Thế nào là khu đô thị


Hiện nay, khu đô thị xuất hiện rất nhiều tại Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn khá nhiều người không biết tại sao một khu vực dân cư lại được gọi là khu đô thị.

Để nắm được khu đô thị là gì và những quy định mới nhất về khu đô thị, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

I. Những khái niệm cần biết về khu đô thị

Trước khi đi vào những quy định, bạn cần hiểu rõ khu đô thị là gì cùng những thuật ngữ liên quan. Cụ thể:

1. Khu đô thị là gì?

Khu đô thị là khu vực xây dựng một hay nhiều khu chức năng của đô thị. Khu vực này được giới hạn bởi các ranh giới tự nhiên, ranh giới nhân tạo hoặc các đường chính đô thị. 

Khu đô thị bao gồm: Các đơn vị, các công trình dịch vụ nội khu hoặc các công trình dịch vụ chung của toàn đô thị hoặc cấp vùng.

Khu đô thị là khu vực xây dựng một hay nhiều khu chức năng của đô thị

2. Khu đô thị mới là gì?

Theo quy định, khu đô thị mới là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới về nhà ở, hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

Khi hình thành một khu đô thị mới cần đảm bảo được các tiêu chí được quy định tại khoản 3 điều 1.2 của QCXDVN 01:2008/BXD về khu đô thị.

3. Khu vực đô thị là gì?

Khu vực đô thị là nơi tập trung đông dân cư sinh sống và chủ yếu hoạt động trong những lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp. Đây là trung tâm kinh tế, chính trị, du lịch, văn hoá, xã hội và dịch vụ của cả nước hoặc vùng lãnh thổ.

4. Khu chức năng đô thị là gì?

Các khu chức năng trong đô thị được quy định tại Mục 2.3.2 Quyết định 04/2008/QĐ-BXD về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia do Bộ Xây dựng ban hành. Cụ thể: 

  • Quy hoạch các khu chức năng đô thị cần đảm bảo tính hệ thống. Đồng thời, đảm bảo yêu cầu bố trí hỗn hợp nhiều loại chức năng khác nhau trong từng khu vực cụ thể một cách hợp lý.
  • Tuân thủ theo cấu trúc chiến lược phát triển chung của toàn đô thị.
  • Khu chức năng đô thị phải ở vị trí phù hợp, đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan, phòng chống cháy. 
  • Phải được liên hệ thuận tiện với nhau bằng hệ thống giao thông hợp lý và an toàn, đảm bảo bán kính phục vụ của các công trình công cộng, dịch vụ và công viên cây xanh. 
  • Phân khu chức năng đô thị phải tận dụng địa hình tự nhiên, hiện trạng kinh tế, xã hội và công trình xây dựng.
  •  Tổ chức không gian đô thị trên mặt đất và dưới mặt đất phải được kết nối hợp lý.
  • Quy hoạch sử dụng đất các khu chức năng phải được xác định trên cơ sở các điều kiện cụ thể của từng khu vực.
  • Ngoài các nhu cầu của bản thân khu vực quy hoạch, quy mô các khu chức năng đô thị phải tính đến việc đáp ứng nhu cầu của khách vãng lai và các khu vực lân cận.

Các khu chức năng trong đô thị được quy định tại Mục 2.3.2 Quyết định 04/2008/QĐ-BXD 

5. Quy hoạch khu đô thị là gì?

Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.

Trong đó: 

  • Quy hoạch chung: Là việc tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho một đô thị.
  • Quy hoạch phân khu: Là việc phân chia và xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị của các khu đất, mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội trong một khu vực đô thị.
  • Quy hoạch chi tiết: Là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất. Đồng thời, bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hoá nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung.

Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở

II. Quy định về khu đô thị mới nhất hiện nay

Sau khi nắm được khu đô thị là gì, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu những quy định về khu đô thị mới nhất năm 2021.

1. Tiêu chí khu đô thị là gì?

  • Có chức năng đô thị: Là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh. Đồng thời, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định.
  • Quy mô dân số toàn đô thị đạt 4 nghìn người trở lên.
  • Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị. Riêng đối với thị trấn thì căn cứ theo các khu phố xây dựng tập trung.
  • Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị, khu vực xây dựng tập trung) phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động.
  • Đạt được các yêu cầu về hệ thống công trình hạ tầng đô thị (gồm hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật).
  • Đạt được các yêu cầu về kiến trúc, cảnh quan đô thị.

Những tiêu chí của khu đô thị

2. Một số yêu cầu đối với quy hoạch đô thị

Phù hợp mục tiêu phát triển kinh tế xã hội

Quy hoạch đô thị phải phù hợp với mục tiêu của chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước. Đồng thời, đảm bảo đảm tính thống nhất với quy hoạch phát triển các ngành trong phạm vi đô thị, bảo đảm công khai, minh bạch và kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia, cộng đồng và cá nhân.

Tuân thủ các quy chuẩn liên quan đến đô thị, xây dựng

Đáp ứng được yêu cầu thực tế và phù hợp với xu thế phát triển của đô thị, tuân thủ quy chuẩn về quy hoạch đô thị và quy chuẩn khác có liên quan.

Bảo vệ môi trường, cân bằng bảo tồn di tích cảnh quan

  • Bảo vệ môi trường, phòng ngừa hiểm hoạ ảnh hưởng đến cộng đồng, cải thiện cảnh quan, bảo tồn các di tích văn hoá, lịch sử và nét đặc trưng địa phương.
  • Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.

Quy hoạch đô thị phải phù hợp với mục tiêu của chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước

Đảm bảo tính đồng bộ

Bảo đảm tính đồng bộ về không gian kiến trúc, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị và không gian ngầm.

Đáp ứng các nhu cầu sử dụng hạ tầng và tính liên kết với khu vực khác

  • Đáp ứng nhu cầu sử dụng nhà ở, công trình y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao, thương mại, công viên, cây xanh, mặt nước và công trình hạ tầng xã hội khác.
  • Đáp ứng nhu cầu sử dụng hạ tầng kỹ thuật, bảo đảm sự kết nối, thống nhất giữa các hệ thống hạ tầng kỹ thuật trong đô thị và sự liên thông với các công trình hạ tầng kỹ thuật cấp vùng, quốc gia và quốc tế.

Sau khi nắm được khu đô thị là gì, hy vọng bạn sẽ có thêm thông tin để thuận tiện cho việc mua bán. Nếu bạn quan tâm đến những chủ đề tương tự, hãy tiếp tục theo dõi Môi Giới Cá Nhân để cập nhật những kiến thức bất động sản mới nhất.


Video liên quan

Chủ đề