Tại sao tiêm quá nhiều insulin lại gây choáng váng và có thể run rẩy

Khi phát hiện sử dụng insulin quá liều, bệnh nhân nên giữ bình tĩnh. Đa số các trường hợp sử dụng insulin quá liều có thể được điều trị tại nhà theo các bước chỉ dẫn sau đây:

Kiểm tra đường huyết: Nhằm xác định xem mức độ hạ đường huyết có nghiêm trọng không. Đôi khi đường huyết xuống rất thấp nhưng bệnh nhân lại không có biểu hiện rõ ràng nào.

Dùng đồ ngọt nếu đã tiêm quá 20 phút: Uống một nửa cốc soda hoặc nước hoa quả có vị ngọt, ăn một chiếc kẹo cứng hay uống một viên glucose dạng viên nén hoặc dạng gel.

Ăn gì đó nếu đã tiêm chưa quá 20 phút: Đặc biệt, nếu bệnh nhân bỏ bữa, hay ăn cái gì đó ngay, là một món có tinh bột và tránh thức ăn béo để có thể tăng lượng đường trong máu. Ngoài ra, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi.

Kiểm tra lại lượng đường trong máu sau 15–20 phút: Nếu chỉ số này vẫn quá thấp, hãy dùng thêm nước hoa quả hoặc kẹo. Chú ý theo dõi tình hình sau đó vài giờ. Hãy tiếp tục ăn thêm các thứ khác nếu lượng đường trong máu vẫn thấp.

Hãy nhờ tới các hỗ trợ y tế nếu lượng đường trong máu vẫn thấp sau hai giờ hoặc khi bệnh nhân không cảm thấy khá hơn. Đừng lo lắng về tình trạng tăng lượng glucose trong máu quá cao trong thời gian ngắn. Việc tăng đường huyết sẽ không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe ngay lập tức nhưng việc hạ đường huyết quá thấp có thể sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nếu bệnh nhân không tỉnh táo hoặc bị co giật… những người xung quanh cần giúp đỡ bệnh nhân gọi 911 ngay lập tức.

Người chăm sóc có thể tìm và tiêm cho bệnh nhân glucagon nếu có dự trữ sẵn tại nhà. Đó là thuốc có chức năng ngược lại với insulin. Nếu bệnh nhân đã từng bị hạ đường huyết, bệnh nhân nên hỏi bác sĩ để mua sẵn glucagon và được hướng dẫn sử dụng tại nhà.

Cách phòng tránh dùng insulin quá liều

Dưới đây là một vài hướng dẫn để bạn có thể phòng tránh tiêm insulin quá liều.

• Tuân thủ cách sử dụng insulin nghiêm ngặt: cần phải kiểm tra thật kỹ trước khi tiêm thuốc. Đây là cách tốt nhất để phòng tránh dùng insulin quá liều.

• Ăn uống đúng bữa: kể cả khi bạn không cảm thấy đói, hãy ăn một chút bánh mì hoặc uống một cốc sữa, ăn một chút hoa quả. Không nên bỏ bữa khi bạn đang dùng insulin.

• Chuẩn bị kẹo ngọt: trong trường hợp bạn có thể bị hạ đường huyết, hãy chuẩn bị sẵn trong túi viên kẹo ngọt. Bạn cũng nên mang theo trong xe hoặc trong túi du lịch.

• Cho bạn bè và người thân biết: Bạn cần cho người thân biết về triệu chứng và cách xử trí khi mình bị hạ đường huyết. Điều này sẽ giúp họ biết cách xử lý đúng cách trong trường hợp bạn bị hạ đường huyết và rơi vào tình trạng không tỉnh táo.

• Mang theo đồng hồ dự báo: đồng hồ này sẽ nhắc nhở bạn sử dụng insulin.

Insulin có thể giúp bạn giữ mức đường huyết ở mức an toàn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường như mù hay đoạn chi. Tuy nhiên, bạn nên lưu ý kỹ hướng dẫn sử dụng của thuốc để phòng tránh dùng insulin quá liều dẫn đến những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe nhé.

Quá liều insulin thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường điều trị bằng phương pháp này, có thể gây hạ đường huyết, rơi vào tình trạng nguy hiểm.

Insulin là loại hormone quan trọng được chiết xuất và sử dụng nhiều trong điều trị tiểu đường. Bệnh nhân sử dụng insulin đúng liều, đúng cách có thể duy trì đường huyết ở mức ổn định, từ đó, kiểm soát bệnh. Tuy nhiên, dùng quá liều insulin có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, đôi khi dẫn đến tử vong nếu quá liều nghiêm trọng và không được xử lý kịp thời.

Triệu chứng

Lượng insulin dư thừa trong máu khiến các tế bào hấp thụ nhiều đường và ngăn cản gan giải phóng glucose. Hai tác động này kết hợp với nhau sẽ gây hạ đường huyết. Mức độ nghiêm trọng của tình trạng quá liều insulin phụ thuộc vào việc nồng độ đường huyết của bệnh nhân giảm thấp đến mức nào.

Nếu bị hạ đường huyết nhẹ, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng như đổ mồ hôi, ớn lạnh, choáng váng, chóng mặt, lo lắng, hồi hộp, run rẩy, loạn nhịp tim, đói bụng, cáu gắt, nhìn đôi hoặc nhìn mờ, ngứa ran vùng môi và quanh miệng... Khi nhận thấy các triệu chứng này, người bệnh cần theo dõi và bổ sung thêm các loại thực phẩm cung cấp glucose có tác dụng nhanh như nước ép trái cây, kẹo, đường, mật ong, nước ngọt để tránh đường huyết giảm xuống mức nguy hiểm.

Tại sao tiêm quá nhiều insulin lại gây choáng váng và có thể run rẩy

Hạ đường huyết do quá liều insulin có thể gây choáng váng, chóng mặt. Ảnh: Freepik

Các triệu chứng hạ đường huyết nhẹ thường được cải thiện trong vòng 15 phút sau khi bổ sung thêm glucose. Nếu các triệu chứng không thuyên giảm hoặc mức đường huyết vẫn thấp thì tiếp tục bổ sung glucose cho đến khi lượng đường trong máu đạt mức 70 mg/dL trở lên. Trong trường hợp đã lặp lại 3 lần mà tình trạng vẫn không được cải thiện, bệnh nhân cần đến bệnh viện ngay.

Tình trạng hạ đường huyết nghiêm trọng có thể gây ra các triệu chứng nặng như rối loạn khả năng tập trung, co giật, bất tỉnh và dẫn đến tử vong nếu không được xử lý kịp thời. Khi bệnh nhân bị bất tỉnh hay co giật do quá liều insulin, gia đình hoặc những người xung quanh cần gọi cấp cứu.

Cách ngăn ngừa

Cách ngăn ngừa quá liều insulin là thận trọng khi sử dụng. Dưới đây là một số mẹo có thể giúp bệnh nhân tiểu đường hạn chế tình trạng này:

Đọc kỹ bao bì của insulin: Việc đọc sai nhãn trên lọ đựng hoặc ống tiêm insulin có thể dẫn đến quá liều, nhất là khi người bệnh tiểu đường vừa chuyển sang dùng một loại insulin mới. Bệnh nhân cần phải hiểu rõ về liều lượng, cách dùng và các thông tin liên quan trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào. Nếu có thắc mắc, người bệnh cần hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Sử dụng đúng loại insulin: Vô tình dùng insulin tác dụng nhanh thay vì loại insulin tác dụng bình thường hoặc chậm, kéo dài có thể gây quá liều. Nếu cần sử dụng nhiều loại insulin khác nhau, bệnh nhân tiểu đường nên dán thêm các nhãn màu để phân biệt, tránh tình trạng sử dụng nhầm gây quá liều.

Tập trung khi sử dụng insulin: Bệnh nhân tiểu đường cần tập trung tuyệt đối, không nên làm các việc khác như xem TV, nói chuyện điện thoại... khi tiêm insulin. Xao nhãng có thể khiến người bệnh quên rằng mình đã sử dụng thuốc và dùng thêm liều sau đó.

Ăn uống đầy đủ: Các loại insulin tác dụng nhanh hoặc tác dụng ngắn được sử dụng ngay trước bữa ăn. Ăn sau khi tiêm có thể giúp cân bằng lượng đường trong máu. Nếu bỏ bữa, không ăn uống đầy đủ, insulin có thể khiến nồng độ đường huyết của bệnh nhân hạ xuống mức nguy hiểm, gây nên tình trạng quá liều insulin.

Ghi chép lại lượng carbohydrate và insulin sử dụng trong ngày: Quá liều insulin đôi khi xảy ra do sai sót trong tính toán lượng carbohydrate tiêu thụ và lượng insulin sử dụng. Hiện nay, nhiều thiết bị và ứng dụng điện thoại có thể giúp bệnh nhân tiểu đường tính toán nhu cầu về carbohydrate và insulin cần thiết để giảm nguy cơ sai sót.

Phương Quỳnh
(Theo Medical News Today, Healthline, Diabetes.co.uk)

  • Đôi khi đo các nồng độ C-peptide hoặc proinsulin

Nồng độ glucose huyết tương nên được đo khi có triệu chứng đói. Nếu hạ đường có triệu chứng (glucose< 55 mg/dL [3 mmol/L]) hay không có triệu chứng (glucose<40 mg/dL [2,2 mmol/L]), nên đo đồng thời nồng độ insulin. Tăng insulin máu>6 mcU/mL (42 pmol/L) gợi ý một nguyên nhân qua trung gian insulin, giống như khi tỷ lệ insulin huyết thanh/glucose huyết tương> 0,3 (mcU/mL)/(mg/dL).

Insulin được tiết ra dưới dạng proinsulin, bao gồm chuỗi alpha và chuỗi beta được nối với nhau bằng một peptide C. Vì insulin dược phẩm chỉ bao gồm chuỗi beta, việc sử dụng insulin lén lút có thể được phát hiện bằng cách đo nồng độ C-peptide và proinsulin. Ở bệnh nhân có u tiết insulin, C- peptide 0,2 nmol/L và proinsulin là 5 pmol/L. Các kết quả này là bình thường hoặc thấp ở bệnh nhân tiêminsulin ngoại sinh.

Vì nhiều bệnh nhân không có triệu chứng (và do đó không có tình trạng hạ đường máu) vào thời điểm đánh giá, nên để chẩn đoán u tiết insulin cần cho bệnh nhân nhập viện và nhịn đói 48 hoặc 72 giờ. Gần như tất cả (98%) bệnh nhân có u tiết insulin có các triệu chứng trong vòng 48 giờ sau khi nhịn ăn; 70 đến 80% trong vòng 24 giờ. Hạ đường máu là nguyên nhân của các triệu chứng trong tam chứng Whipple.

  • Triệu chứng xuất hiện khi đói.

  • Triệu chứng xảy ra khi có hạ đường máu.

  • Chế độ ăn có carbohydrate làm giảm các triệu chứng.

Nồng độ hormone đạt được như mô tả ở trên khi bệnh nhân có các triệu chứng.

Nếu không thấy tam chứng Whipple sau khi nhịn đói kéo dài và glucose huyết tương sau một đêm nhịn ăn > 50 mg/dL (> 2,8 mmol/L), có thể cần làm nghiệm pháp ức chế C-peptide. Suốt quá trình truyền tĩnh mạch insulin (0,1 U/kg/h), bệnh nhân bị u tiết insulin không thể ức chế được được C peptide đến mức bình thường ( 1,2 ng/mL [ 0,40 nmol/L]).

Siêu âm nội soi có độ nhạy > 90% và giúp xác định khối u. Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET) cũng có thể được sử dụng. CT không tỏ ra hữu ích, chụp động mạch hoặc đặt catheter tĩnh mạch lách và tĩnh mạch cửa chọn lọc thường không cần thiết.