Tại sao người già bị lẫn

Lú lẫn hay còn được gọi là bệnh lẫn ở người già. Tuy nhiên, lú lẫn là một tình trạng mà người mắc phải thiếu khả năng suy nghĩ logic và nhanh chóng như bình thường có thể gặp phải ở bất kỳ ai, tùy vào nguyên nhân gây bệnh.

Vậy đâu là những nguyên nhân dẫn đến lú lẫn? Và những lưu ý cần biết khi chăm sóc người bị lú lẫn là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Hello Bacsi để biết nhé!

Tìm hiểu chung

Lú lẫn là bệnh gì?

Lú lẫn là tình trạng người bệnh không có khả năng suy nghĩ rõ ràng hoặc nhanh chóng như bình thường. Bạn có thể cảm thấy mất phương hướng và gặp khó khăn để chú ý, ghi nhớ và ra quyết định. Ở trạng thái cực kì nghiêm trọng, bệnh có tên gọi là mê sảng.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lú lẫn là gì?

Các triệu chứng thường gặp của lú lẫn bao gồm:

  • Suy nghĩ lộn xộn hay vô tổ chức;
  • Nói líu nhíu từ ngữ hoặc ngập ngừng kéo dài khi phát biểu;
  • Phát biểu bất thường hay không tỉnh táo;
  • Thiếu nhận thức về vị trí hay thời gian;
  • Quên mất nhiệm vụ ngay cả khi đang thực hiện;
  • Thay đổi cảm xúc đột ngột, chẳng hạn như kích động đột ngột;
  • Có hành vi không bình thường, kỳ lạ hoặc kích động;
  • Gặp khó khăn trong việc giải quyết những vấn đề rắc rối hoặc các công việc mà vốn dĩ trước đây khá dễ dàng để làm;
  • Không biết mình đang ở đâu hay không nhận ra thành viên trong gia đình hoặc người quen;
  • Ảo tưởng;
  • Nhìn thấy, nghe, cảm giác, ngửi hoặc nếm những thứ không thực sự tồn tại (ảo giác hay ảo tưởng);
  • Nghi ngờ vô căn cứ rằng những người khác đang ở phía sau hoặc muốn làm hại bạn (hoang tưởng).

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Bạn nên đến khám bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau:

  • Chóng mặt;
  • Tim đập loạn nhịp;
  • Da lạnh ẩm;
  • Sốt;
  • Đau đầu;
  • Run rẩy;
  • Thở không đều;
  • Lẫn lộn đến đột ngột ở người có bệnh tiểu đường;
  • Lẫn lộn xuất hiện sau một chấn thương đầu;
  • Mất ý thức bất cứ lúc nào.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây ra bệnh lú lẫn?

Có nhiều nguyên nhân có thể gây lú lẫn, có thể là các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc thiếu hụt vitamin. Nhiễm độc rượu cũng là nguyên nhân phổ biến gây lú lẫn. Các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Chấn động: là một tổn thương não do chấn thương đầu gây ra. Chấn động có thể làm thay đổi mức độ tỉnh táo, phán quyết, phối hợp vận động và lời nói của một người. Bạn có thể ra ngoài nếu đang chấn động, nhưng có thể không hề biết điều đó. Bạn có thể bị lú lẫn do chấn động sau vài ngày bị thương;
  • Mất nước: cơ thể mất nước mỗi ngày qua mồ hôi, nước tiểu và các chức năng khác của cơ thể. Nếu không thường xuyên bổ sung lượng nước mất đó, bạn sẽ bị thiếu nước. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến lượng chất điện giải (khoáng chất) và gây ra những vấn đề khiến cơ thể không thể hoạt động bình thường;
  • Thuốc: một số loại thuốc có thể gây lú lẫn. Việc dùng thuốc không theo quy định của bác sĩ cũng có thể gây lú lẫn và triệu chứng bệnh sẽ hết khi bạn ngừng thuốc. Lú lẫn là dấu hiệu phổ biến nhất của biến chứng liên quan đến điều trị ung thư. Hóa trị, trong đó sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư, cũng thường ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh. Hóa trị có thể gây hại đến các dây thần kinh và ảnh hưởng đến chức năng não, gây ra lú lẫn;
  • Nguyên nhân khác: lú lẫn có thể do một số yếu tố khác nhau gây ra, bao gồm: sốt; nhiễm trùng; đường huyết thấp; nhiệt độ cơ thể giảm nhanh đột ngột; phiền muộn; nhiễm độc rượu hay thuốc; u não; bệnh ở người lớn tuổi, chẳng hạn như mất chức năng não (mất trí nhớ); bệnh thần kinh, như đột quỵ; thiếu ngủ (mất ngủ); nồng độ oxy thấp, ví dụ như bệnh phổi mạn tính; thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là niacin, thiamin hoặc vitamin B12; động kinh.

Nguy cơ mắc phải

Lú lẫn là tình trạng có thể cảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh lú lẫn?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải lú lẫn, chẳng hạn như:

  • Tuổi tác cao: một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất;
  • Nhập viện;
  • Phục hồi sau phẫu thuật;
  • Lạm dụng ma túy;
  • Nghiện rượu;
  • Có bệnh lý não tiềm ẩn.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh lú lẫn?

Bác sĩ sẽ khám sức khỏe và đặt câu hỏi để tìm ra triệu chứng lú lẫn. Các câu hỏi sẽ giúp bác sĩ nhận ra người bệnh có biết về thời gian và vị trí hiện tại của mình. Bạn cũng có thể được hỏi về các bệnh gần đây hoặc những câu hỏi liên quan khác. Các xét nghiệm bao gồm:

  • Xét nghiệm máu;
  • Chụp CT đầu;
  • Điện não đồ (EEG);
  • Kiểm tra tình trạng tâm thần;
  • Kiểm tra bệnh học thần kinh;
  • Xét nghiệm nước tiểu.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh lú lẫn?

Việc điều trị lú lẫn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh, ví dụ như nếu nhiễm trùng gây ra lú lẫn thì điều trị nhiễm trùng sẽ hết lú lẫn.

Chăm sóc người bị lú lẫn

Những lưu ý khi chăm sóc người bệnh nhằm hạn chế diễn tiến của bệnh lú lẫn

Trước hết bạn không nên để một người lú lẫn ở một mình. Để an toàn, người bệnh cần có người chăm sóc. Và trong khi chăm sóc người bệnh lú lẫn, bạn nên:

  • Luôn giới thiệu về bản thân, dù cho người bệnh biết bạn rõ tới mức nào;
  • Thường xuyên nhắc vị trí, địa điểm họ đang đứng;
  • Mang theo lịch và đồng hồ bên người;
  • Nói chuyện về các sự kiện hiện tại và kế hoạch trong ngày;
  • Cố gắng giữ cho môi trường xung quanh yên tĩnh và thanh bình.

Đối với lú lẫn đột ngột do lượng đường trong máu thấp (ví dụ như uống các loại thuốc trị tiểu đường), người bệnh nên uống hoặc ăn một món ăn ngọt. Nếu lú lẫn kéo dài hơn 10 phút, người bệnh cần phải đi cấp cứu ngay.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Cơm ăn rồi cứ bảo “chưa ăn, nó bỏ đói bà”, thậm chí mắc tiêu tiểu, đi cả ra quần cũng không biết... Chứng bệnh này là Alzheimer, có thể chữa được nếu phát hiện sớm.

. Xin bác sĩ cho biết bệnh sa sút tâm thần Alzheimer được nhận biết như thế nào và diễn tiến bệnh ra sao?

+ Đầu tiên là thay đổi tính tình và giảm trí nhớ. Người bệnh dễ mệt mỏi, tức giận hoặc lo âu, thường hay quên đồ dùng mình để chỗ nào nên mất thời gian tìm kiếm hoặc nghĩ rằng có kẻ lấy cắp. Khi ủi quần áo hoặc vặn nước thường quên tắt sau khi làm xong. Dần dần, trí nhớ người bệnh ngày càng giảm sút, khó hòa nhập môi trường xã hội chung quanh. Họ quên tên đồ đạc, quên tên bạn thân, không hiểu các con số trên hóa đơn, không hiểu những câu trong sách báo, ăn mặc không phù hợp hoàn cảnh.

Cuối cùng, người bệnh trở nên lú lẫn, không biết ngày tháng năm, không nói được địa chỉ đang sống. Nếu đi khỏi nhà thì thường lang thang và không tìm được đường về, không thể nói chuyện mạch lạc, không nhận ra con cái, quên cách tắm rửa, ăn uống...

. Bệnh này có gây nguy hiểm gì không, thưa bác sĩ?

+ Đây là một loại bệnh nặng vì cuối cùng nó sẽ làm cho người ta trở thành tàn phế, thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Bệnh nhân mặc dù còn đi lại được nhưng hoàn toàn không nhớ gì cả, không nhận thức về môi trường xung quanh, phải có người theo chăm sóc cả ngày.

Khi thấy người già có biểu hiện quên ngày càng tăng thì nên đưa họ đi khám ngay. Ảnh: HTD

Nếu không điều trị thì sự giảm khả năng trí tuệ ngày càng nặng dần và ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra, bệnh còn làm cho bệnh nhân tăng nguy cơ té ngã, dễ bị bệnh khác kèm theo mà không biết do bệnh nhân không phàn nàn, không khai bệnh. Một số bệnh nhân giai đoạn cuối không đi lại được, chỉ nằm một chỗ. Cuối cùng, họ thường chết vì suy dinh dưỡng (không biết đòi ăn khi đói) hay do các bệnh lý đa khoa khác như viêm phổi (do lạnh nhưng không biết kêu để mặc áo ấm hoặc sốt nhưng người nhà không biết), cao huyết áp, loét nhiễm trùng...

. Nguyên nhân gây bệnh?

57,7% bệnh nhân sa sút tâm thần trên thế giới hiện đang sống tại các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp. Bác sĩ John M. Ringman, phụ tá giám đốc Trung tâm Mary S. Easton trong chương trình nghiên cứu bệnh Alzheimer, đồng thời là Giáo sư lâm sàng khoa Thần kinh học, Đại học California, Los Angeles (Mỹ), giải thích hiện tượng gia tăng tỉ lệ bệnh trong tương lai tại các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp một phần do tuổi thọ người dân ở những vùng này ngày càng dài hơn vì hệ thống chăm sóc sức khỏe tốt hơn và việc loại bỏ được các loại bệnh lý nhiễm trùng.

+ Khi ta già đi thì não ta cũng già theo và là điều kiện thuận lợi cho bệnh Alzheimer xuất hiện. Hiện chưa có nghiên cứu nào xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Nhưng các yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh này bao gồm: tuổi cao, di truyền (40% bệnh nhân có người thân trong gia đình bị bệnh này) hoặc có tiền sử chấn thương đầu.

. Bệnh này có chữa được không?

+ Rất tiếc là cho đến nay chưa có loại thuốc nào có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, cũng có một số loại thuốc có thể ngăn chặn diễn tiến xấu nếu phát hiện và điều trị sớm. Do đó, khi thấy người cao tuổi trong nhà có biểu hiện quên ngày càng tăng thì nên đưa họ đi khám ngay. Ngoài ra, nếu bệnh nhân có ảo giác, hoang tưởng, mất ngủ hay trầm cảm thì cũng cần được điều trị các biểu hiện kèm theo này.

. Liệu các thuốc điều trị có gây tác dụng phụ nào không, thưa bác sĩ?

+ Thuốc điều trị bệnh Alzheimer cũng có một số tác dụng phụ như chóng mặt, nhức đầu, táo bón, buồn nôn, nôn… nhưng nếu bắt đầu bằng liều thấp và tăng liều dần sẽ tránh được các tác dụng phụ này, hoặc chúng chỉ xuất hiện thoáng qua trong thời gian đầu điều trị.

. Bệnh này đơn giản chỉ cần uống thuốc là đủ?

+ Chưa đủ đâu! Việc điều trị bao gồm nhiều biện pháp phối hợp với nhau như: sử dụng các loại thuốc làm tăng chất acetylcholine trong não, giúp củng cố trí nhớ; khuyến khích bệnh nhân tham gia các hình thức giải trí có tính chất tập luyện trí nhớ và vận dụng khả năng suy nghĩ như đọc báo, đánh cờ, đố vui; điều trị các triệu chứng trầm cảm, lo âu... kèm theo nếu có.

Suốt ngày quên đồ rồi nghi bị trộm!

Bà X. năm nay 71 tuổi, sống cùng chồng, vợ chồng người con trai và hai cháu nhỏ. Khoảng ba năm nay bà rất thường xuyên bị quên. Bà thường quên chỗ để các vật dụng cá nhân, sau đó kiếm không thấy rồi bảo con dâu... lấy cắp đồ của bà. Tiền riêng bà cất rất kỹ, sau đó quên luôn chỗ cất, rồi lại đổ thừa con dâu! Tính tình bà thay đổi thất thường, dễ bùng phát những cơn giận dữ. Buổi tối, không ai ngủ được với bà vì bà cứ đi lang thang từ phòng này sang phòng khác hệt như ban ngày. Hết chịu nổi, mới đây, khi gia đình dẫn bà đi khám bệnh mới biết bà bị bệnh sa sút tâm thần Alzheimer.

Bệnh Alzheimer là sự hủy diệt từ từ các tế bào thần kinh trong não, thường gặp ở lứa tuổi từ 65 trở lên. Bệnh được một bác sĩ người Đức tên là Alois Alzheimer phát hiện lần đầu tiên vào năm 1907.

Theo báo cáo năm 2009 về bệnh Alzheimer trên thế giới của Hiệp hội quốc tế về bệnh Alzheimer (một tổ chức phi lợi nhuận gồm 71 hội Alzheimer quốc gia), tỉ lệ bệnh Alzheimer và các loại bệnh sa sút tâm thần khác trên thế giới sẽ gia tăng đáng kể trong vòng 40 năm tới, gây tác động đáng kể đến gia đình bệnh nhân, chính phủ và các hệ thống chăm sóc sức khỏe. Báo cáo này ước tính tỉ lệ bệnh nhân sa sút tâm thần trên thế giới sẽ hơn 35 triệu vào năm 2010 và đến năm 2030, số người mắc sẽ khoảng 65,7 triệu người.

QN

. Bệnh chỉ xuất hiện ở người trên 65 tuổi?

+ Sai. Đa số trường hợp bệnh xuất hiện sau 65 tuổi, tuy nhiên cũng có vài trường hợp xuất hiện trước 65 tuổi.

. Nhưng nhìn chung hễ người già nào hay quên là mắc bệnh này?

+ Sai. Sự suy giảm trí nhớ bệnh lý này khác với sự giảm trí nhớ nhẹ có thể gặp ở người già bình thường. Nếu chụp hình não thì não của bệnh nhân Alzheimer teo nhiều hơn so với não người cao tuổi bình thường.

. Thân nhân cũng cần tìm hiểu kỹ về bệnh để biết cách chăm sóc?

+ Đúng. Vì chăm sóc bệnh nhân Alzheimer là một việc làm khó khăn và kéo dài, dễ gây chán nản, mệt mỏi nên người thân cũng cần được tư vấn để việc điều trị có hiệu quả hơn.

Bác sĩ Lê Quốc Nam (Phòng khám Tâm lý y khoa - Tâm thần kinh Quốc Nam)