Tại sao lại có mụn ruồi

Nó trông bình thường và bà nghĩ có lẽ do nội tiết tố sau khi mang thai.

Nốt ruồi dường như không phát triển, không ngứa hay thay đổi hình dạng, vì vậy bà Liz đã quên mất nó. Rồi một ngày, bà nhận thấy có sự thay đổi.

Nốt ruồi lớn hơn và đã thay đổi hình dạng từ tròn sang lởm chởm và không đối xứng. Bây giờ nó có kích thước bằng đồng xu (đường kính khoảng 18 mm) và có rất nhiều màu nâu khác nhau, theo Daily Mail.

Bà Liz gặp bác sĩ vào ngày hôm sau và được giới thiệu đến một bác sĩ da liễu.

Bác sĩ nói "có thể không sao, nhưng cô nên loại bỏ nó và kiểm tra xem có phải ung thư hay không”, bà Liz nói

Người này nói “có thể ổn", nhưng tôi nên loại bỏ nó và kiểm tra xem có phải ung thư hay không”, Liz nói.

Tại sao lại có mụn ruồi

Không bao giờ nên bỏ qua nốt ruồi xuất hiện sau tuổi 40

Hai tuần sau, bác sĩ gây tê và loại bỏ nốt ruồi và một số mô xung quanh cho bà. Ba tuần sau, bà nhận được kết quả.

Bà Liz nói: “Tôi không quá lo lắng vì nó không ngứa hay chảy máu và vì vậy tôi nghĩ không có gì xấu”.

“Tôi ngồi đối diện với nhà tư vấn và người này bắt đầu nói. Tôi nghe thấy một từ… “ác tính” và tim tôi như ngừng đập", bà Liz kể.

Nốt ruồi là khối u ác tính - dạng ung thư da nguy hiểm nhất, có thể nhanh chóng lây lan sang các nơi khác trên cơ thể và cướp đi sinh mạng của nhiều người.

Nó xảy ra khi các tế bào hắc tố - tế bào tạo ra sắc tố tạo nên màu sắc cho da, phát triển mất kiểm soát, hình thành các khối u.

Mặc dù ung thư có thể bắt đầu từ một nốt ruồi hiện có, nhưng ung thư bắt đầu ở một nốt ruồi mới thường gặp hơn.

Các bác sĩ đã giải thích với Liz rằng vì nốt ruồi của cô ở giai đoạn sớm nhất, nên triển vọng sẽ tốt hơn.

Tại sao lại có mụn ruồi

Nam giới bị u ác tính nhiều hơn nữ, có lẽ do nam giới ít có khả năng đề phòng hoặc kiểm tra da để tìm những thay đổi đáng ngờ

Bức xạ tia cực tím từ mặt trời là nguyên nhân gây ra 9/10 khối u ác tính, các yếu tố khác bao gồm người có làn da trắng, có nhiều nốt ruồi - tổng cộng trên 50 nốt ruồi trên khắp cơ thể và trải qua rám nắng sớm trong cuộc sống cũng có thể làm tăng nguy cơ.

Nam giới bị u ác tính nhiều hơn nữ, có lẽ do nam giới ít có khả năng đề phòng hoặc kiểm tra da để tìm những thay đổi đáng ngờ.

Nhiều người có thể có nốt ruồi “xuất hiện” trong suốt cuộc đời của họ, điều này là bình thường.

Nhưng một nốt ruồi mới xuất hiện sau tuổi 40 cần được theo dõi chặt chẽ vì nốt ruồi phát triển sau tuổi này là điều bất thường, tiến sĩ Rachel Abbott, chuyên gia tư vấn da liễu ở Bệnh viện Đại học Wales, phát ngôn của tổ chức bệnh về da của Anh British Skin Foundation, lưu ý, theo Daily Mail.

Bà Abbott nhấn mạnh một nốt ruồi không ngứa mới là u ác tính. Và trong khi các khối u ác tính bắt đầu trong các tế bào hắc tố - các tế bào sắc tố - chúng không phải lúc nào cũng có màu đen hoặc nâu. Chúng cũng có thể có màu da, hồng, đỏ, tím, xanh hoặc trắng - và thậm chí có thể không bắt đầu như một nốt ruồi.

Thực tế, u ác tính thường phát sinh từ làn da bình thường, bà Abbott nói. Bà nói thêm rằng lý do khiến nốt ruồi thay đổi màu sắc khi khối u ác tính tiến triển là do các tế bào hắc tố lan sâu hơn vào da, khiến nó có vẻ ngoài “hơi xanh”, theo Daily Mail.

Sau khi được chẩn đoán, bà Liz đã được phẫu thuật để cắt bỏ và kiểm tra xem có sự lây lan của ung thư hay không.

Cuối cùng sau 6 tuần chờ đợi, cô được bác sĩ cho biết ung thư chưa di căn và không cần điều trị thêm.

Bà nói: “Tôi muốn kể câu chuyện của mình để những người khác biết rằng một nốt ruồi có thể trông bình thường, nhưng bạn đừng bao giờ bỏ qua nó”.

Cứ 100 trẻ sơ sinh được sinh ra thì lại có 1 trẻ có một nốt ruồi. Những dấu nốt này được gọi là nốt bẩm sinh. Các loại nốt ruồi khác nhau thường mọc trong 20 năm đầu đời, mặc dù mọi lứa tuổi đều có thể mọc. Nốt ruồi có thể phát triển theo thời gian hoặc xuất hiện bất ngờ.

Nội dung chính bài viết:

  • Nốt ruồi hình thành bởi các tế bào sắc tố melanocyte, có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên da mà nguyên nhân mọc nốt ruồi thì chưa ai biết chính xác.
  • Nốt ruồi có thay đổi theo thời gian.
  • Hầu hết nốt ruồi không nguy hiểm nhưng gần 50% các khối u ác tính (1 loại ung thư da) bắt đầu ở nốt ruồi.
  • Theo dõi nốt ruồi của bé, nếu nhận thấy sự bất thường hãy đưa bé đi khám.
  • Nốt ruồi xuất hiện chủ yếu do gen di truyền nhưng tiếp xúc nhiều với ánh nắng có thể làm tăng số lượng nốt ruồi và làm sậm màu hơn những nốt đã có.

Nốt ruồi là gì?

Nốt ruồi là những dấu, vết trên da. Chúng có thể phẳng, dẹt, nằm sát mặt da hoặc trồi lên, to hoặc nhỏ, hình bầu dục hoặc tròn, đốm hoặc có màu.

Chúng hình thành bởi các tế bào sắc tố, được gọi là melanocyte, có thể có màu sắc từ màu xám đến màu hồng, nâu hoặc đen. Chúng có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên da. Không ai biết chính xác nguyên nhân mọc nốt ruồi, nhưng hầu hết mọi người đều có ít nhất một vài nốt.

Nốt ruồi có thay đổi theo thời gian không?

Có, nốt ruồi thường trải qua một vòng đời khoảng 50 năm thay đổi dần dần. Thông thường chúng bắt đầu phẳng, dẹt như tàn nhang, sau đó to dần theo thời gian. Chúng thường trở nên tối màu hơn trong suốt thời kỳ thiếu niên, trong khi mang thai và khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Một số còn phát triển lông và một số trở nên to hơn và nhạt màu hơn.

Nốt ruồi có nguy hiểm không?

Hầu hết nốt ruồi không nguy hiểm, nhưng gần 50% các khối u ác tính (một loại ung thư da nghiêm trọng) là bắt đầu ở nốt ruồi.

Tin tốt là, u ác tính là rất hiếm ở trẻ nhỏ, nên bạn không cần quá lo lắng nếu bé có một nốt ruồi trên người. Nhưng cũng nên cẩn thận kiểm tra chúng. Hắc tố melanoma bắt đầu xuất hiện sớm vào những năm tuổi thiếu niên.

Một số nốt ruồi nguy hiểm hơn những nốt ruồi khác. Một nốt ruồi bẩm sinh – nghĩa là bé sinh ra đã có – thường có xu hướng phát triển u ác tính. Trong trường hợp này bác sĩ nên kiểm tra bất cứ nốt ruồi bẩm sinh nào khi đi khám nhi khoa và giới thiệu bé với bác sĩ da liễu nếu cần đánh giá thêm.

Một loại nốt ruồi khác có nhiều khả năng phát triển khối u ác tính hơn đó là nốt sưng phình, hoặc nốt ruồi không điển hình (không có viền rõ ràng như các nốt ruồi điển hình bình thường). Những nốt này lớn hơn đầu tẩy bút chì và có hình dạng bất thường. Thông thường chúng có màu sắc không đều, đường viền không rõ nét và các điểm nâu đậm. Đôi khi có những chấm màu đen trên các cạnh nốt. Bác sĩ hoặc bác sĩ da liễu sẽ muốn kiểm tra bất cứ nốt ruồi không điển hình nào.

Nên làm gì để theo dõi nốt ruồi của bé?

Ngoài việc cho con đi khám bác sĩ định kỳ để được theo dõi, bạn nên theo dõi chính con mình. Học viện Da liễu Hoa Kỳ có một số hướng dẫn để giúp bạn xác định xem liệu một nốt ruồi có cần theo dõi y khoa bởi các bác sĩ chuyên môn hay không. Chúng được gọi là ABCD

  • A là bất đối xứng (asymmetry) – nếu một nửa nốt ruồi không khớp, đối xứng với nửa kia
  • B là ranh giới, viền (border) của nốt ruồi – nếu viền nốt ruồi dạng khía, không đều, mờ
  • C là màu sắc (color) - Nốt ruồi kết hợp nhiều màu nâu, đen, xám thay vì một màu nhất định
  • D là đường kính (diameter) - Những nốt ruồi có đường kính lớn hơn đầu tẩy bút chì (khoảng 6mm)

Nếu bạn nhận thấy bất cứ vấn đề gì với các dấu hiệu A, B, C, D hãy cho bé đi khám bác sĩ. Ngoài ra nếu nốt ruồi thấy rõ là đang phát triển, ngứa ngáy hoặc chảy máu cũng nên cho bé đi khám.

Có nên tẩy nốt ruồi cho bé không?

Thường thì không cần, nhưng nếu con bạn có nốt ruồi ở vị trí hay bị cọ sát khiến không thoải mái, hãy nói chuyện với các bác sĩ về các biện pháp. Nốt ruồi có thể dễ dàng được tẩy đi tại phòng khám bác sĩ.

Có cách nào ngăn chặn nốt ruồi phát triển không?

Đây chủ yếu là vấn đề gen di truyền, nhưng tiếp xúc với ánh nắng nhiều cũng có thể làm tăng số lượng nốt ruốt và làm sậm màu hơn những nốt đã có, đặc biệt là ở những người có làn da sáng hơn. Vì vậy bạn có thể muốn tránh bé ra ngoài ánh nắng mặt trời trong giờ cao điểm. Khi ra ngoài trời hãy chắc chắn bôi kem chống nắng cho con, chọn công viên và sân chơi có nhiều bóng râm, cho bé đội mũ rộng vành mặc quần áo dài hoặc bất cứ đồ gì phù hợp với thực tế.

Ở một số vị trí như lòng bàn tay, bàn chân, đầu,… nốt ruồi được xem là nguy hiểm vì có thể tiến triển thành ung thư.

Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn – Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương – cho biết nốt ruồi là tên gọi để chỉ các nốt đen, nâu trên da. Nhiều bệnh lý có thể gây nên các nốt này. Tuy nhiên, nốt ruồi được hiểu thông dụng nhất là các bớt sắc tố.

Nốt ruồi bắt đầu mọc từ khi nào?

Theo bác sĩ Sơn, có hai dạng nốt ruồi (bớt sắc tố) là bẩm sinh và mắc phải. Nốt ruồi bẩm sinh xuất hiện từ khi trẻ vừa chào đời hoặc trong khoảng thời gian trước 2 tuổi. Nốt ruồi mắc phải xuất hiện sau 2 năm đầu, nhưng bản chất của chúng vẫn có nguồn gốc từ bào thai. Đa số nốt ruồi mọc sau giai đoạn 2 tuổi.

Tại sao lại có mụn ruồi

Tại sao nốt ruồi có các màu khác nhau?

Lý giải nguyên nhân nốt ruồi có các màu khác nhau như đen, nâu, xanh,… thạc sĩ Sơn cho hay các tế bào sắc tố chứa các hoạt chất có màu khác nhau, tùy theo vị trí, mức độ đậm đặc của các sắc tố, độ nông sâu của nốt ruồi mà chúng có biểu hiện màu ra bên ngoài khác nhau. Trong đó, đa số là màu đen, một số ít có màu nâu. Về bản chất, các nốt ruồi là giống nhau.

Những vị trí dự báo ung thư?

Bác sĩ Sơn cảnh báo do bản chất của nốt ruồi là tổn thương tế bào sắc tố da, những tế bào này có nguy cơ nhất định về ung thư hóa. Trong đó, nốt ruồi bẩm sinh khổng lồ có nguy cơ tiến triển ung thư cao nhất, tỷ lệ 13%. Bên cạnh đó, ở một số vị trí như lòng bàn tay, bàn chân, vùng bán niêm mạc, trên đầu,… nốt ruồi cũng được xem là nguy hiểm vì có thể tiến triển thành ung thư.

Các nốt ruồi ở vị trí khác khi có sự thay đổi nhất định cũng trở thành dấu hiệu cảnh báo ung thư.

– Thay đổi về kích thước: Những nốt ruồi bẩm sinh nhưng lớn nhanh hơn sự phát triển của cơ thể.

– Thay đổi về màu sắc: Đang đậm chuyển nhạt, đang nhạt chuyển đậm hoặc chuyển loang lổ, xuất hiện thêm màu khác.

– Thay đổi về bề mặt: Nốt ruồi đang nhẵn nhui, nhô hẳn lên.

– Thay đổi về ranh giới: Nếu như đường viền ngoài của nốt ruồi bị mờ, không rõ nét đường biên giữa da và nốt ruồi, khác thường với các nốt ruồi khác thì đó cũng có thể là cảnh báo ung thư. Các thương tổn của khối u ác tính thường là nguyên nhân làm mờ các đường biên của nốt ruồi lạ trên da.

Ngoài ra, một số triệu chứng khác viêm, chảy máu, loét ngứa,… từ nốt ruồi, cũng cần lưu ý đến nguy cơ ung thư.

“Đó là những dấu hiệu báo trước. Lúc đó, người dân rất cần đến khám bác sĩ. Để điều trị ung thư từ nốt ruồi, người bệnh sẽ được phẫu thuật cắt bỏ nốt ruồi. Ngoài ra, nếu chúng xuất hiện ở các vị trí nguy cơ như lòng bàn tay, bàn chân, vùng bán niêm mạc, trên đầu,… cũng được khuyến cáo nên loại bỏ chúng càng sớm càng tốt”, thạc sĩ Sơn cho hay.

Nguồn: https://news.zing.vn