Thao tác nghị luận so sánh năm 2024

Quá trình so sánh có thể chỉ diễn ra ở các tác phẩm của cùng một tác giả, nhưng cũng có thể diễn ra ở những tác phẩm của các tác giả cùng hoặc không cùng một thời đại, giữa các tác phẩm của những trào lưu, trường phái khác nhau của một nền văn học

Cách làm bài dạng đề so sánh

MỞ BÀI:

– Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này)

– Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh

THÂN BÀI:

Học sinh có thể chọn một trong hai cách sau Cách 1:

1. Làm rõ đối tượng thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu

là thao tác lập luận phân tích).

2. Làm rõ đối tượng thứ 2 (bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao

tác lập luận phân tích).

3. So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình

thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác

lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh).

4. Lý giải sự khác biệt: thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn

hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…( bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích).

Cách 2:

1. Giới thiệu vị trí, sơ lược về hai đối tượng cần so sánh.

2.So sánh nét tương đồng và nét khác biệt giữa hai hai nhiều đối tượng theo từng tiêu chí trên cả hai bình diện nội dung, nghệ thuật. Ở mỗi tiêu chí tiến hành phân tích ở cả hai tác phẩm để có thể thấy được điểm giống, điểm khác.

Học sinh có thể dựa vào một số tiêu chí sau để tìm ý (tất nhiên tùy từng đề cụ thể có thể thêm, hoặc bớt các tiêu chí)

  • Tiêu chí về nội dung: đề tài, chủ đề, hình tượng trung tâm (tầm vóc, vai trò, ý nghĩa của hình tượng), cảm hứng, thông điệp của tác giả….
  • Tiêu chí về hình thức nghệ thuật: Thể loại, hệ thống hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu, giọng điệu,

biện pháp nghệ thuật…

3. Sau khi chỉ ra điểm giống, điểm khác cần lí giải vì sao có điểm giống, điểm khác này.

Với cách làm này các tiêu chí so sánh được thể hiện một cách rõ ràng và phân tích kĩ hơn tuy nhiên đòi hỏi học sinh phải có khả năng tổng hợp và tư duy rất cao để tìm ra các tiêu chí so sánh (nếu không sẽ bị mất ý) nên cách làm này theo chúng tôi chỉ nên áp dụng với đối tượng học sinh giỏi. Trong khuôn khổ của chuyên đề, tất cả các đề thực nghiệm đều được chúng tôi triển khai theo cách làm thứ nhất để phù hợp với đông đảo đối tượng học sinh phổ thông cũng như đáp án

- Mục đích chính so sánh đoạn trích: Làm sáng tỏ lập luận của tác giả: Truyện Kiều nâng cao lịch sử thơ ca, Văn chiêu hồn mở rộng địa dư thơ ca vào cõi chết.

Quảng cáo

Câu 4 (trang 79 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Mục đích thao tác lập luận:

- Mục đích so sánh làm đối tượng nghiên cứu tương quan với đối tượng khác

- So sánh đúng làm bài văn sinh động, thuyết phục hơn

II. Cách so sánh

Câu 1 (trang 80 sgk ngữ văn 11 tập 1)

- Nguyễn Tuân so sánh quan niệm soi đường của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn với quan niệm hai loại người:

+ Người chủ trương cải lương hương ẩm: cải cách hủ tục đời sống của người nông dân sẽ được nâng cao

+ Loại hoài cổ: trở về với cuộc sống thuần phác ngư- tiều- canh- mục đời sống nông dân được cải thiện

Câu 2 (trang 80 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Quảng cáo

Quan niệm soi đường:

- Trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, chị Dậu đã thay đổi tâm lý của mình để tạo nên bước chuyển trong sáng tác của nhà văn (người nông dân bước đầu biết đấu tranh)

- Tác giả tạo ra sự đối lập giữa các tuyến nhân vật nhằm tô đậm, làm nổi bật hình ảnh người nông dân phản kháng

Câu 3 (trang 81 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Mục đích của sự so sánh:

+ Làm nổi bật lựa chọn, cách thực hiện của tác giả khi miêu tả người nông dân phải biết vùng lên chống lên kẻ áp bức, bóc lột mình

+ Chỉ rõ bản chất của cách nói về người nông dân của “người ta” và Ngô Tất Tố từ đó để người đọc thấy được sự tiên tiến trong suy nghĩ của hai lớp tác giả

Quảng cáo

Câu 4 (trang 80 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Tiêu chí để trích dẫn chứng:

- Nguyễn Tuân, giá trị soi sáng của tác phẩm Tắt Đèn cao hơn những người theo chủ nghĩa cải lương, hoài cổ

+ Ông chú ý nhấn mạnh các mặt của cảnh đời

Luyện tập

Bài 1 (trang 81 sgk ngữ văn 11 tập 1)

Tác giả so sánh phương Bắc với phương Nam trên các phương diện:

- Văn hóa (vốn xưng nền văn hiến đã lâu)

- Chủ quyền lãnh thổ (sông núi bờ cõi đã chia)

- Phong tục

- Các triều đại trị vì

- Anh hùng, hào kiệt

Bài 2 (trang 81 sgk ngữ văn 11 tập 1)

- So sánh để thấy sự độc lập và tồn tại từ ngàn đời của nước Đại Việt

- Khẳng định nước Đại Việt là quốc gia độc lập, tự chủ, không kẻ nào được xâm phạm

Bài 3 (trang 81 sgk ngữ văn 11 tập 1)

- Là đoạn trích có tính lý luận và thuyết phục cao

- Dẫn dắt người đọc đi tới chân lý, kết luận sự tồn tại độc lập của hai quốc gia

- Mục đích lập luận đạt được kết quả

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, hay khác:

  • Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám 1945
  • Viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học
  • Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
  • Ngữ cảnh
  • Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
  • Thao tác nghị luận so sánh năm 2024
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Thao tác nghị luận so sánh năm 2024

Thao tác nghị luận so sánh năm 2024

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.