Tại sao sữa mẹ có mùi tanh

Có rất nhiều thắc mắc mẹ cần được giải đáp trong quá trình nuôi con bú. Và sữa mẹ có mùi tanh không phải là một vấn đề hiếm gặp nhưng luôn khiến các mẹ lo lắng. 

Dấu hiệu sữa mẹ có mùi tanh

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ và các bà mẹ luôn muốn sữa mẹ có chất lượng tốt nhất cho con. Thông thường, sữa mẹ có màu trắng đục, hơi sánh, mùi thơm ngậy, có vị ngọt để kích thích vị giác của bé. Tuy nhiên một ngày nào đó mẹ thấy bé không chịu ti mẹ, bị đi ngoài.

Hoặc mẹ nhận thấy dòng sữa loãng hơn và có mùi khác thường. Đó có thể là mùi tanh như cá, mùi xà phòng. Khi mẹ cho lượng nhỏ sữa, nếu nó có vị lạ, sữa bị chua như: sữa bò, sữa tươi lâu ngày và rất khó chịu. Tất cả những dấu hiệu này chứng tỏ sữa mẹ có mùi tanh hay bị hỏng.

Tại sao sữa mẹ có mùi tanh

Tìm hiểu dấu hiệu sữa mẹ bị tanh

Vậy nguyên nhân sữa mẹ bị hôi là gì?

Khi gặp những dấu hiệu trên chắc chắn mẹ sẽ rất lo lắng và băn khoăn tự hỏi nguyên nhân sữa mẹ bị hôi là gì? Sau đây là một số nguyên nhân chính:

1.Không kiểm tra bầu sữa trước khi cho bú

Mẹ đang cho con bú cần thường xuyên kiểm tra bầu sữa xem toàn bộ bầu ngực của mình có mềm không, có khu vực nào bị nổi cục sờ nắn không mềm tay hay không? Lượng sữa mẹ có ra đều ở các tia hay không? Vì trong quá trình cho con bú các mẹ dễ bị viêm tuyến sữa do tắc sữa.

Nếu bé bú phải sữa này thường bé sẽ từ chối bú vì sữa trong bầu ngưc mẹ đã bị hỏng. Dấu hiệu khi bị viêm tuyến sữa mẹ thường kèm theo biểu hiện nóng ở bầu ngực, sữa hut ra không phun tia mẹ bị nặng có thể kèm theo biểu hiện sốt.

2.Do chế độ ăn uống của mẹ

Mùi vị của sữa mẹ sẽ luôn thay đổi do thức ăn trong thực đơn hàng ngày. Chính vì thế nếu mẹ ăn một số thực phẩm như cá cơm, dầu cá, ớt, tỏi, hạt lanh,… hoặc dùng các loại thuốc như thuốc bổ sung vitamin, thuốc kháng sinh,… sẽ khiến sữa mẹ có mùi khó chịu.

3.Việc hút trữ sữa mẹ không đúng cách

Khi bé bú không hết sữa mẹ thì việc hút trữ sữa mẹ là điều bình thường. Điều này sẽ giúp bé có lượng dưỡng chất dồi dào trong thời gian dài.

Tuy nhiên việc mẹ bảo quản sữa không đúng cách sẽ khiến sữa mẹ bị nhiễm khuẩn và có mùi hôi. Khi mẹ nhận thấy sữa nổi váng và khi lắc lên phần váng và phần sữa không hòa đồng nhất vào nhau, đồng thời có mùi hôi thì sữa bị hỏng.

Tại sao sữa mẹ có mùi tanh

Việc hút trữ sữa mẹ không đúng cách cũng là nguyên nhân khiến sữa mẹ bị tanh

Cách khắc phục sữa mẹ có mùi tanh

Sữa mẹ có mùi tanh do rất nhiều nguyên nhân. Mẹ hãy tìm ra nguyên nhân chính xác để khắc phục cho hiệu quả:

+ Trường hợp sữa mẹ có mùi hôi tanh do dự trữ đúng cách mẹ hãy kiểm tra mùi vị của sữa trước khi đem trữ đông. Đồng thời cũng phải đảm bảo quy trình vắt hút sữa, vệ sinh dụng cụ và trữ đông sữa đúng nhất. Ngoài ra mẹ cũng nên tham khảo cách hâm sữa trữ đông cho bé uống để không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

+ Trường hợp sữa mẹ bị tanh do chế độ sinh hoạt, ăn uống của mẹ thì mẹ nên làm những điều sau:

- Áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, tránh các thực phẩm chiên xào, nhiều dầu mỡ…. Uống nhiều nước khoáng, các đồ uống lợi sữa để giúp sữa mẹ dồi dào hơn.

Tại sao sữa mẹ có mùi tanh

Tìm nguyên nhân sữa mẹ có mùi tanh để khắc phục kịp thời

- Sử dụng một số mẹo khử mùi tanh tạm thời như nấu xôi cho vào khăn sữa nhỏ và đắp lên hai bầu ngực, hoặc ăn lá dứa, dùng lá mít vuốt bầu ngực….

- Vệ sinh bầu ngực thường xuyên nhất là phần đầu ti để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Nhưng mẹ nên chú ý không nên dùng xà phòng hay chất tẩy rửa mạnh mà chỉ cần dùng nước sạch để vệ sinh.

Đọc thêm:

> Sữa mẹ có màu vàng liệu có nên cho bé bú không?

> Sữa mẹ bị nóng phải làm sao?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trong giai đoạn mẹ cho con bú, không ít trường hợp gặp phải tình trạng sữa bị hôi. Vậy nguyên nhân sữa mẹ bị hôi do đâu?

Tại sao sữa mẹ có mùi tanh
Nguyên nhân sữa mẹ bị hôi có thể bắt nguồn từ chính thói quen chăm sóc bầu ngực của bạn đấy.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trong giai đoạn mẹ cho con bú, không ít trường hợp gặp phải tình trạng sữa bị hôi. Vậy nguyên nhân sữa mẹ bị hôi do đâu?

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp nguyên nhân sữa mẹ bị hôi và cách làm sữa mẹ thơm, để các mẹ luôn có nguồn sữa chất lượng và thơm ngon cho con bú.

Nguyên nhân sữa mẹ bị hôi

Sữa mẹ thường có màu trắng đục, có mùi thơm và vị ngọt béo. Thế nhưng, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà sữa mẹ bị hôi. Những nguyên nhân này có thể bao gồm chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc cá nhân chưa tốt hoặc sữa mẹ chưa được bảo quản đúng cách.

1. Do chế độ dinh dưỡng

Nguyên nhân sữa mẹ bị hôi chủ yếu là đến từ chế độ dinh dưỡng bạn ăn hàng ngày.

Ví dụ: Nếu người mẹ ăn những loại thực phẩm có mùi tanh, cay nồng như tỏi, ớt… thì sữa mẹ sẽ bị ảnh hưởng một phần và bị biến mùi.

Ngoài ra, bạn cũng cần kiêng những thực phẩm không nên ăn khi cho con bú là hải sản có hàm lượng thủy ngân cao, caffeine, rượu, đồ sống…

2. Sữa mẹ đem đi đông lạnh hay trữ đông

Tại sao sữa mẹ có mùi tanh

Hiện nay, nhiều mẹ sử dụng phương pháp trữ đông sữa mẹ trong tủ lạnh. Tuy nhiên, nếu mẹ không biết cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh thì sẽ làm cho sữa mẹ bị hôi bởi những yếu tố dưới đây:

Sử dụng túi hoặc bình sữa không đạt chuẩn chất lượng: Nếu mẹ mua phải sản phẩm đựng sữa của con kém chất lượng thì sữa mẹ cũng sẽ bị biến chất và có mùi hôi.

Do enzyme lipase trong sữa mẹ tăng lên khi để tủ lạnh: Lipase có tác dụng chính là hỗ trợ tiêu hóa, giúp phá hủy các chất béo có trong sữa và các chất dinh dưỡng. Từ đó sẽ giúp bé dễ hấp thụ hơn. Khi bảo quản sữa ở nhiệt độ thấp, thì các enzyme này có xu hướng tăng lên nên khiến cho sữa có mùi tanh hôi.

Sữa mẹ hết hạn sử dụng: Nếu mẹ bảo quản sữa trong nhiệt độ phòng thì để được khoảng 4 tiếng. Nếu mẹ để trong ngăn mát tủ lạnh thì sẽ giữ được khoảng 2 ngày. Trường hợp bạn để sữa trong ngăn đá thì sẽ giữ được 3 tháng. Sữa để trong ngăn cấp đông thì dùng được trong khoảng thời gian từ 6 tháng.

Bầu ngực là nơi chứa dòng sữa mẹ và núm ti là nơi bé thường xuyên ngậm miệng để lấy nguồn dưỡng chất. Vì vậy, thói quen vệ sinh bầu ngực là yếu tố quan trọng quyết định đến mùi vị sữa của bé.

Nếu mẹ không vệ sinh sạch núm ti thường xuyên, khu vực này sẽ dễ bị hôi, có mùi khó chịu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và các loại nấm mốc phát triển. Vì thế, sữa mẹ khi đưa ra ngoài dễ bị nhiễm khuẩn và gây ra mùi hôi khó chịu.

4. Nguyên nhân sữa mẹ bị hôi: Do uống thuốc

Mẹ dùng các loại thuốc như thuốc bổ, thuốc kháng sinh hay thực phẩm chức năng thì sữa mẹ sẽ có mùi vị của thuốc.

Sữa mẹ bị hôi thì làm sao? Cách làm sữa mẹ thơm

Tại sao sữa mẹ có mùi tanh

Sữa mẹ bị hôi thì làm sao? Đây là câu hỏi mà nhiều mẹ thường hay băn khoăn. Dưới đây là các cách làm sữa mẹ thơm mát, bạn có thể tham khảo:

1. Thay đổi chế độ ăn uống để sữa không bị hôi

Ăn gì để sữa mẹ thơm và mát? Bạn hãy thường xuyên bổ sung những thực phẩm lợi sữa nhé. Các thực phẩm này bao gồm:

Tăng cường rau xanh, trái cây: Rau, củ, quả và trái cây không chỉ giúp làm sữa mẹ thơm mát mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết để bạn bồi bổ sức khỏe. Một số loại rau có tác dụng làm sữa thơm mát gồm thì là, rau mùi, chè vằng, quả chuối…

Uống một ly sữa đặc có pha với nước ấm trước khi cho con bú: Biện pháp này không chỉ giúp tăng cường chất dinh dưỡng cho mẹ mà còn kích thích làm tăng tiết sữa giúp sữa đặc hơn, thơm ngon hơn.

Uống nhiều nước để cải thiện mùi hôi của sữa: Tác dụng của nước sẽ giúp tăng tiết sữa mẹ, giảm cân sau sinh, tăng tuần hoàn, đào thải độc tố để thanh lọc nguồn sữa, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa sỏi thận và làm đẹp da.

Hạn chế những thực phẩm có mùi tanh: Những thực phẩm có mùi tanh như cá sẽ khiến sữa mẹ có mùi tanh và hôi.

Mục đích

Tại sao sữa mẹ có mùi tanh

Tại sao sữa mẹ có mùi tanh

Tại sao sữa mẹ có mùi tanh

Độ dài chu kỳ kinh nguyệt

(ngày)

Số ngày hành kinh

(ngày)

Trong suốt thời gian cho con bú, mẹ nên chăm sóc và làm sạch hai bầu vú cẩn thận. Bạn nên vệ sinh bầu vú bằng nước ấm và không bôi trực tiếp sữa tắm lên núm vú. Bạn lau rửa nhẹ nhàng sau khi cho con bú xong và đợi đến khi đầu ti khô hẳn thì mới mặc áo vào.

3. Bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh đúng cách

Đối với trường hợp trữ đông sữa mẹ trong tủ lạnh mà bị hôi thì bạn hãy xử lý bằng cách: Lấy sữa đun nóng đến tầm 70°C (sữa bắt đầu nổi bọt li ti chứ chưa sôi hẳn). Sau đó, bạn đợi cho sữa nguội thì cho bé bú sẽ giảm tối đa mùi hôi tanh của sữa.

Khi đã biết nguyên nhân sữa mẹ bị hôi là gì, bạn sẽ có cách khắc phục để làm cho nguồn sữa luôn thơm tho, giữ được nhiều chất dinh dưỡng cho con bú. Hy vọng với chia sẻ trên, các mẹ sẽ có thêm nhiều thông tin bổ ích để chăm sóc bé phát triển khỏe mạnh.

Ngọc Hoa

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.