Thế nào là con đường tế bào chất

So sánh 2 con đường vận chuyển nước và ion khoáng trong thân cây

Dòng nước và ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ theo mấy con đường . So sánh những con đường đó .

Thế nào là con đường tế bào chất

Hình như bạn hiểu sai vấn đề á.
Chúng ta biết là có 2 con đường của nước đi vào rễ đó là gian bàotế bào chất.

Đối với con đường tế bào chất thì nước và ion khoáng sẽ đi xuyên qua tế bào chất của các tế bào bên ngoài và tế bào nội bì, tại đó nguồn nước vào cây sẽ được lọc và loại bỏ đi các chất độc cho cây. Ở con đường này thì không có sự kiểm soát của đai casparin và tốc độ nước sẽ chậm hơn

Còn ở con đường gian bào thì nước và các ion khoáng đi lách giữa các vách tế bào. Đến nội bị sẽ bị chặn lại bởi các đai casparin (là những cái gạch nối màu đen giữa các tế bào nội bì ấy, có vẻ như bạn hiểu nhầm casparin là các tế bào màu cam đúng ko). Vì vậy mà dòng nước bắt buộc phải xuyên qua tbc của tb nội bì. Ở con đường này thì tốc độ nước sẽ nhanh hơn.

Chúc bạn học tốt !!!

Reactions: Vũ Linh Chii, Timeless time, H.Bừn and 1 other person

Thế nào là con đường tế bào chất

helu em, cái này thì chúng ta có thông tin như sau nhen Về con đường vận chuyển, ta có 2 con đường như sau: + Con đường qua chất nguyên sinh - không bào.

+ Con đường qua thành tế bào - gian bào với vòng đai caspari ( kiểm tra lượng nước và các chất khoáng hòa tan )

Em chú ý tới đoạn anh highlight lên nhen, ở đây con đường thành tế bào, tức con đường màu đỏ trong hình vẽ, không được chọn lọc nên khi bước cuối cùng để được vào bên trong thì cần phải qua một bước ''kiểm duyệt'' của đai caspari để tránh các chất độc chẳng hạn,.. thì mới được vào mạch gỗ để vận chuyển trong cây.

Và con đường chất nguyên sinh, cơ bản đai caspari đã là một phần của con đường rồi, đi qua từng tế bào luôn có sự chọn lọc, vậy tại sao cây không duy trì một con đường này thôi nhỉ ?

Vì đặc điểm lợi hơn của con đường thành tế bào kia - tốc độ nhanh - nên nhờ đặc điểm này + sự chọn lọc của đai caspari nữa để phù hợp với nhu cầu của cây.

Nên đó là lý do để cây duy trì 2 con đường này .

Chúc em học tốt !! ^^

Reactions: Vũ Linh Chii, Timeless time, boywwalkman and 4 others

Thế nào là con đường tế bào chất

helu em, cái này thì chúng ta có thông tin như sau nhen Về con đường vận chuyển, ta có 2 con đường như sau: + Con đường qua chất nguyên sinh - không bào.

+ Con đường qua thành tế bào - gian bào với vòng đai caspari ( kiểm tra lượng nước và các chất khoáng hòa tan )

Em chú ý tới đoạn anh highlight lên nhen, ở đây con đường thành tế bào, tức con đường màu đỏ trong hình vẽ, không được chọn lọc nên khi bước cuối cùng để được vào bên trong thì cần phải qua một bước ''kiểm duyệt'' của đai caspari để tránh các chất độc chẳng hạn,.. thì mới được vào mạch gỗ để vận chuyển trong cây.

Và con đường chất nguyên sinh, cơ bản đai caspari đã là một phần của con đường rồi, đi qua từng tế bào luôn có sự chọn lọc, vậy tại sao cây không duy trì một con đường này thôi nhỉ ?

Vì đặc điểm lợi hơn của con đường thành tế bào kia - tốc độ nhanh - nên nhờ đặc điểm này + sự chọn lọc của đai caspari nữa để phù hợp với nhu cầu của cây.

Nên đó là lý do để cây duy trì 2 con đường này .

Chúc em học tốt !! ^^

Vậy nếu con đường gian bào nhanh hơn và vẫn đảm bảo do đai caspari thì vì sao con đường chậm hơn lại tồn tại ạ?

Reactions: Vũ Linh Chii and Timeless time

Thế nào là con đường tế bào chất

Vậy nếu con đường gian bào nhanh hơn và vẫn đảm bảo do đai caspari thì vì sao con đường chậm hơn lại tồn tại ạ?

Như anh có highlight rồi đó em, đó chính là nhu cầu của cây. - Nhờ vào cả hai con đường => đảm bảo đủ lượng cho cây.

- Ngoài ra còn có cơ chế chủ độngthụ động, vậy theo con đường chất nguyên sinh thì khi cây cần hấp thu chủ động với các loại chất nhất định thì có thể thực hiện rồi nè :>

Em tham khảo rồi trao đổi nhen.

Reactions: Vũ Linh Chii, vangiang124 and boywwalkman

Thế nào là con đường tế bào chất

Trong sinh học tế bào, tế bào chất là tất cả các chất trong một tế bào, bao quanh bởi màng tế bào, ngoại trừ nhân. Chất nằm bên trong nhân và chứa bên trong màng nhân được gọi là nhân tế bào. Các thành phần chính của tế bào chất là bào tương (một dạng chất keo bán lỏng chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ khác nhau), các bào quan – cấu trúc phụ bên trong của tế bào, bao gồm tế bào chất khác nhau, ribôxôm.Tế bào chất chứa 80% là nước và thường không có màu.[1]

Tế bào chất của vi khuẩn không có: hệ thống nội màng, các bào quan có màng bao bọc và khung tế bào. Trong tế bào chất của vi khuẩn có các hạt ribôxôm. Ribôxôm là bào quan được cấu tạo từ prôtêin và rARN. Chúng không có màng bao bọc. Ribôxôm là nơi tổng hợp nên các loại prôtêin của tế bào. Ribôxôm của vi khuẩn có kích thước nhỏ hơn ribôxôm của tế bào nhân thực, ở một số vi khuẩn, trong tế bào chất còn có các hạt dự trữ. 

Đối với các sinh vật prokaryote, tế bào chất là một thành phần tương đối tự do. Tuy nhiên, tế bào chất trong tế bào eukaryote thường chứa rất nhiều bào quan và bộ khung tế bào. Chất nguyên sinh thường chứa các chất dinh dưỡng hòa tan, phân cắt các sản phẩm phế liệu, và dịch chuyển vật chất trong tế bào tạo nên hiện tượng dòng chất thải nguyên sinh của thiên nhiên. Nhân tế bào thường nằm bên trong tế bào chất và có hình dạng thay đổi khi tế bào di chuyển. Tế bào chất cũng chứa nhiều loại muối khác nhau, đây là dạng chất dẫn điện tuyệt vời để tạo môi trường thích hợp cho các hoạt động của tế bào. Môi trường tế bào chất và các bào quan trong nó là yếu tố sống còn của một tế bào.

  1. ^ Shepherd, V. A. (2006). The cytomatrix as a cooperative system of macromolecular and water networks. Current Topics in Developmental Biology. 75. tr. 171–223. doi:10.1016/S0070-2153(06)75006-2. ISBN 9780121531751. PMID 16984813.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tế_bào_chất&oldid=67735504”