Tại sao người luôn mệt mỏi

Cứ 2 trong số 5 người Mỹ được khảo sát trả lời rằng cảm thấy mệt mỏi gần như trong cả tuần. Ngoài ra, nghiên cứu từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho thấy cứ 3 người thì có một bị thiếu ngủ. Theo Men's Health, 12 lý do dưới đây giải thích một phần tại sao cơ thể bạn luôn trong tình trạng uể oải và khó chịu.

Nệm và gối quá cũ

Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ (NSF) đề xuất bạn thay nệm sau khoảng 9 hoặc 10 năm và gối mỗi năm một lần.

Nhiệt độ phòng ngủ cao

Nhiệt độ lý tưởng cho phòng ngủ là khoảng 18-19 độ C.

Dùng điện thoại quá nhiều

Tiến sĩ Richard L. Hansler từ Đại học John Carroll cho biết tiếp xúc với ánh sáng điện thoại vào buổi tối khiến cơ thể không sản sinh được melatonin hay hormone ngủ. Để ngủ ngon, bạn không nên để điện thoại trong phòng ngủ.

Dùng rượu như một loại thuốc ngủ

Rượu gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Ông Hansler phân tích trong vài giờ đầu khi rượu được chuyển hóa, nó tạo ra giấc ngủ nhưng với cơ chế khác giấc ngủ thường bởi không hề có sự chuyển động nhanh của mắt. Do vậy, bạn không nên uống rượu trước khi ngủ.

Uống ít nước

Mất nước tác động đến tâm trạng và năng lượng cơ thể. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng não người sẽ co lại nếu bị thiếu nước. Ngay cả khi thiếu một lượng nước nhỏ, bạn cũng có thể bắt đầu thấy mình chậm chạp hơn.

Ảnh: Chivmen.

Thiếu máu

Thiếu sắt, vitamin, mất máu, chảy máu trong hoặc bệnh mạn tính như viêm khớp dạng thấp, ung thư hoặc suy thận dẫn đến thiếu máu. Khi bị thiếu máu, bạn thường thấy mệt mỏi, kiệt sức, khó ngủ, thiếu tập trung, nhịp tim nhanh, đau ngực và đau đầu.

Cần lưu ý, thiếu máu không phải một căn bệnh nên việc điều trị phụ thuộc vào khả năng tìm ra và xử lý các nguyên nhân dẫn tới những triệu chứng trên. Để điều trị dứt điểm, cần xét nghiệm máu và kiểm tra toàn diện.

Bệnh tuyến giáp

Khi các hormone tuyến giáp không hoạt động đúng cách, các hoạt động thường ngày cũng làm bạn kiệt sức. Cường giáp và suy giáp đều ảnh hưởng tới trao đổi chất trong cơ thể.

Cường giáp khiến người bệnh mệt, nhược cơ, sụt cân, tăng nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, cảm giác khát nước cũng như giảm lượng kinh nguyệt. Còn suy giáp gây mệt mỏi, tăng cân do tích nước, giảm nhiệt độ cơ thể, tăng lượng kinh nguyệt và táo bón. Bệnh có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm máu và được điều trị bằng thuốc, phẫu thuật hoặc iot phóng xạ.

Tiểu đường

Hơn một triệu người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 mỗi năm. Đường hay glucose giúp cơ thể duy trì các hoạt động sống bình thường. Với những người bị tiểu đường tuýp 2, glucose bị tích tụ trong máu dẫn tới mệt mỏi, khát nước, đi tiểu nhiều, đói, sụt cân, hay cáu gắt, nhiễm trùng nấm hoặc suy giảm thị lực.

Muốn biết liệu mình có bị tiểu đường hay không, bạn có thể xét nghiệm glucose lúc đói hoặc xét nghiệm dung nạp đường uống trước và hai tiếng sau khi uống siro glucose. Bác sĩ sẽ tư vấn cách kiểm soát triệu chứng của bệnh thông qua việc điều chỉnh chế độ ăn uống, thuốc hoặc insulin.

Trầm cảm

Nếu không được điều trị, trầm cảm có thể kéo dài hàng tuần tới hàng năm. Thông thường, trầm cảm gây mất năng lượng, thay đổi thói quen sinh hoạt, các vấn đề trí nhớ, tập trung cùng các cảm xúc rất tiêu cực, thậm chí nghĩ đến cái chết.

Không có xét nghiệm máu cho trầm cảm mà bác sĩ nhận diện bệnh thông qua các câu hỏi. Nếu gặp các triệu chứng kể trên từ hai tuần trở lên và cuộc sống bị đảo lộn, bạn nên chủ động đi khám.Hầu hết bệnh nhân trầm cảm đều ghi nhận sự chuyển biến tích cực khi kết hợp giữa liệu pháp tâm lý trò chuyện và sử dụng thuốc.

Mệt mỏi kéo dài

Khi bị mệt mỏi kéo dài, người bệnh rất nhanh mệt ngay cả với những công việc bình thường. Các triệu chứng nổi bật là nhức đầu, đau cơ, khớp, suy nhược, mọc hạch bạch huyết mềm và mất khả năng tập trung. Hội chứng này vẫn còn là một bí ẩn do chưa thể tìm ra nguyên nhân.

Trước khi chẩn đoán, các bác sĩ cần loại trừ các bệnh khác có những triệu chứng tương tự. Bệnh không có thuốc chữa cụ thể mà đòi hỏi tự chăm sóc bản thân, dùng thuốc, trò chuyện trị liệu hay tham gia các nhóm hỗ trợ.

Ngưng thở khi ngủ

Loại rối loạn giấc ngủ này khiến bạn thấy mệt sau khi dậy do não bị đánh thức để khởi động lại quá trình hô hấp. Chứng bệnh trên biểu hiện thông qua ngáy và dẫn tới bệnh tim, cao huyết áp và đột quỵ.

Người bệnh có thể phải đeo một thiết bị trợ khí liên tục để bổ sung không khí khi ngủ. Tùy vào độ nghiêm trọng, bác sĩ có khả năng chỉ định phẫu thuật.

Thiếu vitamin B12

Vitamin B12 rất quan trọng với sức khỏe não bộ, hệ miễn dịch và quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên, tuổi già, thuốc tiểu đường, tiêu hóa cùng chế độ ăn nhiều thực vật dễ dẫn tới thiếu vitamin B12.

Thiếu vitamin B12 khiến bạn bạn bị ngứa ở bàn tay, bàn chân, mất trí nhớ, chóng mặt, lo âu và suy giảm thị lực. Bằng việc xét nghiệm máu, bác sĩ có thể đề nghị bổ sung thực phẩm giàu B12 trong chế độ ăn hoặc dùng riêng vitamin B12.

Phúc Lương

(LĐTĐ) Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 25/3 đến 18h ngày 26/3, trên địa bàn Thành phố ghi nhận 9.623 ca bệnh Covid-19, trong đó, 3.369 ca cộng đồng; 6.254 ca đã cách ly.

(LĐTĐ) Sáng 26/3, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, cùng Ban chấp hành Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã đến thăm và trao quà hỗ trợ cho bác sĩ Nguyễn Văn Hiếu - gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2017, hiện đang điều trị u não tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Bước vào tuổi dậy thì, trẻ có nhiều thay đổi về ngoại hình, thể chất và tâm lý. Ngoài các vấn đề học tập, giao tiếp bạn bè, thì trẻ cũng bắt đầu chú ý nhiều hơn đến ngoại hình của mình, và mụn là điều mà nhiều trẻ quan tâm, than phiền nhất. Ở giai đoạn này, các hóc môn trong cơ thể thay đổi, trẻ sẽ gặp nhiều vấn đề về làn da như: Tăng tiết dầu, mụn bọc, mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn nang. Biết cách chăm sóc da đúng và phù hợp sẽ giúp trẻ có một làn da khỏe mạnh, giảm bớt nỗi lo về mụn trứng cá.

(LĐTĐ) Sau Covid-19, bệnh lao có thể sẽ bùng phát trên diện rộng, nhiều gia đình bị ảnh hưởng. Đáng lo ngại, 70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động. Bởi vậy, năm 2022, nhiệm vụ của công tác phòng, chống lao phải tăng cường, chủ động sàng lọc, phát hiện nhiều nhất người mắc bệnh lao và điều trị tốt nhất để tiến tới mục tiêu chấm dứt lao vào năm 2030.

(LĐTĐ) Ngày 24/3, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hồ Chí Minh ban hành văn bản khẩn số 882/UBND-VX hướng dẫn biện pháp y tế đối với người tiếp xúc gần (F1) đi làm, học tập.

(LĐTĐ) Ngoài việc điều trị cho các bệnh nhân dương tính, hàng loạt cơ sở y tế cũng bắt đầu tham gia vào cuộc chiến điều trị di chứng hậu Covid-19 cho các F0 đã khỏi bệnh. Đây được đánh giá là giải pháp hữu ích, giúp chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng trong đại dịch.

Chăm sóc sức khỏe xương nên được ưu tiên hàng đầu đối với tất cả mọi người, đặc biệt là phụ nữ, để bù đắp sự lão hóa xương do tuổi tác. Dưới đây là một số lời khuyên quan trọng của chuyên gia.

(LĐTĐ) Ngày 22/3/2022, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec (Vinmec) đã ký kết hợp tác hỗ trợ điều trị chấn thương cho vận động viên Đội tuyển bóng đá quốc gia (ĐTQG). Đây là bước tiến trong công tác y tế, đảm bảo phòng ngừa chủ động và hỗ trợ điều trị chấn thương kịp thời cho các tuyển thủ.

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, đã có rất nhiều lời cảnh báo về hệ lụy khi phẫu thuật thẩm mỹ. Nhất là khi xuất hiện ngày càng nhiều cơ sở thẩm mỹ “chui”, không có giấy phép kinh doanh, một số bác sĩ hành nghề không có chứng chỉ hoặc “tay ngang” chuyển sang cầm dao, kéo.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, Đảng, Nhà nước và nhân dân cả nước, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài luôn ghi nhận và cảm ơn các thầy thuốc nói chung và thầy thuốc trẻ nói riêng, với tinh thần, nhiệt huyết và trí tuệ của mình, đã chung tay cùng đất nước đẩy lùi đại dịch, bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Video liên quan

Chủ đề