Tập luyện để điềm tĩnh hơn

Việc trí não mất bình tĩnh có liên quan đến tâm trạng và hoàn cảnh xung quanh bạn, nhất là đối với những người thường xuyên phải đối mặt với áp lực trong học tập và làm việc. 

Nếu như liên tục bị áp lực, nỗi sợ hãi quấy rầy thì sẽ khiến cho bạn khó khống chế được tâm tình, dễ nóng nảy, khó tập trung và kết quả khiến cho công việc, học tập không đạt được hiệu quả như mình mong muốn nữa. 

Ngoài ra thì việc khống chế và làm chủ được cảm xúc của mình là một việc quan trọng mà bạn nên chú ý 

Hình 1. Tầm quan trọng của sự giữ bình tĩnh

Đến khi đi thi hoặc ngay những giờ phút quan trọng mà mất khống chế thì kết quả mang lại sẽ rất đáng tiếc, do đó việc rèn luyện sự bình tĩnh, làm chủ được trí não của mình là rất quan trọng. 

Bạn có thể đối mặt với những khó khăn, có những nhìn nhận sâu sắc hơn và đưa ra quyết định hợp lý hơn mà không phải lo lắng mắc phải sai lầm. 

Dưới đây là một vài chia sẻ về thói quen để giúp bạn rèn luyện trí não bình tĩnh, có thể khống chế cảm xúc không dễ dàng đánh mất sự bình tĩnh của bản thân

Xem thêm: Hé lộ 6 bí quyết tập trung cao độ Siêu Trí Nhớ

khóa học Soroban

II. Thói quen rèn luyện trí nhớ bình tĩnh và cải thiện khả năng ghi nhớ 

Bạn có thể áp dụng thói quen khi học bài, làm việc, tự mình nâng cao khả năng tổ chức và nắm giữ thời gian một cách hiệu quả.

1. Tập hít thở sâu 

Khi hít thời sâu thì sẽ có tác dụng giảm Adrenalin do tuyến thượng thận tiết ra, từ đó giảm bớt căng thẳng và bạn có thể nhanh chóng tìm lại sự bình tĩnh của mình. 

Vì thế có thể áp dụng khi bạn cảm thấy căng thẳng, tức giận; trước tiên hít thở sâu để cho trí não có thời gian lấy lại bình tĩnh, suy nghĩ vấn đề nằm ở đâu liệu có đáng để mình mất bình tĩnh hay tức giận hay không. 

Hình 2. Hít thở sâu lấy lại bình tĩnh nhanh chóng

Cụ thể hơn thì bạn có thể hít thở sâu bằng bụng 5 lần, và theo những lần thở ra bạn có thể giảm bớt sự căng thẳng. 

Đồng thời tự mình nở một nụ cười, tuy chỉ là giả nhưng cũng là tín hiệu mà bạn gửi đến não bộ để bạn có thể nhanh chóng bình tĩnh trở lại. 

Và hãy biến điều này trở thành một thói quen của bạn, lâu dần sẽ tự nhiên trở thành phản xạ khi đó bạn sẽ thấy bất ngờ về khả năng giữ bình tĩnh của mình. 

2. Thả lỏng tâm hồn và cơ thể 

Ngoài ra khi cơ thể mất bình tĩnh, hẳn là bạn có thể cảm thấy các cơ gồng lên và căng cứng phải không. 

Vậy hãy thử việc thả lỏng các cơ sau khi hít thở sâu, nên để cơ thể được thả lỏng trong trạng thái tự nhiên nhất. 

Có thể tự tưởng tượng bản thân đang ở một không gian thoải mái, hoặc sắp xếp thời gian để có cơ hội đi ra ngoài thư giãn như massage hoặc ngâm mình trong nước nóng nếu có điều kiện. 

Hình 3. Thả lỏng tâm hồn để giúp trí não nghỉ ngơi

Tự mình ngồi thiền hay tập yoga tại nhà cũng là cách thả lỏng tâm hồn cực kỳ tốt. 

Hoặc xem phim hài, để bản thân có thể cười lớn tiếng, giải phóng sự căng thẳng áp lực. Như vậy thì một tuần mới bắt đầu, tràn ngập năng lượng và bạn có thể bình tĩnh giải quyết mọi việc rồi. 

3. Tập thể dục 

Một thói quen để rèn luyện trí não bình tĩnh, khống chế tốt tâm trạng của mình đó là sự vận động. 

Việc căng thẳng là điều mà ai cũng gặp phải, nhưng không phải ai cũng biết cách giải quyết và bình tĩnh đối mặt. 

Thay vào đó khi học tập mệt mỏi, làm việc căng thẳng có thể đi rửa mặt, nhân cơ hội đó làm vài động tác giãn cơ để máu lưu thông. 

HÌnh 4. Vận động giúp giải tỏa căng thẳng và trí não bình tĩnh hơn

Vào những ngày nghỉ thì đừng chỉ nên nằm ở nhà, nên ra ngoài đi bộ, chạy bộ, dắt chó đi dạo hoặc là cùng bạn bè đánh cầu lông…Đều là những vận động giúp cải thiện tình trạng cơ thể và giúp tinh thần thoải mái, dễ lấy lại sự bình tĩnh hơn. 

Thông qua đó bạn cũng có thể đẩy những cảm xúc tiêu cực ra bên ngoài theo số mồ hôi tiết ra ngoài cơ thể. 

4. Rèn luyện tính kiên nhẫn để gia tăng sự bình tĩnh 

Tính kiên nhẫn này thì sẽ phụ thuộc vào đặc điểm của công việc mà bạn chọn lựa, có thể chọn lựa đi câu cá. 

Vì đây là khi bạn có thể có cơ hội tự nhìn lại bản thân, nhìn ra thế giới bên ngoài, quan sát và phân tích những hoạt động xung quanh mình. 

Hình 5. Câu cá rèn luyện tính kiên nhẫn

Hoặc có thể lựa chọn đi dạo công viên, ngồi một chuyến xe bus dài, đạp xe quanh thành phố quan sát và ghi lại những việc mình chứng kiến, đây cũng là một cách tính lũy kinh nghiệm quan sát và phân tích. 

Có thời gian có thể đọc lại để hồi tưởng cảm xúc, đây cũng là một thói quen để rèn luyện sự minh mẫn, bản thân có thể bình tĩnh theo dõi sự vật xung quanh. 

5. Đọc sách và nghe nhạc không lời

Tự tập thói quen đọc sách, sách là nơi mà chúng ta học được những điều mới lạ và biển tri thức không bao giờ cạn. 

Và quan trọng là bạn phải đọc sách có phương pháp khoa học, không chỉ phải lướt qua và tổng kết mình đã đọc được bao nhiêu, đọc nhiều hơn mọi người hay không; mà là trong quá trình đọc, bạn vừa đọc vừa dùng cách hiểu của mình để lý giải các dẫn chứng bên trong. 

Hình 6. Đọc sách thư giãn tâm hồn

Thậm chí bạn còn có thể tự mình ghi lại cảm nhận, ghi lại đoạn mà mình thấy tâm đắc để về sau đọc lại, là một sự gợi nhớ (recall). 

Theo thời gian thì bạn đã tự động có thể có thói quen phân tích, bình tĩnh nhìn nhận vấn đề rõ ràng và sâu sắc hơn. 

Nghe nhạc không lời, nghe nhạc cổ điển cũng là một cách giúp trí não bình tĩnh, điều chỉnh tốt tâm trạng. 

Có thể kết hợp khi học bài, làm việc để kích thích trí não ghi nhớ nhanh hơn. 

6. Hạn chế suy nghĩ tiêu cực 

Bạn biết không, cách giết chết một con người nhanh nhất là giết chết trí não, tinh thần của họ. 

Nguồn căn của sự mất bình tĩnh cũng vậy, bạn không thể nuôi dưỡng tâm hồn, trí não của mình trở nên tích cực thì rất dễ đánh mất sự tỉnh táo, bình tĩnh khi nhìn nhận sự việc. 

HÌnh 7. Suy nghĩ tiêu cực khiến bạn dễ mất bình tĩnh hơn

Và việc loại bỏ những lối nghĩ tiêu cực, ngôn từ chỉ trích bản thân cũng rất khó; nên theo dõi và học tập những điều tích cực, tập cho mình lối suy nghĩ tích cực mở rộng góc nhìn của bản thân. 

Mở rộng mối quan hệ, thay đổi vòng bạn bè cũng là một cách để loại bỏ tiêu cực, tìm lại sự bình tĩnh. Nên kết bạn với đối tượng có thể mang lại sự tích cực cho bạn, học hỏi những đức tính tốt và sự bình tĩnh khi đối mặt với mọi việc của họ. 

7. Thay đổi không gian sống 

Đây cũng là một trong những cách để giúp cho bạn có thể tìm lại sự bình tĩnh của mình tốt hơn. Một căn phòng ngủ ngăn nắp, đầy nghệ thuật được trang trí theo sở thích của bản thân thì sẽ là một phụ trợ tốt khi bạn đang rèn luyện sự bình tĩnh của trí não. 

Do đó mà hãy hoạt động tay chân liền nhé, tìm kiếm những ý tưởng phù hợp với yêu thích cá nhân, không nhất thiết phải quá cầu kỳ, chỉ đơn giản nhưng ấm cúng là phù hợp rồi. 

HÌnh 8. Cải thiện không gian sống thư giãn hơn

Khuyến khích để không gian rộng, đơn giản, có nhiều cây xanh sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn khi luyện tập thói quen của mình đấy. 

Và quan trọng là bạn nên biến mọi chia sẻ trên đây thành thói quen của mình, sau khoảng 2-3 tháng thì bạn có thể thấy được sự thay đổi bất ngờ. Bản thân không còn dễ căng thẳng, đánh mất bình tĩnh như trước nữa. 

Khi đã thành công thì bạn còn có thể chia sẻ, tạo động lực cho bạn bè và người thân thực hiện, dễ dàng làm chủ bản thân và bình tĩnh trước mọi sự việc. 

Để không bỏ qua những chia sẻ hữu ích khác đối với đời sống tinh thần, rèn luyện trí não khác thì theo dõi chúng tôi ngay tại 

Chủ đề