cao giá rẻ khác từ hệ thống Ouigo thuộc nhà vận hành đường sắt quốc gia Pháp SNCF.

Vì giá hấp dẫn nên trong 24 giờ mở bán trực tuyến, Renfe đã bán hết sạch 100.000 vé.

Hàng chục tàu chở khí hoá lỏng (LNG) đang chờ ngoài khơi bờ biển Tây Ban Nha vì không có suất dỡ hàng. Cơ quan quản lý mạng lưới của nước này đã lên tiếng cảnh báo có thể phải tạm dừng việc bốc dỡ LNG để xử lý “tình trạng bất thường” - hãng Reuters đưa tin.

Trong bối cảnh chiến tranh Nga-Ukraine dẫn tới căng thẳng gia tăng trong quan hệ giữa Nga với phương Tây, châu Âu phải căng mình chống chọi với cuộc khủng hoảng năng lượng khi dòng chảy khí đốt mà Nga cung cấp cho khu vực này giảm xuống mức thấp tối thiểu. Để bù đắp cho sự sụt giảm nguồn khí đốt Nga, các nước châu Âu đẩy mạnh nhập khẩu khí hoá lỏng từ nhiều nhà cung cấp ở xa như Mỹ và Qatar.

Tuy nhiên, việc những lô LNG được vận chuyển dồn dập tới châu Âu đã làm lộ ra năng lực “tái hoá khí” (regasification) còn hạn chế của khu vực này. Ở thời điểm hiện tại, các nhà máy chuyển đổi LNG vận chuyển đường biển thành dạng khí để đưa vào sử dụng ở châu Âu đều đang hoạt động tối đa công suất.

Nếu tình trạng nghẽn cảng LNG ở Tây Ban Nha không được giải toả sớm, những con tàu không được dỡ hàng có thể phải tìm đến các bến cảng khác bên ngoài châu Âu để cho hàng xuống tàu. Đang có hơn 35 tàu chở LNG “vật vờ” ngoài khơi Tây Ban Nha và ở khu vực Địa Trung Hải, trong đó ít nhất 8 tàu đang neo đậu ở Vịnh Cadiz - giới thạo tin cho hay.

Tây Ban Nha chỉ có 6 suất cho tàu chở LNG tại các cơ sở tái hoá khí trong tuần này - một nguồn tin trong ngành tiết lộ. Con số này bằng chưa đầy 1/5 số tàu chở LNG đang chờ vào cảng ở nước này. Tổng cộng, Tây Ban Nha có 6 cảng tiếp nhận LNG.

Trong một tuyên bố ra ngày 17/10, với tựa đề “công bố tình trạng vận hành bất thường”, Enagas - nhà vận hành mạng lưới khí đốt quốc gia Tây Ban Nha - cho biết có thể phải từ chối dỡ LNG đối với một số tàu do tình trạng quá tải tại các cảng nhận. Đơn vị này nói thêm rằng tình trạng hoạt động hết công suất tại các nhà máy tái hoá khí của Tây Ban Nha có thể duy trì cho tới hết tuần đầu tiên của tháng 11.

Ngoài Tây Ban Nha, các quốc gia châu Âu khác cũng đang có tàu chở LNG phải chờ ngoài khơi, đồng nghĩa với việc có thêm hàng chục con tàu nữa không thể vào cảng - một nguồn thạo tin cho hay.

“Mức trữ nổi trong vận tải LNG đường biển đang ở mức cao nhất mọi thời đại, với hơn 2,5 triệu tấn LNG đang được chứa trong các kho nổi”, CEO Oystein Kalleklev của công ty Flex LNG Management cho biết.

Tình trạng thiếu nhà máy tái hoá khí hoặc đường ống nối giữa các quốc gia có nhà máy như vậy tới các thị trường khác ở châu Âu đồng nghĩa với việc LNG chứa trong các kho nổi trên biển không thể được đưa vào sử dụng. “Chúng ta đã chứng kiến một số lượng lớn những lô LNG phải chờ ngoài khơi ở miền Nam Tây Ban Nha hay ở Địa Trung Hải, hay một số lô hàng phải chờ ngoài khơi ở Anh”, nhà phân tích Alex Froley của công ty dữ liệu ICIS nói.

Tình trạng tắc nghẽn càng thêm phần nghiêm trọng do suy giảm nhu cầu khí đốt trong hoạt động sản xuất công nghiệp, trong bối cảnh nền kinh tế châu Âu giảm tốc và mức tiêu thụ trong nước ít hơn dự báo ở Tây Ban Nha do thời tiết ấm hơn bình thường.

Ông Froley nói rằng một lý do khác dẫn tới sự tắc nghẽn là giá khí đốt được dự báo sẽ tăng lên khi châu Âu bước vào mùa đông và nhu cầu sưởi ấm tăng lên. Một số tàu thậm chí sẵn sàng chờ thêm để bán LNG với giá cao hơn để bù đắp cho chi phí vận tải tăng thêm trong lúc phải chờ để được vào cảng.

Giá của một lô LNG giao hàng vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12 hiện cao hơn khoảng 2 USD/mmBtu so với giá giao ngay.

“Chiến lược chờ đợi này có thể mang lại kết quả vì một số công ty có thể linh động về tàu, do một số gián đoạn như vụ đóng cửa nhà máy ở Freeport, Mỹ”, ông Froley nói, nhắc đến nhà máy xuất khẩu LNG lớn thứ hai của Mỹ phải tạm dừng hoạt động hồi tháng 6 sau một vụ cháy nổ.

“Nếu không xảy ra gián đoạn như vậy, các công ty sẽ không thể để cho tàu của họ chờ lâu được”, ông nói.

Ngày 17/10, Trung Quốc dừng bán LNG cho khách nước ngoài để đảm bảo nguồn cung trong nước. Giới chuyên môn cho rằng động thái này có thể dẫn tới việc có thêm nhiều tàu chở LNG hướng đến khu vực châu Á.

Tây Ban Nha là nước có năng lực tái hoá khí lớn nhất trong Liên minh châu Âu (EU), chiếm 33%. Ngoài ra, nước này chiếm 44% công suất tích trữ LNG của toàn khu vực.

Tuần này, lãnh đạo các nước Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha dự kiến họp nhằm đạt một thoả thuận về đường ống MidCat để dẫn khí đốt từ Tây Ban Nha tới khu vực Trung Âu. MidCat sẽ là tuyến kết nối khí đốt thứ ba giữa Pháp và Tây Ban Nha - đường ống mà Madrid, Lisbon và Berlin cho rằng sẽ giúp châu Âu giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga.