Tê đầu ngón tay là bị bệnh gì năm 2024

Nhiều bệnh nhân thường có cảm giác tê rần ở da đầu, gây khó chịu, giảm khả năng tỉnh táo và sự tập trung. Hiện tượng tê da đầu xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm.

1. Bị tê đầu là bệnh gì?

Tê bì là hiện tượng da bị tê rần nhưng vẫn còn cảm nhận được với các kích thích. Tê bì là một triệu chứng rất phổ biến, xuất hiện ở nhiều bệnh lý khác nhau. Thông thường, tê có thể khởi phát rất nhẹ nhàng như tê rần ở các đầu ngón tay, cảm giác như châm chích.

Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể xuất hiện ở đỉnh đầu hoặc một nửa đầu (kèm theo nhức đầu hoặc không), khiến bệnh nhân có cảm giác tê rần ở da đầu. Đôi khi bệnh nhân cũng có thể bị tê luôn một vùng mặt, mất khả năng biểu đạt cảm xúc do tổn thương thần kinh.

Nhìn chung, có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tê đầu, bao gồm:

  • Thiểu năng tuần hoàn não
  • Rối loạn do mất myelin
  • Chèn ép cơ học dây thần kinh (ví dụ do khối u)
  • Nhiễm trùng
  • Chất độc hoặc các loại thuốc (ví dụ, kim loại nặng, một số loại thuốc hóa trị liệu)
  • Rối loạn chuyển hóa (ví dụ như đái tháo đường, thiếu vitamin)
  • Các bệnh thoái hóa thần kinh
  • Tổn thương dây thần kinh.

2. Cách để phòng ngừa tê đầu

Đầu bị tê, đau nhức sẽ ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó nên điều trị càng sớm càng tốt.

Việc điều trị tê đầu sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Bệnh nhân có thể phòng ngừa và cải thiện tình trạng này bằng cách chủ động thay đổi lối sống và áp dụng một số biện pháp sau:

  • Xây dựng , ưu tiên bổ sung các nguyên tố vi lượng, protein, vitamin, sắt để hỗ trợ tạo máu và ăn thêm các loại thịt, gan, trứng, sữa, rau xanh, hoa quả tươi...
  • Tăng cường các hoạt động thể lực, luyện tập yoga, dưỡng sinh, thiền, đi bộ, bơi lội để hỗ trợ máu lưu thông lên não dễ dàng hơn.
  • Dành nhiều thời gian thư giãn, loại bỏ những vấn đề khiến đầu óc căng thẳng, giải tỏa áp lực để giúp giảm tăng sinh gốc tự do phá hoại mạch máu não, làm chậm quá trình thoái hóa của hệ thần kinh.
  • Bệnh nhân có thể sử dụng các loại dược thảo có tác dụng tăng cường lưu thông khí huyết, châm cứu, massage để điều trị triệu chứng tê da đầu rất hiệu quả.

Tóm lại, tê da đầu có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Nếu tình trạng tê da đầu không thuyên giảm hoặc nặng hơn sau khi bệnh nhân đã điều chỉnh lối sống, hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Tê bì ngón tay là do đâu? Khi nào cần đi khám?
  • Các thuốc điều trị bệnh Parkinson
  • Tác dụng sức khỏe của cây ngân hạnh

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Dịch vụ từ Vinmec

Bài viết liên quan

  • Tê đầu ngón tay là bị bệnh gì năm 2024
    Đột quỵ gây ra bệnh Parkinson Một vài nghiên cứu được thực hiện và cho ra giả thuyết đột quỵ gây ra bệnh parkinson nhằm lý giải cho các trường hợp người bệnh hoàn toàn khỏe mạnh trước đó có thể mắc bệnh parkinson. Các nhà ... Đọc thêm

Tê đầu ngón tay là bị bệnh gì năm 2024

Gây mê và tổn thương do tư thế phẫu thuật

Nguyên tắc quan trọng nhất của việc đặt tư thế bệnh nhân trong phẫu thuật là "Không gây tổn thương" cho người bệnh. Gây mê thường làm giảm hoặc mất khả năng nhận biết của bệnh nhân khi kê tư ...

Tê đầu ngón tay có thể là cảm giác ngứa ran hay châm chích, như thể có ai đó dùng kim đâm vào ngón tay của bạn. Đôi khi, bạn có thể cảm giác hơi nóng rát. Nếu bị tê đầu ngón tay, bạn sẽ gặp khó khăn khi nhặt lấy đồ vật hoặc không giữ đồ vật được lâu.

Tình trạng này có thể lâu lâu mới xảy ra hoặc liên tục, tới mức không thể thực hiện các hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, dù do nguyên nhân nào thì bị tê ngón tay hầu như không quá nguy hiểm, có thể được điều trị dứt điểm.

Nguyên nhân tê đầu ngón tay

Tê đầu ngón tay thường gặp trong những bệnh gì?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn bị tê đầu ngón tay. Một số nguyên nhân phổ biến như sau:

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tê các đầu ngón tay. Hội chứng này xảy ra khi dây thần kinh giữa bị chèn ép khi đi qua ống cổ tay. Triệu chứng phổ biến là tê hoặc dị cảm đau ở các ngón tay cái, ngón trỏ, ngón giữa và 1/2 ngón áp út và gan bàn tay tương ứng với các ngón đó.

Bệnh rễ thần kinh cổ

Bệnh rễ thần kinh cổ xảy ra khi một dây thần kinh ở cột sống cổ bị viêm hoặc bị chèn ép. Rất nhiều dây thần kinh ở đây chỉ huy hoạt động của cánh tay và bàn tay. Vì vậy, bệnh nhân có thể bị tê đau từ cổ -vai đến các ngón cái, ngón trỏ hay ngón út tùy rễ thần kinh bị chèn ép.

Tê bì đầu ngón tay do bệnh tiểu đường

Lượng đường trong máu cao có thể dẫn đến tổn thương thần kinh ngoại biên. Triệu chứng đầu tiên của bệnh là tê bì chi dưới và đầu bàn chân, sau đó đến chi trên và đầu bàn tay, đối xứng hai bên, kiểu đi găng, đi vớ.

Bị tê ngón tay, ngón chân thường gặp ở những bệnh nhân bị tiểu đường lâu năm hoặc không kiểm soát tốt đường huyết.

Hội chứng Raynaud

Hội chứng Raynaud là sự co thắt mạch của bàn tay làm giảm lưu lượng máu đến các đầu ngón tay. Điều này có thể gây tê đầu ngón tay.

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp (RA) là một rối loạn tự miễn gây sưng, đau và đau khớp. Nguyên nhân do hệ thống miễn dịch của cơ thể bị rối loạn và tấn công nhầm vào các khớp. Tình trạng này cũng có thể khiến các đầu ngón tay bị tê, ngứa và nóng.

Chèn ép thần kinh trụ

Tình trạng chèn ép thần kinh trụ là dây thần kinh trụ (đi từ vai đến ngón tay út hoặc ngón áp út ) bị đè nén. Điều này thường gây tê ở ngón tay út và ½ ngón áp út.

Các nguyên nhân ít phổ biến hơn gây tê đầu ngón tay bao gồm:

  • Bệnh amyloidosis (thoái hóa tinh bột)
  • U nang bao hoạt dịch
  • Hội chứng Guillain Barre
  • HIV
  • AIDS
  • Bệnh Lyme
  • Bệnh xơ cứng rải rác hay đa xơ cứng (MS)
  • Tác dụng phụ của thuốc, chẳng hạn như thuốc hóa trị
  • Hội chứng Sjogren
  • Đột quỵ
  • Giang mai
  • Viêm mạch
  • Thiếu vitamin nhóm B (B1, B6, B12)
  • Bệnh Hansen hay bệnh phong
  • Gãy cổ tay hoặc bàn tay

Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ?

Bạn nên gặp bác sĩ khi cảm giác tê đầu ngón tay ngày càng tăng, gây khó chịu hoặc ảnh hưởng đến các hoạt động sống hàng ngày. Tê đầu ngón tay đột ngột kèm theo yếu ½ người hay bất kỳ với bất kỳ triệu chứng nào sau đây, có thể là dấu hiệu của đột quỵ, cần đi cấp cứu ngay lập tức:

  • Đau đầu dữ dội
  • Buồn nôn hoặc nôn
  • Lú lẫn
  • Chóng mặt
  • Khó nói
  • Khó nuốt
  • Đi loạng choạng

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán tê đầu ngón tay?

Bác sĩ sẽ bắt đầu chẩn đoán tê các đầu ngón tay bằng cách hỏi bệnh sử chi tiết, khám toàn thân và kiểm tra cánh tay, bàn tay và ngón tay của bạn.

Xét nghiệm máu được thực hiện đầu tiên để giúp bác sĩ phát hiện một số nguyên nhân gây tê đầu ngón tay thường gặp, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, bệnh tiểu đường hoặc thiếu vitamin B-12.

Sau đánh giá sơ bộ, bạn có thể sẽ được giới thiệu đến các bác sĩ chuyên khoa sâu hơn, chẳng hạn như bác sĩ chấn thương chỉnh hình, cơ xương khớp hoặc bác sĩ thần kinh….

Bác sĩ sẽ chỉ định bạn làm thêm một hay nhiều các xét nghiệm như chụp X. Quang, siêu âm, điện cơ ký và MRI. Những kỹ thuật này giúp phát hiện các bất thường của xương, ống cổ tay cũng như đánh giá chức năng các dây thần kinh chi phối cảm giác và vận động cho bàn tay và các phần khác của cơ thể. Những vị trí được quan sát là:

  • Cổ
  • Vai
  • Cánh tay
  • Cổ tay
  • Ngón tay

Những phương pháp nào giúp điều trị tê bì đầu ngón tay?

Tùy nguyên nhân mà mỗi tình trạng bị tê đầu ngón tay sẽ có các điều trị khác nhau. Chẳng hạn như:

  • Thuốc không kê đơn (OTC) để giảm viêm, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen).
  • Các thuốc tăng dẫn truyền thần kinh như vitamin nhóm B, nucleo CMP.
  • Đeo nẹp để giữ khuỷu tay hoặc cổ tay ở vị trí phù hợp, dành cho các bệnh nhân thường xuyên phải cử động cổ tay nhiều.
  • Tiêm corticoid tại chỗ nhằm làm giảm hiện tượng viêm của gân gấp trong ống cổ tay, trong viêm khớp.
  • Phẫu thuật nhằm làm giảm tổn thương và chèn ép dây thần kinh trong trường hợp nặng. Các loại phẫu thuật này bao gồm: cắt dây chằng ngang cổ tay trong điều trị hội chứng ống cổ tay hoặc chuyển dây thần kinh trụ ra trước trong trường hợp dây thần trụ bị chèn ép ở khuỷu.

Bên cạnh đó, việc thực hiện các bài tập căng duỗi cổ tay nhiều lần trong ngày cũng giúp cổ tay mềm dẻo, linh hoạt, giảm triệu chứng tê đầu các ngón tay.

Bài tập 1:

  • Duỗi các ngón tay rộng hết mức có thể và giữ nguyên tư thế trong khoảng 10 giây
  • Di chuyển bàn tay của bạn theo chiều kim đồng hồ khoảng 10 lần, sau đó đảo ngược hướng để giảm căng cơ
  • Đảo vai về phía sau năm lần và phía trước năm lần để giữ cho chúng thư giãn.

Bài tập 2:

  • Tay đưa thẳng ra trước, khuỷu tay thẳng, cổ tay mở rộng và các ngón tay nhìn xuống dưới.
  • Các ngón dang nhẹ và dùng bàn tay kia để gấp nhẹ nhàng cổ tay xuống dưới, căng duỗi cổ tay và các ngón càng nhiều càng tốt.
  • Khi bạn cảm thấy cổ tay đạt được độ linh hoạt mềm dẻo tối đa, giữ tư thế này trong khoảng 20 giây
  • Xoay nhanh các bàn tay và làm lặp lại.

Làm động tác này ba lần cho mỗi bên và cố gắng làm mỗi giờ.

Tê đầu ngón tay là bị bệnh gì năm 2024

Phòng ngừa

Những biện pháp nào giúp bạn phòng ngừa tê đầu ngón tay?

Một trong những nguyên nhân khiến bạn bị tê ngón tay và đầu ngón tay là do chấn thương khi sử dụng quá mức. Những người thường xuyên thực hiện các chuyển động lặp đi lặp lại cổ tay là dân văn phòng, lái xe, thợ thủ công… dễ mắc các triệu chứng này. Những đối tượng ít vận động cũng có nguy cơ cao.

Phòng ngừa bao gồm:

  • Giữ tư thế đúng khi sử dụng công cụ, bàn phím hoặc thiết bị khác có thể dẫn đến chấn thương bàn tay hoặc cổ tay.
  • Đối với người ngồi lâu, ít tập thể dục, nên tranh thủ vận động tại chỗ sau mỗi 1-2 giờ làm việc. Tập căng duỗi cơ khớp mỗi ngày giúp giảm tình trạng co cứng cơ, tăng độ linh hoạt các khớp và giúp máu lưu thông tốt.

Ngoài ra, bạn nên đi kiểm tra ngay nếu bị tê đầu ngón tay kéo dài. Khi nguyên nhân gây tê đầu ngón tay được xác định càng sớm, việc điều trị sẽ càng dễ dàng hơn.