Tậu lẫu là gì

Tôi có một anh bạn quê Phú Yên sống lâu năm ở Sài Gòn. Nhân đi công tác ở Tuy Hòa, anh đưa các đồng nghiệp gốc Bắc và Nam bộ ghé thăm nhà anh ở ngoại ô thị xã. Bà con nghe anh về kéo đến chào. Anh hỏi thăm cậu cháu họ: " Cháu làm nghề gì? Đủ sống không?". Cậu ta trả lời: " Cháu thi rớt tú tài, nên ở nhà làm thơ, cũng tạm sống qua ngày, chờ sang năm thi lại...". Một vài người bà con khác của anh cũng nói với anh họ làm thơnhư vậy. Một ông bạn người Sài Gòn ngạc nhiên hỏi anh: " Sao con cháu của anh có nhiều người làm thơ vậy, họ hàng nhà anh có máu thi văn, sao tôi không thấy anh văn chương thi phú gì cả, suốt ngày chỉ lo làm chuyện trời ơi không...?". Anh bạn tôi mới giải thích giọng xứ nẫu phát âm làm thơ tức làm thuê, làm mướn.


Tuy Hòa, Phú Yên


Một cháu dâu của tôi người Bình Định thường mang rau quả vào Sài gòn bán sỷ, kể lại rằng có lần chị ta gọi một anh xe ôm ở Thủ Đức: " Đi chợ đầu mấu giá bao nhiêu?". Anh xe ôm ngẩn tò te hỏi lại: " Chị bảo chợ nào? Ở đây là gì có chợ đầu máu, đầu xương gì. Chợ gì nghe ghê vậy...". Cháu dâu tôi bèn "dịch" ra tiếng Sài Gòn : "Chợ đầu mối rau đó mà. Xin lỗi...". Anh xe ôm vỡ lẽ và trên đường đi nhờ cháu dâu tôi "giảng" ba điều bốn chuyện về giọng xứ Nẫu.


Những người xứ Nẫu tha phương cầu thực như tôi, tuy không quên giọng Nẫu nhưng mỗi lần về quê, khi qua đèo Cả là bắt đậu "luyện giọng" xứ Nẫu để không bị bà con chê lai căng, mất gốc. Thật ra, ở các thành phố lớn như Tuy Hòa, Quy Nhơn giọng xứ Nẫu ít nhiều lai tạp, hoặc Bắc hóa hoặc Nam hóa - nói chung là phổ thông hóa. Còn ở nông thôn giọng Nẫu ít bị "pha", kể cả cách phát âm từng từ, phương ngữ lẫn cách nhấn câu (intonation).


Gềnh Đá Dĩa


Trên trang mạng xunau.org, các "còm sỹ" hay "bình giả" thường viết với giọng Nẫu, chẳng hạn thâu mà, tậu lẫu, típ, dzẫy na,...Nếu ai không phải Nẫu rặc có thể gặp khó khăn để đọc-hiểu. Để giúp bạn Ôn giọng Nẫu, xin tham khảo bản liệt kê dưới đây :


2. Âm phổ thông và âm xứ nẫu tương đương


Ê (PT) => Ơ ( NẪU) vd: cà-phê -> cà-phơ, tái tê -> tái tơ


Ê (PT) => IA (N) /đi về -> đi dìa


UƠ(PT) => Ơ (N) /thuở -> thở


UÊ (PT) => Ê => Ơ (N)/làm thuê -> làm thê -> làm thơ


OAN(PT)=> ON/AN(N) / loan-> lon, toàn -> tàn


UYNH (PT) => INH (N)/ huỳnh -> wình ( âm hu -> w, phổ biến trong nhiều ngôn ngữ)


UYÊN(PT)=> IÊN(N)/ tuyên truyền-> tiên triền, xuyên-> xiên,...(phổ biến phiá Nam)


ÊM /IÊM(PT)=> IM(N)/ đêm-> đim, kiếp-> kíp, ...


ÔI (PT)=> ÂU (N)/ tội lỗi->tậu lẫu, thôi nôi->thâu nâu, đầu mối->đầu mấu


ÔI (PT)=> UI (N)/ thối (mùi)->thúi, tôi->tui


OA(PT)=> A (N)/ toa->ta,đáo (hoa)-> đá wa, chủ tọa->chủ tạ


Ghi chú: Người xứ Nẫu còn chia sẻ cách phát âm phổ biến của dân "đàng trong" như


v =>d (Việt-> diệt), không phân biệt âm cuối t và c, g và không g


Vì sao gọi là "Xứ nẫu"?


Có nhiều người cứ thắc mắc chữ "Nẫu" có nghĩa là gì? Và từ „Nẫu" có mang ý nghĩa miệt thị hay không?


Xin trả lời, ý nghĩa có miệt thị hay không là tùy cách nhận thức và trình độ của mỗi người, nó chẳng những được đánh giá ở tha nhân mà còn chính ngay cách cảm nhận ở người dân Nẫu.


Còn chữ nẫu từ đâu mà có? Đây cũng là một loại "chuyện dài nhiều tập" người viết xin trích ngắn gọn ra đây từ tài liệu ghi được trong bài viết "Xứ Nẫu" của tác giả Phan Thanh Bình như sau:


Hơn 400 năm trước, 3.000 lưu dân miền Thanh - Nghệ đã theo Phù Nghĩa hầu Lương Văn Chánh - được coi là vị khai quốc công thần của Phú Yên - vào đây mở cõi. Cha ông thuở nào đã gửi gắm nguyện ước về một tương lai giàu có và yên bình vào những tên làng, tên xã nơi biên viễn trời nam. Rất nhiều tên làng ở đây được bắt đầu bằng chữ Phú, chữ An.

Do đặc điểm vùng đất mới còn hoang hóa, dân cư thưa thớt, các đơn vị hành chính ở đây có những nét đặc thù. Dưới cấp huyện có cấp thuộc, dưới thuộc là các đơn vị hành chính như phường, nậu. Nậu là tổ chức quản lý của nhóm nhỏ cùng làm một nghề, người đứng đầu gọi là đầu nậu, ví như "nậu nguồn" là nhóm người khai thác rừng, "nậu nại" chỉ nhóm người làm muối...

Sau này, các đơn vị hành chính đó bị xóa bỏ, khái niệm "nậu" chỉ dùng để gọi người đứng đầu một nhóm người. Vùng Bình Định - Phú Yên không phân biệt rạch ròi cách phát âm, vậy nên "nậu" được đọc thành "nẩu" và sau này biến thành "nẫu". Ngôn ngữ xứ Nẫu có nhiều từ rất độc đáo, đặc trưng không lẫn vào đâu được, cứ nghe đến "nẫu", "dzẫy ngheng" (vậy nhé), "dzẫy á" (vậy đó) phát âm nặng trịch, chỉ thoảng qua cũng đủ khiến những người xứ nẫu đi xa chất chứa niềm nhớ quê.

Theo Internet - Ngày 29/12/2015


Thuận Nghĩa

 

1.GIỌNG NẪU:

Tôi có một anh bạn quê Phú Yên sống lâu năm ở Sài Gòn. Nhân đi công tác ở Tuy Hòa, anh đưa các đồng nghiệp gốc Bắc và Nam bộ ghé thăm nhà anh ở ngoại ô thị xã. Bà con nghe anh về kéo đến chào. Anh hỏi thăm cậu cháu họ: “ Cháu làm nghề gì? Đủ sống không?”. Cậu ta trả lời: “ Cháu thi rớt tú tài, nên ở nhà làm thơ, cũng tạm sống qua ngày, chờ sang năm thi lại…”. Một vài người bà con khác của anh cũng nói với anh họ làm thơ

như vậy. Một ông bạn người Sài Gòn ngạc nhiên hỏi anh: “ Sao con cháu của anh có nhiều người làm thơ vậy, họ hàng nhà anh có máu thi văn, sao tôi không thấy anh văn chương thi phú gì cả, suốt ngày chỉ lo làm chuyện trời ơi không…?”. Anh bạn tôi mới giải thích giọng xứ nẫu phát âm làm thơ tức làm thuê, làm mướn.

Một cháu dâu của tôi người Bình Định thường mang rau quả vào Sài gòn bán sỷ, kể lại rằng có lần chị ta gọi một anh xe ôm ở Thủ Đức: “ Đi chợ đầu mấu giá bao nhiêu?”. Anh xe ôm ngẩn tò te hỏi lại: “ Chị bảo chợ nào? Ở đây là gì có chợ đầu máu, đầu xương gì. Chợ gì nghe ghê bỏ mẹ…”. Cháu dâu tôi bèn “dịch” ra tiếng Sài Gòn : “Chợ đầu mối rau đó mà. Xin lỗi…”. Anh xe ôm vỡ lẽ và trên đường đi nhờ cháu dâu tôi “giảng” ba điều bốn chuyện về giọng xứ Nẫu.

Những người xứ Nẫu tha phương cầu thực như tôi, tuy không quên giọng Nẫu nhưng mỗi lần về quê, khi qua đèo Cả là bắt đậu “luyện giọng” xứ Nẫu để không bị bà con chê lai căng, mất gốc. Thật ra, ở các thành phố lớn như Tuy Hòa, Quy Nhơn giọng xứ Nẫu ít nhiều lai tạp, hoặc Bắc hóa hoặc Nam hóa – nói chung là phổ thông hóa. Còn ở nông thôn giọng Nẫu ít bị “pha”, kể cả cách phát âm từng từ, phương ngữ lẫn cách nhấn câu (intonation).

Trên trang mạng xunau.org, các “còm sỹ” hay “bình giả” thường viết với giọng Nẫu, chẳng hạn thâu mà, tậu lẫu, típ, dzẫy na,…Nếu ai không phải Nẫu rặc có thể gặp khó khăn để đọc-hiểu. Để giúp bạn Ôn giọng Nẫu, xin tham khảo bản liệt kê dưới đây :

ÂM PHỔ THÔNG VÀ ÂM XỨ NẪU TƯƠNG ĐƯƠNG

Ê (PT)     =>   Ơ ( NẪU)   vd: cà-phê -> cà-phơ, tái tê -> tái tơ

Ê (PT)     =>    IA (N)        /đi về   -> đi dìa

UƠ(PT)   =>    Ơ   (N)        /thuở  -> thở

UÊ (PT)   =>    Ê  => Ơ (N)/làm thuê -> làm thê -> làm thơ

OAN(PT)=>   ON/AN(N) / loan-> lon, toàn -> tàn

UYNH (PT) => INH (N)/ huỳnh -> wình ( âm hu -> w, phổ biến trong nhiều ngôn ngữ)

UYÊN(PT)=> IÊN(N)/ tuyên truyền-> tiên triền, xuyên-> xiên,…(phổ biến phiá Nam)

ÊM /IÊM(PT)=> IM(N)/ đêm-> đim, kiếp-> kíp, …

ÔI (PT)=> ÂU (N)/ tội lỗi->tậu lẫu, thôi nôi->thâu nâu, đầu mối->đầu mấu

ÔI (PT)=>  UI (N)/ thối (mùi)->thúi, tôi->tui

OA(PT)=>   A (N)/ toa->ta,đáo (hoa)-> đá wa, chủ tọa->chủ tạ

Ghi chú: Người xứ Nẫu còn chia sẻ cách phát âm phổ biến của dân “đàng trong” như

v =>d (Việt-> diệt), không phân biệt âm cuối t và c, g và không g,… Bản liệt kê trên đây có thể còn thiếu sót, mong được bổ sung).

2. THỬ GIẢI THÍCH TỪ NGUYÊN TỪ “NẪU”.

Mới đây, trên xunau.org (thử nghiệm) có đăng lại bài “ Nẫu ơi, Thương Lắm” của tác giả Lê Phúc Liêm, có đoạn giải thích xuất xứ từ NẪU. Tác giả dẫn tự diển của Trương Vĩnh Ký, Thanh Nghị để xác nhận rằng chỉ có từ NẬU (dấu nặng) là đại danh từ chỉ bọn, tụi, người ta. NẬU xuất hiện trong một số ca dao, tục ngữ, mà tiêu biểu là câu ca dao BĐ “ ai về nói với NẬU nguồn/ Măng le chở xuống, cá chuồn gởi lên”. Tác giả cho rằng NẬU biến ra NẪU “là sự lẫn lộn giữa dấu nặng(.) và dấu ngã là lẽ thường”.

Tôi không đồng ý đó là sự lẫn lộn mà là sự biến âm theo quy luật của giọng xứ Nẫu. Nếu xét về âm vị học thì ngôn ngữ nào cũng có sự biến âm tương tự. Giọng Nẫu, khi danh từ được dùng như đại danh từ như ông ấy, bà ấy, cô ấy,… thì thêm dấu hỏi, ngã hoặc nặng (một vài trường hợp) nói gọn thành ổng, bã, cổ,… (cũng có một số trạng từ cũng biến âm theo cách nầy như trong, ngoài, trên -> trỏng, ngoãi, trển…).Theo quy luật ấy NẬU ẤY => NẪU.

Xem bản khảo sát dưới đây:

1.Từ gốc không dấu biến âm với dấu HỎI.

Cô->cổ, Ông -> Ổng, Anh -> Ảnh, Con -> Cỏn, Trong -> Trỏng,…

2 Từ gốc dấu huyền biến âm với dấu NGÃ

Bà -> bã, Ngoài -> ngoãi, Dì -> dĩ, Thằng -> thẵng,..

3. Từ gốc dấu nặng biến âm với dấu NGÃ

Cậu -> cẫu, Dậy đó (vậy đó) -> dẫy, và NẬU ấy/đó -> NẪU

Trên đây cũng chỉ là suy luận theo phương pháp đối chiếu. Tôi cũng chưa có dịp tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn. Các bạn cứ xem như chuyện“ăn giỗ nói dóc” để dân sình “tám” mua vui.

* Thuận Nghĩa

(22-8-20110.)

Video liên quan

Chủ đề