Thai bao nhiêu tuần là mổ được năm 2024

Trường hợp thứ nhất là bé trai Đ.T.D - 1 ngày tuổi, ở Thái Bình là con thứ 2 trong gia đình. Trong quá trình mang thai D., do lo lắng những biến chứng của vết mổ đẻ cũ nên gia đình quyết định để mẹ bé sinh mổ chủ động khi thai nhi được 37 tuần.

Sau sinh, trẻ được hỗ trợ thở CPAP (thở áp lực dương liên tục qua mũi). Tuy nhiên, tình trạng suy hô hấp tiến triển, trẻ được đặt nội khí quản chuyển đến Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Ngay khi tiếp nhận, các bác sĩ Khoa Điều trị tích cực sơ sinh, Trung tâm Sơ sinh đã tiến hành hỗ trợ thở máy cho trẻ. Đồng thời, bệnh nhi được bơm surfatant vào phổi để hỗ trợ hô hấp, kết hợp với thuốc vận mạch, trợ tim liên tục. Sau 7 ngày điều trị, thật may mắn, tình trạng của Đ.T.D đã cải thiện và ổn định.

Trường hợp thứ hai không may mắn là bé trai 1 ngày tuổi ở Nam Định, đẻ mổ chủ động tại bệnh viện địa phương khi thai kỳ ở tuần thứ 36. Khi mẹ phải nằm theo dõi thai kỳ trong 1 tuần, gia đình đã quá lo lắng và sinh mổ khi chưa có cơn chuyển dạ. Trẻ sau sinh bị suy hô hấp, tăng áp phổi nặng, được chuyển đến Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng tím tái, SPO2: 50%, suy tuần hoàn.

Theo các bác sĩ, tỷ lệ mổ lấy thai ở nhiều nước trên thế giới cũng có xu hướng tăng nhanh trong vòng 20 năm trở lại đây, đặc biệt là các nước đang phát triển. Tỷ lệ mổ lấy thai ở Mỹ: năm 1996 là 21%, năm 2014: 32,24%; Paraguay: 42%; Ecuador: 40%.

Tại Việt Nam, tỷ lệ mổ lấy thai vẫn còn cao, khoảng 39,1%. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 1985, tỷ lệ này chỉ nên từ 5-10% nhằm tránh các tai biến cho mẹ và con.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Loan, Khoa Điều trị tích cực sơ sinh, Trung tâm Sơ sinh cho hay, trẻ được sinh ra do mổ đẻ chủ động có thể bị suy hô hấp với nhiều mức độ: từ khó thở thoáng qua đến suy hô hấp nặng cần thở máy, thậm chí phải cần đến ECMO (tim phổi nhân tạo). Một số trường hợp nặng có thể tử vong.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mổ lấy thai chủ động khi không có chuyển dạ khiến nguy cơ mắc hội chứng suy hô hấp ở trẻ cao gấp 2,6 lần so với mổ đẻ có chuyển dạ và cao gấp 1,9 lần so với đẻ thường.

Trong thời kỳ bào thai, phổi bị dịch lấp đầy nên quá trình trao đổi khí phụ thuộc vào bánh rau. Khi bánh rau ngừng hoạt động chức năng, phổi phải đảm nhiệm vai trò này.

Trong cuộc đẻ thường, tử cung liên tục co làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi khí của bánh rau gây ra tình trạng giảm oxy của thai nhi, do đó phế nang phải được thông khí và máu qua phổi được tăng cường. Bên cạnh đó, quá trình chuyển dạ kích thích tăng sản xuất adrenalin của thai nhi và tăng giải phóng hormone thyrotropin của bà mẹ.

Cả hai quá trình này có tác dụng làm tế bào phổi giảm tiết dịch và bắt đầu hấp thu dịch phổi ở trong phế nang, là bước chuẩn bị để phổi bắt đầu thực hiện chức năng hô hấp. Ở trẻ đẻ mổ chủ động không có quá trình này, dẫn đến phổi trẻ khi sinh ra chứa nhiều dịch hơn, dễ bị mắc các vấn đề về hô hấp sau sinh.

Sinh mổ lần 2 bao nhiêu tuần thì mổ là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Cùng nghe chuyên gia giải đáp thắc mắc trên trong bài viết dưới đây!

Sinh mổ lần 2 bao nhiêu tuần thì mổ an toàn?

Sinh mổ lần 2 nên mổ vào tuần bao nhiêu sẽ được các bác sĩ tiên lượng dựa trên tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ căn cứ vào quá trình mang thai, thông tin về lần sinh trước để xác định thời gian phù hợp.

Thai bao nhiêu tuần là mổ được năm 2024

Thời điểm sinh mổ lần 2 phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Thông thường, một thai phụ có sức khỏe tốt, quá trình mang thai ổn định thì sẽ được sinh mổ vào tuần thứ 39. Trước khi xuất hiện những cơn đau chuyển dạ với những cơn co thắt có thể gây ảnh hưởng tới vết sẹo mổ lần 1.

Thai nhi ở tuần thứ 37 đã có thể tự thở và sống ở điều kiện môi trường bên ngoài. Tuy nhiên các mẹ nên sinh con từ tuần thứ 39 trở đi bởi những tuần cuối là thời điểm thai nhi hoàn thiện một số cơ quan quan trọng. Sinh ra ở tuần thứ 39, bé sẽ có sức sống tốt hơn so với những trẻ sinh non.

Sinh mổ lần 2 có đau không?

Khi đã trải qua lần đầu sinh mổ, rất nhiều sản phụ đã tích lũy có mình những kinh nghiệm nhất định. Nhưng những luồng thông tin cho rằng sinh mổ lần 2 đau gấp nhiều lần so với sinh mổ lần 1 khiến nhiều thai phụ hoang mang. Tuy nhiên theo các Chuyên gia Sản phụ khoa BVĐK Phương Đông, sinh mổ lần 2 có đau hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đặc biệt là cơ địa của mỗi người. Bên cạnh đó, khi sinh mổ, sản phụ sẽ được tiêm gây tê tủy sống. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, sản phụ có thể được sử dụng thuốc giảm đau.

Dấu hiệu cần nhập viện khi sinh mổ lần 2

Khi sinh mổ lần 2, thai phụ cần lưu ý và cần nhập viện ngay khi gặp những dấu hiệu sau:

Ra máu âm đạo

Trong quá trình mang thai, bất kỳ lúc nào thai phụ gặp phải hiện tượng ra máu âm đạo đều cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa sản phụ ngay. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, ra máu âm đạo có thể là dấu hiệu dọa sảy hoặc chửa ngoài dạ con. Trong 3 tháng cuối, rau máu có thể là dấu hiệu cảnh báo bất thường ở rau thai hoặc sinh non. Lượng máu ra càng nhiều, mức độ nghiêm trọng càng cao.

Thai bao nhiêu tuần là mổ được năm 2024

Thai phụ cần lưu ý mọi dấu hiệu bất thường xảy ra để đảm bảo sức khỏe

Ra nước ối

Do sự thay đổi hormone khi mang thai nên thông thường âm đạo của thai phụ luôn tiết dịch nhầy trắng đục, không mùi, không hôi. Nếu thai phụ nhận thấy lượng dịch ra nhiều bất thường, chảy ồ ạt hoặc rỉ liên tục đồng thời có mùi tanh, nồng, nhớt thì rất có thể ối bị rỉ hoặc vỡ ối sớm. Những trường hợp này đều có nguy cơ sinh con cao và có nguy cơ nhiễm trùng nếu rỉ ối lâu.

Thai phụ cần tới viện khám ngay khi phát hiện nước ối rò rỉ. Bác sĩ sẽ tiến thành thăm khám và làm xét nghiệm để có chỉ định cụ thể phù hợp với mỗi người.

Tử cung và vùng bụng dưới đau bất thường

Thai nhi càng phát triển, thai phụ càng cảm thấy phần bụng dưới nặng nề và lưng đau mỏi hơn. Đôi khi xuất hiện những cơn gò, đặc biệt là khi gần tới ngày sinh. Tuy nhiên nếu thai phụ cảm nhận những cơn đau dữ dội đột ngột và liên tục, mẹ nên đến viện thăm khám ngay.

Thai cử động ít

Khi thai nhi bước vào tuần thứ 16, thai nhi sẽ cử động rõ rệt để báo hiệu với mẹ rằng bé vẫn ổn. Trong 3 tháng cuối, thai máy sẽ đều đặn và sẽ chọn những khoảng thời gian cố định trong ngày để “nghịch ngợm”.

Vì vậy, mẹ nên chú ý khi số lần thai cử động bởi cử động giảm đó là dấu hiệu báo động sức khỏe của thai nhi gặp vấn đề.

Dấu hiệu bất thường khác

Thai phụ cần lưu ý mọi dấu hiệu bất thường xảy ra để đảm bảo sức khỏe cho mình và thai nhi. Ví dụ như sốt cao, chóng mặt, ngất xỉu, đau tức, nôn mửa, rối loạn thị giác đều cần tới viện để được xử lý kịp thời.

Thai bao nhiêu tuần là mổ được năm 2024

Thai sản trọn gói BVĐK Phương Đông chăm sóc toàn diện cho mẹ bầu

Xóa tan những lo lắng và đau đớn khi sinh nở, BVĐK Phương Đông mang tới dịch vụ THAI SẢN TRỌN GÓI giúp mẹ Mang thai an toàn – Đi sinh nhẹ nhàng. Các mẹ bầu sẽ được chăm sóc toàn diện trước, trong và sau khi sinh. Quá trình mang thai được theo dõi sát sao và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm, các siêu âm cần thiết để phát hiện sớm các bất thường thai kỳ. Đi sinh "nhẹ nhàng" như đi nghỉ dưỡng, bới Phương Đông đã chuẩn bị đầy đủ đồ dùng dùng cho mẹ và bé. Em bé được chăm sóc tại phòng vô trùng và kiểm tra sức khỏe trước khi về với gia đình. Sản phụ sau khi sinh sẽ được nghỉ ngơi tại phòng nội trú cao cấp đầy đủ tiện nghi, sang trọng, hiện đại với đội ngũ điều dưỡng viên chuyên nghiệp phục vụ 24/7. Các bác sĩ sản khoa và nhi khoa hàng đầu sẽ thường xuyên thăm khám và theo dõi sức khỏe của mẹ và bé trước khi xuất viện. Bên cạnh đó, mẹ cũng được hướng dẫn và tư vấn về cách chăm sóc, nuôi dưỡng em bé.

Nên mổ lấy thai ở tuần bao nhiêu?

1.2. Mẹ bầu nên lựa chọn đẻ mổ chủ động vào thời gian bao nhiêu tuần? Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, trong trường hợp mổ chủ động, mẹ nên lựa chọn thực hiện ca sinh vào lúc thai 39 tuần là lý tưởng nhất trừ khi mẹ có hiện tượng đau bụng chuyển dạ, cấp cứu trước thời gian đó.

Mổ lấy thai lần 2 ở tuần bao nhiêu?

Sinh mổ lần 2 có thể đợi chuyển dạ khi thai phụ và thai nhi đều ổn định, không có vấn đề bất thường về sức khỏe, vết mổ cũ của mẹ. Tuy nhiên, với những trường hợp khác, thời điểm an toàn nhất để đẻ mổ lần 2 là từ tuần 39 trở đi, trước khi có dấu hiệu cơn đau chuyển dạ.

Mổ lấy thai lần 3 ở tuần bao nhiêu?

Chọn thời gian chỉ định mổ lấy thai sớm (khoảng từ 37 đến 38,5 tuần): Mổ lấy thai lần 3 không nên chờ vỡ ối, đồng thời không nên đợi đến cận ngày dự sinh. Tốt nhất khi thai nhi được 37 – 38,5 tuần, mẹ nên nhờ bác sĩ can thiệp chỉ định mổ lấy thai sớm.

Sinh mổ lần 4 ở tuần thứ bao nhiêu?

Khi sinh mổ lần thứ 4, bạn cần làm đầy đủ các xét nghiệm cho việc mổ, theo dõi sát sao và kịp thời xử trí. Nếu không có các dấu hiệu cảnh báo như Đau vết mổ, gò nhiều,... thì sẽ được sinh mổ khi chưa có dấu hiệu chuyển dạ vào khoảng tuần thứ 37, 38.