Tần số là gì lớp 7

1. Các kiến thức cần nhớ 

* Từ bảng thu thập số liệu ban đầu ta có thể lập bảng "tần số" (còn gọi là bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu).

Ta có thể lập bảng "tần số" theo dòng hoặc theo cột.

Giá trị (\(x\))

\(x_1\)

\(x_n\)

Tần số (\(n\))

\(n_1\)

\(n_n\)

\(N=…\)

Giá trị (\(x\))

Tần số (\(n\))

\(x_1\)

\(n_1\)

\(x_2\)

\(n_2\) 

 ...

 ...

\(x_n\) 

\(n_n\) 

\(N=...\)

Bảng “tần số” theo hàng ngang thường được lập như sau:

+ Vẽ một khung hình chữ nhật gồm hai dòng

+ Dòng trên ghi các giá trị khác nhau của dấu hiệu theo thứ tự tăng dần

+ Dòng dưới ghi các tần số tương ứng với mỗi giá trị đó.

Ý nghĩa: Bảng tần số giúp người điều tra dễ có những nhận xét chung về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu và tiện lợi cho việc tính toán sau này.

Ta cũng có thể lập bảng tần số theo hàng dọc.

Ví dụ: Số cân nặng (tính tròn đến kg) của 10 học sinh ghi lại như sau:

Bảng “tần số”:

2. Các dạng toán thường gặp

Dạng 1: Lập bảng tấn số và rút ra nhận xét

Phương pháp:

Bước 1: Từ bảng số liệu thống kê, lập bảng tần số dưới dạng ngang hay dọc, trong đó nêu rõ các giá trị khác nhau của dấu hiệu và các tần số tương ứng của các giá trị đó

Bước 2:  Rút ra nhận xét về

+ Số các giá trị của dấu hiệu

+ Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu

+ Giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá trị có tần số lớn nhất

+ Các giá trị thuộc vào khoảng nào là chủ yếu….

ĐỘ CAO CỦA ÂM

I – TẦN SỐ

- Số dao động trong một giây gọi là tần số.

Đơn vị của tần số: Hz (héc)

Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn.

Chú ý: Để tính tần số ta lấy số dao động chia cho thời gian vật thực hiện dao động

(thời gian ta đưa hết về giây)

II – ÂM CAO (ÂM BỔNG) – ÂM THẤP (ÂM TRẦM)

Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số

- Âm phát ra càng cao (bổng) khi tần số dao động càng lớn

- Âm phát ra càng thấp (trầm) khi tần số dao động càng bé

III – ĐỌC THÊM

+ Tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ $20Hz-20000Hz$

+ Những âm có tần số $<20Hz$ gọi là hạ âm

+ Những âm có tần số $>20000Hz$ gọi là siêu âm

Chó và một số động vật khác có thể nghe được âm có tần số thấp hơn $20Hz$, cao hơn $20000Hz$

Sơ đồ tư duy về độ cao của âm

Tần số là số giao động trong một giây

đơn vị tần số là héc(Hz)

Hay nhất

- Định nghĩa trong Toán học 7 : Tần số là số lần lặp lại của một giá trị của dấu hiệu

- Định nghĩa trong Vật Lý 7 : Tần số là số dao động trong 1giây

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

  • Trắc nghiệm Vật Lí 7 Bài 11 (có đáp án): Độ cao của âm

Bài giảng: Bài 11: Độ cao của âm - Cô Phạm Thị Hằng (Giáo viên VietJack)

    - Vật thực hiện một dao động nghĩa là khi vật đi được quãng đường kể từ khi bắt đầu dao động cho đến khi nó lặp lại vị trí như cũ.

    - Khi vật dao động, nếu trong một đơn vị thời gian vật thực hiện càng nhiều dao động thì ta nói vật dao động càng nhanh. Ngược lại nếu vật thực hiện càng ít dao động thì ta nói vật dao động càng chậm.

    - Tần số là số dao động mà vật thực hiện được trong một giây.

    - Đơn vị của tần số là Héc (kí hiệu là Hz).

    ⇒ Vật dao động càng nhanh thì tần số dao động của vật càng lớn. Ngược lại, vật dao động càng chậm thì tần số dao động của vật càng nhỏ.

Quảng cáo

    - Khi vật dao động càng nhanh (tần số dao động càng lớn) thì âm phát ra càng cao (càng bổng).

    - Khi vật dao động càng chậm (tần số dao động càng nhỏ) thì âm phát ra càng thấp (càng trầm).

    Lưu ý:

        + Những âm có tần số dưới 20Hz gọi là hạ âm.

        + Những âm có tần số lớn hơn 20000Hz gọi là siêu âm.

        + Thông thường tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ 20Hz đến 20000Hz.

        + Một số động vật có thể nghe được hạ âm và siêu âm.

Quảng cáo

    1. Cách tính tần số dao động của một vật

    Công thức:. Trong đó:

    n: số dao động

    t: thời gian vật thực hiện được n dao động (s)

    f: tần số dao động (Hz)

    2. Để giải thích một số âm thanh do nguồn âm phát ra khi trầm, khi bổng khác nhau ta dựa vào đặc điểm:

    - Âm phát ra càng bổng (càng cao) ⇒ vật dao động càng nhanh ⇒ tần số dao động càng lớn.

    - Âm phát ra càng trầm (càng thấp) ⇒ vật dao động càng chậm ⇒ tần số dao động càng nhỏ.

Xem thêm các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 7 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 7 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

  • Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 7 có đáp án

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k9: fb.com/groups/hoctap2k9/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 7 có đáp án của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung chương trình Vật Lý lớp 7.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Vẽ mạch điện gồm (Vật lý - Lớp 7)

1 trả lời

Chùm tia ló của thấu kính hội tụ có đặc điểm là (Vật lý - Lớp 8)

5 trả lời

Máy bay nào có cơ năng lớn hơn (Vật lý - Lớp 6)

1 trả lời

Tác dụng phát sáng (Vật lý - Lớp 7)

1 trả lời

Điền vào chỗ chấm (Vật lý - Lớp 7)

2 trả lời

Điền vào chỗ chấm (Vật lý - Lớp 7)

1 trả lời

Video liên quan

Chủ đề