Tại sao tiền giấy có giá trị

Khi vàng được sử dụng làm trung gian trong quá trình trao đổi hàng hoá, ban đầu có đầy đủ giá trị. Nhưng trong quá trình lưu thông, nó đã bị cọ sát nhiều và giảm dần trọng lượng và thực chất nó đã giảm giá trị nhưng vẫn được người ta coi là tiền đầy đủ giá như ban đầu. Hiện tượng đó làm nảy sinh khả năng lấy một vật khác thay thế tiền vàng làm phương tiện lưu thông. Khả năng đó đã từng bước thành hiện thực khi người ta phát hành tiền kim loại đúc và sau này là tiền giấy để thực hiện chức năng lưu thông của tiền tệ thay thế cho tiền vàng.

Tiền danh nghĩa là loại tiền tệ mà bản thân tự nó không có giá trị (chỉ là dấu hiệu giá trị) song nhờ sự tín nhiệm của mọi người mà nó được lưu dụng.

Giá trị của tiền danh nghĩa chính là giá trị của vàng mà nó phản ánh, đại diện. Tín tệ gồm có hai loại: tiền kim loại và tiền giấy. 

1. Tiền xu kim loại (coin)

Tiền kim loại thuộc hình thái tín tệ khác với tiền kim loại thuộc hình thái hóa tệ ở chỗ, trong hóa tệ kim loại, giá trị của chất kim loại đúc thành tiền bằng giá trị ghi trên bề mặt của đồng tiền, cũng ở tín tệ kim loại, giá trị của chất kim loại đúc thành tiền và giá trị ghi trên bề mặt của đồng tiền không có liên hệ gì với nhau, có thể gán cho nó một giá trị nào cũng được theo tưởng tượng của con người.

2. Tiền giấy (Paper money or bank notes)

Tiền giấy có 2 loại: tiền giấy khả hoán và tiền giấy bất khả hoán.

a. Tiền giấy khả hoán (Convertible paper money):là một mảnh giấy được in thành tiền để lưu hành, thay thế cho tiền bằng vàng hay tiền bằng bạc (gold certificate, silver certificate). Người có tiền giấy này có thể đến ngân hàng để đổi lấy một số lượng vàng hay bạc tương đương với giá trị ghi trên đồng tờ giấy đó. Sự ra đời tiền giấy khả hoán đã giúp cho việc giao dịch những khoản tiền lớn, cũng như việc vận chuyển chúng trở nên thuận lợi hơn nhiều. Tiến giấy khả hoán được ghi nhận xuất hiện vào thế kỷ 17, do một chủ ngân hàng tại Stockholm, Thụy Điển đưa ra.

Thời kỳ đầu, các NHTM là người phát hành các tiền giấy khả hoán. Sau Đại chiến thế giới I, nhằm siết chặt quản lý trong việc phát hành tiền giấy, nhà nước đã ngăn cấm các NHTM phát hành giấy bạc ngân hàng, và quy việc phát hành về 1 NHTW duy nhất. Vì thế ngày nay nói đến giấy bạc ngân hàng phải hiểu là giấy bạc của NHTW. Hàm lượng vàng của đồng tiền được quy định theo luật của ngân hàng từng nước. Vì vậy người ta cũng gọi tiền giấy này là tiền pháp định (Fiat money).

Thế nhưng, chẳng bao lâu sau khi xuất hiện, do ảnh hưởng của chiến tranh và khủng hoảng kinh tế, đã nhiều lần tiền giấy bị mất khả năng đổi được ra vàng. Ở Pháp, tiền giấy trở thành bất khả hoán năm 1720, từ năm 1848 đến 1850, từ năm 1870 đến 1875, từ năm 1914 đến 1928 và sau cùng kể từ ngày 01/10/1936 đến nay. Sau chiến tranh thế giới thứ II, chỉ cũng duy nhất đồng USD là có thể đổi ra vàng (chế độ bản vị hối đoái vàng). Tuy nhiên đến năm 1971, với việc Mỹ tuyên bố ngừng đổi đồng USD ra vàng (chế độ Bretton Wood sụp đổ) sự tồn tại của tiền giấy có thể đổi được ra vàng trong lưu thông thực sự chấm dứt.

b. Tiền giấy bất khả hoán (Inconvertible paper money):Tiền giấy bất khả hoán là loại tiền mà dân chúng không thể đem nó đến ngân hàng để đổi lấy vàng hay bạc. Đây là loại tiền giấy mà ngày nay tất cả các quốc gia trên thế giới đang sử dụng.

Tiền giấy thực chất là các giấy nợ (IOU) của NHTW với người mang nó. Nhưng với tiền bất khả hoán, thì đó là các giấy nợ đặc biệt. Chúng chỉ hứa trả cho người mang nó bằng các tờ tiền giấy khác, tức là NHTW thanh toán giấy nợ này bằng giấy nợ khác. Và vì vậy, nếu bạn mang 100.000 đem ra ngân hàng người ta sẽ chỉ đổi cho bạn ra các đồng tiền với mệnh giá nhỏ hơn như 20.000d, 10.000đ ¼ chứ không phải là vàng. Khi phát hành tiền giấy thì tiền giấy trở thành tài sản của người sở hữu chúng, nhưng đối với NHTW lại là một khoản nợ về giá trị (hay sức mua) của lượng tiền phát hành ra. Chính vì vậy, khi phát hành ra một lượng tiền bao giờ lượng tiền này cũng phải ghi vào mục Tài sản Nợ trong bảng tổng kết tài sản của NHTW.

Việc xã hội chấp nhận tiền giấy mặc dù giá trị thực của nó thấp hơn nhiều so với giá trị mà nó đại diện là vì tiền giấy được quy định trong luật là phương tiện trao đổi, vì mọi người tin tưởng vào uy tín của cơ quan phát hành (NHTW), và vì bản thân việc sử dụng tiền giấy rất thuận lợi.

Thế nhưng một khi mất lòng tin vào cơ quan phát hành thì người ta sẽ không sử dụng tiền giấy nữa.

Có thể thấy việc sử dụng tiền dấu hiện giá trị mang lại nhiều lợi ích. Thứ nhất, tiền dấu hiện giá trị dễ dàng vận chuyển, cất trữ. Thứ hai, tiền dấu hiện giá trị có đủ mệnh giá đáp ứng mọi giao dịch. Thứ ba, về phía Chính phủ: việc in tiền giấy tốn ít chi phí hơn nhiều so với giá trị mà nó đại diện và có thể phát hành không phụ thuộc vào số lượng các hàng hóa dùng làm tiền tệ như trước đây. Ngoài ra chính phủ cũng nhận được khoản chênh lệch giữa giá trị của số tiền in thêm và chi phí phát hành tiền.

Tuy nhiên, tiền dấu hiện giá trị cũng có nhiều nhược điểm như dễ rách và hư hỏng; chi phí lưu thông cũng lớn, nhất là đối với các trao đổi diễn ra trên phạm vi rộng (giữa các quốc gia...; dễ bị làm giả và dễ rơi vào tình trạng bất ổn (do không có giá trị nội tại và không thể tự điều tiết được số lượng tiền giấy trong lưu thông như tiền vàng). 

Nguồn: Ths. Đặng Thị Việt Đức - Ths. Phan Anh Tuấn (Quantri.vn biên tập và hệ thống hóa)

Vậy đâu mới là giá trị thực của tiền? Tại sao con người lại phát minh ra tiền? Làm thế nào để con người không bị chi phối, hay có sự quan tâm quá mức đến “tiền”? Chúng ta hãy cùng nhau làm rõ các vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Quan điểm về đồng tiền

Một số quan niệm cho rằng người thành công, giàu có là khi họ sở hữu được nhiều tiền. Tuy nhiên, theo quan niệm của tỷ phú Phạm Nhật Vượng thì “Tiền là công cụ, phương tiện để mình làm việc. Trong người tôi không bao giờ có đồng nào, khi đi ra ngoài cần tiêu gì đấy lại phải mượn lái xe”. Nói về giá trị của đồng tiền, Oprah Winfrey – Giám đốc truyền thông, MC của The Oprah Winfrey đã từng chia sẻ: “Nguyên nhân tôi có thể trở nên giàu có về mặt tài chính đó là: trọng tâm của tôi chưa bao giờ là tiền bạc, dù chỉ một phút”. 

Tại sao tiền giấy có giá trị
Tại sao tiền giấy có giá trị

6 quá trình hình thành và phát triển của tiền

Giai đoạn 1: Con người sử dụng hình thức hàng đổi hàng (barter). Hiểu một cách đơn giản sử dụng hàng hóa bạn có đi đổi lấy hàng hóa của người khác. Tuy nhiên thực tế, hình thức “hàng đổi hàng” lại phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều lần. Do nhu cầu của mỗi người là khác nhau, vì thế, con người thường phải tốn rất nhiều thời gian, công sức để đổi lấy món mình mong muốn. 

Giai đoạn 2: Con người đã nảy sinh ý tưởng dùng vật trung gian. Ban đầu, con người sử dụng hàng hóa (hóa tệ) như: vỏ sò, răng cá voi, trà,… để làm vật trung gian trao đổi. Tuy nhiên theo thời gian, hình thức này lại có một vài khuyết điểm: dễ bị hư hỏng, khó vận chuyển, khó xác định giá trị. 

Giai đoạn 3: Con người đã sử dụng kim loại đúc thành tiền (kim tệ) để làm vật trung gian. Lúc đầu, con người sử dụng các kim loại thường (đồng) nhưng sau này con người đã sử dụng các kim loại quý (vàng, bạc) để đúc thành tiền. Tuy nhiên, theo thời gian, vàng bạc trở nên khan hiếm, do đó, con người cần tìm một loại hình thức khác để thay thế.

Tại sao tiền giấy có giá trị

Giai đoạn 4: Con người phát minh ra tiền giấy khi nguồn vàng đang trở nên dần cạn kiệt. Tiền giấy có giá trị nội tại khá thấp nhưng được luật pháp Nhà nước quy định làm phương tiện trao đổi và được công chúng chấp nhận. Tuy nhiên, tiền giấy lại có một bất tiện là rất dễ bị làm giả.

Giai đoạn 5: Với sự phát triển của hệ thống ngân hàng, con người có thêm một loại tiền tệ mới – bút tệ(các khoản tiền gửi tại ngân hàng). Con người có thể sử dụng bút tệ trong các giao dịch, thanh toán hằng ngày mà không cần mang theo tiền giấy

Giai đoạn 6: Công nghệ phát triển, một loại tiền mới đã xuất hiện – tiền điện tử (cryptocurrency – điển hình là Bitcoin). Chúng ta có thể sử dụng tiền điện tử để đầu tư hay giao dịch hằng ngày.

Tại sao tiền giấy có giá trị

Hiện nay, khi nhắc tiền chúng ta thường nghĩ ngay đến công việc, tiền lương mà chúng ta kiếm được. Vì thế điều này đã tạo cho phần lớn người  lầm tưởng tiền là thứ có giá trị nhất trong cuộc sống và con người sẽ trở nên giàu có khi họ có nhiều của cải, vật chất hay có được địa vị và danh tiếng trong cuộc sống. 

Nhưng thực tế thì không phải như vậy. Tiền được xem là “vật trung gian”, “phương tiện” để mọi người có thể trao đổi. Chúng ta kiếm tiền thông qua việc tạo ra trải nghiệm cho người khác. Sau đó chúng ta lại đem số tiền mình kiếm được để mua lại sự trải nghiệm. Tiền chỉ có giá trị khi mọi người dùng chúng trong trao đổi, lưu thông. 

Tại sao tiền giấy có giá trị

Ngoài ra, giá trị thực trong mọi giao dịch hàng ngày mà chúng ta thực hiện không mang giá trị tiền tệ mà mang giá trị trải nghiệm. Chẳng hạn như việc chúng ta mua một chiếc vòng cổ đắt tiền, đơn thuần nó không phải là việc ta mua một hàng hóa mà là ta mua sự trải nghiệm khi đeo chúng. Hay khi mua một chuyến du lịch cùng với gia đình, thực chất ta đang mua cơ hội để cùng nhau trải nghiệm những điều mới và thắt chặt mối quan hệ với các thành viên trong gia đình. Tóm lại, bản thân của tiền không mang giá trị, và tiền chỉ là phương tiện để mọi người trao đổi với nhau.

Để không bị chi phối, hay có sự quan tâm quá mức đến “tiền” thì việc thay đổi suy nghĩ “tiền là thước đo sự thành công, giàu có của một người” là rất quan trọng. 

Khi có suy nghĩ như trên, chúng ta luôn luôn suy nghĩ tìm mọi cách để chạy theo đồng tiền. Lúc này, tiền sẽ trở thành động lực và mục đích duy nhất của chúng ta trong cuộc sống. Khi điều này xảy ra, chúng ta không còn là chủ sở hữu của tiền mà ngược lại, tiền sẽ sở hữu ta. Lúc này, chúng sẽ trở thành “tiền tệ” thay vì tiền.  

Có một sự thật rằng rằng “Cho dù chúng ta có trở thành người sở hữu nhiều tiền nhất trên thế giới thì cũng không bao giờ tránh khỏi việc bệnh tật hay cái chết. Việc kiếm được nhiều tiền đồng nghĩa với việc ta sẽ phải dành nhiều thời gian để làm việc, chấp nhận nhiều rủi ro hơn và bỏ qua nhiều việc có ý nghĩa khác trong cuộc sống”.

Tóm lại, ngoài tiền thì còn có rất nhiều thứ có giá trị trong cuộc sống của chúng ta, chẳng hạn như: thời gian, kiến thức, sự hạnh phúc. Giá trị thực của tiền chỉ có khi chúng ta bắt đầu nhìn xa hơn và nhận thấy bản thân có giá trị hơn. Khi đó việc chúng ta đi làm kiếm tiền không chỉ là tích lũy của cải, mà là hình thành các trải nghiệm. Khi đó, chúng ta sẽ không nhìn một người dựa trên số tiền mà họ có, mà là nhìn vào các giá trị, các trải nghiệm mà họ đã có được trong cuộc sống.