Chụp X-quang xương chậu bao nhiêu tiến

Hỏi - 28/01/2010
Kính thưa bác sĩ, em cao 1.56m, cân nặng hiện tại khoảng 52 kgs. Em đi siêu âm cân nặng bé hôm nay lúc 38 tuần là 3.5 kgs. Bác sĩ khám thai yêu cầu chụp khung xương chậu trước sinh để xác định là sinh thường hay sinh mổ. Xin bác sĩ tư vấn dùm em là có cần thiết chụp khung chậu trước sinh hay không và việc chụp Xquang này có ảnh hưởng đến em bé trong bụng mẹ hay không? Cám ơn bác sĩ rất nhiều.

Trả lời

Chào em,

Chiều cao em trong giới hạn bình thường (nếu < 145cm là thấp), nếu BS khám nghi ngờ khung chậu giới hạn trên lâm sàng thì có thể cho chụp kích quang chậu vì cân nặng ước  tính thai nhi khá lớn. Với khung chậu giới hạn mà con to thì có chỉ định mổ lấy  thai, không chờ vào chuyển dạ. Tuy nhiên việc chụp này không bắt buộc. Khi vào chuyển dạ sinh, bác sĩ theo dõi cuộc sinh nếu thấy khó khăn có thể cho chỉ định mổ lúc này vẫn được. 

Với thai 38,5 tuần chưa vào chuyển dạ mà cân nặng 3500g thì đến 40 tuần có thể còn nặng hơn nữa. Nếu thai quá to (>4000g) cuộc sinh sẽ khó khăn, tai biến cho mẹ và con cũng nhiều hơn, do đó cũng có chỉ định mổ lấy thai dự phòng vì con to mà  không cần phải chụp kích quang chậu.

Tia X dùng trong y khoa để chẩn đóan (như chụp kích quang chậu) hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Biết rằng thai nhi có nguy cơ phát triển bệnh ung thư về sau khi nhiễm liều bức xạ  từ 2- 6 rads. Thai có nguy cơ dị tật bẩm sinh khi nhiễm liều bức xạ > 5 rads. Liều bức xạ với chụp khung chậu khỏang 1.1mGy.  Tuổi thai càng nhỏ thì dễ bị ảnh hưởng, với tuổi thai >38 tuần mức độ ảnh  hưởng cũng thấp hơn.

  (Đơn vị : 1 Gy = 100 rads  = 1000 mGys)

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Từ Dũ

Dịch vụ chụp X-Quang kỹ thuật cao tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát được thực hiện nhanh gọn, chính xác với hệ thống trang thiết bị nhập khẩu hiện đại. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong Chẩn đoán hình ảnh, người bệnh có thể an tâm về chất lượng khi lựa chọn dịch vụ chụp X-Quang tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát .
Kính gửi Quý khách hàng Bảng giá Chụp X-Quang (kỹ thuật số) tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát:

TẠI SAO NGƯỜI BỆNH NÊN LỰA CHỌN CÁC DỊCH VỤ KHÁM VÀ ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT?

  • Thăm khám trực tiếp bới các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành.
  • Hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện đại
  • Quy trình đặt khám nhanh, thủ tục đơn giản
  • Đội ngũ hướng dẫn tận tình, chu đáo
  • Nhận kết quả khám trong ngày
  • Áp dụng chính sách BHYT theo quy định Nhà nước, tiết kiệm chi phí

Chụp x quang xương đóng vai trò rất quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Phương pháp này hỗ trợ bác sĩ có thể quan sát được tình trạng xương thông qua hình ảnh mà không cần phải mổ.

Vậy những triệu chứng nào của xương khớp cần phải đi chụp x quang? Chụp x quang giúp bác sĩ phát hiện ra bệnh lý nào? Hãy tìm hiểu qua bài viết của Phòng Khám Đa Khoa Minh Tâm dưới đây.

I. Chụp x quang xương cánh tay khi nào?

Hình ảnh chụp xương cánh tay  

X quang là một dạng bức xạ năng lượng cao. Trong đó bức xạ sẽ hội tụ thành một chùm như đèn pin. Khi chụp, các tia X (là sóng điện từ có bước sóng ngắn) xuyên qua các mô của cơ thể nhưng không xuyên qua xương. Nên bác sĩ dùng hình ảnh chụp x quang để phát hiện, chẩn đoán bệnh chính xác nhằm có phương án điều trị thích hợp, kịp thời.

Chụp x quang tay nhằm mục đích kiểm tra xem xương có bị gãy hay trật khớp hay không. Ngoài ra, phương pháp này có thể phát hiện ra những tổn thương, chấn thương do nhiễm trùng, u xương, viêm khớp, hoặc một số bệnh liên quan đến xương, chẳng hạn như loãng xương.

Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện chụp x quang trong trường hợp sau đây:

  • Dị tật xương
  • Trật khớp tay
  • Sưng tấy
  • U xương
  • Tụ dịch trong khớp
  • Viêm khớp
  • Nhiễm trùng
  • Nghi ngờ gãy xương hoặc rạn nứt

Quy trình thực hiện chụp x quang thực hiện tại các bệnh viện và phòng khám. Khi vào phòng chụp x quang, bệnh nhân được yêu cầu cởi bỏ quần áo và trang sức trên vùng chụp x quang. Người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn tư thế sao cho cho phần cơ thể chụp x quang nằm phẳng trên bàn chụp. Thời gian chiếu chụp chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn và không gây đau cho bệnh nhân.

Sau khi chụp x quang, các bác sĩ sẽ đem hình ảnh đi xử lý. Đôi khi bệnh nhân được yêu cầu ở lại phòng thêm giây lát để bác sĩ đảm bảo rằng phim chụp rõ nét. Nếu phim mờ, nhoè thì bệnh nhân phải chụp lại để có hình ảnh rõ nét hơn.

II. Chụp x quang xương chân khi nào?

Bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân chụp x quang xương chân khi có dấu hiệu gãy xương cẳng chân bao gồm: gãy xương chân, teo cơ, có tiếng kêu và đau khi vận động,… Các trường hợp bị gãy xương hay mắc các bệnh lý không được phát hiện ra sớm dẫn tới biến chứng nghiêm trọng.

Những đối tượng cần đi chụp x quang xương chân:

  • Người lớn tuổi: tuổi tác càng lớn thì khả năng sản xuất và duy trì độ chắc khỏe của xương càng giảm.
  • Người lao động chân tay: các công việc lao động nặng nhọc như khuân vác, vận chuyển hàng hóa, … theo thời gian dễ gây ảnh hưởng chức năng xương khớp.
  • Người mắc bệnh béo phì: béo phì làm xương khớp chịu trọng tải lớn, lâu dần vượt quá khả năng chịu đựng gây ra các bệnh xương khớp.
  • Do cơ địa: người kém hấp thu vitamin D, khả năng hấp thu dinh dưỡng kém, dễ mắc bệnh nhiễm trùng…
  • Người có tiền sử bệnh lý khớp gối: những người đã mắc các bệnh lý về khớp gối thì nên đi khám lại định kỳ để tầm soát bệnh lý xương khớp.

Chụp x quang xương chân giúp bác sĩ phát hiện được những bệnh lý xương khớp điểm hình như:

  • Gãy xương: qua hình ảnh chụp x quang có thể xác định được vị trí chân bị gãy. Về hình thái, xác định được đường gãy của xương là gãy ngang, gãy chéo vát, gãy bong sụn tiếp hợp, gãy phạm khớp, hay gãy cành tươi, gãy lún.
  • Nhiễm khuẩn xương: hình chụp x quang có thể xác định được độ nhiễm khuẩn xương, bao gồm 3 giai đoạn đó là giai đoạn đầu, giai đoạn tiến triển và giai đoạn mãn tính.
  • Thoái hóa khớp: trên hình ảnh X-quang có thể hình thấy hình ảnh gai xương ở vùng đầu xương, xơ xương dưới sụn, hẹp khe khớp và có thể hình thấy một số khuyết xương nhỏ ở đầu xương.
  • Bệnh Gout: hình ảnh điển hình trong bệnh Gout là hẹp khe khớp, gai xương ở đầu xương và các ổ khuyết hình tròn hoặc bầu dục ở giữa hoặc phía trên cạnh đầu xương.

III. Chụp x quang xương chậu khi nào?

Hình ảnh chụp x quang xương chậu 

Chụp x quang xương chậu là kỹ thuật sử dụng một lượng nhỏ các tia X để thu được hình ảnh của khung xương chậu trong cơ thể người bệnh. Kỹ thuật này giúp chẩn đoán các bệnh lý ở vùng khung chậu. Quá trình chụp x quang khung chậu tương đối an toàn, đơn giản, không gây đau đớn và tai biến cho người bệnh.

Kỹ thuật này giúp tìm ra nguyên nhân của các triệu chứng như: đau, sưng, biến dạng ở xương chậu, hông, vùng đùi. Chụp x quang cũng có thể phát hiện tình trạng gãy xương sau chấn thương. Ngoài ra, x quang khung chậu có thể phát hiện các vấn đề khác như khối u, và nhiễm trùng tại vùng xương chậu.

Cụ thể, máy chụp x quang truyền tia bức xạ qua phần khung xương chậu, hình ảnh thu được sẽ in ra phim, hiển thị trên máy tính có kết nối với máy chụp. Tia bức xạ không thể xuyên qua xương nên khi chụp sẽ cho bác sĩ thấy hình ảnh màu trắng trên ảnh x quang là xương. Các mô cơ thể cho phép các tia bức xạ xuyên qua, sẽ có màu tối.

Cách tiến hành chụp x quang xương chậu:

  • Để bảo vệ một số bộ phận của cơ thể, bệnh nhân được yêu cầu mặc áo chì.
  • Kỹ thuật viên hướng dẫn tư thế đứng chụp cho bệnh nhân.
  • Kỹ thuật viên vận hành máy chụp X-quang.
  • Bệnh nhân đứng yên một vài giây trong khi chụp để tránh hình ảnh X-quang bị mờ.

Sau khi có kết quả, phim chụp xương chậu phải đạt được những yêu cầu sau:

  • Hình ảnh phim chụp x quang khung chậu lấy được toàn bộ khung chậu.
  • Trục cột sống cùng cụt vào giữa phim theo chiều ngang.
  • Phim có độ nét tương phản, phim sạch không bị xước.
  • Phim có ghi rõ họ tên, đánh dấu F, T ngày tháng năm chụp.

Nhờ vào kết quả thu được, bác sĩ có thể phát hiện ra những tổn thương vùng xương chậu, in kết quả và tư vấn cho người bệnh cách điều trị.

IV. Chụp x quang cột sống khi nào?

Hình ảnh chụp x quang cột sống 

X quang cột sống được thực hiện khi bạn bị chấn thương hay gặp cảm giác bị tê bì chi dai dẳng, âm ỉ đau nhiều ngày. Nhờ vào ảnh chụp X quang, bác sĩ sẽ phát hiện sự tổn thương các thân đốt sống hay thoái hóa vùng cột sống thắt lưng. Từ đó, bác sĩ xác định một số tổn thương ở cột sống.

Một số bệnh lý và chấn thương vùng cột sống cần phải chụp x quang để phát hiện kịp thời:

  • Nứt hoặc gãy cột sống
  • Có khối u nang, u ở xương
  • Vẹo cột sống
  • Thoát vị đĩa đệm
  • Thoái hóa đốt sống lưng
  • Có gai xương nhỏ ở cột sống
  • Trật khớp ở mức độ nhẹ
  • U tủy sống Bệnh lao cột sống

Kỹ thuật chụp x-quang cột sống thắt lưng thẳng nghiêng bao gồm các bước như sau:

  • Tư thế chụp x-quang cột sống thắt lưng thẳng: Hướng dẫn bệnh nhân nằm ngửa trên bàn chụp, 2 tay xuôi dọc cơ thể, hai chân xuôi dọc cơ thể. Chỉnh mặt phẳng chính diện vuông góc với trục cột sống thắt lưng và vào giữa phim theo chiều dọc.
  • Tư thế chụp x-quang cột sống thắt lưng nghiêng: Hướng dẫn bệnh nhân nằm nghiêng trên bàn chụp, 2 tay ôm lên đầu, đầu gối gấp đùi vuông góc với thân. Chỉnh mặt phẳng chính diện vuông góc với trục cột sống thắt lưng và vào giữa phim theo chiều dọc.
  • Căn dặn bệnh nhân giữ nguyên tư thế.
  • Kiểm tra các nút bấm trên tủ điều khiển, quan sát bệnh nhân qua kính và ấn nút phát tia X.
  • Mời bệnh nhân ra ngoài phòng đợi.

Độ chính xác của khâu chẩn đoán hình ảnh từ chụp x quang góp phần lớn đến phương hướng điều trị bệnh cho bệnh nhân. Thấu hiểu điều này, phòng khám Minh Tâm luôn chú trọng đầu tư trang thiết bị hiện đại nhất để đảm bảo chất lượng.

Nếu quý khách có bất cứ thắc mắc nào cần bác sĩ chuyên khoa giải đáp hãy liên hệ vào hotline: 0919255115.

Video liên quan

Chủ đề