Thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm là người như thế nào

Có tới 2 học trò trở thành hoàng đế, một người được phong vương, ông là nhà giáo duy nhất trong lịch sử có tới 3 học trò từ nông dân thành đế vương.Bạn đang xem: Học trò của nguyễn bỉnh khiêm là ai


Thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm là người như thế nào


Thân Nhân Trung Chu Văn An Lê Quý Đôn Vũ Tông Phan

Chu Văn An (1292-1370) quê ở Hà Nội ngày nay, học rất giỏi, đỗ đạt cao nhưng ông không ra làm quan, chỉ ở nhà mở trường dạy học. Sau này, vua Trần Minh Tông mời ông làm tư nghiệp (thời Trần là hiệu trưởng) của trường Quốc Tử Giám. Chu Văn An được xem là hiệu trưởng đầu tiên của nền giáo dục Việt Nam.

Bạn đang xem: Học trò của nguyễn bỉnh khiêm là ai


Thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm là người như thế nào


Lê Văn Hưu Mạc Đĩnh Chi Nguyễn Quán Quang Lê Văn Thịnh

Lê Văn Thịnh quê ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ngày nay. Sau khi đỗ đầu trong kỳ thi Minh Kinh bác học năm 1075, ông được giao nhiệm vụ dạy học cho vua Lý Nhân Tông. Lê Văn Thịnh chính là người thầy đầu tiên của bậc đế vương nước Việt.


Thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm là người như thế nào


Lương Đắc Bằng Phan Phu Tiên Ngô Sỹ Liên Lê Văn Hưu

Bảng nhãn Lê Văn Hưu (1230-1322) quê ở tỉnh Thanh Hóa ngày nay. Ông đỗ bảng nhãn khi mới 17 tuổi, ra làm quan cho nhà Trần. Ngoài công việc của sử quan, Lê Văn Hưu cũng là thầy giáo nổi danh đương thời. Tên tuổi ông gắn liền bộ sách Đại Việt sử ký - cuốn sách chuyên về lịch sử đầu tiên của nước ta.


Thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm là người như thế nào


Nguyễn Thiếp Nguyễn Như Đỗ Nguyễn Trực Nguyễn Phi Khanh

Nguyễn Phi Khanh (1355-1428), cha ruột của danh nhân Nguyễn Trãi, làm quan trong giai đoạn nhà Trần suy yếu, Hồ Quý Ly nắm hết quyền lực. Dù vậy, ông cũng được xem là nhà cải cách giáo dục lớn, có nhiều cống hiến cho nước nhà như khi giúp Hồ Quý Ly đưa toán vào thi cử, cải cách thể lệ các kỳ thi.


Thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm là người như thế nào


Trần Ích Phát Nguyễn Bỉnh Khiêm Lương Thế Vinh Lê Quý Đôn

Ông nghè Trần Ích Phát có nhiều học trò đỗ đại khoa nhất lịch sử, với 74 người đỗ đại khoa (tiến sĩ trở lên) đủ các danh vị. Trong đó, 3 học trò đỗ trạng nguyên, 4 bảng nhãn, 6 thám hoa, 10 hoàng giáp, 51 tiến sĩ xuất thân. Đây là kỳ tích bởi ngày xưa chỉ cần đào tạo được một học trò đỗ đại khoa đã vang danh thiên hạ.


Chu Văn An Nguyễn Bỉnh Khiêm Lương Đắc Bằng Cao Bá Quát

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) được xem là một trong 3 thầy giáo tài giỏi nhất sử Việt, bên cạnh Chu Văn An thời Trần và Nguyễn Thiếp thời Tây Sơn. Ông nổi tiếng là vị quan trạng xuất sắc, có tầm nhìn xa trông rộng, từng dâng sớ lên đòi vua Mạc hạch tội 18 tên lộng thần nhưng vua không nghe. Năm 1542, ông từ quan về quê mở trường dạy học, trở thành thầy giáo nổi tiếng đương thời.


Trương Văn Hiến Trương Văn Hạnh Nguyễn Thiếp Lương Đắc Bằng

Có tới 2 học trò từ nông dân trở thành hoàng đế là Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ, cùng người học trò Nguyễn Lữ trở thành Bắc Bình Vương của nhà Tây Sơn, thầy Trương Văn Hiến là trường hợp đặc biệt trong sử Việt.


Nguyễn Văn Siêu Vũ Tông Phan Nguyễn Thiếp Nguyễn Đình Chiểu

Cuộc đời liên tiếp gặp những biến cố đau thương, bị bội ước, bệnh tật, mù mắt, thầy Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) vẫn mãi là tấm gương sáng ngời của nền giáo dục nước nhà. Ông vừa là một nhà giáo được học trò quý mến vừa là một nhà yêu nước nổi tiếng. Với ông, ngòi bút không chỉ để viết mà còn là vũ khí đâm thẳng vào kẻ thù: Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm / Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.

Xem thêm: Sai Lầm Của Bùi Tiến Dũng - Sai Lầm Của Thủ Môn Bùi Tiến Dũng

Kỳ thi "Minh kinh bác học" đầu tiên của nước Đại Việt Năm 1075, vua Lý Nhân Tông lần đầu tiên cho tuyển chọn quan lại thông qua kỳ thi nhằm tìm ra người có tài phục vụ đất nước.

Vua Hùng họ gì?

"Em học lịch sử nhưng đọc nhiều sách không thấy đề cập Vua Hùng họ gì? Một số tài liệu cho rằng Vua Hùng họ Lộc có đúng không?", bạn Lan Anh hỏi.

Thành phố trực thuộc tỉnh nào đông dân nhất nước ta?

Với hơn 1,2 triệu người sinh sống, đây là thành phố trực thuộc tỉnh lớn nhất nước ta, tương đương Đà Nẵng và Cần Thơ.

Vua Hùng họ gì?

0 2946

"Em học lịch sử nhưng đọc nhiều sách không thấy đề cập Vua Hùng họ gì? Một số tài liệu cho rằng Vua Hùng họ Lộc có đúng không?", bạn Lan Anh hỏi.

Rươi - món đặc sản khiến nhiều người sợ hãi ở vùng nào nước ta?

2 2 30

Tên thủ đô nước nào ở Đông Nam Á dài nhất thế giới?

3 1 2 5

Đây là quốc gia sở hữu tên thủ đô dài nhất thế giới, với lịch sử phát triển lâu đời, nền văn hóa đa dạng.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là ai và những sự tích của Nguyễn Bỉnh Khiêm – Danh nhân đất Việt thế kỷ 16, người được gọi là Trạng Trình được đời sau nhớ đến nhờ tư cách đạo đức,...

Nguyễn Bỉnh Khiêm là ai và những sự tích của Nguyễn Bỉnh Khiêm – Danh nhân đất Việt thế kỷ 16, người được gọi là Trạng Trình được đời sau nhớ đến nhờ tư cách đạo đức, biệt tài về thơ văn, giỏi về Dịch lý, Thuật số và có tài tiên tri về các sự kiện lịch sử, với tiên đoán mấy trăm năm sau tên nước Đại Việt sẽ đổi thành Việt Nam.

Nguyễn Bỉnh Khiêm tên húy là Nguyễn Văn Đạt, tự Hanh Phủ sinh năm Tân Hợi đời vua Lê Thánh Tông, tức năm Hồng Đức thứ 22 (1491) tại làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương, nay là làng Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng.

Cha là Thái bảo Nghiêm quận công Nguyễn Văn Định, đạo hiệu là Cừ Xuyên tiên sinh, nguyên người học rộng tài cao, lại có đức tốt, được xung chức Thái học sinh.

Mẹ là bà Nhữ Thị Thục, con gái của Tiến sĩ Nhữ Văn Lan (Thượng Thư bộ Hộ). Bà vốn là người thông minh, học rộng văn hay; lại tinh cả môn tướng số, ngay thời Hồng Đức mà bà đã tính được rằng: vận mệnh nhà Lê chỉ sau 40 năm nữa thì sẽ suy đồi. Vì có một chí hướng phò vua giúp nước của bậc trượng phu muốn chọn một người vừa ý mới chịu kết duyên, nên bà chờ đợi đến ngót 20 năm trời , khi gặp ông Văn Định có tướng sinh quý tử, mới lấy.

Cụ Trạng mất năm ất Dậu (1585) hưởng thọ 94 tuổi.

Lễ tang ông có quan phụ chính triều đình là Ứng vương Mạc Đôn Nhượng dẫn đầu các quan đại thần về viếng. Việc vua Mạc cử người được vua coi như cha về dự lễ tang nói lên sự trân trọng rất lớn của nhà Mạc với Trạng Trình. Trong buổi lễ tang ấy, Ứng vương đã thay mặt vua truy phong Nguyễn Bỉnh Khiêm tước Thái phó Trình Quốc công.

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được dân gian truyền tụng và suy tôn là nhà tiên tri số 1 của Việt Nam. Người Trung Hoa thì coi ông là "An Nam lý số hữu Trình tuyền".

Nguyễn Bỉnh Khiêm được giáo dục từ nhỏ trong một gia đình mà nội ngoại đều có học vấn uyên thâm. Ông khôi ngô, tuấn tú, tư chất khác thường, một tuổi ông đã nói sõi, lên năm tuổi được mẹ dạy cho kinh sách, truyền miệng cho thơ văn chữ Nôm, ông học đâu nhớ đấy, không quên chữ nào.

Cũng theo sách nói Bỉnh Khiêm sinh vào năm Hồng Đức thứ 21 (tức năm Tân Hợi 1491) lúc sơ sinh vóc người có vẻ hùng vĩ, khi chưa đầy năm đã biết nói, một hôm vào buổi sáng sớm cha Văn Định đang bế cậu ở trên tay bỗng thấy cậu nói ngay rằng: “mặt trời mọc ở phương đông” ông lấy làm lạ rồi năm lên bốn thì phu nhân dạy cậu học kinh truyện, hễ dạy đến đâu thì cậu thuộc lòng đến đấy, và thơ quốc âm cậu đã nhớ đến mấy chục bài.

Lại một hôm bà Nhữ Thị Thục đi vắng. Ông Văn Định ở nhà bày trò kéo dây đùa với lũ trẻ, nhân đọc bỡn một câu rằng: "Nguyệt treo cung, nguyệt treo cung”, rồi ông muốn đọc tiếp câu nữa nhưng chưa nghĩ kịp thì cậu đứng bên đọc luôn ngay rằng: “Vén tay tiên nhẫn nhẫn rong”.

Ông thấy cậu mẫn tiệp như vậy có ý mừng thầm, đợi khi bà về thuật lại cho nghe. Bà lấy làm bất mãn, nói với ông rằng: Nguyệt là tượng bề tôi, cớ sao ông lại dạy con như thế. Nhiều lần như vậy, bà rất bất bình nên bỏ đi. Nguyễn Bỉnh Khiêm lớn lên chỉ được ở cạnh bố.

Tương truyền sau đó bà lấy một người họ Phùng và sinh ra Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Sau chính Khắc Khoan trở thành học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Bà Nhữ Thị Thục vẫn không thoả chí vì họ Phùng không có chí làm vua.

Mãi sau này bà Nhữ tình cờ gặp một trang nam nhi làng chài đang kéo lưới mà bà tiếc nuối vì cho rằng người này có số làm vua, còn tuổi mình đã cao. Người đó chính là Mạc Đăng Dung, vị vua khai triều của nhà Mạc.

Lại có truyền ngôn rằng: Lúc tiên sinh để chỏm cùng với lũ trẻ tắm ở bến đò Hàn, khi ấy có một chú thuyền buôn người Tàu nhìn thấy tướng mạo ông, chú bảo với mọi người rằng: Cậu bé này có tướng rất quý chỉ hiềm một nỗi là da hơi thô về sau chỉ làm đến trạng nguyên tể tướng mà thôi, vì thế ai cũng đoán chắc rằng: Bỉnh Khiêm sẽ là bậc tề phủ của quốc gia sau này.

Đến tuổi trưởng thành, nghe tiếng Bảng nhãn Lương Đắc Bằng ở làng Lạch Triều, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa nổi danh trong giới sĩ phu đương thời, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã vào tận Thanh Hóa để bái sư. Lương Đắc Bằng từng là một đại thần giữ chức Thượng Thư dưới triều Lê, nhưng sau khi đưa ra những kế sách nhằm ổn định triều chính không được vua Lê cho thi hành, ông từ quan về quê dạy học.

Nguyễn Bỉnh Khiêm vốn thông minh lại chăm chỉ học hành nên chẳng bao lâu đã trở thành đồ đệ tâm đắc của Lương Đắc Bằng. Trước khi qua đời, Lương Đắc Bằng trao lại cho Nguyễn Bỉnh Khiêm bộ sách quý về Dịch học là "Thái Ất Thần Kinh", đồng thời ủy thác con trai cho Nguyễn Bỉnh Khiêm dạy dỗ.

Năm Quang Thiệu (1516 – 1526) gặp lúc loạn lạc tiên sinh về ẩn cư để dạy học lấy làm vui, chẳng cầu danh tiếng, nhưng sang đến thời đầu niên hiệu Thống Nguyên (tức Lê Hoàng Đệ Thung) thì Trịnh Tuy và Mạc Đặng Dung cũng đều có ý hiếp chế Thiên tử, để sai khiến chư hầu hai bên gây cảnh nội chiến khiến cho trong nước chịu cảnh lầm than lúc ấy tiên sinh có cảm hứng một bài thơ rằng:

Thái hòa vũ trụ bất Ngu Chu Hổ chiến giao tranh tiểu lưỡng thù Xuyên huyết sơn hài tùy xứ hữu Uyên ngư tùng tước vị thùy khu Trùng hưng dĩ bốc độ giang mã Hậu hoạn ưng phòng nhập thất khu Thế sự đáo đầu lưu thuyết trước Túy ngâm trạch bạn nhậm nhàn du. (Bản dịch của ông Phan Kế Bính ) Non sông nào phải buổi bình thời Thù đánh nhau chỉ khéo nực cười Cá vực chim rừng ai khiến đuổi Núi thây sông máu thảm đầy nơi Ngựa phi ắt có hồi quay cổ Thú dữ nên phòng lúc cắn người Ngán ngẩm cuộc đời chi nói nữa Bên đầm say hát nhẩn nhơ chơi.

Sở dĩ có bài thơ trên, vì tiên sinh biết rõ nhà Lê sẽ trung hưng, dẫu rằng ngày nay phải tạm tìm kế an thân, nhưng rồi sau đấy tất nhiên sẽ lại khôi phục đất nước, mà câu thú dữ nên phòng lúc cắn người chỉ là nói kín đó thôi.

Quả nhiên về sau nhà Lê trung hưng, bốn phương trời trở lại yên tĩnh. Bấy giờ bạn hữu đều khuyên ông ra làm quan.

Tượng Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Văn Miếu Trần Biên (Đồng Nai)

Nguyễn Bỉnh Khiêm là ai và những sự tích của Nguyễn Bỉnh Khiêm: vì sao được gọi là Trạng Trình

Mãi đến năm 1535, đời Mạc Thái Tông, thời thịnh trị và vương đạo nhất của nhà Mạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm đi thi và đỗ Trạng Nguyên năm 44 tuổi, được bổ nhiệm làm Đông Các Hiệu Thư (chuyên việc soạn thảo, chỉnh sửa chữa các văn thư của triều đình), sau đó giữ nhiều chức vụ như Tả Thị Lang bộ Hình, Tả Thị Lang bộ Lại kiêm Đông các Đại học sĩ. Được phong tước Trình Tuyền Hầu, sau đó thăng lên Trình Quốc Công nên dân gian gọi ông là Trạng Trình.

Trong 8 năm ở triều, Nguyễn Bỉnh Khiêm dâng sớ hạch tội 18 kẻ nịnh thần, xin đem chém để làm gương, bởi vì bổn tâm tiên sinh chỉ muốn trăm họ đều được an vui, những người tàn tật mù lòa cũng cho họ các nghề ca hát bói toán, nhưng rồi gặp phải con rể là Phạm Dao Y thế lộng hành vì sợ liên lụy đến mình, nên tiên sinh cáo quan xin về trí sĩ.

Thế là giữa năm Quảng Hòa thứ 2 (1542 ) tiên sinh mới 52 tuổi đã xin trí sĩ, treo mũ về làng, dựng am Bạch vân ở phía tả chỗ làng ở, và vẫn lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ khi ấy tiên sinh có bắc hai chiếc cầu Nghịnh Phong và Tràng Xuân để khi hóng mát, dựng một ngôi quán là Trung Tân ở bến Tuyết Giang có bia để ghi sự thực.

Ngoài ra tiên sinh còn tu bổ chùa chiền; có lúc cùng các lão tăng đàm luận, có khi thả một con thuyền dạo chơi Kim hải Úc hải để xem đánh cá. Còn chỗ danh sơn thắng cảnh, như núi An Tử, Ngọa Vân, Kính chủ, Đồ Sơn, nơi nào tiên sinh cũng chống gậy trèo lên, thừa hứng ngâm vịnh quên cả sớm chiều mỗi khi thấy chỗ rừng cây xanh tốt chim đổi giọng ca , tiên sinh lại hớn hở tự đắc, quả là một vị Lục địa Thần tiên.

Gần hai chục năm từ năm 53 tuổi tới 73 tuổi, Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm tuy không ở tại kinh đô nhưng vẫn lo việc triều chính, lúc bàn quốc sự, lúc theo vua đi dẹp loạn, vua Mạc Thái Tông xem Cụ là quân sư. Những việc trọng đại nhà vua sai sứ giả về hỏi, có khi lại đón Cụ lên kinh để luận bàn, xong việc đưa Cụ lại trở về làng Trung Am. Ngoài 73 tuổi, Cụ mới chính thức treo ấn từ quan, về quy ẩn nơi quê nhà và mất năm 1585, hưởng thọ 94 tuổi.

Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm có nhiều môn đệ tiếng tăm lừng lẫy như: Nguyễn Dữ- tác giả Truyền kỳ mạn lục, Thượng thư Bộ Lễ Lương Hữu Khánh,Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Quốc công Nguyễn Quyện, Thượng thư Bộ Hộ Trạng nguyên Giáp Hải, Tiến sĩ Trương Thời Cử, Tiến sĩ Đinh Thời Trung, Hàn Giang Phu tử Nguyễn Văn Chính … Những người này có sở học đạt đến trình độ uyên bác và đều là các bậc danh thần trong thời Trung hưng. Bạn của ông là những tài danh lỗi lạc một thời như Bảng nhãn Bùi Doãn Đốc, Thám hoa Nguyễn Thừa Hưu, Thư Quốc công Thương thư Trạng nguyên Nguyễn Thiến.

Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm còn có bút hiệu là Bạch Vân cư sĩ, được các môn đồ tôn danh là Tuyết Giang Phu Tử, là một trong những nhân vật có tầm ảnh hưởng chính trị nhất trong lịch sử, cũng như văn hóa Việt vào thế kỷ 16.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là ai và những sự tích của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Sấm Trạng Trình

Về sau này, Đạo Cao Đài đã phong thánh cho Cụ và suy tôn là Thanh Sơn Đạo sĩ hay Thanh Sơn Chơn nhơn. Người đời xem Cụ là nhà tiên tri số một trong sử Việt, Cụ truyền lại nhiều câu sấm ký gọi chung là Sấm Trạng Trình. Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng được xem là người đầu tiên trong lịch sử nhắc đến hai chữ Việt Nam thông qua câu Sấm "Việt Nam khởi tổ gầy nên". Tên nước lúc Cụ tiên tri là Đại Việt, 300 năm sau đổi thành Nam Việt và sau đó trở thành Việt Nam như hiện nay.

Cụ để lại cho hậu thế 487 câu sấm ký gọi là “Sấm Trạng Trình” cách đây đã trên 500 năm. Lạ kỳ là không ít sự kiện lịch sử Việt Nam và thế giới đã xảy ra trong suốt 500 năm qua có không ít điều "ứng” vào các câu ghi trong “Sấm Trạng Trình".

Trong Sấm Ký, Trạng ghi rõ về những biến thiên trong lịch sử Việt Nam từ thời Hồng Bàng cho đến hôm nay. Và cả cái thời khắc “trở lại” của ông cũng được ghi rõ trong những lời sấm truyền, Trạng viết rằng tên tuổi của ông chỉ “sống lại” với hậu thế sau đúng 500 năm. Hậu vận này được chính ông viết trong lời sấm: “Bao giờ Tiên Lãng xẻ đôi/Sông Hàn nối lại thì tôi lại về”. Lời sấm này có nghĩa là bao giờ vùng đất Tiên Lãng bị xẻ làm đôi ra và con sông Hàn được nối lại thì tên tuổi của Nguyễn Bỉnh Khiêm sẽ vang dội trở lại. Quả đúng như lời sấm, vào năm 1991 Tiên Lãng bị xẻ đôi ra vì có công trình đào con sông để làm kênh thủy lợi. Thời điểm ấy cũng vào đúng 500 năm sau thời đại của ông. Cùng lúc ấy thì có cây cầu được xây dựng nối sông Hàn từ quê Vĩnh Bảo của cụ sang Thái Bình. Cũng từ năm ấy trở đi, tên tuổi, danh tiếng, tài năng kiệt xuất của cụ được sống lại. Lễ kỷ niệm 500 năm ngày sinh của cụ được tổ chức lọng trọng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Người Việt luôn tự hào về Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, một người đã góp trí tuệ của mình cho nền văn hiến, nhất là đời sống dân sinh qua việc khuyên bảo các vị vua chúa, vương quyền, tránh gây ra thảm cảnh đổ máu vô ích trong những âm mưu tiếm đoạt quyền vị giữa các công hầu khanh tướng.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là ai và những sự tích của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “tư vấn” cho nhà Trịnh

Đối với Lê – Trịnh, khi vua Lê Trung Tông chết không có con nối, Trịnh Kiểm định thay ngôi nhà Lê để xưng vương nhưng còn sợ dư luận nên sai người đến hỏi ông. Ông không trả lời mà dẫn sứ giả ra chùa, thắp hương mà nói: “Mấy năm nay mất mùa, nên tìm thóc giống cũ mà gieo”. Rồi lại bảo chú tiểu quét dọn chùa sạch sẽ và nói: “Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản”. (ý nói giữ là bề tôi của các vua Lê thì lợi hơn). Hiểu ý, Trịnh Kiểm không dám phế bỏ nhà Lê mà phò Vua Lê để lập nghiệp Chúa, sai người tìm người tôn thất nhà Lê thuộc chi Lê Trừ (anh Lê Lợi) đưa lên ngôi, tức là vua Lê Anh Tông.

Họ Trịnh mượn tiếng thờ nhà Lê nhưng nắm thực quyền điều hành chính sự, còn nhà Lê nhờ họ Trịnh lo đỡ cho mọi chuyện chính sự, hai bên nương tựa lẫn nhau tồn tại tới hơn 200 năm. Bởi thế còn có câu: “Lê tồn Trịnh tại”.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là ai và những sự tích của Nguyễn Bỉnh Khiêm: “giải cứu” nhà Mạc

Ngay từ lúc sinh thời, ông đã dùng tài lý số của mình "cứu vãn" cho triều đình nhà Mạc tồn tại được một thời gian khá dài. Dưới thời nhà Mạc, năm 45 tuổi, ông mới đi thi và đậu Trạng nguyên. Vua Mạc Đăng Doanh đưa ông lên làm Tả thị lang Đông các học sỹ.

Nhưng sau khi dâng sớ hạch tội 18 lộng thần không được vua chấp thuận, ông đã cáo quan về ở ẩn. Thời ấy, đất nước đang trong giai đoạn hỗn loạn, có tới ba triều đại cùng tồn tại là nhà Mạc, nhà Nguyễn, nhà Trịnh. Lúc triều nhà Mạc lâm nguy, vua Mạc đương triều mới sai người đến hỏi ông. Ông đã đưa ra lời sấm cho nhà Mạc rằng: "Cao Bằng tàng tại, tam đại tồn cô".

Nghĩa là nếu chạy lên Cao Bằng thì sẽ tồn tại được 3 đời. Quả nhiên, nhà Mạc lên Cao Bằng, tồn tại được thêm 3 đời nữa thật. Việc nhà Mạc chạy lên Cao Bằng dựng nghiệp, miền đất Cao Bằng được trấn ải bằng một thế lực phong kiến khiến các triều đại Trung Hoa thời kỳ đó khó xâm phạm nước Việt trong một thời gian dài. Đất Quảng Uyên (tên gọi của đất Cao Bằng xưa) được người Trung Hoa đặc biệt coi trọng bởi nơi đó được cho rằng có nhiều mỏ vàng dễ khai thác.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là ai và những sự tích của Nguyễn Bỉnh Khiêm: giữ vững cơ nghiệp nhà Nguyễn

Nhờ lời sấm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà Nguyễn mới tiến vào Nam mở rộng bờ cõi, đất nước ta có hình thái như ngày hôm nay. Năm 1568, chúa Nguyễn Hoàng khi đó thấy anh mình là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm giết chết, thấy số phận của mình bị nguy cấp, Nguyễn Hoàng đã sai người đến diện kiến Trạng Trình ở am Bạch Vân để xin lời sấm. Câu chuyện cụ Trạng cầm tay sứ giả dắt ra hòn non bộ, chỉ vào đàn kiến đang bò và bảo: "Hoành sơn nhất đái khả dĩ dung thân", nghĩa là một dải Hoành sơn có thể dung thân được. Hiểu được ngầm ý ấy, Nguyễn Hoàng bèn nhờ chị xin với anh rể là Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa từ đèo Ngang trở vào, nhờ đó mà dựng nên nhà Nguyễn ở phương Nam.

Sau này, nhà Nguyễn đã đổi câu sấm của Trạng Trình thành: "Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân" hy vọng sẽ giữ được cơ nghiệp mãi mãi. Việc nhà Nguyễn di chuyển vào vùng Thuận Hóa tạo điều kiện mở rộng bờ cõi nước Việt xuống phía Nam, hình thành địa đồ quốc gia Việt Nam như hiện nay có tầm ảnh hưởng không nhỏ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là ai và những sự tích của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Phải giữ được Biển Đông!

Tài tiên tri của cụ được lưu truyền qua nhiều câu sấm ký gọi là "Sấm Trạng Trình". Cụ được xem là người đầu tiên trong lịch sử nhắc đến Quốc hiệu Việt Nam. Cụ để lại cho đời một di sản văn hóa đồ sộ, ngàn bài thơ văn với những giá trị nhân đạo, giàu chất triết lý, đầy tình yêu nước và là kho tàng Minh triết cho muôn đời sau. Ngoài câu sấm ký "Hoành sơn nhất đái khả dĩ dung thân", thì với Biển Đông, cụ Trạng cũng có lời tiên tri, dạy rằng: "Biển Đông vạn dặm dang tay giữ/Đất Việt muôn năm vững trị bình". Những lời sấm truyền này được ghi rõ trong Bạch Vân Am Thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm với bài thơ Cự Ngao Đới Sơn. Trong đó có câu: "Biển Đông vạn dặm dang tay giữ/Đất Việt muôn năm vững trị bình/Chí những phù nguy xin gắng sức/Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình". Với con mắt chiến lược, nhìn thấy đại cục thiên hạ ngàn năm, Trạng Trình đã khuyên thế hệ sau phải nắm giữ được Biển Đông thì đất nước mới thái bình, thịnh trị muôn đời.

Bài thơ có tuổi đã khoảng 500 năm mà bây giờ càng đọc, càng thấy rất "kim nhật kim thì", rất thời sự. Ta những tưởng như cụ Trạng Trình đang nói với chính chúng ta hôm nay. Bài thơ nguyên là để nói cái chí của cụ "Chí những phù nguy xin gắng sức" (Ngã kim dục triển phù nguy lực), nhưng lại đọng trong đó một tư tưởng chiến lược, một dự báo thiên tài: "Biển Đông vạn dặm dang tay giữ/Đất Việt muôn năm vững trị bình/Vạn lý Đông minh quy bả ác/ức niên Nam cực điện long bình".

Trải qua không ít thực tế, chúng ta càng thấy những câu thơ sấm truyền của cụ Trạng mang tính thời sự thức thời đối với người Việt. Hai câu thơ mang tính dự báo chiến lược của cụ Trạng càng khiến lay động từ sâu thẳm ý chí của người Việt về cái tâm thức bám biển, giữ biển của mình. Tự ngàn xưa, người Việt đã là những cư dân sông nước, cư dân của văn hóa biển đảo.

Một loạt các mốc lịch sử khác cũng được Trạng tiên đoán từ 500 năm trước. Tất cả các sự kiện đó đều ứng vào câu sấm:

“Long vĩ xà đầu khởi chiến chinh Can qua xứ xứ khổ đao binh Mã đề Dương cước anh hùng tận Thân Dậu niên lai kiến thái bình”.

Câu này dịch nôm na nghĩa là cuối năm Thìn đầu năm Tỵ sẽ khởi đầu có chiến tranh, ứng vào sự kiện từ cuối năm 1976 (Thìn), đầu năm 1977 (Tỵ) cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Campuchia đã bùng nổ. Rồi đến câu “Mã đề Dương cước anh hùng tận”, nghĩa là Trạng Trình tiên đoán nạn can qua phải trải qua cả năm Ngọ nữa. Quả nhiên là đúng hết năm Ngọ, đầu năm Mùi Việt Nam diệt Pôn Pốt.“Thân Dậu niên lai kiến thái bình”, tức là chiến tranh còn xảy ra cho đến khi qua năm Thân tới năm Dậu mới có thái bình được.

Lời sấm còn ứng đúng với hai cục diện trên thế giới. Cục diện thứ nhất là cuộc Đại Chiến Thế Giới lần thứ II. Đại Chiến Thế Giới khởi đầu từ khi Phát Xít Đức tấn công Ba Lan, từ năm 1940 đã bắt đầu rục rịch (cuối năm Thìn - Long vĩ) khởi đầu chiến tranh, đến năm 1941 (đầu năm Tỵ - Xà đầu) Hitler tấn công Liên Xô. Qua cuối năm 1942, giữa năm 1943 (Mã đề Dương cước) thì đến năm 1944 - 1945 (Thân Dậu niên lai kiến thái bình) mới qua khỏi nạn chiến tranh. Thứ hai là cuộc chiến tranh Iraq cũng xảy ra vào cuối năm Thìn (2000), đầu năm Tỵ (2001) rồi kéo dài đến hết năm Thân - Dậu mới ổn.

Một số ý kiến lại cho rằng đến cuối năm 2012, đầu năm 2013 sẽ lặp lại chu kỳ xảy ra loạn lạc đao binh. Cuối năm Thìn 2012, đầu năm Tỵ 2013, trên thế giới sẽ xảy ra chiến tranh và qua năm Mùi, năm Ngọ đến năm Thân, năm Dậu thiên hạ mới lại thái bình. Có điều có người lý giải rằng hai chữ “can qua” là dịch từ chữ Koran, tiếng Tàu Can Qua là Koran (?), ý nói chiến tranh bắt nguồn từ Trung Đông?

Nhà tiên tri số một của Việt Nam trong lời cảm đề đã viết: “Bí truyền cho con cháu - Dành hậu thế xem chơi”. Ý nghĩa sâu xa của lời sấm truyền tự mỗi cá nhân chiêm nghiệm.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là ai và những sự tích của Nguyễn Bỉnh Khiêm: sự tích

Dân gian lưu truyền nhiều bản Sấm ký được cho là của ông. Hiện nay ở kho sách Viện nghiên cứu Hán – Nôm còn giữ được bốn bản. Tuy nhiên các bản này đều không có tên người chép, chép từ bao giờ và chép ở đâu? Một câu hỏi chưa có lời giải đáp chính xác đó là khả năng dự báo xã hội của Nguyễn Bỉnh Khiêm do kiến thức và kinh nghiệm đã đem lại hay là những điều mà người đời đã gán ghép cho ông?

Truyện kể lại rằng, trước khi qua đời, Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại một phong thư, đặt trong một ống quyển gắn kín, dặn con cháu sau này nếu làm ăn sa sút, mang thư ấy đến gặp quan sở tại thì sẽ được cứu giúp. Đến đời thứ bảy, người cháu thứ bảy là Thời Đương nghèo khốn quá, nhớ lời truyền lại, đem phong thư đến gặp quan sở tại. Quan lúc này đang nằm võng đọc sách, nghe gia nhân báo có thư của cụ Trạng Trình thì lấy làm lạ, lật đật chạy ra đón thư. Vừa ra khỏi nhà thì cái xà rơi xuống đúng chỗ võng đang nằm. Quan sợ hãi vội mở thư ra xem thì chỉ có mấy chữ:

“Ngã cứu nhĩ thượng lương chi ách Nhĩ cứu ngã thất thế chi tôn (Ta cứu ngươi thoát khỏi ách xà rơi Ngươi nên cứu cháu bảy đời của ta)

Quan vừa kinh ngạc, vừa cảm phục, bèn giúp đỡ cháu bảy đời của Trạng hết sức tử tế.

Đến đời Vua Minh Mệnh (1820 – 1840) trong dân gian lưu truyền một câu sấm: “Gia Long nhị đại, Vĩnh Lại vi Vương” (đời thứ hai Gia Long, người ở Vĩnh Lại làm vua). Vua Minh Mệnh vốn tính đa nghi. Biết được mấy câu sấm ấy, nhà vua vừa có ý đề phòng, vừa căm giận Trạng Trình. Tổng đốc Hải Dương lúc bấy giờ là Nguyễn Công Trứ được lệnh đến phá đền thờ Trạng Trình.

Nguyễn Công Trứ cho lính đến, cứ y lệnh triều đình cho đập tường, dỡ nóc. Nhưng khi tháo cây thượng lương ra thì một cái hộp nhỏ đã để sẵn trong tấm gỗ, rơi xuống. Quân lính nhặt đưa trình chủ tướng, Nguyễn Công Trứ mở xem, trong đó có một mảnh giấy đề chữ:

“Minh Mệnh thập tứ Thằng Trứ phá đền Phá đền thì lại làm đền Nào ai cướp nước tranh quyền gì ai”.

Nguyễn Công Trứ vội ra lệnh dừng ngay việc phá đền, khẩn cấp tâu về triều đình, xin làm lại đền thờ Trạng Trình.

Ở một tập sấm mở đầu có các câu:

“Nước Nam thường có thánh tài Sơn hà vững đạt mấy ai rõ ràng Bãi ngọc đất nổi, âu vàng trời cho Học cách vật mới dò tới chốn…”

Có người cho rằng những lời thơ ấy đã khẳng định đất nước có nhiều người tài giỏi, cùng với nhân dân giữ vững đất nước qua biết bao nguy biến. Đất nước cũng có nhiều tài nguyên phong phú cần được khai thác. Đảo Sơn phải chăng là Vũng Tàu – Côn Đảo? Nơi có tiềm năng về dầu khí và có vị trí kinh tế chiến lược? Những lời sấm ấy cũng khẳng định phải có khoa học – kỹ thuật (học cách vật) mới có thể khai thác tốt và sử dụng tốt những tài nguyên đó, những âu vàng trời cho.

Tập sấm còn đề cập tới một bậc Thánh giúp đời:

“Một đời có một tôi ngoan, Giúp chung nhà nước dân an thái bình Ấy điềm sinh Thánh rành rành chẳng nghi” [...] Trong tập sấm cũng ghi một lời rất đặc biệt: “Hồng Lam ngũ bách niên thiên hạ Hưng tộ diên trường ức vạn xuân” (Đất nước Hồng Lam này sau ta 500 năm sẽ là một thời kỳ hưng thịnh vạn mùa xuân)

Nguyễn Bỉnh Khiêm là ai và những sự tích của Nguyễn Bỉnh Khiêm: chỉ đường cho học trò

Phùng Khắc Khoan đến gặp Nguyễn Bỉnh Khiêm, với ý muốn nhờ thầy cho một lời khuyên: Có nên bỏ nhà Mạc để vào Thanh Hóa với triều đình Lê – Trịnh? Cả buổi chiều trò chuyện, Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ hỏi tình hình, nói chuyện văn chương chứ không trả lời. Đêm ấy Phùng Khắc Khoan ngủ lại tại nhà thầy. Sang canh tư, Nguyễn Bỉnh Khiêm đến phòng ngủ của học trò, đứng ngoài gõ cửa và nói vọng vào:

“Gà đã gáy rồi, trời đã sáng, sao không dậy, ngủ mãi ử”

Phùng Khắc Khoan nghe xong, suy nghĩ, và đoán rằng thầy gián tiếp bảo thời cơ đã đến, có thể vào giúp nhà Lê. Ông vội vàng thu xếp hành lý, đợi đến lúc mặt trời mọc thì vào giã từ thầy. Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn không nói gì, chỉ cuốn một chiếc chiếu ngắn ném theo. Phùng Khắc Khoan nhặt lấy chiếu, vừa đi vừa nghĩ:

“Phải chăng đây là ý dặn mình cần hành động gấp và dứt điểm như cuốn chiếủ”

Có một huyền tích vẫn được lưu truyền ở Vĩnh Bảo và càng khẳng định thêm về những khả năng tiên đoán về tương lai của Trạng Trình. Đó là sau ngày Trạng mất khoảng nửa thế kỷ, một thầy địa lý có tiếng của Trung Quốc vì kính nể tiếng tăm đã lặn lội sang thăm và viếng mộ. Thầy Tàu ngạc nhiên khi nhìn thấy rõ ràng ngôi mộ được đặt vào huyệt đất rất tốt, nhưng huyệt phát ở đằng chân mà mộ lại đặt ngược, ông ta cho rằng Trạng Trình là “thánh nhân mắt mù”, người hữu danh vô thực.

Nghe thấy thế, ông trưởng tộc vội vàng ra mời thầy về rồi khẩn khoản nhờ thầy địa lý đặt lại mộ cho, vì trước khi mất Trạng đã dặn dò con cháu mai sau sẽ xảy ra sự việc này. Nghe thế, thầy Tàu bảo chỉ cần đào huyệt mộ lên rồi xoay lại là được. Nhưng đào được một lúc thì mọi người phát hiện có 1 tấm bia được chôn cùng, khắc bài thơ: "Ngũ thập niên tiền mạch tại đầu/ Ngũ thập niên hậu mạch quy túc/ Hậu sinh nhĩ bối ná năng tri?/ Hà vị thánh-nhân vô nhĩ mục?". Nghĩa là:"Ngày nay mạch lộn xuống chân/ Năm mươi năm trước mạch dâng đằng đầu/ Biết gì những kẻ sinh sau?/ Thánh nhân mắt có mù đâu bao giờ?”.

Đến lượt ông thầy Tàu cùng mọi người mới ngã ngửa. Rõ ràng, Trạng đã biết trước mọi việc và dặn dò con cháu chôn theo tấm bia đã được bọc kỹ, không ai hiểu bia ghi điều gì. Và 50 năm sau nếu có ai đến thăm mộ mà nói: “Thánh nhân mắt mù” thì phải mời họ về nhà rồi nhờ họ đổi lại hướng của ngôi mộ.

Thầy Tàu quá kinh hãi, răm rắp làm theo mọi việc Trạng đã chỉ bảo, và tự xấu hổ nhận mình chỉ đáng là học trò bậc thánh nhân này.

Ao bán nguyệt trước Đền Trạng Trình

Nguyễn Bỉnh Khiêm là ai và những sự tích của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Phần mộ của Trạng Trình ở đâu

Theo đó, vào lúc lâm chung, Trạng Trình có gọi người con cả vào và viết lên lòng bàn tay 4 chữ “Táng tại Ao Dương”.

Khi Trạng mất, gia đình và học trò theo di huấn mang thi thể xuống thuyền đưa đi chôn cất tại địa điểm mà Trạng đã căn dặn. Ngày hôm sau tại Trung Am có tổ chức lễ viếng Trạng linh đình và quan tài giả được khiêng đi chôn cất công khai. Theo các cụ, ngôi mộ thật, bị mưa nắng bào mòn rồi xóa sạch dấu tích.

Truyền thuyết ứng với câu đồng dao cổ mà trẻ con làng Trung Am thời xưa hay hát truyền: “Ba Rá nhìn sang/ Ba Đồng ngoảnh lại/ Táng tại Ao Dương”.

Các chuyên gia đã tiến hành khảo sát toàn bộ con sông Hàn, thì đúng là phần phía nam có một đoạn sông mang tên Ba Rá thuộc địa phận tỉnh Thái Bình, phía đông có đoạn sông mang tên Ba Đồng trên địa phận Hải Phòng.

Có thể suy ra, nếu đúng như câu đồng dao, thì phần mộ của Trạng Trình sẽ nằm trong khoảng đất đâu đó gần 2 đoạn sông có tên Ba Rá và Ba Đồng. Điều đó cho thấy sự lựa chọn gần như bí mật tuyệt đối của Trạng khi chọn vị trí đặt huyệt mộ của mình. Khi tiến hành chôn cất, có thể là vào thời điểm mùa khô nước cạn. Và khi nước mạnh lên, dòng chảy sẽ dễ dàng xóa sạch mọi dấu tích mà không để lộ. Nhất là vào thời của Trạng, dân cư lúc ấy còn rất thưa thớt. Tuy nhiên, địa danh Ao Dương được nhắc đến, cho đến giờ vẫn còn gây tranh luận vì những ý nghĩa khác nhau của nó.

Tục truyền trong làng có cha con ông Khả đi bắt chuột kiếm sống. Khi đến bên mộ Trạng, hai cha con vướng víu thế nào lại làm đổ tấm bia trên mộ. Dân làng rất sùng kính trạng Trình, nên khi thấy bia mộ bị đổ, họ nổi giận bắt cả hai cha con, kêu nộp phạt ba quan tiền mới tha, vì khi tấm bia đổ xuống thấy có hàng chữ ở sau:

Cha con thằng Khả. Đánh ngã bia tao/ Làng xóm xôn xao. Bắt đền quan tám

Cha con ông Khả chịu nộp phạt, nhưng dân làng phải tha cha con về nhà chạy tiền. chỉ tìm được có một quan tám, dân làng không chịu, cha con ông Khả ngẫm nghĩ mới tìm được cách, cha con bèn nói với dân làng: Cha con tôi bị Trạng Trình bắt phạt có quan tám, "Tam quán" nói lái lại thành quan tám. Ðúng như cha con ông Khả đã tìm đủ số tiền.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là ai và những sự tích của Nguyễn Bỉnh Khiêm: Sự nghiệp văn thơ để lại cho hậu thế

Là một nhà thơ lớn của dân tộc, Nguyễn Bỉnh Khiêm đề cao tư tưởng nhân nghĩa, hòa bình. Chính ông là người đầu tiên nhắc tới hai chữ Việt Nam trong các tác phẩm của mình.

Khi về trí sĩ, ông dựng am Bạch Vân và lấy hiệu Bạch Vân cư sĩ mở trường dạy học cạnh sông Tuyết, do đó học trò gọi ông là “Tuyết giang Phu tử”.

Nguyễn Bỉnh Khiêm chịu ảnh hưởng Phật giáo rất nhiều trong sáng tác và đời sống. Sáng tác của cụ rất phong phú, gồm cả chữ Hán và chữ Nôm. Về thơ chữ Hán có "Bạch Vân am thi tập", khoảng một ngàn bài. Và thơ chữ Nôm, có "Bạch Vân quốc ngữ thi tập", hiện còn lại khoảng 180 bài. Cụ còn viết bài "Độc Phật kinh hữu cảm", có hai câu chót như sau:

Trong lòng ruộng đất bỏ hoang, Cắt gai nhổ cỏ, hãy trồng giác hoa.

Về phương diện nhân sinh, Nguyễn Bỉnh Khiêm chủ trương sự sống hoà hợp giữa thiên nhiên và con người, thuận với trật tự của trời đất, cho nên tác giả có thái độ nhàn tản trong thiên nhiên và thích cuộc sống giản dị, thanh đạm nơi lâm tuyền thôn dã:

…Thu ăn măng trúc, đông ăn giá, Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao. Rượu đến gốc cây, ta sẽ uống, Nhìn xen phú quí tựa chiêm bao.

Đặc biệt qua các bài thơ vịnh nhân tình thế thái, với bản chất nhà nho tác giả cũng biết rõ tâm địa người đời thường bon chen danh lợi, vụ lợi và tráo trở, nhất là thời biến loạn nhưng vẫn giữ thái độ điềm nhiên, xem xét một sự thật được xem là tất yếu của cuộc đời, chứ không gay gắt và cay độc:

Thớt có tanh tao, ruồi đỗ đến, Gang không mật mỡ, kiến bò chi? Hoặc : Có thủa được thời mèo đuổi chuột, Đến khi thất thế, kiến tha bò…

Với bản chất hiền hoà, lòng từ tâm rộng lớn, nhà thơ hiền triết vẫn tin tưởng vào lẽ thiện ở trong mỗi con người, nên chỉ mong dạy người lẽ hiếu trung, ưa lành lánh dữ, sống ở đời có đức có nhân:

Giàu có phận, là ơn chúa, Được làm người, bởi đức cha Hoặc: Trời sinh trời đã dành phần, Tu hãy cho hiền dạ có nhân…

Nguyễn Bỉnh Khiêm là ai và những sự tích của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Ôn Đình hầu Vũ Khâm Lân trong bài Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký soạn năm 1743, có đôi dòng nhận định về di sản thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm: "không cần gọt dũa mà tự nhiên, giản dị mà lưu loát, thanh đạm mà có nhiều ý vị... như gió mát trăng thanh, nghìn năm sau còn tưởng thấy". Danh sĩ thời nhà Nguyễn là Phan Huy Chú trong bộ sách Lịch triều hiến chương loại chí ở phần Văn tịch chí cũng gần như có chung quan điểm với Vũ Khâm Lân khi nhận xét về thơ văn Trạng Trình: "thanh tao, tiêu sái, hồn hậu, phong nhã, có ý thú tự nhiên".

Như PGS.TS. Trần Thị Băng Thanh (Viện Văn học) đã đánh giá, Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà thơ viết nhiều nhất trong năm thế kỷ đầu của nền văn học viết Việt Nam. Về số lượng mà xét thì Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà quán quân. Tuy nhiên vấn đề không chỉ là số lượng. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có một phong cách thơ riêng không lẫn. Ai cũng biết một nguyên tắc thẩm mỹ quan trọng của thơ thời trung đại là "thơ ngôn chí", nguyên tắc mà các nhà nghiên cứu hiện đại thường xem là làm hạn chế tính thẩm mỹ của thơ và ngay các nhà thơ cổ cũng không phải đều nhất nhất tuân theo. Thế nhưng Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tuân theo một cách "triệt để" và với một cảm hứng sáng tạo mạnh mẽ. Với ông, đề vịnh, tự sự, tự thuật cũng đều để ngôn chí, và phong cách riêng của ông cũng được xác định chính từ những vần thơ ngôn chí ấy. Thơ văn của ông thể hiện sự ưu thời mẫn thế, đậm chất triết lý, giáo huấn nhưng vẫn gần gũi và dễ tiếp nhận.

Theo đánh giá của GS. Nguyễn Huệ Chi trong bài tham luận "Bước đầu suy nghĩ về Văn học Mạc", thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm đánh dấu cho sự khởi đầu của một hình thức tư duy mới trong tiến trình hoàn thiện thơ ca trung đại Việt Nam. Đó là tư duy thế sự. Thơ vẫn mang tính trữ tình nhưng là "trữ tình lý trí". Nó mang hình thức không phải là tư duy cảm tính mà là tư duy lý tính, nhìn thẳng vào xã hội nên gọi là tư duy thế sự. Bởi vậy thơ có tính phát hiện, hiện thực rất đáng kể. Nguyễn Bỉnh Khiêm nhìn sâu vào các ngóc ngách của xã hội để thấy bức tranh phức tạp của xã hội mà bức tranh ấy diễn ra một cách tự nhiên bởi nó là bức tranh xã hội có thực. Vì là tư duy thế sự nên cũng nhìn sâu vào tâm lý con người. Trong khi ở thời trước đó (điển hình là thời của Lê Thánh Tông) mọi thứ trong xã hội đều được ước lệ hoá, công thức hoá, được mỹ hoá thành một xã hội chung chung đâu cũng như nhau.

Trong các tác phẩm liên quan đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, có ít nhất bốn lần danh xưng Việt Nam đã được sử dụng một cách có chủ ý. Điều này cũng góp phần bác bỏ quan điểm cho rằng hai chữ Việt Nam chỉ được Nguyễn Bỉnh Khiêm sử dụng một cách ngẫu nhiên hay tùy hứng mà thôi. Trong kho lưu trữ của Viện Nghiên cứu Hán-Nôm hiện còn lưu giữ nhiều tài liệu cổ (chép tay) về Nguyễn Bỉnh Khiêm có sử dụng danh xưng Việt Nam như một quốc hiệu tiền định.

Ngay trong phần đầu của tập Sấm ký có tựa đề Trình tiên sinh quốc ngữ, tên gọi Việt Nam đã được nhắc đến: "Việt Nam khởi tổ xây nền". Danh xưng Việt Nam còn được sử dụng một lần nữa trong bài thơ chữ Hán của ông có tựa đề Việt Nam sơn hà hải động thưởng vịnh (Vịnh về non sông đất nước Việt Nam). Ngoài ra còn có hai bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm gửi hai người bạn thân đồng thời là hai Trạng nguyên của triều Mạc, cho thấy tên gọi Việt Nam được dùng như một sự chủ ý.

Bài thứ nhất gửi Trạng nguyên, Thư Quốc công Nguyễn Thiến, hai câu cuối Nguyễn Bỉnh Khiêm viết: Tiến trình vĩ đại quân tu ký / Thùy thị phương danh trọng Việt Nam (Tiền đề rộng lớn ông nên ghi nhớ, Ai sẽ là kẻ có tiếng thơm được coi trọng ở Việt Nam?).

Bài thứ hai gửi Trạng nguyên, Tô Khê hầu Giáp Hải, hai câu cuối Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng viết: Tuệ tinh cộng ngưỡng quang mang tại / Tiền hậu quang huy chiếu Việt Nam (Cùng ngửa trông ngôi sao sáng trên bầu trời, Trước sau soi ánh sáng rực rỡ vào nước Việt Nam). Các bài thơ trên còn được chép trong tập thơ chữ Hán của ông là Bạch Vân am thi tập.

Ngày 28 tháng 11 năm Ất Dậu, niên hiệu Đoan Thái nguyên niên (1585), ông tạ thế tại quê nhà ở tuổi 9, đây là tuổi thọ hiếm có đương thời. Trước khi qua đời, ông còn dâng sớ lên vua Mạc: "... Thần tính độ số thấy vận nước nhà đã suy, vận nhà Lê đến hồi tái tạo, ý trời đã định, sức người khó theo. Song nhân giả có thể hồi thiên ý, xin nhà vua hết lòng tu nhân phát chính, lấy dân làm gốc, lấy nước làm trọng, trong sửa sang văn trị, ngoài chuyên cần võ công, may ra giữ được cơ nghiệp tổ tiên, thì thần chết cũng được thỏa lòng". Bấy giờ vua Mạc Mậu Hợp cử Phụ chính đại thần Ứng vương Mạc Đôn Nhượng cùng văn võ bá quan về lễ tang để tỏ sự trọng thị. Việc vua Mạc cử người được vua coi như cha về dự lễ tang đã nói lên sự trân trọng rất lớn của triều Mạc với Nguyễn Bỉnh Khiêm. Triều đình lại sai cấp ruộng tự điền trăm mẫu, đồng thời cấp ba nghìn quan tiền để lập đền thờ ông tại quê nhà, đích thân vua đề chữ lên biển gắn trước đền thờ là "Mạc Triều Trạng Nguyên Tể Tướng Từ".

Theo bản Phả ký (Bạch Vân am cư sĩ Nguyễn công Văn Đạt phả ký) do Ôn Đình hầu Vũ Khâm Lân soạn năm 1743, Nguyễn Bỉnh Khiêm có cả thảy ba người vợ và 12 người con, trong đó có 7 người con trai. Cũng giống như cha, hầu hết các con trai của Nguyễn Bỉnh Khiêm đều theo phò tá nhà Mạc. Bởi vậy sau khi nhà Mạc bị thất thủ dưới tay nhà Lê-Trịnh (1592), con cháu ông đều phải thay tên đổi họ, li tán thập phương. Một chi họ do người con trai cả của ông là Hàn Giang hầu Nguyễn Văn Chính đứng đầu đã di cư về vùng Trường Yên thuộc đất Hoa Lư, Ninh Bình ngày nay và đổi từ họ Nguyễn sang họ Giang nhằm tránh sự trả thù của nhà Lê-Trịnh.

Lúc sinh thời, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cử người con trai thứ 7 (con trai út) dẫn người cháu đội bát hương sang sinh cơ lập nghiệp ở làng An Tử Hạ, xã Kiến Thiết bên quê ngoại để trông coi phần mộ và thờ phụng ông bà ngoại Nhữ Văn Lan cùng mẹ Nhữ Thị Thục rồi về sau tạo thành một chi họ Nguyễn hậu duệ của Trạng Trình trên đất Tiên Lãng ngày nay.

Nguyễn Bỉnh Khiêm là danh nhân văn hóa duy nhất trong lịch sử Việt Nam cho tới nay được công nhận là một vị thánh của một tôn giáo chính thức. Ông được suy tôn là Thanh Sơn Đạo sĩ (còn được gọi là Thanh Sơn Chơn nhơn), là một trong ba vị thánh linh thiêng của Đạo Cao Đài. Bức tranh Tam Thánh ký hòa ước được lưu thờ tại Tòa Thánh Tây Ninh có vẽ chân dung của Nguyễn Bỉnh Khiêm bên cạnh Victor Hugo và Tôn Trung Sơn.

  • Chu Văn An và những sự tích về thầy giáo Chu Văn An