Tại sao lại có hiện tượng đào thải

Cấy ghép thận là giải pháp điều trị hiệu quả với nhiều bệnh lý thận, đặc biệt là suy thận khiến chức năng lọc máu bị suy giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, tình trạng thường gặp sau cấy ghép là thải ghép thận, ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan mới cũng như sức khỏe người bệnh. Vậy thải ghép thận là gì và có nguy hiểm không?

1. Chuyên gia tư vấn: Thải ghép thận là gì?

Khi thận của người bệnh bị tổn thương, suy yếu đến mức không thể đáp ứng tốt vai trò nữa, ghép thận là giải pháp điều trị cuối cùng và hiệu quả nhất. Tuy nhiên điều khó khăn là cần tìm nguồn thận cho phù hợp với người nhận, mục đích của việc này là để hạn chế tối đa phản ứng thải ghép ở cơ thể người nhận. Tuy nhiên dù lựa chọn cẩn thận nhưng người nhận vẫn có thể có phản ứng thải ghép nhất định.

Thận có vai trò quan trọng trong hệ tiết niệu cũng như sức khỏe cơ thể

Cơ chế hoạt động của phản ứng thải ghép này xảy ra theo 2 cách như sau:

Thải ghép dịch thể

Đây là loại thải ghép do kháng thể kháng mô có sẵn trong cơ thể, phản ứng khi tiếp xúc với kháng nguyên lạ như: ghép một lần, truyền máu, mang thai,…

Thải ghép tế bào

Phản ứng thải ghép này xảy ra với mô ghép khi hai hệ thống kháng nguyên bạch cầu của người cho và người nhận có sự bất tương hợp. Kháng nguyên xuất hiện trong ghép thận nói riêng và ghép tạng nói chung phổ biến nhất là kháng nguyên loại A, B và DR.

Như vậy, hoạt động thải ghép thận là hoạt động tự nhiên của hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân lạ có thể gây hại. Tuy nhiên, điều này lại không tốt vì nó có thể tấn công, phá hủy mô được hiến tặng ghép trong cơ thể, khiến thận mới không thể hoạt động tốt.

Thải ghép thận là phản ứng thường gặp của cơ thể khi tiếp nhận thận từ người khác

Nếu người nhận có quan hệ huyết thống càng gần với người cho thận thì kháng nguyên bề mặt của tế bào càng có ít khác biệt và phản ứng thải ghép càng ít hơn. Các triệu chứng nhận biết tình trạng này gồm:

  • Cảm giác không thoải mái, mệt mỏi, ốm bệnh sau khi cấy ghép.

  • Chức năng thận được cấy ghép bắt đầu suy giảm.

  • Triệu chứng giống như cúm cho thấy hệ miễn dịch đang gặp vấn đề: ớn lạnh, buồn nôn, đau nhức cơ thể, khó thở, ho,…

  • Đau, sưng vùng khu vực bụng gần thận.

Ngoài ra, phản ứng thải ghép thận còn gây ra tình trạng tiểu ít, tiểu khó. Tùy vào dạng thải ghép thận mà thời điểm xảy ra sau cấy ghép là khác nhau, có thể xuất hiện sớm trong vài tuần hoặc vài tháng sau cấy ghép hoặc muộn sau nhiều năm.

2. Các dạng thải ghép thận

Bệnh nhân sau ghép thận có thể gặp phải nhiều dạng đào thải, xảy ra nhiều nhất trong khoảng thời gian 3 tháng đầu. Trong đó, miễn dịch thể dịch hay miễn dịch qua trung gian tế bào thường gây ra những phản ứng thải ghép thận cấp nguy hiểm và sớm, còn miễn dịch tế bào gây thải ghép kéo dài.

2.1. Thải ghép thận dạng tối cấp

Nguyên nhân gây ra phản ứng thải ghép tối cấp này là sự có mặt của kháng thể độc tế bào với nồng độ cao trong huyết thanh người nhận chống lại kháng nguyên trên tế bào nội mô mạch máu thận ghép. Đây là dạng thải ghép nặng, xảy ra tức thì trước khi mô ghép hình thành mạch máu tân tạo.

Thải ghép thận có thể gây biến chứng nguy hiểm

Phức hợp kháng thể - kháng nguyên hình thành lúc này sẽ nhanh chóng hoạt hóa hệ thống bổ thể, dẫn tới thâm nhiễm bạch cầu trung tính trong mô ghép. Kết quả là sự hình thành các cục máu đông nằm rải rác các mao mạch, dẫn tới tắc nghẽn mạch máu, giảm sinh mạch máu và khiến thận mới ghép bị hoại tử nhanh chóng.

2.2. Thải ghép thận cấp thể dịch

Thải ghép thận cấp thể dịch là dạng rối loạn chức năng thận nặng, có thể gặp trong 2 trường hợp gồm:

  • Thận ghép trì hoãn phục hồi chức năng do có sự có mặt của kháng thể lưu hành đặc hiệu của người nhận chống lại người cho.

  • Thải ghép cấp sớm và nặng, còn gọi là thải ghép cấp gia tốc.

Thải ghép thận cấp thể dịch có thể xảy ra sớm hoặc muộn sau khi ghép, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đa phần là bệnh nhân không tuân thủ điều trị, tự ý giảm liều thuốc, không tuân thủ điều trị ức chế miễn dịch.

2.3. Thải ghép thận cấp tế bào

Đây là dạng thải ghép thận thường gặp nhất, xuất hiện chủ yếu sau khi ghép 10 ngày đến tháng thứ 3. Triệu chứng xuất hiện khá điển hình bao gồm: sốt, mệt mỏi toàn thân, tăng huyết áp, đau thận ghép, có hoặc không có thiểu niệu. Có thể phát hiện thải ghép thận cấp tế bào ở tình trạng ngưng trệ trị số Creatinin huyết thanh ở mức tương đối cao, mặc dù ngay sau khi ghép chức năng thận có dấu hiệu hồi phục.

Dùng thuốc chống miễn dịch là cần thiết khi bệnh nhân có phản ứng thải ghép

3. Thải ghép thận có nguy hiểm không?

Thải ghép thận bản chất là phản ứng miễn dịch của cơ thể nhưng trong trường hợp cần kiểm soát quá trình này để đảm bảo thời gian cho cơ quan mới ghép thích nghi, hòa hợp trong cơ thể mới. Hầu hết bệnh nhân ghép thận đều có phản ứng thải ghép từ nhẹ đến nghiêm trọng tùy theo kháng nguyên bất đồng trên thận người cho với người nhận.

Tuy nhiên nguồn ghép thận đều chọn lọc kỹ càng, đảm bảo có khả năng tương thích nhất định với người cho nên hầu hết phản ứng thải ghép đều có thể kiểm soát. Khi phát hiện sớm dấu hiệu của quá trình từ chối tạng ghép, bệnh nhân sẽ cần dùng thuốc ức chế miễn dịch để chống lại.

Với các đợt thải ghép thận cấp tính, dùng thuốc và theo dõi sát sao giúp phòng ngừa nguy cơ biến chứng gây suy nội tạng, phá hủy thận mới ghép. Trong trường hợp không thể kiểm soát được bằng thuốc chống thải ghép, thận mới có dấu hiệu suy nhanh chóng thì có thể, bác sĩ cần thực hiện ca phẫu thuật ghép tạng khác.

Mặc dù dùng thuốc ức chế miễn dịch là cần thiết ở bệnh nhân xuất hiện thải ghép thận, song nó có tác dụng toàn thân nên khiến hệ miễn dịch chung hoạt động yếu đi. Bệnh nhân lúc này có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn, các biến chứng nhiễm khuẩn cũng nguy hiểm hơn. Một số trường hợp cơ thể từ chối cấy ghép gây ra các biến chứng như: ung thư, nhiễm trùng, mất chức năng của thận cấy ghép, tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc,…

Dùng thuốc ức chế miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng

Nắm được thải ghép thận là gì cũng như cách điều trị, kiểm soát phản ứng thải ghép này xảy ra sẽ giúp bệnh nhân cũng như người nhà chủ động hơn. Bệnh nhân sau ghép thận cần được theo dõi kĩ triệu chứng và can thiệp sớm ngay khi xuất hiện dấu hiệu thải ghép. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

Tại sao có hiện tượng đào thải khi tiến hành ghép cơ quan từ người này sang người khác

tại sao khi tiến hành ghép các mô , cơ quan từ người này sang người khác thì cơ thề xảy ra hiện tượng đào thải?

Bài 10: Tế bào nhân thực (tiếp theo)

Câu hỏi in nghiêng trang 46 Sinh 10 Bài 10:

Tại sao khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận lại có thể biết các cơ quan lạ và đào thải các cơ quan lạ đó?

Lời giải:

Các tế bào có thể nhận ra các tế bào lạ khi được ghép vào và đào thải chúng là do trên màng sinh chất có các gai glycoprotein đặc trưng cho từng loại tế bào.

Xem toàn bộGiải Sinh 10:Bài 10. Tế bào nhân thực (tiếp theo)

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Khi được ghép thận hay một bộ phận tạm nào đó ngay cả anh chị em ruột cho nhau, ngoại trừ trường hợp song sinh cùng trứng thì đối với tất cả các trường hợp khác đều nhận một bộ phận tạm, lạ vào trong cơ thể. Phản ứng của cơ thể sẽ tạo ra kháng thể để chống lại bộ phận lạ này, tùy từng mức độ ở từng người thì vấn đề thải ghép có thể xảy ra sớm hay muộn, mạnh hay yếu và còn tùy thuộc vào vấn đề thuốc cũng như sử dụng thuốc của bệnh nhân.Vấn đề dùng thuốc, chúng tôi còn phải xem bệnh nhân có phải hợp với thuốc hay không vì cùng một loại thuốc có thể hợp với bệnh nhân này mà không hợp với bệnh nhân kia hoặc có thời điểm chúng tôi phải đối thuốc cho bệnh nhân.Hơn nữa thuốc ghép không giống như những thuốc khác theo cân nặng, tuổi tác,… loại thuốc này phải theo từng người, người nào có mức hấp thu tốt có thể dùng ít viên, người nào có mức hấp thu kém hơn thì phải dùng rất nhiều viên nên sẽ có tình trạng bệnh nhân rất to con nhưng sáng uống một viên và chiều uống một viên là đủ nhưng có nhiều người nhỏ con nhưng sáng uống ba viên và chiều uống ba viên vẫn chưa đủ. Do đó việc uống thuốc đối với những bệnh nhân như thế thì chúng tôi phải theo dõi nồng độ.

Bệnh nhân nên tuân thủ theo bác sĩ để duy trì đúng nồng độ, và quan trọng hơn là phải xét nghiệm, không phải chỉ đến kiểm tra mạch huyết áp là xong, mà còn cần phải xét nghiệm nồng độ và loại xét nghiệm này chỉ có tại một số bệnh viện. Có bệnh nhân hỏi: “Em xét nghiệm gần nhà rồi đem đến cho bác sĩ được hay không?” thì câu trả lời là nếu xét nghiệm khác vẫn có thể được nhưng xét nghiệm nồng độ thì không.

  • 04:00 21/02/2021
  • Xếp hạng 4.98/5 với 20380 phiếu bầu

Thải ghép thận là hiện tượng có thể xảy ra với những người không tuân thủ điều trị, thường xuyên bỏ liều thuốc và quên khám sức khỏe định kỳ. Do đó, người bệnh cần chú ý những điều này để hạn chế tối đa nguy cơ thải ghép.

Ghép thận là cuộc phẫu thuật được thực hiện để thay thế quả thận bị bệnh bằng quả thận khỏe mạnh của người khác. Thận được cấy ghép có thể có nguồn gốc từ người hiến tặng nội tạng đã qua đời hoặc từ người hiến tạng sống. Người hiến tặng một quả thận có thể sống khỏe mạnh với quả thận còn lại.

Trong hầu hết các trường hợp, thận bị bệnh được giữ nguyên trong quá trình ghép thận. Thận ghép được cấy vào vùng bụng dưới ở phía trước của cơ thể.

XEM THÊM: Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân sau ghép thận

Ghép thận là phương pháp điều trị tình trạng suy thận


Thải ghép thận là phản ứng bình thường của cơ thể trước một vật thể lạ. Khi quả thận mới được ghép vào cơ thể người, cơ thể người đó sẽ coi thận mới là mối đe dọa và cố gắng tiết ra kháng thể tấn công để loại bỏ nó mà không nhận ra thận mới được cấy ghép là có lợi với cơ thể.

Để thận được ghép có thể sống thành công trong một cơ thể mới, phải dùng thuốc để đánh lừa hệ miễn dịch chấp nhận việc cấy ghép, không coi đó là một vật thể lạ.

XEM THÊM: Sau khi ghép thận có cần tiêm thuốc chống thải ghép nữa không?

Có nhiều lý do gây thải ghép thận, trong đó chủ yếu là do:

  • Đông máu: Là hiện tượng mạch máu đến thận được cấy ghép bị đông lại làm thận không được cung cấp máu để tồn tại. Điều này có thể xảy ra ngay sau phẫu thuật.
  • Tụ dịch: Thận có thể bị tổn thương nếu có tụ dịch quanh thận do áp lực nếu không được điều trị.
  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng thận có thể gây tổn thương thận vĩnh viễn nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể gây hại cho thận.
  • Các vấn đề về thận của người hiến tặng: Nếu quả thận của người hiến tặng đã gặp vấn đề trước khi cấy thì quả thận sẽ không thể hoạt động tốt trong thời gian dài.
  • Không tuân thủ y lệnh: Ngừng dùng thuốc chống thải ghép hoặc bỏ liều sẽ kích động hệ miễn dịch tiếp tục cố gắng đào thải quả thận đó. Lâu dần sẽ làm tổn thương thận đến mức phải chạy thận nhân tạo.
  • Bệnh tái phát: Căn bệnh đã làm hỏng thận ban đầu của bạn quay trở lại và làm hỏng thận được ghép.
  • Thải ghép cấp tính: Xảy ra ngay sau phẫu thuật cấy ghép hiện nay khá hiếm, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
  • Thải ghép mãn tính: Đây là lý do phổ biến nhất khiến các ca ghép thận thất bại. Đây là tổn thương lâu dài do hệ miễn dịch của cơ thể gây ra vì nhiều lý do khác nhau.

Nhiễm trùng thận là nguyên nhân khiến người bệnh bị thải ghép thận

Mỗi người có thể có các triệu chứng thải ghép thận khác nhau. Dưới đây là các triệu chứng thải ghép thận phổ biến nhất:

  • Sốt
  • Thận hoạt động kém
  • Tăng nồng độ creatinin trong máu
  • Huyết áp cao

Nếu xuất hiện bất kỳ một trong các triệu chứng này, bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ được biết để điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp.

XEM THÊM: Vai trò của siêu âm trong đánh giá các biến chứng sau ghép thận

Chỉ số creatinin cao báo hiệu tình trạng thải ghép thận

Bạn phải dùng thuốc trong suốt phần đời còn lại để chống thải ghép thận. Mỗi cơ thể phù hợp với loại thuốc chống thải ghép khác nhau. Trong đó, có một số loại thuốc được sử dụng phổ biến gồm:

  • Cyclosporine
  • Tacrolimus
  • Azathioprine
  • Mycophenolate mofetil
  • Prednisone
  • Okt3
  • Antithymocyte ig (atgam)

Liều lượng thuốc chống thải ghép sẽ được điều chỉnh tùy thuộc vào phản ứng của cơ thể với thuốc. Thuốc chống thải ghép gây ảnh hưởng lên hệ miễn dịch nên có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cho người bệnh trong thời gian sử dụng thuốc, đặc biệt là vài tháng đầu sau ghép thận, thời điểm cần sử dụng thuốc chống thải ghép với liều cao. Do đó, trong khoảng thời gian này, rất có thể bạn sẽ được kê các đơn thuốc kết hợp để phòng các bệnh nhiễm trùng.

Để cân bằng giữa việc ngừa chống thải ghép và nguy cơ nhiễm trùng, xét nghiệm máu sẽ được thực hiện định kỳ để đảm bảo bạn không nhận quá nhiều hoặc ít thuốc. Chỉ số bạch cầu cũng là một yếu tố quan trọng để điều chỉnh lượng thuốc của bạn.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã đưa thuốc Tacrolimus vào hệ thống chăm sóc và điều trị, nhằm đảm bảo người bệnh được sử dụng chế độ liều tacrolimus phù hợp để tối ưu hóa hiệu quả điều trị, giảm thiểu nguy cơ thải ghép thận cũng như hạn chế các tác dụng không mong muốn của thuốc. Do đó, bệnh viện sẽ giúp bệnh nhân sau ghép thận nâng cao chất lượng cuộc sống và duy trì được chế độ sinh hoạt thường nhật mà người bệnh đã từng có.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: stanfordhealthcare.org, kidney.org

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ đề