Tại sao không nên ăn dưa leo với cà chua

Chúng ta hãy cùng nhìn hình ảnh bên dưới:


Nguồn: Dạy nấu ăn

Hình ảnh trên đích thị là một dĩa cơm tấm điển hình ngoài hàng đúng không? Ngoài những món chính như sườn, bì, chả thì không thể thiếu các món ăn kèm như rau xà lách, cà chua, dưa leo…

Việc dưa leo và cà chua xuất hiện cùng lúc trên một dĩa cơm ngoài hàng được coi là một điều hết sức bình thường, thậm chí là một điều hiển nhiên phải có. Nhưng chắc hẳn là rất ít người biết sự kết hợp giữa cà chua và dưa leo lại là một điều cấm kỵ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.

Cùng mình tìm hiểu về điều này nhé!

Dinh dưỡng có trong cà chua và tác dụng của chúng

  • Cà chua là nguồn cung cấp vitamin C, kali, folate và vitamin K tuyệt vời. Trong cà chua 95% là nước, còn lại là carbohydrate và chất xơ.
  • Cà chua và những sản phẩm từ cà chua hỗ trợ rất tốt cho bệnh tim mạch và sức khỏe cho làn da.
  • Chúng có vị ngọt và chua nhẹ, đầy đủ các chất chống oxy hóa và có thể giúp chống lại một số bệnh, cũng như phòng chống ung thư.


Nguồn: Bách hóa xanh

Dinh dưỡng có trong dưa leo và tác dụng của chúng

  • Một trái dưa leo có chứa vitamin B1, vitamin B2, vitamin V3, vitamin B5, vitamin B6, folic acid, vitamin C, canxi, sắt, magie, phốt pho, kali và kẽm bạn cần cho một ngày.
  • Chúng giúp bạn kéo dài sự tỉnh táo, tăng cường tập trung trí não, đồng thời tốt cho hệ xương khớp.
  • Là loại quả có tính mát, dưa leo dễ ăn và cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe như bổ sung nước cho cơ thể, giảm nôn nao, tránh lão hóa, kháng viêm.


Nguồn: Bách hóa xanh

Cà chua và dưa leo có nên ăn chung?

Bên trong dưa leo có chứa enzyme catabolic, làm phá hủy vitamin C trong các loại rau củ quả khác. Trong khi đó bên trong cà chua chứa lượng lớn vitamin C. Nếu bạn ăn cà chua và dưa leo cùng một lúc, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic trong dưa leo.

Cụ thể là khi đến dạ dày, quá trình lên men sẽ bắt đầu, giải phóng axit vào khoang bụng. Quá trình lên men cũng có thể gây đầy hơi, chướng bụng, đau dạ dày và các vấn đề liên quan đến đường ruột. Kết quả là gây nên những gánh nặng cho cơ thể trong quá trình tiêu hóa.

Mặc dù bạn sẽ an toàn, không bị ngộ độc khi kết hợp hai loại này với nhau khi sử dụng một lượng vừa phải nhưng không nên quá lạm dụng. Tốt nhất là không nên kết hợp cà chua và dưa leo vì sẽ làm giảm bớt đi các chất dinh dưỡng có trong hai loại thực phẩm này và có thể gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa cũng như sức khỏe của bản thân.

Trước đây, khi biết được thông tin này mình cũng khá là bất ngờ. Bởi không chỉ món cơm tấm mình nêu ra ở đầu bài viết, nhiều món salad cũng sử dụng nguyên liệu là dưa leo và cà chua trong món ăn của mình. Cá nhân mình không phải là người hảo rau củ lắm nên mỗi lần ăn rau mình chỉ ăn một lượng rất ít, vì vậy không gây vấn đề gì nghiêm trọng. Nhưng để tận dụng tối đa các chất dinh dưỡng mà mỗi loại thực phẩm mang lại đồng thời không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, mình vẫn khuyên các bạn không nên kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau nhé ^^

Nguồn: genvita, Bách hóa xanh, yan

bởi Cobe lilom

Fri, 10 Mar 2017 10:19:00 GMT

Đúng hay không khi nhiều người vẫn có thói quen trộn salad kết hợp giữa nguyên liệu dưa leo, cà chua? Các chuyên gia khuyên bạn không nên kết hợp cà chua với dưa leo, vì 2 nguyên liệu này không có cùng thời gian tiêu hóa với nhau. Theo y học cổ truyền Ấn Độ, khi chọn nguyên liệu để làm salad, bạn nên biết chính xác thời gian tiêu hóa của từng thứ.

Đúng hay không khi nhiều người vẫn có thói quen trộn salad kết hợp giữa nguyên liệu dưa leo, cà chua?

Các chuyên gia khuyên bạn không nên kết hợp cà chua với dưa leo, vì 2 nguyên liệu này không có cùng thời gian tiêu hóa với nhau. Theo y học cổ truyền Ấn Độ, khi chọn nguyên liệu để làm salad, bạn nên biết chính xác thời gian tiêu hóa của từng thứ.

Nguyên nhân:

Trộn thực phẩm tiêu hóa nhanh và thực phẩm tiêu hóa chậm với nhau là không tốt, bởi vì những thứ khó tiêu sẽ đi qua ruột ngay khi nguyên liệu dễ tiêu vừa được tiêu hóa xong. Điều này sẽ khiến thực phẩm lên men trong dạ dày, và nhiều khả năng sẽ gây ngộ độc thực phẩm. Nó cũng làm chậm hoạt động tiêu hóa, lên men đường và tinh bột, khiến bạn ăn không thấy ngon miệng. Quá trình lên men còn có thể gây đầy hơi, sình bụng và đau bụng.

>> Xem thêm: Cách trồng dưa leo an toàn tại nhà cho chị em

Một số thực phẩm cũng nên tránh kết hợp với nhau:

Ăn trái cây sau khi ăn bữa chính:

Trái cây cần nhiều thời gian để tiêu hóa và chúng không nên nằm lâu trong dạ dày. Khi ăn trái cây sau khi ăn cơm, bạn dễ gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày và nhiều vấn đề tiêu hóa khác.

Mì ống và phô mai (hoặc mì ống và thịt):

Nên tránh sự kết hợp này vì mì ống rất giàu tinh bột nên có thời gian tiêu hóa khác với protein. Sự trễ nãi đó có thể khiến thực phẩm lên men và gây khó chịu cho đường tiêu hóa.

Thịt và phô mai:

Đừng nên nạp quá nhiều protein trong một bữa ăn mà chỉ nên chọn 1 dạng protein cho mỗi bữa thôi.

Bánh mì (hoặc mì gói) với nước cam:

Lượng axit cần thiết để tiêu hóa nước ép có thể phá hủy các enzyme chịu trách nhiệm tiêu hóa tinh bột.

>> Xem thêm: Những loại nhân bánh mì yêu thích của người Sài Gòn

Rau và phô mai:

Sự kết hợp này sẽ khiến cho bạn dễ bị trướng bụng.

Dưa lưới và dưa hấu:

Chỉ nên ăn một loại dưa thôi bạn nhé và cũng không nên kết hợp dưa với những loại trái cây khác.

Chuối và sữa:

Ăn cùng lúc 2 thứ này sẽ làm chậm hệ tiêu hóa.

Trái cây và sữa chua:

Dù đây là combo ăn sáng yêu thích của nhiều người, nhưng nó sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa và ảnh hưởng đến hệ thực vật đường ruột.

Nếu bạn có thói quen này thì loại bỏ ngay và luôn để tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe nhé! Hãy là người thông minh trong cách kết hợp nguyên liệu với nhau.

Có thể bạn quan tâm:

(Nguồn: bestie.vn)

Xem nội dung đầy đủ

Nhiều gia đình có thói quen làm salad cà chua với dưa chuột mà không hề hay biết cà chua không được kết hợp với dưa chuột.

Ngoài dưa chuột, một số thực phẩm khác dưới đây cũng không được ăn cùng cà chua.

Dưa chuột

Lý do là bởi vì dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Trong khi đó, cà chua là một loại rau có chứa một số lượng lớn vitamin C. Nếu bạn ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic trong dưa leo.

Khoai lang

Cà chua chứa nhiều chất toan, cùng với khoai lang trong dạ dày sẽ hình thành chất khó tiêu, rất dễ dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.

Khoai tây

Tương tự như với khoai lang, dùng cà chua với khoai tây cũng sẽ làm khó tiêu, dẫn đến đau bụng, tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.

Cà rốt

Vì cà rốt chứa enzym phân giải vitamin C có trong cà chua; đồng thời khi dùng chung hai loại thực phẩm này sẽ làm giảm các thành phần dinh dưỡng của nhau.

Gan heo

Cà chua chứa nhiều vitamin C, gan heo chứa nhiều nguyên tố đồng, sắt. cứ 100g gan heo chứa 2.5 g đồng, 25 mg sắt. có thể làm oxy hóa vitamin C trong cà chua. Nó có thể giúp oxy hóa vitamin C để thoát hydro chống axit hoại huyết mà mất đi chức năng vốn có.

Rượu

Cà chua dùng cùng lúc với rượu có thể hình thành chất khó tiêu trong dạ dày, gây tắc nghẽn đường ruột.

Những cấm kỵ khác khi ăn cà chua

Không nên ăn nhiều hạt cà chua

Hạt cà chua cũng như hạt ổi, trong đường ruột, không tiêu hoá được. Trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, người ta sợ nó lọt vào ruột thừa dễ gây viêm ruột thừa. Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm có nhiều hạt, đặc biệt là những hạt có kèm theo chất camen dễ gây táo bón, trẻ lại nhiều giun thì dễ biến chứng thành thắt ruột do giun, không lợi cho sức khoẻ.

Không ăn quá nhiều cà chua

Ăn quá nhiều cà chua có thể dẫn tới hiện tượng cơ thể không dung nạp loại thực phẩm này dù chỉ một lượng nhỏ. Nếu tình trạng không được chữa kịp thời, để lâu ngày, bệnh kéo dài sẽ dẫn tới các bệnh nghiêm trọng hơn về đường tiêu hóa như đau dạ dày và bí khí. Triệu chứng của hiện tượng này ở mỗi người là khác nhau. Nếu cơ thể không hấp thụ khoai tây, ớt hay hạt tiêu thì cũng không dung nạp cà chua.

Không ăn cà chua khi đói

Chất pectin và nhựa phenolic chứa nhiều trong cà chua. Khi bạn ăn cà chua vào những lúc đói, những chất này có thể phản ứng với a-xít, ảnh hưởng lớn đến dạ dày. Dạ dày tiêu thụ những chất này có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng.

Chính vì vậy, bạn không nên ăn cà chua trong khi đói, nhất là đối với những trường hợp giảm béo với cà chua, cần phải cân nhắc kĩ lưỡng khi sử dụng.

Không dùng cà chua nấu chín trong thời gian dài

Khi bạn sử dụng cà chua đã bị nấu chín kĩ hoặc để trong thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị sẽ bị mất đi. Bên cạnh đó, nếu bạn ăn phải cà chua không còn chất dinh dưỡng có thể gây nên tình trạng ngộc độc thực phẩm, không tốt cho sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.

Không ăn cà chua xanh

Cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn các yếu tố "alkaloid" nếu tiêu thụ sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.

Khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua có tên là "alkaloid" sẽ giảm dần và sẽ biến mất trong cà chua chín đỏ. Vì vậy, với những quả cà chua màu xanh lá cây chưa chín, tuyệt đối không nên thưởng thức.

(Nguồn: giadinh.net.vn)

Video liên quan

Chủ đề