Tại sao gọi là Tứ bất tử

Các vị Tứ bất tử là những ai? Những sự kiện đặc biệt của các vị? Vị thánh nào trong Tứ bất tử thường được các cơ sở đúc đồng chế tác thành bức tượng bằng đồng? Các vấn đề này sẽ lần lượt được giải đáp dưới đây.

Tứ bất tử gồm những ai?

Tứ bất tử không chỉ dùng ở nước ta mà cụm từ này cũng được sử dụng ở các nước khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Quốc. Cụm từ này được hiểu như sau:

Theo tư duy của các quốc gia này, “tứ” là con số bốn và mang mang tính ước lệ, đồng thời có nhiều ý nghĩa lớn. Mọi người cho rằng, tất cả giá trị vật chất tinh thần đều bắt đầu từ bộ Tứ. Chẳng hạn, theo mùa gồm 4 mùa như Xuân, Hạ, Thu, Đông và có  4 phương gồm Đông, Tây, Nam, Bắc,… Bộ Tứ là những gì tiêu biểu, độc đáo nhất trong một tập hợp và thường mang tính thời đại. Chính vì vậy, thời xưa người dân thường hay có câu: Tứ trấn, An Nam Tứ đại tài, Tràng An Tứ hổ, Sơn Tây Tứ quý,….

Trong khi đó, “bất tử” nghĩa là không bao giờ chết đi, tức là luôn sống mãi, luôn trường tồn cùng với thời gian, với nhân loại.

Trong văn hóa dân gian Việt Nam Tứ bất tử là 4 vị Thánh linh thiêng trong các thần điện Việt Nam- những nhân vật sống mãi trong lịch sử cũng như tâm trí của biết bao thế hệ người dân Việt, đó là Tản Viên Sơn Thánh (Sơn Tinh), Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng), Chử Đạo Tổ (Chử Đồng Tử) và Mẫu Liễu Hạnh (Công chúa Liễu Hạnh). (Tìm hiểu thêm về Tứ bất tử)

Tại sao gọi là Tứ bất tử

Tứ bất tử trong văn hóa truyền thống Việt

#1. Sơn Tinh (hay vị Tản Viên Sơn Thánh) 

Sơn Tinh là một trong những Tứ bất tử, xuất hiện trong truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh ở Việt Nam. Theo dân gian, Ngài cai quản dãy núi Ba Vì (tức núi Tản Viên). Theo đó, tâm thức dân gian của người Việt, Tản Viên Sơn Thánh là vị thánh biểu đạt cho những khả năng to lớn và vĩnh viễn. Ngài tượng trưng cho sự ước vọng chinh phục tự nhiên, chiến thắng thiên tai.

#2. Thánh Gióng (hay vị Phù Đổng Thiên Vương)

Thánh Gióng là vị anh hùng dân tộc đã có công đánh thắng giặc Ân và giữ yên bờ cõi. Ngài tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ.  

Vì vậy, hình ảnh của Ngài được đưa vào văn thơ, âm nhạc nhằm ghi nhớ công ơn dựng nước và giữ nước. Bên cạnh đó, hình ảnh của vị thần này được đúc bằng bức tượng Thánh Gióng tại một số địa phương hoặc đền, miếu. 

#3. Chử Đồng Tử (còn là Chử Đạo Tổ)

Chử Đạo Tổ là nhân vật thứ 3 trong Tứ bất tử, Ngài tượng trưng cho tình yêu, hôn nhân và sự sung túc, giàu sang. Huyền thoại Chử Đồng Tử thể hiện những câu chuyện của Đạo Giáo, Đạo Thần Tiên. Đây là một tín ngưỡng vốn du nhập từ Trung Hoa vào nước ta từ rất sớm.

Nội dung huyền thoại Chử Đạo Tổ là tín ngưỡng Đạo giáo lại mang màu sắc tín ngưỡng dân gian thuần Việt. Ông chính là người đi tiên phong trong cuộc thụ phép thần tiên để phù hộ và truyền dạy cho thế hệ con cháu người Việt. Cho nên, người xưa đã tôn vinh Chử Đồng Tử là Chử Đạo Tổ là.

#4. Công chúa Liễu Hạnh hay Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Liễu Hạnh

Mẫu Liễu Hạnh là vị Thánh nữ duy nhất trong Tứ bất tử và cũng là người duy nhất có thật chứ không phải chỉ là truyền thuyết. Bà đã được sự trọng dụng của các triều đại phong kiến ở thời nhà Hậu Lê, thời nhà Nguyễn. 

Mẫu Liễu Hạnh được cấp nhiều sắc phong và tôn phong là “Mẫu nghi thiên hạ — Mẹ của muôn dân”. Sau này, Bà cùng quy y cửa Phật. Mẫu Liễu Hạnh còn được cho là người đứng đầu hệ thống Tam phủ, Tứ phủ thờ đạo Mẫu.

Vì vậy, trong tiềm thức của người Việt Nam, Mẫu Liễu Hạnh là một vị thần biểu tượng cho khát vọng tự do, phóng khoáng. Đồng thời thoát khỏi những quy tắc ràng buộc của xã hội dành cho người phụ nữ. 

Cho nên, nhiều làng xã ở phía bắc Việt Nam đều có đền thờ Bà. Hàng năm, lễ hội Thánh Mẫu Liễu Hạnh được tổ chức vào ngày 3 tháng 3 âm lịch.

Việc phụng thờ Tứ bất tử là một tín ngưỡng dân gian khắc sâu vào đời sống tâm linh của người Việt Nam. Các vị thánh là chỗ dựa tinh thần lớn cho người Việt suốt chiều dài lịch sử đấu tranh “dựng nước và giữ nước”. Họ là một bộ phận không thể tách rời trong di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Đôi nét về tượng Thánh Gióng bằng đồng- bức tượng đồng mang nhiều ý nghĩa tâm linh 

Trong Tứ bất tử gồm Sơn Tinh, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử và Mẫu Liễu Hạnh, Thánh Gióng hay còn được gọi là Phù Đổng Thiên Vương được nhiều khách hàng quan tâm và muốn được thỉnh tượng của Ngài về tại gia. 

Vì thế, các cơ sở đúc đồng hiện nay đã chế tác mẫu bức tượng Thánh Gióng bằng đồng để đáp ứng nhu cầu của những gia chủ tôn sùng vị thánh  này. 

Tại sao gọi là Tứ bất tử

Tượng đồng Thánh Gióng về trời

#1. Ý nghĩa của tượng đồng Phù Đổng Thiên Vương

Ngài thể hiện sự sự trường tồn và ý chí vươn lên mạnh mẽ

Dù trải qua hàng ngàn năm, sự trường tồn của Người đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân ta. Việc thờ cúng Thánh Gióng còn thể hiện khao khát về sức khỏe và cả tinh thần thép vươn lên mọi thử thách.

Bức tượng bằng đồng chăm chút từng đường nét chắc chắn và dứt khoát. Nên đã khắc họa ý chí của người Việt Nam xưa và là vật phẩm trưng bày phong thủy của nhiều gia chủ. Giúp gia chủ có được ý chí và sức mạnh trong cuộc sống.

Đem lại may mắn cho công việc phát đạt

Khi gia chủ trưng bày tượng đồng nói chung và tượng Thánh Gióng bằng đồng nói riêng, Ngài phù hộ gia chủ thuận lợi trong công việc buôn bán, kinh doanh. 

Quan niệm của phong thủy, tượng đồng Thánh Gióng là biểu tượng cho sự thịnh vượng, phát đạt và may mắn. Bởi Người là một vị thánh luôn phù hộ độ trì cho con người có được sự thông minh, nhạy bén, công việc suôn sẻ và gặp nhiều cơ hội tốt.

Thể hình lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc

Bức tượng bằng đồng Thánh gióng là vật phẩm trưng bày làm cho không gian nhà bạn trở nên sang trọng và linh thiêng. Đó cũng là niềm hãnh diện của gia chủ khi thỉnh Ngài về. Bởi Thánh Gióng không chỉ là một vị thần của làng xã mà ngài. Mà Người còn vị thần của quốc gia dân tộc.

Do vậy, Tượng đồng Thánh gióng chính là niềm tự hào dân tộc và tinh thần yêu nước. Qua đó gửi gắm những ước muốn, khao khát về cuộc sống bình yên của gia chủ.

***Tham khảo thêm: 5+ Tượng Thánh Gióng bằng đồng mạ vàng cao cấp tinh xảo nhất 

#2. Những mẫu tượng bằng đồng Thánh Gióng đẹp và ấn tượng

Bức tượng Thánh Gióng bằng đồng vàng 

  • Chất liệu sản xuất: Từ khối đồng vàng thau chất lượng và đẹp.
  • Phương pháp sản xuất: Đúc thủ công với quy trình đúc, tượng được gia công sửa nguội kỹ lưỡng. Bề mặt pho tượng được chà mịn và phủ bóng giúp chất liệu đồng bền đẹp.
  • Màu sắc: Giữ màu nguyên bản tự nhiên của đồng thau.
  • Kích thước: Cao từ 20 cm

Tại sao gọi là Tứ bất tử

Tượng Thánh Gióng bằng đồng vàng

Tượng Thánh Gióng mạ vàng

  • Chất liệu: Đồng thau đồng vàng ( cát tút ) chọn lọc đồng đẹp
  • Kích thước: cao 10 cm, 13 cm, 15 cm, 23 cm, 68 cm
  • Trọng Lượng: Phụ thuộc vào từng khối lượng từng pho lớn nhỏ khác nhau.
  • Màu sắc: Vàng đồng thau sáng như vàng 9999

***Tham khảo thêm: 9+ Mẫu tượng đồng mạ vàng 24k đẹp, uy tín, dễ đặt hàng 

Lời kết 

Hy vọng với những kiến thức xoay quanh Tứ bất tử là những ai đã giúp bạn ôn lại một số thông tin hữu ích. Đặc biệt hiểu thêm về 4 vị Thánh của dân tộc ta. Thông qua nội dung này cũng cung cấp mẫu tượng Thánh Gióng bằng đồng ấn tượng và mang tính thẩm mỹ cao. 

Nếu bạn cần thêm thông tin mẫu tượng này, hãy tìm đến cơ sở đúc đồng của Nghệ nhân Nguyễn Tấn Đích. Bạn có thể truy cập trang web: https://nguyentandich.com/ hoặc gọi hotline: 0376 566 755 để nhận tư vấn miễn phí. Từ đó giúp bạn lựa chọn hoặc có thể gia công một pho tượng Thánh Gióng  theo yêu cầu.