Tại sao trên trời lại có mây

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám nhưng thi thoảng cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,… Tại sao lại như vậy?

Tại sao trên trời lại có mây

bầu trời đám mây nhiều màu

Mây là khối các giọt nước ngưng tụ hay nước đá tinh thể treo lơ lửng trong khí quyển ở phía trên Trái Đất (hay trên bề mặt các hành tinh khác), Hơi nước ngưng tụ tạo thành các giọt nước nhỏ (thông thường 0,01 mm) hay tinh thể nước đá, cùng với hàng tỷ giọt nước nhỏ khác tạo thành mà con người có thể nhìn thấy. 

Màu sắc của mây là do phản xạ từ ánh sáng mặt Trời toàn bộ các bước sóng ánh sáng nhìn thấy, do vậy có màu trắng, nhưng chúng cũng có thể có màu xám hay đen nếu chúng quá dày hoặc quá đặc do ánh sáng không thể đi qua.

Sự chênh lệch dày mỏng giữa các đám mây là rất lớn, đám mây dày có thể đạt đến 7 – 8 nghìn mét, đám mây mỏng thì chỉ có mấy chục mét.

Khi mây dày hơn, các giọt nước có thể liên kết lại để tạo ra các giọt to hơn và sau khi đủ lớn, chúng rơi xuống đất tạo thành mưa. Trong quá trình tích lũy, không gian giữa các giọt trở nên lớn dần lên, cho phép ánh sáng đi sâu hơn nữa vào trong mây.

Tại sao trên trời lại có mây

Bước sóng ánh sáng tương ứng với các màu sắc mắt người có thể nhận biết được. (Ảnh: Lighting)

Nếu như mây đủ lớn và các giọt nước đủ xa nhau thì rất ít ánh sáng đã đi vào trong mây có khả năng phản xạ ngược trở lại ra ngoài trước khi chúng bị hấp thụ. Quá trình phản xạ/hấp thụ này là cái dẫn đến một loạt các loại màu khác nhau của mây, từ trắng tới xám và đen.

Lúc phạm vi phân bố của mây rộng, ánh sáng Mặt Trời khó mà đi qua được, vì thế mây thường có màu xám tối, còn những lúc trời nắng ráo hay nhiều mây, lượng mây trên bầu trời rất ít thì hầu hết những đám mây này đều có màu trắng.

Vào mùa hè, trước những cơn mưa rào, mây giông thường xuất hiện, chúng khá dày nên ánh sáng Mặt Trời gần như không đi xuyên qua được nên mây thường có màu đen.

Lúc bình minh hay hoàng hôn đến, màu thường có màu đỏ  vì ánh nắng chiếu nghiêng hoặc xiên qua một tảng khí quyển dày cho nên những bước sóng ngắn bị phân tán gần hết chỉ còn các tia màu đỏ, màu da cam đi qua. Các tia này làm cả bầu trời hửng đỏ và khi chiếu lên các đám mây sẽ làm chúng chuyển sang màu đỏ hoặc vàng cam tuyệt đẹp. 

Đôi khi các thành phần tạo nên mây có thể các giọt nước hoặc các hạt băng hay là sự kết hợp hai thành phần trên. Vì thế khi ánh sáng của Mặt Trời và mặt trăng chiếu vào nó có thể tạo thành các quầng sáng hoặc cầu vồng tuyệt đẹp.

Mây là cái gì đó đã quá quen thuộc với chúng ta trong cuộc sống hàng ngày, bầu trời xanh với mây trắng trong những ngày nắng đẹp hay mây đen kìn kịt khi cơn giông sắp kéo đến. Vì nó đã quá thân thuộc và không xa lạ gì nên chúng ta chẳng mấy khi quan tâm đến.

Tại sao trên trời lại có mây

Nhưng những ai yêu thích khám phá thiên nhiên, mây là một đề tài khá thú vị. Nhiều người sẽ tự hỏi tại sao có mây trắng lẫn mây đen trên bầu trời?

Mây là khối các giọt nước ngưng tụ hay nước đá tinh thể treo lơ lửng trong khí quyển ở phía trên Trái Đất (hay trên bề mặt các hành tinh khác) mà có thể nhìn thấy.

Peggy LeMone – nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu khí quyển quốc gia Kỳ cho biết lượng nước có trong một đám mây nhỏ có khối lượng khoảng 500 tấn. Để có thể hiểu đơn gian hơn, chúng ta hãy liên tưởng đến những con voi.

Giả sử một con voi từ 5-6 tấn, nghĩa là lượng nước trong một đám mây tích kể trên nặng tương đương với khoảng 100 con voi. Một con số đáng kinh ngạc.

Không khí ẩm bốc lên cao, gặp lạnh áp suất bão hòa hơi nước giảm làm cho hơi nước bám vào các hạt bụi nhỏ li ti để tạo thành những hạt nước nhỏ. Nếu nhiệt độ thấp hơn 00C thì sẽ tạo thành các tinh thể băng tuyết. Những hạt nước hoặc tinh thể băng tuyết này rất nhỏ, kích thước chỉ khoảng vài phần nghìn của 1mm3. Tuy nhiên chúng lại có nồng độ rất lớn và rơi rất chậm trong không gian. Các dòng không khí sẽ làm cho các đám mây này bay bồng bềnh trên không trung.

Nếu là các đám mây dày, nhất là các đám mây tích tụ khi có mưa bão, thì áng sáng khó đi qua được nên ta thấy có màu đen. Nếu là các đám mây mỏng, ánh sáng đi qua dễ dàng ta thấy có màu trắng. Khi mặt trời mới mọc hoặc sắp lặn vì ánh nắng chiếu nghiêng qua một tảng khí quyển dầy cho nên phần sóng ngắn bị phân tán gần hết chỉ còn các tia màu đỏ, màu da cam đi qua. Các tia này làm cả bầu trời hửng đỏ và các đám mây bị các tia này chiếu vào cũng mang màu đỏ, màu vàng cam rực rỡ.

Mây là hơi nước tích tụ, một dạng trung gian giữa hơi nước và nước. Nó đủ nhẹ để lơ lửng trên không và đủ nặng để không bốc lên trên cùng của khí quyển Trái Đất. Và độ cao của mây ngoài các tác động của áp suất, nhiệt độ không khí phía dưới còn do mức độ tích tụ hơi nước của chính nó nữa. Khi mức độ tích tụ cực đại thì hơi nước sẽ kết thành giọt nước và hẳn nhiên là rơi xuống đất tạo thành mưa.”


1.  Xem video


2.  Mây hình thành như thế nào

  • Có nhiều nguyên nhân hình thành mây.
    1. Nguyên nhân chính hình thành mây là chuyển động của không khí.
    2. Không khí chuyển động lên cao, nó sẽ tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, hơi nước trong đó bão hòa và ngưng đọng lại.
  • Không khí bay lên cao có thể do nhiều nguyên nhân.
    1. Không khí bị mặt đất đốt nóng.
    2. Không khí trượt lên cao theo sườn đồi núi.
    3. Hoặc do băng tan tạo ra lớp không khí lạnh.
  • Mây thường được cấu tạo từ 2 thành phần.
    1. Hoặc từ giọt nước. Hai là từ các tinh thể băng, và thường có nhiệt độ 0 độ C.
    2. Vì tác động của gió thổi, nên mây chỉ di chuyển theo chiều ngang.

    3.  Tại sao mây lại có nhiều màu sắc

  • Đầu tiên là màu xám tối.
    1. Vào những ngày trời âm u, phạm vi phân bố của mây rất rộng, hầu như che phủ cả bầu trời.
    2. Nên ánh sáng mặt trời khó có thể xuyên qua được, vì thế mây có màu xám tối.
  • Mây trắng ?.
    1. Những lúc trời nắng ráo→ Lượng mây trên bầu trời rất ít, mây được mặt trời chiếu sáng, nên hầu hết những đám mây này đều có màu trắng.
  • Mây màu đỏ.
    1. Những đám mây vào hoàng hôn luôn có màu đỏ
    2. Là do khi đó, ánh nắng mặt trời chiếu xiên, và khi chiếu vào đám mây, tất cả màu sắc được giữ lại
    3. chỉ có ánh sáng đỏ thoát ra ngoài, và tiếp tục phản chiếu lên lớp mây khác.

    4.  Có bao nhiêu loại mây

  • Đầu tiên là mây tầng cao.
    1. Đặc điểm là chân mây cao trên 6km, thường là tinh thể băng, không có bóng dâm, màu trắng.
  • Kế đến là mây tầng giữa.
    1. Mây này có chân mây cao từ 2-6km, tầng này thường hỗn hợp nhiều loại mây, nên thường dày hơn mây tầng cao.
    2. Đặc biệt, mây này tạo ra quầng sáng quanh Mặt trời.
  • Mây thứ ba là mây tầng thấp
    1. Được cấu tạo từ các giọt nước, tạo thành những đám mây màu xám.
    2. Đây là tầng mây mà mắt ta vẫn quan sát nó hằng ngày.
  • Tầng cuối là mây đối lưu.
    1. Là tầng mây tạo ra sấm sét
    2. Nằm rất cao, gần bầu khí quyển trái đất.
    3. Máy bay thường bay ở tầng mây này.

    5.  Sấm sét và mây có liên hệ thế nào

  • Sét, hay còn gọi tia sét.
    1. Được cấu thành từ điện, và được phóng đi từ đám mây và mặt đất.
    2. Đám mây này gồm 2 phần, đó là phần mây có điện tích dương (+), Và đám mây có điện tích âm (-).
    3. Vì là hai cực trái dấu, nên đám mây sẽ phóng điện vào nhau.
  • Tia sét có thể di chuyển với tốc độ 36.000km/h.
  • Sét là sự di chuyển của các ion, nhưng hình ảnh của sét là do dòng plasma phát sáng.
  • Nhiệt độ của sét quá lớn, lớn đến nỗi sau một cú đánh vào cát trắng, cũng có thể hóa thành thủy tinh.
  • Khi có sét thì tránh các đồ dùng điện, ở yên trong nhà, hoặc kiếm nơi an toàn tránh trú.
  • 6.  Mây nặng, nhưng không rơi xuống

  • Thực ra mây rất nặng.
    1. Tuy chỉ là những giọt nước, nhưng vì chúng liên kết với rất nhiều giọt nước khác, nên trọng lượng chúng có thể lên tới 1 triệu tấn, nặng hơn không khí rất nhiều.
  • Vậy tại sao nó lại không rơi xuống.
    1. Câu trả lời là do khí ấm.
    2. Khí ấm do quá trình tỏa nhiệt của hơi nước sau ngưng tụ, do được khí này đốt nóng. nên mây được bay cao hơn.
    3. Lúc này có sự thay đổi trong khối lượng. Độ nặng của mây, bằng độ nặng hay trọng lượng của không khí. Nên mây không bao giờ rơi xuống.

    7.  Điện toán đám mây

  • Được dùng trong Khoa học máy tính, cụ thể là việc lưu trữ dữ liệu.
  • Có thể ví đám mây này như là thư viện. Nơi mà bạn có thể lưu giữ những video, hình ảnh, hoặc tài liệu công việc.
  • Và bạn có thể chia sẻ dữ liệu cho người khác, mà ít khi xảy ra lỗi hỏng hóc.
  • Vậy, đám mây điện toán giống mây thường ở chỗ nào.
    1. Thay vì dữ liệu được lưu trên ổ cứng máy tính, nó sẽ được tải lên trên máy tính của nhà cung cấp dịch vụ đám mây, bằng kết nối internet.
    2. Vì tải lên và nằm lơ lửng trên đó, nên nó được đặt theo tên là đám mây.