Tập làm văn tả về mẹ lớp 3 năm 2024

Bài tập làm văn tả mẹ của bé Bon được chị Thu chụp lại, đăng tải lên Facebook khiến dân mạng xuýt xoa khen ngợi vì độ đáng yêu và ngập tràn tình cảm.

Mới đây, chị Nguyễn Thị Thu - tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Tsukuba, Nhật Bản, đã hào hứng chia sẻ bài văn của cậu con trai học lớp 3 trên trang cá nhân Facebook và nhận được sự yêu thích của mọi người.

Tập làm văn tả về mẹ lớp 3 năm 2024
Bài tập làm văn tả mẹ của bé Bon (Ảnh: NVCC).

Con trai lớp 3 tả mẹ là loài hoa "hiếm có, khó để trồng"

Đề bài yêu cầu: "Em hãy tưởng tượng mẹ em là một loài hoa và miêu tả nó".

Trước khi bắt đầu viết bài, bé Bon (tên ở nhà của con trai chị Thu) đã hỏi mẹ: "Mẹ ơi, mẹ thích màu nào nhất ạ?". Chị Thu vui vẻ đáp: "Mẹ thích màu vàng nhất". Và sau đó, một loài hoa có màu vàng chóe trong tưởng tượng của bé Bon đã ra đời.

Nguyên văn bài tập làm văn của cậu học trò nhỏ tuổi:

"Nếu như có một loài hoa giống mẹ thì em nghĩ rằng nó sẽ tươi sáng và nó sẽ màu vàng chói. Có thể cánh hoa sẽ bé và nụ hoa sẽ to. Và có khi nó rất hiếm có và khó để trồng.

Nếu như nó có một mùi thơm đặc biệt và dịu nhẹ. Và loài hoa đó cũng có thể có khả năng kỳ diệu là có thể làm cho chúng ta đỡ buồn. Cánh hoa của nó có thể rất thon thả và mềm mịn. Nếu có được loài hoa như thế em sẽ rất bất ngờ. Nếu có em sẽ rất vui".

Mới học lớp 3 nên cách hành văn của Bon vẫn còn chưa sắp xếp ý một cách rõ ràng. Nhưng ai cũng công nhận cậu bé có sự sáng tạo, tưởng tượng phong phú, viết văn với lời lẽ tràn đầy yêu thương và mang đến nguồn năng lượng tích cực cho mọi người.

Ngay dưới bài đăng, nhiều người "thả tim" bày tỏ sự thích thú với bài văn đầy hình ảnh của bé Bon:

- "Ôi bạn Bon chọn lọc từ chuẩn, vì là tưởng tượng nên bạn thêm mấy lần từ "có thể". Từ ngữ rất hay!".

- "Em thích cách Bon không tả mẹ giống một loài hoa nào mà là một loài hoa do Bon tự nghĩ ra và tả đúng về mẹ".

- "Ngoài yếu tố "hiếm có khó trồng" thì khá là giống hoa mặt trời. Mẹ là mặt trời của em lại đúng luôn".

- "Bon phải yêu mẹ lắm mới nghĩ ra được loài hoa như thế".

- "Đọc là biết con yêu mẹ như thế nào rồi"...

Tập làm văn tả về mẹ lớp 3 năm 2024
Bé Bon được mẹ dạy sống tự lập và tự tin (Ảnh: NVCC).

Nuôi dưỡng sự tự tin cho trẻ nhỏ

Chị Thu chia sẻ, bản thân cảm thấy rất hạnh phúc khi nuôi dạy được một em bé sống tình cảm và tự tin như vậy. Người mẹ trẻ cũng "bật mí" thêm, để con tự tin thể hiện suy nghĩ thì bản thân chị đã có quá trình nuôi dưỡng, bồi đắp cho con từ khi con còn nhỏ.

Chị nói: "Tự tin không phải là lúc nào bạn cũng phải thể hiện mình luôn giỏi, luôn đúng, luôn làm tốt mọi việc trước mặt con. Bạn có thể cho con thấy mình yếu đuối, thất bại, có thể khóc trước mặt con vì thất bại của mình, có thể nói cho con những cảm xúc tồi tệ mình trải qua để con đồng cảm và nhìn thấy sự "dũng cảm" đằng sau cái "yếu đuối" đó của mẹ.

Tự tin là dám làm mà không sợ mình bị sai, tự tin là biết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân để nỗ lực cải thiện. Tự tin chính là thái độ của bạn với bản thân và với cuộc sống.

Bí quyết để tạo nên tự tin cho bản thân chính là cảm giác từng chút một đạt được những mục tiêu đề ra, thì với con trẻ bạn cũng nên áp dụng điều đó.

Những cô giáo mầm non dạy Bon hồi còn ở Nhật Bản đã chia sẻ với mình rằng, việc kiên trì dạy cho trẻ tầm 1- 2 tuổi biết tự múc từng thìa cơm, tự đeo yếm, tự đi tất, đi giày, mặc quần áo…chính là từng trải nghiệm nho nhỏ để nuôi dưỡng cho trẻ sự tự tin".

Tập làm văn tả về mẹ lớp 3 năm 2024
Chị Thu dạy con với 5 từ khóa: "Yêu thương, kiên nhẫn, thừa nhận, khen ngợi và tin tưởng" (Ảnh: NVCC).

Bởi thế, mỗi khi dạy con bài học về sự tự lập, chị đều khích lệ, ghi nhận sự cố gắng của con. Chẳng hạn: "A, Bon tự ăn được rồi này", "Bon tự đi giày được rồi đấy"... Những khi con đạt được điều gì đó, vị phụ huynh này sẽ vỗ tay khen ngợi: "Bon cố gắng lắm" rồi ôm con vào lòng.

Chị khẳng định, mỗi sự nỗ lực của con để đạt được điều gì đó, ví dụ như tự kéo quần, loay hoay xỏ tất, tự mặc áo… chính là trải nghiệm để nuôi dưỡng cho con sự tự tin.

Phụ huynh này cũng nhấn mạnh: "Giai đoạn tiểu học trẻ rất cần được chú trọng rèn luyện kỹ năng và hình thành thói quen tốt, mà việc đầu tiên là nhận thức về thời gian và kỹ năng sắp xếp thời gian hợp lý, tự lên lịch công việc cho mình. Cho đến giờ Bon chưa hoàn toàn có thể làm tốt nhưng mình vẫn luôn kiên trì với mục tiêu đó hàng ngày.

Việc cha mẹ nhận biết được đâu là "điều quan trọng nhất với con ở giai đoạn này" là kim chỉ nam vô cùng quan trọng cho định hướng nuôi dạy con".

1.Trong gia đình, bố mẹ em sinh được hai người con, chị gái em và em. Chị em tên là Trang, năm nay chị 15 tuổi. Chị là người em luôn tôn trọng và quý mến.

Chị Trang có mái tóc dài và đen bóng, ai cũng khen tóc chị đẹp. Mặc dù là hai chị em nhưng em và chị Trang không giống nhau. Chị em có dáng người cao mà mảnh. Ngoài mái tóc dài và đen, chị còn có nước da trắng nên trông chị lúc nào cũng nổi bật. Chị Trang rất hay cười, gặp mọi người chị luôn chào hỏi rất lễ phép nên ai cũng yêu quý chị. Bố em mẹ rất vui và hài lòng về thành tích học tập của chị. Ở lớp, chị là lớp trưởng gương mẫu, 8 năm liên tục chị đạt học sinh giỏi và được giấy khen của nhà trường. Ngoài ra, chị còn tham gia rất nhiều các chương trình văn nghệ do trường tổ chức. Chị Trang không chỉ học giỏi mà còn rất khéo tay. Ở nhà, chị thường xuyên nấu cho bố mẹ và em những món ăn rất ngon. Lần nào chị Trang nấu cơm em cũng ăn rất ngon miệng. Biết em thích ăn bánh mì, sáng nào chị cũng dậy sớm và đi chợ mua bánh mì cho em ăn sáng rồi đi học. Có những lúc em mách mẹ là chị đi chơi, về chị bị mẹ em mắng nhưng chưa bao giờ chị quát hoặc nặng lời với em bởi vì chị biết em là trẻ con và chị lớn hơn em nhiều tuổi nên chị luôn nhường nhịn em.

Buổi tối ở nhà, chị thường chỉ bảo em học. Chị dạy em viết sao cho thật đẹp và ngay ngắn. Những bài toán khó, em không làm được, em thường hỏi chị và chị hướng dẫn em làm rất nhiệt tình. Những lúc em ngủ quên không đắp chăn, chị lại cẩn thận mắc màn và đắp chăn cho em. Trước khi đi ngủ, em thường đòi chị kể chuyện cho em nghe. Dù bận học hoặc buồn ngủ nhưng chị chưa bao giờ chị từ chối yêu cầu của em.

Em rất yêu quý chị Trang bởi vì chị luôn yêu thương và dạy dỗ em. Chị là người con hiếu thảo của gia đình và là người chị mẫu mực của em. Em rất mong muốn học giỏi như chị để bố mẹ em luôn tự hào và hãnh diện về chị em em.

2 .

Mỗi người ai cũng có những người bạn bè thân thiết của riêng mình, đó có thể là người hợp với bạn về sở thích đối với các môn học, các môn thể thao hay đặc biệt hơn đó là người thường xuyên chia sẻ với bạn những buồn vui trong cuộc sống. Riêng với tôi, bạn thân với tôi là một người tôi yêu mến và khâm phục, bạn là người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong học tập. Bạn là Minh.

Có cái tên của con trai nhưng thực là Minh lại là một cô gái gầy gò và có vẻ yếu ớt nữa. Vầng trán bạn cao và rộng làm lộ rõ sợ thông minh. Đặc biệt, cặp kính tròn xoe khiến mọi người khó nhầm lẫn về học lực của Minh. Bạn học giỏi đều các môn, đặc biệt là môn Văn và môn Anh. Các thầy cô giáo và các bạn trong lớp rất yêu quý Minh. Bạn chẳng những học giỏi mà còn là lớp phó học tập gương mẫu và hay giúp đỡ bạn bè nữa.

Còn tôi, khi mới vào lớp, tôi tiếp thu rất chậm và lại nhút nhát. Những bài kiểm tra đầu kì, tôi được điểm rất thấp. Thấy vậy, cô giáo chủ nhiệm liền họp các bạn cán bộ lớp và hỏi xem có ai có thể giúp đỡ tôi không. Thật bất ngờ, Minh đã giơ tay nhận lời.

Từ khi nhận “trọng trách” ấy, Minh thường xuyên quan tâm, nhắc nhở tôi chép bài và làm bài đầy đủ. Nhưng tính tôi nhút nhát cộng với sự... xấu hổ khiến tôi thường né tránh sự giúp đỡ của Minh. Thậm chí, có lần tôi còn nói với Minh với giọng đầy bực bội:

- Bạn đừng làm phiền tôi nữa! Bạn đừng nghĩ bạn học giỏi thì có thể muốn làm gì tôi cũng được.

Những tưởng Minh sẽ tự ái, bỏ ngay công việc ấy nhưng không ngờ bạn vẫn quan tâm đến tôi... Tôi sẽ vẫn có thái độ như thế với Minh nếu không có một ngày...

Hôm ấy, lớp tôi có bài kiểm tra 45 phút. Suốt một tuần, tôi đã cố gắng ôn tập rất kĩ vừa vì muốn thay đổi điểm số vừa vì muốn chứng tỏ mình không cần ai giúp đỡ. Nhưng đến khi làm bài, tôi vẫn không thể làm tốt được. Ngày cô giáo trả hài, nhận điểm 5 trên tay tôi bật khóc vì nghĩ rằng mình sẽ chẳng bao giờ học khá lên được. Tôi đã cố gắng rất nhiều rồi cơ mà? Tôi đang thút thít khóc thì Minh nhẹ nhàng đến bên và nói:

- Bạn đừng buồn. Mình biết bạn đã cố gắng rất nhiều nhưng có thể là do bạn chưa có phương pháp học đó thôi. Bạn cho phép mình học cùng bạn nhé? Chỉ một buổi thôi, sau đó nếu bạn không thích thì chúng mình không học cùng nhau nữa?

Tôi lưỡng lự một chút rồi đồng ý. Không ngờ, học cùng Minh tôi thấy rất thú vị. Minh nói nhiều điều về cách học mà tôi chưa hề biết. Nhờ những cách học ấy tôi học thuộc nhanh hơn, hiểu hài hơn. Những buổi sau tôi lại tiếp tục học cùng Minh, chia sẻ với Minh rất nhiều chuyện. Và đặc biệt, điểm kiểm tra của tôi cũng cao hơn hẳn.

Minh thực sự là một lấm gương tốt cả về học tập và tinh thần giúp đỡ bạn bè. Tôi tự hứa với mình phải học tập thật tốt để không phụ công Minh đã giúp đỡ.

3.

Nhân dịp sinh nhật lần thứ mười của em, ba đã mua tặng em bộ dụng cụ học tập với nhiều màu sắc bắt mắt. Trong đó em thích nhất là chiếc hộp bút.

Ôi, chiếc hộp bút mới xinh đẹp làm sao. Hộp bút có in hình các nhân vật trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Nhật Bản: “Hàng xóm tôi là Totoro”. Đó là cô chị Satsuki, cô em Mei và nhân vật quan trọng nhất là Totoro, con thú thần bảo vệ và cai quản khu rừng cạnh làng của hai chị em, luôn đi theo Totoro lớn còn có hai Totoro nhỏ màu xanh và trắng. Mặt trước là hình các nhân vật đang nằm trên bụng thú thần, giữa cánh rừng bao la, có vẻ hoang vu nhưng không kém phần tươi đẹp. Mặt sau là hai chị em cùng các Totoro nhỏ và lớn đang ngồi trên một cành cây hướng ra bờ sông, chơi trò gì đó có vẻ thích thú lắm. Chiếc hộp bút được làm bằng nhựa tổng hợp, được thiết kế theo dạng hình chữ nhật. Nó dài chừng 22cm, rộng chừng 5cm và cao khoảng 3cm. Kích thước như vậy vừa không quá to, lại không quá nhỏ, rất vừa vặn xinh xắn khi cho vào cặp xách.

Cả hai mặt của hộp bút đều mở được ngăn. Các ngăn được mở ra, đóng vào một cách dễ dàng nhờ hai viên nam châm, được lắp ở giữa. Ở mỗi ngăn đều có gắn các đầu nhựa hình tròn để cho bút vào, tránh cho bút khỏi rơi ra trong quá trình di chuyển. Các đầu nhựa này còn có thể nhấc lên, đặt xuống khiến cho việc lấy bút trở nên dễ dàng hơn. Ở ngăn trước, em dùng để đựng các loại bút như bút chì, bút máy, bút nước, bút dạ cho môn Mĩ thuật. Ngăn kia dùng để để các loại thước như thước kẻ, đo độ, eke và chiếc com-pa nhỏ nhắn màu hồng. Vì ở giữa hai ngăn có lắp cả gọt bút chì nên em không cần phải mang gọt riêng theo như trước nữa.

Có chiếc hộp bút mới ba tặng, chiếc cặp sách trở nên gọn gàng hơn và em cũng đã biết giữ gìn dụng cụ học tập cẩn thận hơn, chu đáo hơn. Khi dùng xong, em đều cho bút vào trong ngăn để bút không bị rơi hay hỏng. Khi đến lớp, em đặt chiếc hộp bút vào một ngăn riêng, khi về nhà thì được đặt lên giá sách thật gọn gàng. Chiếc hộp bút gắn bó với em như hình với bóng, là vật dụng không thể thiếu mỗi khi đến trường.

Có thể càng ngày càng có nhiều loại hộp bút với hình dáng và màu sắc khác nhau, thu hút người dùng, nhưng đối với em, chiếc hộp bút ba tặng luôn là món quà quý giá mà em luôn giữ gìn, trân trọng.