Tại sao mắt lại sưng

Sưng mí mắt là hiện tượng khá thường gặp và trong cuộc đời mỗi người đều có thể bị ít nhất là một lần, thậm chí là thường xuyên. Cùng các chuyên gia đến từ MEDLATEC tìm hiểu xem đâu là nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này cũng như cách xử lý và phòng ngừa nhé.

1. Sưng mí mắt là bệnh gì?

Sưng mí mắt là tình trạng mí mắt trên, dưới hoặc cả hai bị sưng phù. Cùng với sưng mí, bạn có thể gặp các triệu chứng kèm theo như: cộm, ngứa, đau, rát, thậm chí không thể mở mắt ra được.

Sưng mí mắt là hiện tượng thường gặp

Phần lớn các trường hợp mí mắt bị sưng không gây nguy hiểm. Song đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về mắt, cần được điều trị càng sớm càng tốt.

2. Nguyên nhân sưng mí mắt

Mí mắt bị sưng có thể là do những nguyên nhân thông thường song cũng có thể là triệu chứng của bệnh lý.

Nguyên nhân thông thường

- Do dị ứng: Thủ phạm dẫn đến hiện tượng này ở ngay xung quanh chúng ta, đó có thể là mỹ phẩm, bụi, lông vật nuôi hoặc phấn hoa. Bên cạnh sưng mí, mắt bị dị ứng còn có thêm các triệu chứng như: đỏ, ngứa, có thể chảy nước mắt.

Dị ứng mỹ phẩm hoặc làm sạch không đúng cách có thể gây sưng mí mắt

- Do kiệt sức: khi cơ thể bị kiệt sức, các mô ở mắt sẽ có hiện tượng giữ nước qua đêm dẫn đến việc bị sưng vào sáng hôm sau.

- Khóc: Khi chúng ta khóc, máu sẽ tăng cường đến các mô ở xung quanh mắt. Đặc biệt, nếu khóc quá nhiều, có thể khiến các mao mạch quanh mắt bị vỡ dẫn đến tròng mắt bị đỏ, mí mắt bị sưng và đau nhức.

Nguyên nhân bệnh lý

- Mắt bị lẹo: đây là bệnh nhiễm trùng, thường xảy ra ở gốc mi hoặc tuyến dầu. Ban đầu, nó sẽ xuất hiện dưới dạng nốt đỏ, hơi sưng. Sau đó, lẹo sẽ thành dạng giống như mụn mủ, có nhân. Lẹo xuất hiện nhiều ở mí trên, có thể lây lan và hay tái phát nếu không được điều trị.

Lẹo mắt có thể lây lan và thường tái phát

- Mắt bị chắp: Chắp không phải là dạng nhiễm trùng giống như lẹo mà là sự bít tắc của một tuyến bã nhờn ở mi mắt. Chắp trông giống như nốt mụn mủ, có thể rất lớn song ít khi gây hại và cũng thường tái phát nhiều lần.

- Bệnh viêm mô tế bào hốc mắt: đây là một dạng nhiễm trùng ở sâu trong mô mí mắt. Bệnh rất dễ lây lan, không chỉ khiến cho mắt bị sưng mà còn gây đau đớn.

- Bệnh Herpes mắt: là bệnh lý gây ra bởi sự xâm nhập của virus Herpes vào trong và xung quanh mắt. Biểu hiện là các mụn rộp nhỏ li ti, sưng đỏ nhưng không có các tổn thương rõ ràng.

- Bệnh Grave: là một dạng rối loạn nội tiết khiến cho tuyến giáp hoạt động quá mức, sinh ra chất chống nhiễm trùng trong mắt. Chính những kháng thể này khiến cho mí mắt bị sưng viêm.

- Bệnh viêm bờ mi: có thể khiến cho mí mắt nhờn và có vảy quanh lông mi. Đây là bệnh mạn tính, có thể diễn biến thành một đợt nặng rồi giảm dần, khiến cho mi mắt viêm, đau và ngứa.

- Tắc tuyến lệ: là hiện tượng tuyến lệ bị tắc khiến cho nước mắt không thể chảy ra ngoài. Lúc này, mí mắt bị đau, đỏ, mắt có thể xuất hiện nhiều dử ngay cả vào ban ngày.

- Bị đau mắt đỏ: là tình trạng mắt bị nhiễm virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm hoặc bị dị ứng,… Triệu chứng là mắt bị đỏ hoặc hồng, mí bị sưng, đau.

3. Phòng ngừa tình trạng sưng mí mắt

Việc phòng ngừa tình trạng sưng mí mắt có thể hiệu quả đối với những nguyên nhân thông thường. Theo đó, chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp như sau:

  • Phòng tránh các nguyên nhân có thể gây dị ứng cho mắt như: bảo vệ mắt khỏi bụi, ô nhiễm bằng cách đeo kính khi đi ngoài đường, lựa chọn đồ trang điểm, dưỡng da an toàn, nên thử sản phẩm trước khi sử dụng.

  • Nếu sử dụng kính áp tròng, cần đảm bảo vệ sinh đúng theo khuyến cáo.

  • Hạn chế đụng chạm lên mắt, không dụi mắt.

  • Bảo đảm cho mắt được nghỉ ngơi đầy đủ, ăn các loại thực phẩm có lợi cho mắt.

  • Duy trì việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cho mắt và cơ thể.

Đeo kính râm để bảo vệ mắt khi đi ra ngoài trời nắng

4. Làm gì khi bị sưng mí mắt?

Không phải tất cả các trường hợp bị sưng mí mắt đều phải đến gặp bác sĩ. Đối với những nguyên nhân thông thường như: dị ứng mỹ phẩm, khóc, kiệt sức, bạn có thể tự điều trị tại nhà. Nếu là do khóc hay kiệt sức thì chỉ cần nghỉ ngơi, có thể chườm lạnh để nhanh giảm sưng. Nếu là do mỹ phẩm thì cần làm sạch mắt kỹ sau khi trang điểm và ngừng sử dụng lại các loại mỹ phẩm gây dị ứng.

Với những trường hợp bị sưng đỏ, đau và kéo dài, bạn nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị. Bác sĩ sẽ kiểm tra mắt và các triệu chứng đi kèm, có thể cần lấy mẫu dịch ở mắt để xét nghiệm.

Nếu mắt bị chắp, lẹo, có thể dùng gạc nhúng nước ấm rồi đắp để giảm đau nhức và đợi cho nốt chắp, lẹo tự vỡ. Bác sĩ cũng có thể kê thêm thuốc mỡ bôi trị lẹo, chắp tại nhà.

Nếu mắt dị ứng, bác sĩ có thể chỉ định thuốc nhỏ mắt kháng histamin hoặc các thuốc steroid nhằm giảm các triệu chứng khó chịu hoặc giúp giảm viêm.

Các tình trạng đau mắt đỏ hoặc Herpes mắt, trong những trường hợp nặng, có thể dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus Herpes.

Trong trường hợp có các triệu chứng nghi ngờ của bệnh Grave, bạn cần làm xét nghiệm để chẩn đoán và điều trị.

Dựa vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp. Trong trường hợp sưng mí mắt cùng với những triệu chứng như: sốt, sưng đỏ, sưng nặng và kích ứng và đau không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên sớm đến gặp bác sĩ.

Sưng mí mắt là hiện tượng thường gặp song cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý về mắt. Chính vì vậy, bạn nên lựa chọn những cơ sở khám, chữa bệnh uy tín như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Bác sĩ khám mắt cho người bệnh tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Đến với Chuyên khoa Mắt, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bạn sẽ được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ đầu ngành, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn cùng hệ thống trang thiết bị tiên tiến với các dịch vụ:

  • Khám và tư vấn cách chăm sóc, bảo vệ mắt.

  • Khám và điều trị các tật khúc xạ học đường.

  • Khám cũng như điều trị các bệnh lý về mắt.

  • Thực hiện hơn 20 loại tiểu phẫu khác nhau liên quan tới mắt.

Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách vui lòng gọi điện đến Tổng đài chăm sóc khách hàng 1900 56 56 56 của Hệ thống y tế MEDLATEC.

Thức dậy với một đôi mắt sưng húp và tệ hơn là quầng thâm, bọng mắt đi kèm thực sự khiến bạn tự ti khi đi ra ngoài. Tại sao lại xảy ra điều này? Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến chất lỏng tích tụ dưới mô da quanh vùng mắt gây sưng và vì đây là vùng da mỏng nhất trên cơ thể nên mọi dấu hiệu sưng tấy sẽ xuất hiện một cách rất rõ ràng.

Sự tích tụ chất lỏng này có thể là vì những lý do không quá nghiêm trọng như ngủ không đủ giấc hoặc ăn thức ăn có chứa quá nhiều natri nhưng cũng có thể là dấu hiệu của sự nhiễm trùng, các bệnh về mắt. Chúng ta hãy cùng nghe các bác sỹ lý giải nguyên nhân và tìm lại sự tươi sáng cho cửa sổ tâm hồn.

Dị ứng

Vùng da quanh mắt rất mỏng và nhạy cảm. Khi vô tình tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng trong không khí như phấn hoa, vảy của lớp sừng trên da động vật, bụi bặm thì việc sưng tấy là hệ quả tất yếu. Ngoài ra, chất gây dị ứng cũng có thể đi qua đường mũi.

Để giảm sưng mắt do dị ứng, bạn có thể dùng nước muối để rửa trôi tác nhân gây dị ứng trong mắt. Đối với triệu chứng xuất hiện trên vùng da mi mắt, bạn có thể tra thuốc mỡ để làm dịu và giảm mẩn đỏ. Xịt rửa mũi làm giảm áp suất trong khoang mũi từ đó làm giảm sưng mắt. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nhỏ mắt và xịt mũi không nên kéo dài lâu vì nó có thể làm bạn phụ thuộc vào chúng. Hãy xin ý kiến bác sỹ về thời gian chính xác bạn có thể sử dụng từng loại thuốc.

Mặc dù khó để tránh hoàn toàn các tác nhân gây dị ứng bên ngoài, đặc biệt vào mùa thu và mùa xuân khi cây cối tiết ra nhiều loại phấn hoa, bạn có thể hạn chế bằng cách luôn đóng cửa sổ trong thời gian này, thay quần áo sau khi đi ra ngoài về và sử dụng bộ lọc không khí trong nhà .

Đau mắt đỏ

Căn bệnh về mắt vô cùng dễ lây này tạo ra cho mắt một màng nhầy khiến cho mắt đỏ và sưng lên. Không dễ để xác định bạn bị đau mắt đỏ do virus hay do vi khuẩn. Đau mắt đỏ do virus thường kèm theo chảy nhiều nước mắt và thường không quá nghiêm trọng. Mặt khác đau mắt đỏ do vi khuẩn thường kèm theo nhiều rỉ mắt xanh, vàng.

Nếu bị đau mắt đỏ do virus, bạn có thể có những triệu chứng như bị cảm lạnh và thường có liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp trên. Bạn sẽ xuất hiện triệu chứng ở một bên mắt và lan sang bên còn lại.

Bệnh đau mắt đỏ không có nhiều dấu hiệu cảnh báo. Một khi bạn nhận thấy các triệu chứng của bệnh do vi khuẩn, cần lập tức kiểm tra với bác sĩ nhãn khoa để được dùng thuốc kháng khuẩn.

Đau mắt đỏ thường tự khỏi sau 5 – 10 ngày. Nếu bạn nhận thấy phần sưng đỏ không biến mất hoặc có bất cứ thay đổi nào về thị lực, hãy nhanh chóng gặp bác sĩ.

Đeo kính áp tròng quá lâu

Việc này có thể làm mắt bạn sưng tấy. Kính áp tròng là một rào cản ngăn oxy đi vào mắt, làm giác mạc của bạn sưng lên và còn khủng khiếp hơn nếu bạn đi ngủ mà quên chưa tháo bỏ kính áp tròng. Khi đó, bạn đang tạo áp lực vô cùng lớn cho giác mạc.

Vì thế, thay vì chờ đến tận trước khi đi ngủ, hãy bỏ chúng ra vào buổi tối. Hãy đảm bảo rằng bạn không đeo kính áp tròng khi đi ngủ.

Khóc

Tại sao mắt bạn lại sưng lên mỗi khi khóc? Bởi hàm lượng muối cao trong nước mắt chảy vào các mô mắt làm chúng sưng lên. Để giảm sưng, bạn có thể chườm lạnh cho mắt trong một vài phút. Một chút nước lạnh hoặc kem che khuyết điểm có thể che đậy, tuy nhiên thì kem che khuyết điểm thì không thực sự hữu ích lắm đâu, các bạn ạ!

Tiêu thụ quá nhiều natri

Natri làm cơ thể bạn giữ nước hơn và các mô quanh mắt cũng vậy. Natri là khoáng chất chính trong muối, chúng có nhiều trong các loại thực phẩm đông lạnh, thực phẩm chế biến sẵn, bánh mì, khoai tây chiên… và là nguyên nhân gây sưng mắt.

Uống quá nhiều rượu

Rượu gây ra rất nhiều vấn đề cho cơ thể. Rượu làm hạ thấp hormones chống lợi tiểu trong cơ thể và gây ra sưng phù. Ngoài ra, chúng còn gián tiếp gây ra hậu quả là đôi mắt sưng húp bởi chúng khiến bạn thường khó ngủ hơn hoặc ngủ không sâu giấc. Một giấc ngủ kém chất lượng cũng khiến tích tụ chất lỏng quanh mắt. Để tránh được những điều trên, hãy hạn chế uống rượu và chỉ dùng nó cho những dịp đặc biệt.

Chất làm ngọt nhân tạo

Giống như đường, chất làm ngọt nhân tạo cũng làm trầm trọng thêm tình trạng viêm nhiễm của cơ thể bao gồm cả mắt. Chất làm ngọt nhân tạo cũng khiến bạn bị đầy hơi đồng thời ảnh hưởng đến mắt của bạn. Hãy sử dụng các thức uống ăn kiêng và các sản phẩm chứa đường giả thay thế. Bạn cũng có thể nạp vào cơ thể các thực phẩm chống viêm như quả mọng, cà chua hay gừng để giảm thiểu tình trạng này.

Nhạy cảm với hương thơm

Nước hoa hay các sản phẩm chứa mùi thơm cũng có thể khiến mắt sưng lên. Hãy sử dụng những sản phẩm không mùi và tránh xịt nước hoa gần mặt. Một nghiên cứu được đưa ra vào tháng 3/2017 cho thấy nước hoa còn liên quan đến chứng đau nửa đầu và khó thở.

Vấn đề tuổi tác

Bạn có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế rượu bia và luôn ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm nhưng vẫn có bọng mắt? Đơn giản bởi một vài người trong chúng ta có yếu tố di truyền và điều này thường biểu lộ ở giai đoạn 30-40 tuổi (hoặc trẻ hơn).

Khi bạn già đi, các chất cặn mỡ sẽ khiến vùng da mắt trùng xuống, các mô và cơ xung quanh mắt cũng yếu đi gây ra hiện tượng sưng. Tuy nhiên, vẫn có nhưng cách để làm giảm quá trình lão hóa ví dụ như không hút thuốc, giữ cho da luôn đủ độ ẩm và tăng cường collagen đều có thể giảm trùng , nhão làn da. Các loại kem mắt có thể khiến da mắt săn chắc hơn. Phẫu thuật tạo hình mí mắt, cắt bọng mắt cũng là một phương pháp bạn có thể cân nhắc.

Không ngủ đủ giấc

Thiếu ngủ khiến mắt có quầng thâm và cũng gây nên tình trạng sưng mắt. Tuy không gây ra bọng mắt nhưng thiếu ngủ cũng khiến dấu hiệu này rõ rệt hơn. Hãy tạo ra một môi trường thích hợp cho giấc ngủ. Đừng ăn hay xem ti vi quá lâu trên giường ngủ, cũng đừng sử dụng các thiết bị đọc sách. Ánh sang xanh từ các thiết bị điện tử cũng là thủ phạm khiến bạn khó ngủ.

Bạn đang "đến ngày"

Bạn đã biết về cảm giác nặng nề của hội chứng tiền kinh nguyệt diễn ra khoảng 1 tuần trước chu kỳ của bạn hoặc ngay cả trong một vài ngày đầu tiên của chu kỳ chưa? Điều này cũng có thể khiến mắt bạn hơi sưng lên.

Nó có liên quan đến sự biến động về hormones xảy ra vào "ngày đèn đỏ". Sự thay đổi của estrogen và progesterone khiến cơ thể giữ nước. Trong giai đoạn đặc biệt này của tháng, nó có thể góp phần làm mắt sưng hơn.

Càng đến những ngày cuối chu kỳ, hiện tượng sưng sẽ giảm dần. Bạn có thể khắc phục bằng cách chườm lạnh cho mắt hoặc uống nhiều nước hơn để thanh lọc chất thải trong cơ thể. Ngoài ra, có thể sử dụng các loại kem mắt và huyết thanh có chứa caffeine để làm giảm sưng, bọng mắt.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online!

Video liên quan

Chủ đề