Thành phố và tỉnh cái nào lớn hơn

Thành phố Hạ Long, Quảng Ninh là thành phố trực thuộc tỉnh có diện tích khoảng trên 1.100km2. Diện tích tự nhiên của thành phố này bao gồm phần diện tích trên đất liền và hàng trăm đảo đá vôi trên các vịnh Hạ Long, Bái Tử Long và Lan Hạ.

Như vậy, hiện nay Hạ Long là thành phố trực thuộc tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, lớn hơn diện tích 3 tỉnh nhỏ nhất là Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên và xấp xỉ diện tích của thành phố trung ương Đà Nẵng.

Với vị trí đặc biệt thuận lợi, Thành phố Hạ Long được xác định là một trong ba đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế vùng đồng bằng Bắc Bộ: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

2. Tỉnh này còn có thành phố nào nằm trong nhóm 5 thành phố có diện tích lớn nhất Việt Nam?

  • Cẩm Phả
  • Uông Bí
  • Quảng Yên
  • Móng Cái

Chính xác

Hiện Quảng Ninh có 4 thành phố là Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, Uông Bí. Ngoài Hạ Long, Móng Cái là thành phố đứng thứ 3 cả nước về diện tích với hơn 500km2. Cẩm Phả xếp thứ 6 với khoảng 400km2

Móng Cái là thành phố cửa khẩu có các dạng địa hình đồi núi, trung du và ven biển. Địa hình bị chia cắt khá phức tạp, hình thành ba vùng rõ rệt: vùng núi cao phía Bắc, vùng trung du ven biển và hải đảo. Móng Cái hiện có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như trung tâm thành phố với bãi biển Trà Cổ, cửa khẩu quốc tế Móng Cái, cầu Bắc Luân…

3. Thành phố nào nhỏ nhất nước ta?

  • Từ Sơn (Bắc Ninh)
  • Phủ Lý (Hà Nam)
  • Sầm Sơn (Thanh Hóa)
  • Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc)

Chính xác

Sầm Sơn là thành phố ven biển của tỉnh Thanh Hóa, cách trung tâm thành phố Thanh Hóa 16km, có diện tích tự nhiên gần 45km2. Đây là thành phố trực thuộc tỉnh nhỏ nhất nước ta, được thành lập vào năm 2017 trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Sầm Sơn. Sầm Sơn có nhiều danh thắng nổi tiếng như hòn Trống Mái, đền Độc Cước, núi Trường Lệ, chùa Cô Tiên...

Một số thành phố có diện tích nhỏ ở Việt Nam như Nam Định với 46km2, Ninh Bình 48km2, Vĩnh Long 48km2, Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) 50km2.

4. Thành phố nào trực thuộc tỉnh đông dân nhất Việt Nam?

  • Thuận An (Bình Dương)
  • Dĩ An (Bình Dương)
  • Biên Hòa (Đồng Nai)
  • Nha Trang (Khánh Hòa)

Chính xác

Biên Hòa là thành phố trực thuộc tỉnh Đồng Nai, cách trung tâm TP.HCM khoảng 30km. Đây hiện là đầu mối giao thông lớn trong vùng kinh tế phía Nam và cũng là thành phố thuộc tỉnh có dân số đông nhất cả nước, tương đương với 2 thành phố trực thuộc trung ương là Đà Nẵng và Cần Thơ.

Theo quy hoạch chung giai đoạn 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Biên Hòa sẽ trở thành thành phố năng động về kinh tế, có sức cạnh tranh cao, có dịch vụ đa ngành cao cấp, công nghiệp công nghệ cao.

5. Tỉnh nào có tên thành phố trực thuộc dài nhất Việt Nam?

  • Điện Biên
  • Đắk Lắk
  • Ninh Thuận
  • Bình Dương

Chính xác

Ninh Thuận là tỉnh có tên thành phố trực thuộc dài nhất là thành phố Phan Rang - Tháp Chàm. Thời kỳ chính quyền Sài Gòn quản lý, Phan Rang và Tháp Chàm là hai thị trấn riêng biệt.

Từ năm 1976 đến 1992, khi tỉnh Ninh Thuận hợp nhất với tỉnh Bình Thuận và Bình Tuy thành tỉnh Thuận Hải thì Phan Rang - Tháp Chàm trở thành thị xã thứ hai của Thuận Hải, sau thị xã Phan Thiết.

Năm 1992, tỉnh Thuận Hải được tách thành hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận. Tỉnh Ninh Thuận được tái lập với tỉnh lỵ là thị xã Phan Rang - Tháp Chàm.