Thảo luận kiểm tra đánh giá

Trong bối cảnh phát triển của thời đại công nghệ 4.0, nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao đòi hỏi các trường đại học, trung học chuyên nghiệp phải chú trọng đến việc cải tiến phương pháp giảng dạy, kiểm tra – đánh giá đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra.

Chiều ngày 25/4/2023, Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT) tổ chức Hội thảo Khoa học với chủ đề “Kiểm tra đánh giá đáp ứng chuẩn đầu ra học phần” – năm 2023. Hội thảo nhằm mục đích nâng cao chất lượng đào tạo với những phương pháp giảng dạy và đánh giá học phần tối ưu theo từng lĩnh vực, tạo cơ hội học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm giữa các giảng viên có chuyên môn khác nhau.

Thảo luận kiểm tra đánh giá
Thảo luận kiểm tra đánh giá

Toàn cảnh Hội thảo

Tham dự Hội thảo, có GS. TS. Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng Trường ĐHCT; PGS. TS. Trần Trung Tính, Phó Hiệu trưởng; đại diện lãnh đạo các trường chuyên ngành, Khoa, phòng ban, cùng đông đảo giảng viên của Trường.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, GS. TS. Hà Thanh Toàn cho biết, từ năm 2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra hệ thống các tiêu chuẩn nhằm đánh giá một chương trình đào tạo đại học nói chung và chuẩn đầu ra học phần nói riêng. Có thể nói rằng, công tác kiểm tra đánh giá nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra là tất yếu, mang ý nghĩa cốt lõi trong đảm bảo chất lượng giảng dạy của Trường ĐHCT.

Thảo luận kiểm tra đánh giá

GS. TS. Hà Thanh Toàn phát biểu khai mạc Hội thảo

Tiếp đến, phiên tham luận được diễn ra với 04 báo cáo từ các đơn vị: Trung tâm Quản lý Chất lượng, Khoa Sư phạm, Khoa Ngoại ngữ, Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn. Phiên tham luận giúp cho các đại biểu tham gia có góc nhìn tổng quan về phương thức đánh giá thông dụng ở bậc đại học; sự gắn kết giữa mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá; những thách thức và giải pháp cho việc tổ chức thi trực tuyến các học phần Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Thảo luận kiểm tra đánh giá

TS. Phan Huy Hùng, Giám đốc Trung tâm Quản lý Chất lượng, báo cáo tham luận “Cách đảm bảo đánh giá kết quả học tập đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo”

Thảo luận kiểm tra đánh giá

PGS. TS. Phương Hoàng Yến, Phó Trưởng Khoa Ngoại ngữ, báo cáo tham luận “Các phương thức đánh giá thông dụng ở bậc đại học và đề xuất giải pháp đảm bảo sự tương thích với chuẩn đầu ra”

Thảo luận kiểm tra đánh giá

TS. Lê Văn Nhương, Phó trưởng Khoa Sư phạm, báo cáo tham luận “Sự gắn kết giữa mục tiêu, chuẩn đầu ra, nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá trong một số chương trình đào tạo đại học đang áp dụng tại Trường ĐHCT”

Thảo luận kiểm tra đánh giá

TS. Bùi Thanh Thảo, Trưởng Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, báo cáo tham luận “Thi trực tuyến các học phần khoa học xã hội và nhân văn - thách thức và đề xuất (từ góc nhìn quản lý)”

Sau phần báo cáo tham luận, phiên thảo luận diễn ra sôi nổi với nhiều ý kiến đóng góp từ các đại biểu tham gia:

Phát biểu tổng kết Hội thảo, GS. TS. Hà Thanh Toàn cho biết, các báo cáo đã mang đến cho toàn thể giảng viên, VC-NLĐ của Trường ĐHCT cái nhìn đầy đủ, chuẩn xác và khoa học trong công tác kiểm tra đánh giá đáp ứng chuẩn đầu ra của học phần trong chương trình đào tạo. Hiệu trưởng mong muốn, các nội dung chuyên môn trao đổi tại Hội thảo sẽ được các đơn vị, giảng viên vận dụng một cách linh hoạt, hiệu quả trong công tác giảng dạy và kiểm tra đánh giá học phần; qua đó, hỗ trợ tốt hơn cho việc cải tiến và đảm bảo chất lượng của nhà trường.

Các nhà giáo dục đã khẳng định, kiểm tra, đánh giá trong học tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin về tình hình lĩnh hội kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng đạo dức, hình thành KN, kỹ xảo của người học so với mục tiêu, yêu cầu học tập. Sự hiểu biết về các nguyên nhân và ảnh hưởng của tình hình học tập của SV giúp GV có những biện pháp sư phạm thích hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học và giúp SV ngày càng tiến bộ hơn.


Vì vậy, có thể hiểu rằng tự kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập, đặc biệt trong quá trình tự học là biện pháp giúp SV hình thành KN, kỹ xảo từ đó nhận biết rõ ưu khuyết điểm của bản thân nhất là phương pháp học tập để tìm cách khắc phục. Về mặt nhận thức, tự kiểm tra đánh giá tạo nên mối liên hệ ngược trong, giúp SV có cơ sở thực tế với độ tin cậy cao để tự đánh giá kết quả học tập của mình cũng như khắc phục các sai lầm, thiếu sót. Nó góp phần củng cố vững chắc các kiến thức đã lĩnh hội của SV. Đặc biệt, khi tự kiểm tra, đánh giá SV sẽ tự khẳng định được mình, tự mình đề xuất được biện pháp thỏa đáng để điều khiển và thúc đẩy hoạt động học tập của bản thân vận động đi lên.

Tự kiểm tra đánh giá góp phần hình thành các KN và thói quen trong học tập như nhận thức về vấn đề đặt ra, nhạy bén, biết vận dụng kiến thức, KN vào các hoạt động thực tiễn, thực tập… Việc tự kiểm tra, đánh giá nhìn nhận kết quả học tập qua quá trình tự học có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức: dùng các thang đo mức độ đáp ứng yêu cầu của GV, bản thân tự đánh giá, sự đánh giá nhận xét của tập thể thông qua thảo luận, tự đối chiếu so sánh với mục tiêu đặt ra ban đầu… Tất cả các hình thức này đều mang một ý nghĩa tích cực, cần được quan tâm thực hiện thường xuyên. Thông qua nó người học tự đối thoại để thẩm định mình, hiểu được cái gì làm được, điều gì chưa thỏa mãn nhu cầu học tập nghiên cứu để từ đó có hướng khắc phục hay phát huy, góp phần rèn luyện các thao tác dư duy nhanh, sâu, độc lập, sáng tạo.

Có bao nhiêu phương pháp kiểm tra đánh giá người học?

Như vậy, kiểm tra có 3 hình thức: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra tổng kết, được tiến hành thông qua 3 phương pháp: kiểm tra miệng, kiểm tra viết và kiểm tra thực hành. Mỗi hình thức có những thời điểm riêng phù hợp và những mục đích cụ thể khác nhau.

Kiểm tra và đánh giá khác nhau như thế nào?

Kiểm tra, đánh giá là hai mặt của một quá trình, kiểm tra là thu thập thông tin, số liệu, bằng chứng về kết quả đạt được, đánh giá là so sánh đối chiếu với mục tiêu dạy học đưa ra những phán đoán kết luận về thực trạng và nguyên nhân của kết quả đó.

Hoạt động kiểm tra đánh giá diễn ra khi nào?

Đánh giá phải diễn ra trong suốt quá trình dạy học, giúp học sinh liên tục được phản hồi để biết mình mắc lỗi, thiếu hoặc yếu ở điểm nào để cả giáo viên và học sinh cùng điều chỉnh hoạt động dạy và học.

Tại sao chúng ta cần phải đổi mới kiểm tra đánh giá?

Đổi mới kiểm tra, đánh giá đóng vai trò quan trọng, tạo động lực thúc đẩy đổi mới toàn diện về phương pháp dạy học, quản lý, cách thức tổ chức hoạt động dạy học, góp phần phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh.