Tam tòng tứ đức tam cương ngũ thường là gì năm 2024

Trong sử Việt trung đại, có câu nói đầy khí phách của Trần Bình Trọng trước lúc bị quân Nguyên giết: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc!”. Nhà Trần đã phong ông làm Bảo Nghĩa Vương vì có công tử thủ, chặn đường giặc ở Thiên Mạc, tôn vinh tấm lòng trung nghĩa, can đảm của ông.

Ở cuộc chiến chống Mông Cổ lần 2, Trần Hưng Ðạo và gia tướng Dã Tượng rút lui an toàn nhờ Yết Kiêu đã chờ bằng được chủ tướng ở bến thuyền, bất chấp nguy hiểm. Ngài cảm động nói: “Chim hồng hộc muốn bay cao tất phải nhờ ở 6 trụ xương cánh. Nếu không có 6 trụ xương cánh ấy thì cũng chỉ như chim thường mà thôi”, ý chỉ các gia tướng Yết Kiêu, Dã Tượng giống như xương trụ cánh của chim hồng hộc, nâng chủ tướng lên tầm cao.

Tam tòng tứ đức tam cương ngũ thường là gì năm 2024

Nhìn lại trang sử hào hùng của dân tộc, ta càng cảm phục tiền nhân. Thời Lý - Trần hưng thịnh, nước ta có tư tưởng “Tam giáo đồng nguyên”, dung hòa tinh hoa Nho giáo, Ðạo giáo và Phật giáo. Ngoài quan điểm trung dung từ bi của Phật, sự vô vi điềm tĩnh của Lão Tử, các sĩ phu, võ tướng còn học hỏi “tam cương, ngũ thường” của Khổng Tử.

- “Tam cương” là 3 mối quan hệ chính trong xã hội phong kiến: Vua - tôi, cha - con, chồng - vợ. Theo tam cương, người trên (vua, cha, chồng) có nghĩa vụ bảo vệ, chăm sóc và thương yêu người dưới (bề tôi, con, vợ). Người dưới cần nghe lời, tôn trọng, hiếu thuận với người trên. Nếu ai cũng làm tốt nghĩa vụ của mình, gia đình sẽ yên vui, đất nước sẽ thịnh vượng.

- “Ngũ thường” là 5 điều thường xuất hiện trong cuộc sống, giúp hình thành đạo đức con người: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Những phẩm chất đàn ông cần có và phải rèn luyện để đạt được.

Cũng có cách hiểu khác, Ngũ thường là: Cha nhân nghĩa, mẹ hiền từ, anh hữu ái, em cung kính, con hiếu thuận.

Thời xưa, “tam cương ngũ thường” là chuẩn mực cho nam giới, tương tự “tam tòng tứ đức” dành cho phái nữ. Thời nay, nhiều luật lệ Nho giáo đã không còn phù hợp với xã hội, nhưng “ngũ thường” và “tứ đức” vẫn là rường cột đạo đức của người Á Ðông.

“Tứ đức” gồm công (giỏi làm, khéo léo), dung (dung mạo), ngôn (lời ăn tiếng nói), hạnh (đức hạnh, tính nết). Thời phong kiến, “công” gắn liền với việc nhà, chăm sóc gia đình và nuôi dạy con cái. Bây giờ, chữ “công” đã có thêm nghĩa mới là “công ăn việc làm”. Phụ nữ đã có quyền đi học, đi làm và sống độc lập, áp lực tăng trong khi trách nhiệm “nội tướng” vẫn còn. Ai không cân bằng được việc cơ quan và việc nhà thường bị đánh giá là chưa đủ giỏi.

Nhiều anh hay vin vào “nam nữ bình đẳng” để dồn nốt vai trò kinh tế lên vai vợ, còn mình bớt được nửa gánh nặng. Vẫn còn nhiều người chồng mặc định “việc nhà là của đàn bà”, đàn ông chỉ lo “việc lớn” và biết kiếm tiền là đủ. Cơ mà việc lớn đâu chả thấy, chỉ thấy kha khá ông chồng tan làm là đi nhậu, hát karaoke, giải trí…, không bớt chút thời gian để làm việc nhà, chăm sóc con cái cùng vợ. Họp “phụ huynh” học sinh mà đa số là mẹ đi họp cho con.

Thời nay thiên hạ thái bình, đâu cần làm “trai thời loạn”, xông pha nơi hòn tên mũi đạn mà đòi phụ nữ trở thành hậu phương vững chắc, “giỏi việc nước đảm việc nhà”.

Ðến vai trò trụ cột gia đình còn muốn “san sẻ” cho vợ, thì nghĩa vụ của đàn ông còn lại gì?

Khi hai vợ chồng cùng gánh kinh tế, đồng nghĩa với việc nội trợ, dạy con phải chia nhau, bằng không thì mua máy rửa bát, máy giặt, máy hút bụi, robot lau nhà… để người vợ bớt vất vả. Cái kiểu sức không muốn bỏ, tiền không muốn chi nhưng vẫn đòi nhà sạch, cơm ngon canh ngọt mỗi ngày, có vợ đẹp con ngoan cho thiên hạ trầm trồ, thì như giới trẻ nói vui: Có ngày chỉ còn cái nịt!

**

Thế kỷ 21, mối quan hệ vua - tôi thay bằng tình yêu nước, nghĩa vụ với Tổ quốc, bổn phận công dân. Mối quan hệ cha - con nằm ở cái tình, vợ - chồng cốt ở sự đồng thuận. Cha con có lúc thân thiết như bạn bè nhưng vẫn phải “cha ra cha, con ra con”. Vợ chồng biết lắng nghe để hiểu và tôn trọng quan điểm của nhau, như vậy mới hòa thuận. Ba mối quan hệ đều mang tính song phương, không hề thiên vị hay một chiều, với quy phạm đạo đức từ hai phía, một bên mất đi tiêu chuẩn thì mối quan hệ này kết thúc. Chẳng có lý gì nam giới đòi phụ nữ giữ “tam tòng, tứ đức”, trong khi chính mình lại xao nhãng “tam cương, ngũ thường”.

Xã hội hiện đại đã có pháp luật nhưng những điều đúng đắn về mặt đạo đức giúp người cư xử với người được công minh, lễ phép; phân biệt được thiện ác, có chữ tín; tránh xa cạm bẫy cám dỗ.

Trở thành bậc “chính nhân quân tử” thời 4.0, cách tốt nhất, bền nhất là tự nâng cấp chính mình đầu tiên. Chẳng phải cổ nhân đặt “tu thân” trước cả “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” đó sao.

Ngày đăng: 14/11/2023 / Ngày cập nhật: 14/11/2023 - Lượt xem: 127

Trong suốt chiều dài lịch sử, hệ tư tưởng nho giáo có ảnh hưởng rất sâu sắc đến xã hội Việt Nam. Nho giáo có đóng góp rất lớn trong việc xây dựng các nền tảng giáo dục cũng như những chuẩn mực đạo đức xã hội. Do đó, “tam cương ngũ thường” là cụm từ không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, ý nghĩa chuẩn xác của tam cương ngũ thường là gì? Yêu cầu người dưới phục tùng người trên? Nói về bổn phận và tin tưởng? Hay còn ý nghĩa nào khác?

Nội Dung []

TAM CƯƠNG NGŨ THƯỜNG LÀ GÌ?

Tam cương ngũ thường hay tam cương ngũ thường là lời dạy của Khổng Tử, người sáng lập Nho giáo. Cụm từ này buộc bất kỳ người nào trong chế độ phong kiến đều phải làm theo. Để làm rõ ý nghĩa của cụm từ đó, ta sẽ tiến hành phân tích bằng cách phân tách cụm từ này thành hai là “Tam cương” và “Ngũ thường”:

1. Tam cương là gì?

  • Tam ( 三): Có nghĩa là “ba”.
  • Cương (纲): Có nghĩa là “giềng” hay “đầu mối”. Nghĩa đen của từ cương (giềng mối) là sợi dây ở mép của lưới đánh cá, giúp lưới liên kết chắc chắn hơn.

Vậy Tam cương tiếng Trung Hoa là 三纲: Đại ý cho 3 mối quan hệ chủ đạo gắn kết với nhau trong cuộc sống.

Tam tòng tứ đức tam cương ngũ thường là gì năm 2024

Trong triều đại phong kiến hiểu theo nghĩa bóng, đây là ba mối quan hệ được các vua chúa lập ra để giữ được lòng trung thành của dân, cụ thể là:

  • Mối quan hệ “Quân thần cương”: Đây là quan hệ tiên quyết trong chính trị mà các quân thần buộc tuân theo. Nó đi kèm với câu: “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung.” Theo pháp luật, thần tử phải luôn luôn trung thành, tuân lệnh vua bằng bất cứ giá nào. Vua luôn luôn đúng, công minh, vì vậy kháng lệnh vua thần tử chỉ có một con đường là “chết”.
  • Mối quan hệ “Phụ tử” hay "Phụ cương": Là quan hệ của con và cha, con cái không được bất hiếu, phải nghe lời cha mẹ dạy bảo, hiếu thuận. “Phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu”. Cũng giống như mối quan hệ vua tôi, cha có thể khiến cho chết, hoặc con có thể chết vì cha, nếu không thể chết thì con bất hiếu.
  • Mối quan hệ “Phu thê”: Là quan hệ vợ chồng, phải có trách nhiệm giữ mối quan hệ hòa hảo với nhau, hạnh phúc, không cãi vã, vợ phải nghe lời chồng, yêu thương, bao bọc lẫn nhau.

Theo văn hóa Trung Hoa, với vua là phải “Trung”, với cha là phải “Hiếu” và với Vợ phải “Nghĩa tình”. Đây là ba mối quan hệ theo lẽ phải mà một người đàn ông ở chế độ phong kiến cần làm được. Và làm người phải cân bằng được các mối quan hệ để có sự hòa hợp nhất.

Bài viết liên quan:

  • Cung hỷ là gì?
  • Top 11 phần mềm dịch Tiếng Trung tốt nhất
  • Top 30 Cap thả thính tiếng Trung Stt tình yêu ngọt ngào
  • Top 9 Máy Phiên Dịch hỗ trợ giao tiếp GIÁ TỐT 2023
  • Dĩ hòa vi quý là gì?

Tam tòng tứ đức tam cương ngũ thường là gì năm 2024

2. Ngũ thường là gì?

  • Ngũ (五): Có nghĩa là “Năm”.
  • Thường (常): Có nghĩa là “Thường thường”.

Ngũ thường tiếng Trung "五常 - Wǔcháng" chính là năm điều thường xuất hiện trong đời sống và nam nhân cần tuân thủ theo chuẩn mực, phép tắc của 5 điều đó. Cụ thể đó là: “Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín.” Rộng hơn trong ngũ thường chính là 5 điều mà mỗi con người cần phải có khi sống ở trên cuộc đời này.

  • Nhân (仁 - Rén): Nhân ở đây không phải là "Người”, mà từ Nhân được lấy trong từ “Nhân hậu”. Đại ý cho việc phải có lòng yêu thương, giúp đỡ, quý mến với tất cả mọi người, mọi vật xung quanh mình.
  • Lễ (礼 - Rei): Từ “Lễ” được lấy trong từ lễ phép. Làm người cốt phải giữ được sự tôn trọng với người khác. Tuân thủ những phép tắc theo chuẩn mực Nho giáo đưa ra, kính trên nhường dưới, sống hòa nhã với mọi người.
  • Nghĩa (义 - Yì): Chữ “Nghĩa” được tách ra trong từ chính nghĩa, sự tình nghĩa. Răn dạy chúng ta phải phải biết làm việc một cách chính trực và công tâm nhất trước mọi hoàn cảnh xét trên cả phương diện tình và lý.
  • Trí (智 - Zhì): Từ “Trí” trong trí tuệ, trí khôn, ám chỉ người đàn ông trong xã hội cũ phải có đầu óc thông suốt. Có tuệ trí sẽ phân biệt được phải trái đúng sai, nào thiện nào ác, để sống một cuộc đời đứng đắn và có giá trị nhất.
  • Tín (信 - Xìn): Từ “Tín” trong sự uy tín, sự tin tưởng tín nhiệm. Trong cuộc sống, nếu đã hứa bất kỳ điều gì rồi thì phải nghiêm túc thực hiện. Không thất hứa, vì nếu không giữ chữ tín, người đó sẽ bị xem là dối trá, gian manh.

Tam tòng tứ đức tam cương ngũ thường là gì năm 2024

3. Ý nghĩa Tam cương ngũ thường

Vậy hành theo Tam cương ngũ thường chính là chuẩn mực đạo đức mà mỗi người trong xã hội cũ cần tuân theo. Thông qua đó, quan hệ giữa người với người với người sẽ được duy trì ổn định, và đất nước sẽ được thái bình thịnh vượng.

Tam cang ngũ thường khuyên con người sống theo lẽ tự nhiên, vì “ngũ thường” cũng chính là sự luân chuyển của trời đất. “Nhân - Mộc, Lễ - Hỏa, Nghĩa - Kim, Trí - Thủy, Tín - Thổ.” Thuận theo lẽ thường sẽ tránh được những tai ương, sự xấu xa của cuộc đời.

Trong xã hội thời đó, tam cương ngũ thường lời dạy của nho giáo vô cùng hà khắc. Tuy nhiên, nó không còn quá quan trọng và có sự liên kết với một con người xã hội ngày nay nữa. Bởi người ta cho rằng đó chỉ là 1 công cụ dành riêng cho chế độ quân chủ chuyên chế. Nhưng những điều đúng đắn về mặt đạo đức vẫn được gìn giữ cho đến nay, làm cho con người luôn có niềm tin, tôn trọng, lễ phép và chân thành với mọi người bên cạnh mình trong xã hội hiện đại.

Tam tòng tứ đức tam cương ngũ thường là gì năm 2024

TAM CƯƠNG NGŨ THƯỜNG VÀ TAM TÒNG TỨ ĐỨC

Tam cương ngũ thường thiên về chuẩn mực phép tắc, lễ nghĩa dành cho nam giới. Còn Tam tòng tứ đức lại chỉ cho những người phụ nữ, phải tuân thủ các điều:

  • Tam tòng là: Tại gia tòng phụ (Ở nhà phải nghe theo cha), Xuất giá tòng phu (Lấy chồng phải theo chồng), Phu tử tòng tử (Cha qua đời phải theo con).
  • Tứ đức là: Công (Giỏi làm, khéo léo), Dung (Hòa nhã, để ý sắc diện), Ngôn (Chú ý lời ăn tiếng nói dễ nghe), Hạnh (Giữ gìn đức hạnh, tính nết).

Tam tòng tứ đức tam cương ngũ thường là gì năm 2024

Vậy câu nói Tam tòng tứ đức khuyên răn người phụ nữ trong xã hội cũ phải sống phụ thuộc vào những người bên cạnh mình, không làm điều gì làm đổ vỡ hạnh phúc gia đình. Đồng thời phải giữ phẩm hạnh, sắc đẹp để thể hiện được sự tôn trọng với mọi người. Tuy nhiên, đây là một quan niệm không thực sự đúng đắn, ám chỉ sự bất công trọng nam khinh nữ của những con người xã hội phong kiến.

KẾT LUẬN

Như vậy, bài viết trên đây đã chia sẻ đến các bạn về tam cương ngũ thường có nghĩa là gì, đồng thời cũng lý giải về tam tòng tứ đức. Hy vọng qua đó sẽ giúp các bạn giải đáp được những thắc mắc về hai lời răn dạy về chuẩn mực đạo đức của Khổng Tử.

Tam cương ngũ thường trong Nho giáo là gì?

Như vậy tam cương là chỉ ba mối quan hệ trọng yếu trong xã hội: vua- tôi, cha-con, vợ- chồng. Ngũ thường chỉ năm đạo đức mà một người thường có và nên có: nhân-nghĩa-lễ-trí-tín.

Tam Cương có nghĩa là gì?

Định nghĩaVua tôi, cha con, vợ chồng.

Ý nghĩa của ngũ thường là gì?

Ngũ thường là năm điều phải hằng có trong khi ở đời, gồm: Nhân (仁), Lễ (禮), Nghĩa (義), Trí (智), Tín (信) xuất phát từ Nho giáo của Trung Quốc. Thuật ngữ tam cương thường được nhắc liền mạch với ngũ thường thành cụm tam cương-ngũ thường.

Ngũ luân ngũ thường bao gồm những gì?

Trong mối quan hệ giữa con người với con người, Nho giáo đề cập đến 5 mối quan hệ cơ bản (ngũ luân): quân - thần (vua - tôi); phụ - tử (cha - con); phu - phụ (vợ - chồng); trưởng - ấu (anh - em, trên - dưới) và bạn bè. Tuy nhiên, Nho giáo còn đưa ra nhiều mối quan hệ cụ thể khác.