Tại sao khi ăn nhân sâm lại chảy máu mũi

13 biểu hiện khi bị ngộ độc nhân sâm cần biết

Ỉa chảy, da mẩn đỏ, chảy máu mũi…là những biểu hiện khi bị ngộ độc nhân sâm. Những người không nên dùng nhân sâm như: người bị đau dạ dày, người bị cảm lạnh, sốt cao cố tình dùng nhân sâm sẽ sinh ra các tác dụng phụ và nguy hiểm đến tính mạng.

Bài viết liên quan:

Ngộ độc nhân sâm và những điều cần biết

Nhân sâm Hàn Quốc tuy tốt nhưng không phải ai cũng có thể dùng. Một số trường hợp lạm dụng nhân sâm cũng gây ra một số tác dụng phụ hoặc bị ngộ độc dẫn tới sức khỏe bị hủy hoại nghiêm trọn. Những người ngộ độc nhân sâm sẽ rơi vào trạng thái hôn mê, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn…

Biểu hiện của người bị ngộ độc nhân sâm

Việc nhận biết các dấu hiệu ngộ độc là một trong những kiến thức quan trọng khi dùng nhân sâm.

1/ Biểu hiện chung:

– Mất ngủ, đau đầu, chóng mặt (Mức nhẹ).

– Thần kinh hưng phấn, không tự chủ được hành động, trạng thái khoái cảm.

– Huyết áp tăng cao, thân thể phù thũng, iả chảy lúc sáng sớm.

– Da mẩn đỏ, mũi chảy máu.

– Chân tay rụng rời, tim đập nhanh, băng huyết ở nữ giới, liệt dương ở nam giới.

Tại sao khi ăn nhân sâm lại chảy máu mũi
Chảy máu mũi – biểu hiện bị ngộ độc nhân sâm

2/ Người huyết áp cao:

– Đầu váng mắt mờ, mắt đỏ tai ù.

– Làm tăng huyết áp dẫn đến tai biến mạch máu não.

3/ Phụ nữ mang thai:

– Nôn mửa, xuất huyết âm đạo gây sảy thai.

– Bí tiểu dẫn đến cơ thể bị phù nước.

Tại sao khi ăn nhân sâm lại chảy máu mũi
Phụ nữ có thai không được dùng nhân sâm nếu không muốn bị sảy thai

4/ Trẻ em dưới 15 tuổi:

– Nôn ói, mê sảng, quấy khóc.

– Da tái nhợt bệch tím tái

– Cơ mày giật, thở gấp, tim đập chậm và yếu.

– Rối loạn tiêu hóa, tổn thương thần kinh.

Tại sao khi ăn nhân sâm lại chảy máu mũi
Trẻ bị ngộ độc nhân sâm phải cứu chữa nhanh chóng tại bệnh viện

Khi bị ngộ độc nhân sâm không được chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến tính mạng.

Nguyên nhân gây ngộ độc nhân sâm

Nguyên nhân gì gây nên ngộ độc nhân sâm ở người dùng?

1/ Đun nấu nhân sâm bằng nồi kim loại:

Khi dùng nhân sâm tươi để hầm gà, hãm trà uống, nhiều người đã sử dụng các đồ dùng bằng kim loại, điều này là tối kỵ khi chế biến sâm tươi. Bởi kim loại sẽ làm biến đổi một số hoạt chất của nhân sâm, làm giảm tác dụng của nhân sâm và có thể gây ra tác dụng phụ khác.

=> Bởi vậy mà khi chế biến nhân sâm cần sử dụng nồi đất.

Tại sao khi ăn nhân sâm lại chảy máu mũi
Hãm trà nhân sâm bằng ấm xứ rất an toàn

2/ Dùng nhân sâm chung với trà, củ cải và hải sản:

Trà có một số dược chất ngược với nhân sâm nên vô hiệu các thành phần bổ dưỡng có trong nhân sâm. Vì vậy muốn uống trà thì phải uống 2 thứ cách nhau ít nhất 2 hay 3 tiếng đồng hồ.

Tất cả các loại củ cải đỏ, trắng, xanh và hải sản đều đều cấm kỵ sau khi bạn dùng nhân sâm. Theo đông y cổ truyền thì củ cải và đồ biển đại hạ khí, còn nhân sâm thì lại đại bổ khí, hai thứ triệt tiêu lẫn nhau, gây hại cho người sử dụng.

Ngoài ra cũng không nên dùng nhân sâm chung với vị lê lô và ngũ linh chi bởi đặc tính thảo dược khắc nhau.

3/ Ăn nhầm Lô sâm:

Lô sâm (núm rễ của củ sâm) trong quá trình chế biến thường được giữ lại để bảo vệ các thành phần dưỡng chất trong sâm và để tạo dáng cho nhân sâm. Tuy nhiên, lô sâm không có tác dụng bổ mà còn gây ra cảm giác buồn nôn.

4/ Dùng quá liều lượng:

Các nghiên cứu cho thấy nếu:

  • Người lớn uống khoảng 200ml rượu sâm nồng độ 3% sẽ có biểu hiện trúng độc, bị mẩn đỏ toàn thân, ngứa, chóng mặt, đau đầu, thân nhiệt tăng, huyết áp hạ. 
  • Uống liên tục mỗi ngày 0,3g bột sâm củ có thể mất ngủ, trầm uất, giảm cân.
  • Trẻ đang bú mẹ nếu uống nước sắc 0,03 – 0,06g từ sâm sẽ bị co giật, thở gấp, tim đập chậm, tiếng tim mờ, nôn.
  • Những người cao tuổi dùng nhân sâm hoặc chế phẩm từ sâm với liều quá cao hoặc quá dài ngày dễ bị xơ cứng động mạch, huyết áp.

– Dùng sai đối tượng: Nhân sâm tuy tốt nhưng nếu để trẻ em dưới 13 tuổi, phụ nữ đang mang thai, bệnh nhân mắc các bệnh về gan mật, dạ dày, cao huyết áp thì không nên sử dụng.

>>> Đọc thêm: Tổng hợp 15 câu hỏi về nhân sâm Hàn Quốc

Người dễ bị ngộ độc nhân sâm

  • Người mắc bệnh gan mật cấp tính:Người bị viêm gan truyền nhiễm cấp tính, viêm túi mật cấp tính, bệnh sỏi mật, đau sườn, đau bụng, vàng da, phát sốt… đều ở tình trạng gan mật bị thấp nhiệt, khí không thoát.

=> Việc uống nhân sâm sẽ càng làm khí trệ uất kết, bệnh nặng thêm.

  • Người đau dạ dày: Chứng viêm loét ở dạ dày do dịch vị ra quá nhiều, khí trệ mà sinh ra đau, huyết nhiệt chạy lung tung mà sinh ra chảy máu.

=> Nhân sâm bổ khí, làm cho khí càng thịnh lên, huyết càng hưng vượng, rất khó làm giảm và hết đau.

Lưu ý: Những người đau bụng thuộc “thể hàn” như táo bón, đầy hơi, trướng bụng,… cũng không nên dùng nhân sâm bởi có nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng.

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc sau sinh: Khi ăn nhân sâm mẹ bầu sẽ bị dư khí, gây hỏa vượng nhưng lại mắc bệnh thiếu máu.

=> Chảy máu âm đạo, xảy thai

  • Người cao huyết áp:Dùng sâm tươi ở trạng thái tăng huyết áp dễ dẫn đến tai biến mạch máu não.

=> Người bị huyết áp cao dùng được hồng sâm chính phủ Hàn Quốc và sâm nguyên chất với liều lượng bằng 1/2 người thường.

Tại sao khi ăn nhân sâm lại chảy máu mũi
Người huyết áp cao không được dùng sâm tươi nếu không muốn mất mạng

Khi bị ngộ độc nhân sâm, đối với các phản ứng nhẹ chỉ cần ngừng sử dụng là cơ thể sẽ dần dần hồi phục. Trường hợp nặng phải cấp cứu nhanh chóng tại bệnh viện để cứu chữa kịp thời.

Cách dùng nhân Hàn Quốc an toàn với sức khỏe

Dưới đây là một số cách sử dụng nhân sâm Hàn Quốc an toàn và tốt cho sức khỏe:

1/ Pha trà uống:

– Nhân sâm thái thành lát mỏng, cho vào ấm, đổ nước sôi hãm khoảng 5 phút là có thể dùng.

– Có thể hãm vài lần như vậy, sau khi thấy mùi vị đã nhạt thì lấy bã ra nhai và nuốt dần.

– Mỗi lần dùng 1-2g.

Tại sao khi ăn nhân sâm lại chảy máu mũi
Trà sâm có tác dụng rất tốt với sức khỏe

2/ Sâm tán bột:

– Sâm sấy khô, tán mịn, có thể dùng bột sâm pha nước uống hoặc uống trực tiếp bột sâm và chiêu bằng nước đã đun sôi.

– Mỗi lần dùng 1-2g.

Tại sao khi ăn nhân sâm lại chảy máu mũi
Bột hồng sâm Hàn Quốc tốt cho sức khỏe

=> Hai cách kể trên thường áp dụng đối với chứng “khí hư” trong Đông y, với những biểu hiện chính: Người mệt mỏi, hay vã mồ hôi, thở yếu, chuyển hoá cơ bản kém.

3/ Ngậm tan:

– Sâm thái thành lát thật mỏng, mỗi lần ngậm một lát, cho đến khi mềm nát thì nuốt dần.

– Ngày nuốt 3-4 lát.

Tại sao khi ăn nhân sâm lại chảy máu mũi
Sâm khô cắt lát tại Phúc Nguyên Đường

=> Cách dùng này thường áp dụng đối với người mắc bệnh lâu ngày, mệt mỏi, kém ăn, cùng trứng “phế hư”– chức năng hô hấp suy giảm, phổi yếu, thở gấp, ho suyễn.

4/ Sắc nước uống:

– Nhân sâm thái lát, mỗi ngày dùng 5-10g

– Sắc kỹ với  nước, pha thêm 20-30g đường

– Chia thành nhiều lần uống và ăn cả cái.

Trường hợp dùng để cấp cứu: tăng sâm lên 30-60g, sắc uống hết ngay trong 1 lần.

=> Cách này thường dùng trong trường hợp cơ thể suy yếu nặng, sau phẫu thuật bị mất nhiều máu, cấp cứu lúc lâm nguy.

Quý khách hàng cũng có thể chế biến sâm tươi thành món ăn bổ dưỡng với gà ác, thịt heo với bài viết 10 cách chế biến sâm tươi tốt cho sức khỏe.

Tại sao khi ăn nhân sâm lại chảy máu mũi
Hướng dẫn làm món gà hầm sâm chỉ với 8 bước đơn giản

=> KHÔNG dùng cho người bị cao huyết áp khi chế biến món ăn bằng sâm tươi.

Trên đây là những thông tin về bệnh ngộ độc nhân sâm mà Phúc Nguyên Đường muốn gửi tới các bạn. Hi vọng những thông tin trên sẽ có ích cho quý khách hàng trong việc sử dụng nhân sâm an toàn. Hãy liên hệ nếu có thắc mắc:

PHÚC NGUYÊN ĐƯỜNG
Địa chỉ: Số 6B Trần Quốc Toản, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: (024) 62 755 355 – 0966 588 858
Website: 
https://phucnguyenduong.com.vn

Bài viết: 13 biểu hiện khi bị ngộ độc nhân sâm & Cách phòng tránh
Chuyên mục: Kiến thức nhân sâm
-Biên tập: Thanh Thư

Bài viết gắn thẻ:

  • ngộ độc nhân sâm
  • nguyên nhân bị ngộ độc nhân sâm
  • biểu hiện bị ngộ độc nhân sâm
  • cách dùng không bị ngộ độc nhân sâm
  • ngộ độc sâm tươi