Chữ tự trong tiếng hán có nghĩa là gì năm 2024

* Chữ Nôm được hình thành như thế nào và có gì khác với chữ Hán? (Ban Mai, quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng).

Chữ tự trong tiếng hán có nghĩa là gì năm 2024
Truyện Kiều - tác phẩm viết bằng chữ Nôm của Nguyễn Du (bản in năm 1926 tại Pháp). Ảnh tư liệu

- Muốn biết chữ Nôm hình thành ra sao thì việc đầu tiên là phải biết nguồn gốc của chữ Hán. Trong cuốn “Tìm về cội nguồn chữ Hán” (NXB Thế Giới, 1997), tác giả Lý Lạc Nghị cho biết: “Chữ Hán hay Hán tự (漢字) là loại văn tự ngữ tố xuất phát từ tiếng Trung Quốc. Chữ Hán sau đó du nhập vào các nước lân cận trong vùng bao gồm Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam, tạo thành vùng được gọi là vùng văn hóa chữ Hán hay vùng văn hóa Đông Á.

Tại các quốc gia này, chữ Hán được vay mượn để tạo nên chữ viết cho ngôn ngữ của dân bản địa ở từng nước. Dựa trên các hiện vật khai quật được, chữ viết trên các mảnh xương thú vật được gọi là chữ giáp cốt, các nhà khảo cổ phỏng đoán rằng chữ viết (Hán) ở Trung Hoa ra đời muộn nhất là vào thời kỳ nhà Thương, khoảng 1800 năm trước Công nguyên.

Ở Việt Nam, từ đầu Công nguyên đến thế kỷ X, dưới sự đô hộ của phong kiến Trung Hoa, chữ Hán và tiếng Hán được giới quan lại cai trị áp đặt sử dụng. “Nước Việt bắt đầu có Hán học khi viên Thái thú Sĩ Nhiếp (137 - 226) dạy dân Việt thi thư. Trong khoảng thời gian hơn một ngàn năm, hầu hết các bài văn khắc trên tấm bia đều bằng chữ Hán”, cụ Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố viết trong cuốn “Đại Nam Dật Sử - Sử ta so với sử Tàu” (NXB Khoa học Xã hội, 2019).

Do nhu cầu phát triển, người Việt đã sử dụng chữ Hán để tạo ra chữ viết riêng, tức chữ Nôm. Các nhà nghiên cứu cho rằng chữ Nôm bắt đầu hình thành và phát triển từ thế kỷ X đến thế kỷ XX, ví như học giả Đào Duy Anh nhận định trong cuốn “Chữ Nôm - Nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến” (NXB Hà Nội, 1975). Tại giai đoạn này, chữ Nôm là công cụ thuần túy Việt Nam duy nhất ghi chép lịch sử, văn hóa dân tộc. Theo Wikipedia, trong cụm từ “chữ Nôm” thì “chữ” và “Nôm” đều có gốc Hán.

Từ “chữ” bắt nguồn từ cách phát âm (của người Việt) trong tiếng Hán thượng cổ của chữ “tự” 字 (trong “văn tự”). Nôm nghĩa là Nam 南 (trong “phía nam”). Tên gọi “chữ Nôm” chỉ thứ chữ dùng để ghi chép tiếng nói của người phương Nam (tức người Việt. Chữ Nôm là hệ thống văn tự ngữ tố dùng để viết tiếng Việt, được tạo ra dựa trên cơ sở chữ Hán. Ví dụ, chữ 半 trong chữ Hán có âm Hán Việt là “bán” và có nghĩa là “một nửa”; chữ Nôm (cũng viết như thế) cũng đọc là “bán” nhưng lại hiểu theo nghĩa là bán trong “mua bán”. Có những chữ Nôm lại mượn nghĩa của hai chữ Hán để tạo ra âm Nôm như chữ “mệt” được ghép bởi chữ 亡 vong (nghĩa là mất) + chữ 力 lực (nghĩa là sức), tức là mất sức nên mệt. Hay như chữ “trời” được ghép bởi chữ thiên 天 (trời) và thượng 上 (ở trên).

Chữ Nôm từng được gọi là Quốc ngữ hoặc Quốc âm, tức chữ của tiếng nói nước ta. Nhưng do cấu tạo trên nền tảng chữ Hán nên chữ Nôm phụ thuộc vào chữ Hán, khó học, khó phổ cập. Hơn nữa, do Nhà nước phong kiến sùng bái chữ Hán nên chữ Nôm chưa được thừa nhận là chữ viết chính thức, còn bị coi là thấp kém dưới chữ Hán. Vì thế chữ Nôm khó được phát triển và hoàn thiện, chưa tiêu chuẩn hóa.

Ngày nay, trên thế giới có rất ít người đọc được chữ Nôm. Bởi vậy, khối tài liệu Hán - Nôm của khoảng 10 thế kỷ đang bảo quản trong các cơ quan lưu trữ, các thư viện bao gồm tài liệu hành chính, tài liệu lịch sử, sách báo... chưa được khai thác hết.

Nhà sáng lập Nền tảng luyện thi thông minh Prep. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong giảng dạy và luyện thi, Thầy Tú đã giúp hàng ngàn học viên đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS. Bên cạnh đó, Thầy Tú Phạm cũng là chuyên gia tham vấn trong các chương trình của Hội Đồng Anh và là diễn giả tại nhiều sự kiện, chương trình và hội thảo hàng đầu về giáo dục.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tự (132)

(131)臣 (Thần)◄

「自」

►至 (Chí)(133)

Bảng mã Unicode: 自 (U+81EA) [1]Giải nghĩa: tự mìnhBính âm:zìChú âm phù hiệu:ㄗˋQuốc ngữ La Mã tự:tzyhWade–Giles:tzŭ4Phiên âm Quảng Đông theo Yale:jihViệt bính:zi6Bạch thoại tự:chūKana:シ, ジ shi, ji みずから mizukaraKanji:自 mizukaraHangul:스스로 seuseuroHán-Hàn:자 jaHán-Việt:tựCách viết: gồm 6 nét

Chữ tự trong tiếng hán có nghĩa là gì năm 2024

Bộ Tự, bộ thứ 132 có nghĩa là "tự mình" là 1 trong 29 bộ có 6 nét trong số 214 bộ thủ Khang Hy.

Trong Từ điển Khang Hy có 34 chữ (trong số hơn 40.000) được tìm thấy chứa bộ này.

Tự hình Bộ Tự (自)[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chữ tự trong tiếng hán có nghĩa là gì năm 2024
  • Chữ tự trong tiếng hán có nghĩa là gì năm 2024
  • Chữ tự trong tiếng hán có nghĩa là gì năm 2024
  • Chữ tự trong tiếng hán có nghĩa là gì năm 2024

Chữ thuộc Bộ Tự (自)[sửa | sửa mã nguồn]

Số nét bổ sung Chữ 0 自/tự/ 1 臫 4 臬/nghiệt/ 臭/khứu/ 6 臮/ký/ 臯/cao/ 臰/khứu/ 9 臱/biên/ 10 臲/niết/

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]

  • Cơ sở dữ liệu Unihan - U + 81EA
    Chữ tự trong tiếng hán có nghĩa là gì năm 2024
    Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Bộ Tự (自).