E coli di chuyển như thế nào

Vi khuẩn đường ruột E.Coli là gì? Cơ chế gây bệnh, đối tượng có nguy cơ mắc phải vi khuẩn E. Coli, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh ra sao? Tất cả những thắc mắc của bạn sẽ được Ths.Bs, TTƯT Nguyễn Thị Hằng giải đáp qua bài viết dưới đây.

1. Vi khuẩn đường ruột E.Coli là gì?

E coli di chuyển như thế nào

Vi khuẩn E.Coli là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy hàng đầu.

Escherichia coli (viết tắt là E.Coli) là loại vi khuẩn thuộc hệ thống vi khuẩn được tìm thấy trong môi trường, thực phẩm và đường ruột của người và động vật. Đây là nhóm vi khuẩn lớn và đa dạng, thường sinh sống chủ yếu ở hệ vi khuẩn đường ruột và có số lượng lớn nhất trong hệ vi sinh vật của cơ thể người. (Theo CDC)

E coli là trực khuẩn gram âm, có lông quanh thân, được tìm ra bởi Theodor Escherich vào năm 1885 trong quá trình điều trị và nghiên cứu về các trẻ bị tiêu chảy. Vi khuẩn Ecoli thuộc nhóm vi sinh vật ưa ấm, có thể phát triển trong môi trường nuôi cấy thông thường 37 độ và độ pH thích hợp từ 7-7,2.

Vi khuẩn E. Coli có vai trò nhất định trong cơ thể người như:

  • Ngăn chặn sự tấn công của các vi khuẩn xâm nhập vào đường tiêu hóa
  • Kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể khi có tác nhân gây hại
  • Kích thích sản sinh các vitamin, khoáng chất thiết yếu có lợi cho cơ thể như vitamin K, biotin…
  • Chuyển hóa chất đường trong cơ thể

Tuy nhiên có một số chủng như E. Coli sinh độc tố Shiga (STEC) có thể gây ra bệnh lý nghiêm trọng.

E coli di chuyển như thế nào

Tiêu chảy (Ỉa chảy) là gì? Nguyên nhân – Triệu chứng – Điều trị

2. Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn đường ruột E. Coli

Vi khuẩn đường ruột E. Coli truyền sang người chủ yếu qua việc tiêu thụ thực phẩm bị ô nhiễm như các sản phẩm thực xay sống hoặc chưa được nấu chín, rau sống, rau mầm ô nhiễm.

STEC tạo ra độc tố Shiga, tương tự như độc tố do Shigella dysenteriae gây ra và phát triển ở nhiệt độ từ 7 độ C đến 50 độ C, nhiệt độ tối ưu là 37 độ C. Một số STEC phát triển trong thực phẩm có tính axit, độ pH xuống tới 4,4 và trong thực phẩm có hoạt độ nước tối thiểu (aw) là 0,95.

Vi khuẩn E. Coli sinh độc tố Shiga chết ở nhiệt độ trên 70 độ C. E. Coli O157:H7 là typ huyết thanh STEC quan trọng nhất liên quan đến sức khỏe cộng đồng.

3. Vi khuẩn E. Coli gây bệnh gì?

E coli di chuyển như thế nào

E. Coli gây nên nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa, thậm chí gây suy thận

Ecoli là vi khuẩn đường ruột gây tiêu chảy và là nguyên nhân gây nên các bệnh về đường tiêu hóa cũng như một số bệnh lý khác như:

  • Tiêu chảy do nhiễm độc thức ăn: Người bệnh có các biểu hiện như sốt, tiêu chảy kèm nôn. Trong trường hợp không bổ sung dịch kịp thời khiến cơ thể mất nước, dễ dẫn đến trụy tim, rối loạn tuần hoàn…
  • Nhiễm khuẩn huyết: khi vi khuẩn Ecoli xâm nhập vào các mạch máu trong cơ thể, có thể ảnh hưởng tới các cơ quan nội tạng như tim, thận, não
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Trên thực tế, 75-95% trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu là do E. coli do vi khuẩn đường ruột có thể đi từ hậu môn sang lỗ tiểu ngoài, đi ngược vào đường tiết niệu.
  • Viêm màng não hoặc viêm phổi
  • Một chủng đặc biệt có hại là O157:H7 có thể gây co thắt bụng, nôn mửa và tiêu chảy đi cầu ra máu, gây suy thận cấp ở trẻ em.

4. Đối tượng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn đường ruột E.Coli

Các đối tượng dễ nhiễm khuẩn E. Coli :

  • Trẻ em và người lớn tuổi
  • Người suy giảm hệ thống miễn dịch như người nhiễm HIV/AIDS, người đang sử dụng thuốc điều trị ung thư hoặc dùng thuốc sau khi ghép tạng
  • Người có nồng độ axit dạ dày thấp hoặc sử dụng các loại thuốc làm giảm axit dạ dày
  • Người thường xuyên sử dụng các thực phẩm tanh, sống, chưa chế biến kỹ
  • Người tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước bị ô nhiễm

Ngoài ra yếu tố về thời tiết cũng tác động không nhỏ tới nguy cơ nhiễm khuẩn E.Coli, đặc biệt trong những tháng hè từ tháng 6 đến tháng 9.

5. Nguyên nhân nhiễm vi khuẩn đường ruột E. Coli

E coli di chuyển như thế nào

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn Ecoli

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm khuẩn đường ruột do Ecoli, cụ thể:

5.1. Thực phẩm bị ô nhiễm

Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh hoặc nhiễm các vi khuẩn E.Coli từ ngoài môi trường như:

  • Thịt xay sống hoặc chưa nấu chín
  • Sữa tươi chưa qua tiệt trùng
  • Ô nhiễm phân vào nguồn nước và thực phẩm khác như dùng phân sống để tưới rau củ quả
  • Ô nhiễm chéo trong quá trình chế biến như bề mặt đồ dùng và dụng cụ nhà bếp có chứa vi khuẩn E.Coli

5.2. Nguồn nước bị ô nhiễm

Theo nghiên cứu, vi trùng Escherichia Coli có thể tồn tại ở các vùng nước như ao, hồ, sông, suối, giếng và máng nước, được phát hiện tồn tại hàng tháng trong phân và trầm tích máng nước. Do vậy khi sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm hay tắm ở hồ bơi có nhiễm khuẩn đều có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Ecoli.

5.3. Tiếp xúc trực tiếp từ người sang người

Đây là phương thức lây truyền quan trọng qua đường miệng-phân. Do vi khuẩn E. Coli có thể tồn tại ngay cả trên da, tay nên nguyên nhân gây ra tiêu chảy và các bệnh lý đường ruột có thể tìm thấy thông qua tiếp xúc trực tiếp từ người sang người. Một số cách thức lây truyền như:

  • Rửa tay không sạch sau khi đi vệ sinh
  • Chạm tay vào người mang mầm bệnh
  • Dùng chung vật dụng với người bị nhiễm bệnh

5.4. Lây nhiễm từ động vật

Quá trình giết mổ hoặc chế biến thực phẩm của động vật nhiễm bệnh cũng có nguy cơ nhiễm vi khuẩn đường ruột E.Coli.

6. Triệu chứng thường gặp khi nhiễm vi khuẩn đường ruột E. Coli

E coli di chuyển như thế nào

Các triệu chứng đặc trưng là tiêu chảy nhiều, đi cầu ra máu

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, các triệu chứng của bệnh do vi khuẩn đường ruột E. Coli gây ra bao gồm:

  • Đau quặn bụng và tiêu chảy
  • Một số trường hợp tiến triển thành tiêu chảy ra máu (xuất huyết đại tràng)
  • Sốt, nôn
  • Thời gian ủ bệnh từ 3-8 ngày, trung bình 3-4 ngày. Hầu hết có thể hồi phục trong 10 ngày.
  • Một số trường hợp đặc biệt ở người già và trẻ nhỏ, nhiễm trùng do vi khuẩn đường ruột E. Coli có thể dẫn tới hội chứng tan máu (HUS) với các biểu hiện suy thận cấp, thiếu máu, tan máu và giảm tiểu cầu.
  • Có tới 10% người nhiễm vi khuẩn đường ruột E coli có thể phát triển thành HUS với tỉ lệ tử vong từ 3-5%.

Trong trường hợp nhiễm trùng E. Coli nghiêm trọng có thể bao gồm các triệu chứng như:

  • Nước tiểu có lẫn máu
  • Giảm lượng nước tiểu
  • Da nhợt nhạt, bầm tím
  • Mất nước

>> Tìm hiểu thêm: Đi cầu ra máu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

7. Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Nhiễm trùng đường ruột do vi khuẩn E.Coli rất dễ dẫn đến mất nước và các biến chứng nghiêm trọng như suy thận, đôi khi tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Do vậy, bạn nên tới gặp bác sĩ khi gặp phải các dấu hiệu sau:

  • Tiêu chảy không thuyên giảm sau 4 ngày, hoặc 2 ngày đối với trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ
  • Sốt kèm theo tiêu chảy
  • Đau bụng không thuyên giảm sau khi đi ngoài
  • Trong phân lẫn máu hoặc mủ
  • Đi tiêu không kiểm soát
  • Nôn mửa liên tục trong hơn 12 giờ
  • Cơ thể mất nước, đi tiểu ít, chóng mặt hoặc quá khát

8. Điều trị

Để điều trị nhiễm khuẩn đường ruột do E.Coli gây nên, có thể kết hợp một số phương pháp như:

  • Sử dụng các loại kháng sinh nhạy cảm với vi khuẩn này như:
    • Ciprofloxacin
    • Amikacin
    • Nalidixic acid
  • Trường hợp tiêu chảy mất nước quá nhiều bù nước và điện giải hoặc truyền dịch tĩnh mạch cho người nhiễm vi khuẩn đường ruột E.Coli
  • Thông thường tình trạng nhiễm trùng đường ruột sẽ khỏi trong vòng từ 5-7 ngày sau khi mắc.

9. Phòng ngừa vi khuẩn đường ruột E.Coli

E coli di chuyển như thế nào

Nên chủ động phòng ngừa E.Coli bằng các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vi khuẩn đường ruột E. Coli chủ yếu đến từ ăn uống sinh hoạt hàng ngày. Chính vì vậy, để phòng tránh sự xâm nhập của E.Coli, bạn cần chú ý một số hành vi an toàn thực phẩm như:

  • Sử dụng các thực phẩm, rau củ quả an toàn, rửa sạch trước khi dùng
  • Tránh lây nhiễm chéo bằng sử dụng dụng cụ sạch, có riêng thớt dùng cho đồ sống và đồ chín
  • Không để chung thịt sống với các thực phẩm khác
  • Nấu chín thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp như thịt gia cầm 74˚C, thịt xay, trứng 71˚C, bít tết, sườn heo, thịt quay, cá, động vật có vỏ 63˚C)
  • Bảo quản thực phẩm đúng cách
  • Nên uống sữa tiệt trùng thay vì sữa tươi
  • Sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt, nên dùng nước đun sôi trước khi uống
  • Đặc biệt nên rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với phân người, phân động vật
  • Không sử dụng phân tươi tưới trực tiếp trong nông nghiệp

Trên đây là một số thông tin về vi khuẩn đường ruột E.Coli. Vi khuẩn E. Coli đã từng bùng phát thành dịch và có tới 20-25% khuẩn Ecoli kháng thuốc. Do vậy, nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn E.Coli, hãy nhanh chóng điều trị kịp thời, tránh trường hợp chủ quan có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Để được tư vấn và giải đáp, bạn có thể liên hệ qua hotline 0865 344 349 để được hướng dẫn.

XEM THÊM:

  • Tiêu chảy cấp tính – Nguyên nhân, điều trị và phòng tránh
  • Bị tiêu chảy nên ăn gì cho nhanh khỏi, mau lại sức?
  • 10 cách cầm tiêu chảy cấp tốc bạn cần “nằm lòng” để tự cứu mình