Thế nào là siêu chức năng kinh nghiệm

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐÀM THỊ THUÝ ÁP DỤNG ẨN DỤ NGỮ PHÁP CỦA HALLIDAY VÀO VIỆC PHÂN TÍCH MỘT SỐ KIỂU CÂU TIẾNG VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ĐÀM THỊ THUÝ ÁP DỤNG ẨN DỤ NGỮ PHÁP CỦA HALLIDAY VÀO VIỆC PHÂN TÍCH MỘT SỐ KIỂU CÂU TIẾNG VIỆT Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học Mã số: 60220240 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đỗ Hồng Dƣơng Hà Nội - 2015 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................. 3 1. Lí do chọn đề tài................................................................................ 3 2. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 4 3. Tư liệu nghiên cứu ............................................................................ 4 4. Mục đích nghiên cứu ......................................................................... 4 5. Nhiê ̣m vu ̣ nghiên cứu ........................................................................ 4 6. Phương pháp nghiên cứu và thủ pháp nghiên cứu ............................ 4 7. Ý nghĩa đề tài .................................................................................... 5 8. Bố cục của luận văn .......................................................................... 5 CHƢƠNG 1. ............................................................................................ 6 CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI ....................................................... 6 1.1. Dẫn nhập ........................................................................................ 6 1.2. Sơ lược về ngữ pháp chức năng hệ thống ...................................... 6 1.2.1. Ngữ pháp chức năng hệ thống ................................................ 6 1.2.2. Các siêu chức năng trong ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday .............................................................................................. 8 1.3. Về khái niệm ẩn dụ ngữ pháp ...................................................... 12 1.4. Về các kiểu câu trong tiếng Việt .................................................. 20 1.5. Tiểu kết......................................................................................... 23 CHƢƠNG 2. .......................................................................................... 24 MÔ HÌNH ẨN DỤ CHUYỂN TÁC TRONG CÂU TIẾNG VIỆT .. 24 2.1. Dẫn nhập ...................................................................................... 24 2.2. Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu ................................................. 24 2.2.1. Các kiểu quá trình ................................................................. 25 2.2.2. Tham thể và chu cảnh ........................................................... 26 2.3. Mô hình ẩn dụ chuyển tác trong câu tiếng Việt ........................... 30 2.4. Cách lập ngôn ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Việt .......................... 33 2.4.1. Danh hóa động từ .................................................................. 36 2.4.2. Danh hóa tính từ .................................................................... 39 2.5. Tiểu kết......................................................................................... 41 MÔ HÌNH ẨN DỤ LIÊN NHÂN TRONG CÂU TIẾNG VIỆT ...... 42 3.1. Dẫn nhập ...................................................................................... 42 3.2. Ẩn dụ thức trong tiếng Việt ......................................................... 42 3.2.1. Câu trần thuật ........................................................................ 44 3.2.2. Câu nghi vấn ......................................................................... 44 3.2.3. Câu cầu khiến ........................................................................ 51 3.2.4. Câu cảm thán ......................................................................... 55 3.3. Vấn đề tình thái ............................................................................ 59 3.3.1. Khái niệm tình thái ................................................................ 59 3.3.2. Một số phương tiện biểu thị tình thái trong tiếng Việt ......... 61 1 3.3.3. Ẩn dụ tình thái ....................................................................... 62 3.4. Tiểu kết......................................................................................... 72 KẾT LUẬN ............................................................................................ 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................. 74 PHỤ LỤC ............................................................................................... 77 2 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đã từ lâu, các đề tài về ẩn dụ luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm và khai thác. Mỗi ngành khoa học như triết học, văn học, nhân chủng học, xã hội học, tâm lí học,… lại tiếp cận lí thuyết ẩn dụ từ một góc nhìn khác nhau. Đối với ngôn ngữ học, ẩn dụ được nghiên cứu từ bình diện ngữ nghĩa. Có thể nói rằng, các lí thuyết ngôn ngữ học về ẩn dụ lấy lí thuyết nghĩa làm nền tảng nghiên cứu. Vì thế, lí thuyết ngữ nghĩa khác nhau dẫn đến các lí thuyết ẩn dụ khác nhau. Trong đa số các trường phái ngôn ngữ, ẩn dụ thường được tiếp cận từ bình diện nghĩa từ vựng. Điển hình như trong bộ khung ngữ pháp tạo sinh, ẩn dụ được giải thích bằng ngữ nghĩa học thành tố (ẩn dụ được xem là sự chuyển tải các nét nghĩa từ Phương tiện sang Chủ đề). Ngoài ra, còn có lí thuyết ngữ nghĩa ẩn dụ dựa trên lí thuyết trường nghĩa (các khía cạnh trường nghĩa của từ hay ngữ chỉ Phương tiện được chuyển vào từ hay ngữ chỉ Chủ đề). Nhưng ngôn ngữ học chức năng hệ thống – một đại diện của hướng tiếp cận ngôn ngữ theo mô hình chức năng đã nghiên cứu ẩn dụ không chỉ ở bình diện từ vựng. Trong ngôn ngữ học chức năng của Halliday, một khái niệm ẩn dụ mới về ẩn dụ được xây dựng: ẩn dụ ngữ pháp. Vì sự khác biệt ấy, hiện nay ở Viê ̣t Nam hiện có rất ít công trình nghiên cứu về vấn đề này. Vì thế, chúng tôi lựa chọn đề tài “Á p dụng ẩn dụ ngữ pháp của Halliday vào viê ̣c phân tích một số kiểu câu tiế ng Viê ̣t” cho nghiên cứu của mình. Từ đó xác đinh ̣ rõ ẩ n du ̣ hoa ̣t đô ̣ng như thế nào và tác đô ̣ng ra sao trong một số thể loa ̣i văn bản nói chung và trong một số kiểu câu tiếng Việt nói riêng. Nghiên cứu về ẩ n du ̣ ngữ pháp giúp chúng ta khẳ ng đinh ̣ rằ ng ẩ n dụ không chỉ nằm trong khuôn khổ của cấu trúc mang tính so sánh 3 , không chỉ nằm trong phạm vi ngữ nghiã từ vựng mà còn là vấ n đề ngữ nghĩa – ngữ pháp và du ̣ng ho ̣c. 2. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là ẩn dụ ngữ pháp trong một số kiể u câu tiế ng Viê ̣t. 3. Tƣ liệu nghiên cứu Để thực hiê ̣n đề tài này, chúng tôi tiến hành khảo sát một số truyện ngắ n của c tác giả Nguyễn Nhật Ánh (Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Bảy bước đến mùa hè, Chú bé rắc rối, Phòng trọ ba người, Thiên thần nhỏ của tôi), và hai cuốn: Truyện ngắn hay 2014, Truyện ngắn đặc sắc 2014 (nhiều tác giả). 4. Mục đích nghiên cƣ́u Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu và làm sáng rõ ẩn dụ ngữ pháp theo quan niê ̣m của Halliday , cụ thể là tập trung làm nổi bật các phương thức thể hiện mô hình chuyển tác và mô hình liên nhân trong tiếng Việt. 5. Nhiêm ̣ vu ̣ nghiên cƣ́u Nhiê ̣m vu ̣ nghiên cứu của luâ ̣n văn là: - Tìm hiểu và làm rõ khái niệm ẩn dụ , cụ thể là ẩn dụ ngữ pháp theo quan điể m của Halliday để làm cơ sở cho viê ̣c nghiên cứu. - Thu thập tư liệu và phân loại các kiểu quá trình. - Phân tích các phương thức thể hiện mô hình ẩn dụ chuyển tác và mô hình ẩn dụ liên nhân của các kiểu câu tiếng Việt. 6. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u và thủ pháp nghiên cƣ́u - Luâ ̣n văn sử du ̣ng phương pháp miêu tả , phương pháp phân tích ngữ nghĩa ngữ pháp để làm nổi bật các mô hình ẩn dụ ngữ pháp. 4 - Ngoài ra, luận văn còn sử du ̣ng các thủ pháp nghiên cứu như: thủ pháp thống kê, đó là thố ng kê số lầ n sử du ̣ng các kiể u câu theo quá triǹ h , các vị từ tình thái, … trên các nguồn tư liệu nghiên cứu. 7. Ý nghĩa đề tài - Ý nghĩa lí luận : Kế t quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ rằng ẩn dụ ngữ pháp chính là con đường lập ngôn giúp con người tạo ra những cách biểu hiện ẩn dụ mới, làm cho ngôn ngữ hành chức luôn số ng đô ̣ng. - Ý nghĩa thực tiễn : Các kết quả nghiên cứu của đề tài hi vọng phầ n nào sẽ góp thêm hiể u biế t và cách nhìn nhâ ̣n về ẩ n du ̣ ngữ pháp với sự hành chức của nó trong mô ̣t số kiể u câu tiế ng Viê ̣t. 8. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở lí thuyế t liên quan đế n đề tài Chương 2: Mô hình ẩ n dụ chuyển tác trong câu tiếng Việt Chương 3: Mô hình ẩn dụ liên nhân trong câu tiếng Việt 5 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Dẫn nhập Hiện nay, nghiên cứu về ngôn ngữ học chức năng hệ thống, đặc biệt là nghiên cứu ngữ pháp chức năng là một hướng nghiên cứu được nhiều người quan tâm. Lí thuyết chức năng hệ thống có nguồn gốc trực tiếp từ các công trình nghiên cứu của J.R. Firth (1890-1960), một nhà ngôn ngữ học nổi tiếng người Anh. Chương 1 của luận văn tập trung đến các vấn đề lí luận cơ bản của ngữ pháp chức năng hệ thống, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến nội dung chính của ngữ pháp chức năng và các siêu chức năng trong ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday, để từ đó xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài, làm định hướng để tiến hành khảo sát thực tiễn ở các chương tiếp theo. 1.2. Sơ lƣợc về ngữ pháp chức năng hệ thống 1.2.1. Ngữ pháp chức năng hệ thống Chủ nghĩa chức năng không coi ngôn ngữ như là một tập hợp các quy tắc mà như là một nguồn lực, một cách thức của hành động, hay một hành vi xã hội. Nói theo cách nói của Dik (1978), trong chủ nghĩa chức năng, "nó (ngôn ngữ) được xem như là một công cụ của sự tương tác xã hội giữa người với người, được sử dụng với mục đích chủ yếu là thiết lập các mối quan hệ giữa người nói và người nghe". Bình diện này của ngôn ngữ tạo cơ sở cho một số lí thuyết chức năng như ngữ pháp chức năng của Dik, ngữ pháp Tagmemic của Kenneth Pike, ngữ pháp về bình diện câu chức năng (Functional Sentence Perspective) của trường phái ngôn ngữ học Praha, ngữ pháp chức năng của Hagege Pháp, và nổi bật nhất là ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday. Định ngữ “hệ thống” (systemic) trong tên gọi Ngữ pháp chức năng hệ thống nhấn mạnh đến tính hệ thống của những sự chọn lựa khả dụng 6 (available) ở bất kì thời điểm nào trong một cuộc giao tiếp. Đó là hệ thống những sự lựa chọn đồng thời về từ vựng-ngữ pháp và ngữ nghĩa khả dụng để biểu thị nghĩa kinh nghiệm, nghĩa liên nhân và nghĩa văn bản. Nói cách khác, hệ thống ngôn ngữ, với tư cách là nguồn lực tạo nghĩa, cung cấp cho chúng ta những sự lựa chọn cần thiết, đảm bảo có thể biểu đạt các loại nghĩa khác nhau. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt được bắt đầu muộn hơn nhiều so với việc nghiên cứu các ngôn ngữ khác trên thế giới, nhưng những thành tựu mà các nhà ngôn ngữ học Việt Nam và các nhà ngôn ngữ học nước ngoài nghiên cứu tiếng Việt đã đạt được là đáng kể. Việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt theo quan điểm ngữ pháp chức năng xuất hiện vào những năm của thập niên 80 của thế kỉ XX qua một số bài viết mang tính chất giới thiệu như: Giới thiệu lý thuyết phân đoạn thực tại câu của Lý Toàn Thắng (1981), Vấn đề thành phần câu của Hoàng Tuệ (1988),... nhưng công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt theo quan điểm chức năng có hệ thống đầu tiên là sự ra đời của cuốn sách Tiếng Việt: sơ thảo ngữ pháp chức năng (quyển 1) của Cao Xuân Hạo (1991). Quan niệm về ngữ pháp chức năng của Cao Xuân Hạo nhìn chung không khác với quan niệm của các nhà ngữ pháp chức năng trên thế giới như Dik (1978), Martinet (1975), Givón (1979, 1982). Theo ông, ngữ pháp chức năng là "một lí thuyết và một hệ thống phương pháp được xây dựng trên quan điểm coi ngôn ngữ như là một phương tiện thực hiện sự giao tiếp giữa người với người" [ 11]. "Ngữ pháp chức năng tự đặt cho mình cái nhiệm vụ nghiên cứu, miêu tả và giải thích các quy tắc chi phối hoạt động của ngôn ngữ trên các bình diện của mặt hình thức và mặt nội dung trong mối liên hệ có tính chức năng (trong mối liên hệ giữa những phương tiện và những mục đích) thông qua việc quan sát cách sử dụng ngôn ngữ trong những tình huống giao tế hiện thực không 7 phải chỉ để lập những danh sách đơn vị và tiểu hệ thống đơn vị ngôn ngữ, mà còn để theo dõi cách hành chức của ngôn ngữ qua những biểu hiện sinh động của nó trong khi được sử dụng" [ 15-16]. Để làm rõ quan điểm chức năng của mình Cao Xuân Hạo viết "Những quy tắc xây dựng cấu trúc ngôn từ cơ bản - câu - được ngữ pháp chức năng trình bày và giải thích trên cơ sở những mối liên hệ khăng khít giữa ngôn ngữ và tư duy trong việc cấu trúc hóa và tuyến tính hóa những sự tình được phản ánh và trần thuật, trong môi trường tác động của những nhân tố đa dạng của những tình huống và văn cảnh, dưới sự tham gia của những mục tiêu hữu thức hay vô thức của người nói dưới sự chi phối của những công ước cộng tác giữa những người tham dự hội thoại" [ 16]. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về ngữ pháp chức năng hiện nay ở Việt Nam chưa nhiều. 1.2.2. Các siêu chức năng trong ngữ pháp chức năng hệ thống của Halliday Theo Halliday, cú (clause) là sự hiện thực hóa đồng thời của các chức năng kinh nghiệm (một số tác giả như Hoàng Văn Vân gọi là chức năng tư tưởng/ biểu ý hay siêu chức năng phản ánh), chức năng liên nhân và chức năng văn bản (hay ngôn bản theo cách gọi của Hoàng Văn Vân). Tuy nhiên không thể chỉ rõ phần nhỏ này của cú chuyển tải nội dung ngữ nghĩa này, còn phần khác chuyển tải nội dung ngữ nghĩa khác bởi vì chúng thường không được thể hiện trong những cấu trúc riêng biệt, tách rời nhau. Trong một cú (clause) có đến ba bình diện cấu trúc, mỗi bình diện giải thích một loại ý nghĩa khu biệt. Halliday gọi ba bình diện này là cú như là một thông điệp (clause as message), cú như là sự trao đổi (clause as exchange) và cú như là sự thể hiện (clause as representation). Halliday nhận thấy ngôn ngữ có ba siêu chức năng, đó là: 8 1.2.2.1. Siêu chức năng kinh nghiệm Siêu chức năng kinh nghiệm được dùng để truyền tải những thông tin mới, chia sẻ những nội dung mà người nghe chưa biết. Siêu chức năng này hiện diện trong việc sử dụng của tất cả các ngôn ngữ, bởi vì cho dù một người sử dụng bất cứ một ngôn ngữ nào với mục đích gì thì anh ta cũng phải nói đến các loại kinh nghiệm của anh ta về thế giới. Siêu chức năng kinh nghiệm kiến tạo và phản ánh kiến tạo của chúng ta về thế giới, về “hiện thực” (reality), có liên quan đến “trường” (field) của diễn ngôn. Thế giới kinh nghiệm được thể hiện trong hệ thống chuyển tác (transitivity system), gồm các kiểu quá trình: vật chất, tinh thần, quan hệ, hành vi, phát ngôn và hiện hữu. Trên nguyên tắc một quá trình bao gồm ba thành phần kinh nghiệm: (1) Chính quá trình (process types), (2) Các tham thể trong quá trình (participant types), (3) Các chu cảnh liên quan đến quá trình (circumstance types). Các khái niệm quá trình, tham thể và chu cảnh là những phạm trù ngữ nghĩa giải thích một cách khái quát nhất các hiện tượng của thế giới hiện thực được thể hiện trong các cấu trúc của ngôn ngữ như thế nào. Hệ thống chuyển tác thể hiện siêu chức năng kinh nghiệm được hiển thị thông qua cấu trúc nghĩa biểu hiện. Theo cấu trúc nghĩa biểu hiện, câu được phân chia thành: QUÁ TRÌNH + tham thể (bắt buộc) + cảnh huống (không bắt buộc). Khi phân tích những câu cụ thể chúng ta dùng những khái niệm cụ thể hơn ứng với từng kiểu quá trình trong hệ thống chuyển tác như: hành thể (Actor), Cảm thể (Senser), Đương thể (Carrier), Đích thể (Goal), Tiếp thể (Recipient),... 1.2.2.2. Siêu chức năng liên nhân Siêu chức năng này thể hiện mối tương tác hai chiều giữa những đối tượng sử dụng ngôn ngữ. Siêu chức năng liên nhân liên quan đến không khí (tenor) hay tính tương tác (interactivity) của diễn ngôn. Đến 9 lượt mình, không khí (tenor) hay tính tương tác (interactivity) được diễn giải qua 3 thành tố là sự thể hiện cá nhân của người nói hay người viết (speaker/writer personal), khoảng cách xã hội (social distance) và vị thế xã hội tương đối (relative social status). Siêu chức năng này được thể hiện thông qua hệ thống THỨC (Mood system) và hệ thống TÌNH THÁI (Modality system). THỨC chỉ rõ vai trò mà người nói lựa chọn trong tình huống nói và vai trò mà người nói ấn định cho người nghe. Chẳng hạn, người nói chọn thức yêu cầu thì anh ta cho mình vài trò ra lệnh và sắp đặt người nghe vào vị trí tuân lệnh (ví dụ: Đưa cho tôi cái bút đó!). TÌNH THÁI được định rõ người nói thể hiện sự đánh giá hoặc nói ra dự đoán của mình (ví dụ: Cuối tuần sẽ có áp thấp). Theo cấu trúc thức, câu gồm hai phần: Phần thức (Mood) và Phần dư (Residue). Theo Halliday, thức là một thành phần cụ thể của câu, được đưa đi đẩy lại trong một loạt những trao đổi, đẩy sự tranh cãi về phía trước. Đối với tiếng Anh, thức gồm hai thành phần nhỏ là Chủ ngữ (Subject) và Hữu định (Finite). Hữu định là một trong số tác tử động từ biểu đạt thì (tense) như is, has, was hay tình thái can, might, must. Phần còn lại được Halliday gọi là phần Dư (Residue). Thành phần này bao gồm ba thành phần chức năng Vị ngữ (Predicator), Bổ ngữ (Complement) và Phụ ngữ (Adjunct). Thuật ngữ "Chủ ngữ" mà Halliday sử dụng tương ứng với thuật ngữ "chủ ngữ ngữ pháp" trước đây, nhưng nó được giải thích theo chức năng, tức là chủ ngữ được đặt trong bình diện liên nhân. Ví dụ: I think he will come here, won't he? Ở ví dụ trên, Chủ ngữ được xác định sẽ là "he", mà không phải "I". Theo Halliday, Chủ ngữ là thành phần được tạo dựng lại bởi đại từ ở thành phần đính kèm, thành phần đính kèm ở ví dụ trên là won't he? (có 10 phải (anh ấy) không?). Thông tin chính mà người nói muốn truyền đạt tới người nghe là "anh ấy có đến đây hay không đến đây" chứ không phải phụ thuộc vào suy nghĩ anh ấy nghĩ như thế nào. Ở Việt Nam, Diệp Quang Ban (2005) đã áp dụng mô hình của Halliday để phân tích câu một cách toàn diện theo ba siêu chức năng. Ông cho rằng, trong tiếng Việt, động từ không biến hình thì người ta chỉ có thể nói đến thức của câu: “Thức của câu là giá trị tình thái của các kiểu câu trong sử dụng” [3, 29]. Cấu trúc thể hiện siêu chức năng liên nhân, Diệp Quang Ban cho rằng thức của câu tiếng Việt được diễn đạt bằng những dấu hiệu hình thức (những yếu tố ngôn ngữ) ít nhiều có tính chất chuyên dụng, với tên gọi là biểu thức thức (mood expressions). Biểu thức thức của tiếng Việt diễn đạt thái độ của người nói và được làm thành từ “một số hư từ, một số phụ từ và một số bán thực từ” [3, 29]. 1.2.2.3. Siêu chức năng văn bản Với chức năng này, câu nói được tổ chức như một thông điệp. Siêu chức năng văn bản sẽ làm cho câu nói hay một đoạn văn bản mạch lạc và nhất quán, nó được tổ chức một cách rõ ràng. Trong tiếng Anh cũng như trong nhiều ngôn ngữ khác, câu nói được tổ chức như một thông điệp bằng việc giao cho một phần của nó một vị thế đặc biệt. Một thành phần trong câu nói được xác định rõ là thành phần Đề ngữ, thành phần này kết hợp với thành phần còn lại trong câu để tạo ra một thông điệp. Đề ngữ là thành phần được dùng làm xuất phát điểm của thông điệp. Phần còn lại của thông điệp được gọi là Thuyết ngữ. Như vậy, cấu trúc của một thông điệp sẽ bao gồm một Đề ngữ và một Thuyết ngữ. Như vậy, có thể nhận thấy các siêu chức năng có các vị thế khác nhau trong câu và các kiểu cấu trúc tương ứng như sau: siêu chức năng kinh nghiệm được hiển thị thông qua cấu trúc nghĩa biểu hiện với cấu 11 trúc chức năng tương ứng Tham thể + quá trình + chu cảnh; siêu chức năng liên nhân tương ứng với vị thế của câu như là sự trao đổi, cùng cấu trúc chức năng tương ứng Thứ + Phần dư; siêu chức năng văn bản tương ứng với câu như là thông điệp, và cấu trúc chức năng tương ứng Đề ngữ + Thuyết ngữ. 1.3. Về khái niệm ẩn dụ ngữ pháp 1.3.1. Khái niệm Ẩn dụ ngữ pháp Nếu một cái gì đó được cho là ẩn dụ ngữ pháp thì nó phải có tính ẩn dụ trong mối liên hệ với một cái gì khác. Điều bày thường được thể hiện như là một mối quan hệ một chiều: một ý nghĩa ẩn dụ nào đó của một từ có sự tương ứng của một ý nghĩa phi ẩn dụ của một từ khác không được cho là có "nghĩa đen". Halliday (1985) cho rằng, phép ẩn dụ không nhất thiết xảy ra ở cấp độ từ vựng mà còn ở cấp độ ngữ pháp, người ta gọi là phép ẩn dụ ngữ pháp. Tuy nhiên, ở đây chúng ta đang xem ẩn dụ không phải "từ dưới lên", như là một sự thay đổi về ý nghĩa của một cách diễn đạt nhất định, mà lại xem nó "từ trên xuống", như là một sự thay đổi về cách diễn đạt của một ý nghĩa nhất định. nhìn ‘từ dƣới lên’ nhìn ‘từ trên xuống’ ‘many people [protested]’ nghĩa đen nghĩa ẩn dụ a moving mass ‘a moving mass of of water feeling or rhetoric’ (nhiều ngƣời phản đối) flood a large number a flood [of protets] [of protets] tương thích ẩn dụ Ngữ pháp chức năng của Halliday chỉ nghiên cứu một bình diện là nghĩa, do đó ở đây nghĩa được hiểu chính là chức năng và có ba cấu 12 trúc khác nhau để biểu thị ba loại nghĩa: nghĩa liên nhân, nghĩa kinh nghiệm và nghĩa văn bản. Theo đó, cấu trúc dùng để biểu thị nghĩa liên nhân là cấu trúc Thức (Phần thức + Phần dư), cấu trúc để biểu thị nghĩa kinh nghiệm là Quá trình + Tham thể + Chu cảnh và cấu trúc biểu thị nghĩa văn bản là Đề + Thuyết. Khi cấu trúc vốn biểu thị loại nghĩa này được dùng để biểu thị loại nghĩa khác thì ta có ẩn dụ ngữ pháp (grammatical metaphor). Có thể thấy rằng, ẩn dụ ngữ pháp khác với ẩn dụ từ vựng. Yếu tố ngữ nghiã – từ vựng vốn thường được thể hiện bằng một từ, giờ được thể hiện bằng một từ khác; chính từ khác này lại thể hiện một từ khác nữa. Loại ẩn dụ này là ẩn dụ từ vựng. 1.3.2. Các loại ẩn dụ ngữ pháp Halliday đã phân biệt hai loại ẩn dụ ngữ pháp chính: Có hai loại ẩn dụ ngữ pháp chính trong mệnh đề: ẩn dụ thức (trong đó bao gồm ẩn dụ tình thái) và ẩn dụ chuyển tác. Xét về mô hình chức năng ngữ nghĩa, theo thứ tự có ẩn dụ liên nhân và ẩn dụ ý niệm. (Halliday, 1994). Một số chi tiết cụ thể về hai loại ẩn dụ này sẽ được thảo luận ở trong phần tiếp theo. a) Ẩn dụ chuyển tác Ẩn dụ chuyển tác còn được gọi là ẩn dụ ngữ pháp ý niệm. Sự thay đổi ngữ pháp giữa các dạng thức đồng dạng và không đồng dạng ở đây áp dụng các cấu hình chuyển tác và có thể được phân tích về mặt cấu trúc chức năng của các cấu hình này (Miriam Taverniers, 2002). Nói cách khác, chức năng ý niệm, với cái mà chúng ta quan tâm đến ở đây, bị trói buộc một cách chặt chẽ với hệ thống chuyển tác, hệ thống mà cho phép chúng ta phân tích thế giới của kinh nghiệm của chúng ta thành một bộ có giới hạn các loại quá trình (vật chất, tinh thầ n, quan hệ, hành vi, vị từ, tồn tại). Các quá trình này được nhận biết như là cấu hình của các chức năng chuyển tác, thể hiện quá trình, các tham tố trong sự tình (tình 13 huống), các định ngữ (thuộc tính) được gán vào các tham tố và chu cảnh gắn liền với quá trình. Các quá trình được nhận biết một cách điển hình bằng các nhóm động từ; các tham tố (người hành động (hành thể), người thụ cảm, hiện tượng, vật mang v.v…) thường được gọi là nhóm danh từ; các định ngữ của tham tố thường được thể hiện bằng các tính từ; và chu cảnh (bối cảnh) (về thời gian, nơi chốn, cách thức v.v…) nói chung gắn liền với nhóm động từ hay cụm giới từ. Chúng là các mô hình điển hình của sự thể hiện về mặt ngữ pháp ngữ nghĩa (cái mà Halliday gọi là các dạng thức đồng dạng), nhưng những mã hóa (mô hình) ít điển hình hơn cũng luôn tiềm ẩn sẵn có đối với người sử dụng ngôn ngữ (chẳng hạn như các dạng thức ẩn dụ). Để minh họa hãy xem xét hai ví dụ sau: (a) We walked in the evening along the river to Henley (Chúng tôi đi bộ vào ban đêm dọc theo bờ sông tới Henley. (b) Our evening walk along river took us to Henley. (chuyến đi bộ vào ban đêm dọc sông đã đưa chúng tôi tới Henley. Có thể dễ dàng quan sát thấy rằng cả hai mệnh đề (a) và (b) đều cho phép chúng ta mô tả cùng một sự tình. Tuy nhiên, các thành phần cấu tạo quá trình trong (a) đã được miêu tả trong một kiểu đồng dạng, trong khi đó, (b) chứng tỏ sự ưu tiên đối với các thức ẩn dụ của sự diễn đạt. Do đó, quá trình vật chất walk (đi bộ) được miêu tả bằng một động từ trong (a), được mã hóa trong (b) với tư cách là một tham tố (Actor, hành thể) có được sự diễn đạt về từ vựng bằng một danh từ. Hai yếu tố chu cảnh như thời gian (trong buổi tối) và nơi chốn (dọc sông) lần lượt trở thành loại từ và tính ngữ của hành thể mới (the new Actor); chu cảnh về thời gian ở đây được mô tả với tư cách là một danh từ, trong khi đó yếu tố địa điểm vẫn giữ nguyên là một cụm giới từ (cho dù ở cấp bậc khác trong mệnh đề). Hành thể của (a) được chia tách thành 2 phần; phần đầu tiên thực hiện chức năng như một người sở hữu của thực thể (chuyến đi bộ buổi tối dọc theo sông của chúng tôi), phần thứ 2 thực hiện 14 chức năng như hành thể bị tác động (us- chúng tôi) của một quá trình vật chất mới được diễn đạt bằng động từ took (đưa). Halliday (1994) đã biện luận là một phân tích kết hợp nên phù hợp với các yếu tố của các biến thể ẩn dụ đồng dạng càng nhiều càng tốt để có thể hiểu sự tương phản trong chức năng ngữ pháp một cách đơn giản hơn; điều này có thể cũng giúp chúng ta chỉ ra cái xuất hiện đồng thời của ẩn dụ từ vựng và quan trọng nhất là rút ra kết luận hợp lý vì động cơ mang tính chức năng đối với việc lựa chọn biến thể ẩn dụ: “on the fifth day” Trong ngày thứ 5 “they” họ “at the summit” trong cuộc họp thượng đỉnh “arrived” đã tới nơi Circumstance: Chu cảnh participant: Tham tố: circumstance: chu cảnh Process: Quá trình Time Thời gian Actor Hành thể Place Nơi chốn Materil Vật chất Prep.phrase cụm giới từ n. group Prep. Phrase group verbal nhóm danh từ nhóm cụm giới từ Vị từ (động từ) The fifth day Ngày thứ 5 saw trông thấy them họ at the summit tại cuộc họp thượng đỉnh participant: tham tố process quá trình participant tham tố circumstance chu cảnh Senser Người thụ cảm Mental Thuộc tâm trí Phenomenon Hiện tượng Place Nơi chốn n.group nhóm danh từ Perception Tri nhận Verbal group Nhóm động từ n. gruoup nhóm danh từ Prep. Phrase Cụm giới từ 15 Có thể chỉ ra “một chuỗi cách thể hiện ẩn dụ” (Halliday, 1994) khi xen vào giữa dạng thức ẩn dụ dưới sự phân tích và một sự diễn đạt hoàn toàn đồng dạng. Halliday đã đưa ra minh họa về một chuỗi như vậy trong các ví dụ dưới đây (trong số đó (e) là dạng thức đồng dạng nhất): a. Các tiến bộ trong công nghệ đang thúc đẩy nhanh việc viết các chương trình kinh doanh. b. Các tiến bộ trong công nghệ đang làm cho việc viết các chương trình kinh doanh nhanh hơn. c. Các tiến bộ trong công nghệ đang cho phép người ta viết các chương trình kinh doanh nhanh hơn d. Bởi vì công nghệ đang được cải tiến, người ta có thể viết các chương trình kinh doanh nhanh hơn. e. Bởi vì công nghệ đang trở lên tốt hơn, người ta có thể viết các chương trình kinh doanh nhanh hơn Ẩn dụ ý niệm được thấy trong tất cả các loại diễn ngôn của người lớn. Tuy nhiên hiếm có sự đồng dạng hoàn toàn và bất đồng dạng hoàn toàn: “Dường như trong hầu hết các loại diễn ngôn cả dạng nói và dạng viết, chúng ta có xu hướng thể hiện đâu đó ở giữa hai thái cực này. Cái gì đó mà hoàn toàn đồng dạng dường như có vẻ có một chút tẻ nhạt; trong khi đó cái gì đó mà hoàn toàn bất đồng dạng thì thường có vẻ giả tạo và không tự nhiên.” (Halliday, 1985). Nói chung, người ta biện luận rằng ngôn ngữ viết có nhiều ẩn dụ ý niệm hơn diễn ngôn dạng nói. Điều này được cho là có sự khác biệt chung hơn trong độ phức tạp: ngôn ngữ viết được cho là “có mức độ dày đặc về từ vựng, trong khi đó ngôn ngữ nói lại có những phức tạp về mặt ngữ pháp”. Trong ngôn ngữ viết, các nghĩa từ vựng khác nhau được “đóng” vào trong một nhóm danh từ đơn lẻ. Đây chính là môi trường mà ở đó xuất hiện các ẩn dụ ý niệm. Cũng cần phải đề cập đến ở đây là sự giải ẩn 16 dụ hóa: các ẩn dụ về mặt ngữ pháp dần dần mất đi bản chất ẩn dụ của chúng và trở nên “bị thuần chủng hóa”. Halliday đưa ra 3 loại ẩn dụ chuyển tác bị thuần chủng hóa trong tiếng Anh: (1) Các cụm từ như: have a bath (tắm), do a dance (khiêu vũ), make a mistake (mắc lỗi)…Trong những dạng thức này, nghĩa quá trình được diễn đạt bằng Range (dãy/phạm vi) chứ không phải là động từ. (2) Các ví dụ chẳng hạn như she has brown eyes (cô ấy có mắt màu nâu) (câu này có dạng thức đồng dạng là her eyes are brown- mắt cô ấy màu nâu) hoặc He has a broken wrist (anh ấy có cổ tay bị gãy) (dạng thức đồng dạng là his wrist is broken – cổ tay của anh ấy bị gãy) (3) Các cách diễn đạt chẳng hạn như: he writes good books – Anh ấy viết sách hay (dạng thức đồng dạng: He writes books, which are good – Anh ấy viết sách, các cuốn sách đều hay) hoặc We sell bargains – chúng tôi bán mặc cả (dạng thức đồng dạng: the thing we sell are cheap – các thứ mà chúng tôi bán là rẻ) b) Ẩn dụ ngữ pháp liên nhân Có hai loại ẩn dụ ngữ pháp liên nhân có thể được phân biệt là ẩn dụ thức và ẩn dụ tình thái Các kiểu ẩn dụ tình thái Sự biến đổi ngữ pháp xuất hiện dựa trên mối quan hệ logic ngữ nghĩa của sự phóng chiếu. Nói cách khác, sự phóng chiếu có liên quan khi tình thái được diễn đạt một cách ẩn dụ. Mệnh đề phóng chiếu có liên quan thường có một từ hoặc một mệnh đề biểu thị niềm tin, khả năng có thể xảy ra, chắc chắn xảy ra hay các đặc điểm khác mà liên tưởng tới tình thái. 1. a. I think it’s going to rain (Tôi nghĩ trời sắp mưa) b. dạng thức đồng dạng: It is probably going to rain (Có thể trời sắp mưa) 17 2. a. He doesn’t believe it can be proved by statistics (Anh ấy không tin là có thể chứng minh bằng số liệu) b. dạng thức đồng dạng: It probably can’t be proved by statistics (Có lẽ không thể chứng minh bằng số liệu) Người nói có thể diễn đạt ý kiến của họ bằng các mệnh đề riêng biệt bằng các cách khác nhau: It is obvious that… (Rõ ràng là…) Everyone admits that…(Mọi người đều thừa nhận rằng…) The conclusion can hardly be avoided that…(Kết luận hầu như không thể tránh được là…) Common sense determines that…(Phán đoán theo kinh nghiệm cho cho thấy/ Theo lẽ thường là…) You can’t seriouoly doubt that (Bạn không thể thực sự nghi ngờ rằng…) Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể nói chính xác cái gì đó là cách diễn đạt ẩn dụ của tình thái và cái gì đó không phải là cách diễn đạt ẩn dụ của tình thái” (Halliday, 1985) do sự đa dạng rất lớn của các cách diễn đạt về nghĩa tình thái. Các đặc điểm của các cách diễn đạt ẩn dụ có thê được nhận biết như sau: (1) Mệnh đề được diễn đạt trong mệnh đề được phóng chiếu, chứ không phải là mệnh đề phóng chiếu. Điều này được chỉ ra như sau: đuôi của câu thể hiện mệnh đề được phóng chiếu như trong câu I think it’s going to rain, isn’t it (Tôi nghĩ trời sắp mưa, anh nhỉ) (chứ không phải Don’t I? ) (2) Khi mệnh đề là phủ định, sự phủ định có thể được diễn đạt trong bản thân chính mệnh đề hoặc trong mệnh đề phóng chiếu: 3. a. I think Jane doesn’t know (Tôi nghĩ Jane không biết) b. I don’t think Jane knows (Tôi không nghĩ là Jane biết) Ẩn dụ thức Để có thể hiểu khái niệm ẩn dụ liên nhân của thức thì chúng ta cần phải xem xét cái mà các loại mặc định mã hóa là gì. Xét về thức, Halliday 18