Theo em, vì sao dân làng đặt tên loài hoa ấy là hoa tỉ muội

Tiết 1 – 2: Đọc

1. Khởi động

Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS và từng bước làm quen bài học.

Cách tiến hành:

- GV đặt câu hỏi: Anh chị thường làm gì cho em? GV gợi ý: Em định nói vế anh chị em trong gia đình mình hay gia đình khác? Anh hoặc chị đã giúp đỡ em bằng những việc gì? Đã chăm sóc em ra sao? Em cảm thấy thế nào trước những việc anh, chị làm cho mình,...

- GV nhận xét.

- GV dẫn dắt vào bài đọc: Bài đọc hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tình chị em của hai chị em Nết và Na. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ hiểu về sự tích của một loài hoa hồng tên là hoa tỉ muội (hoa chị em). Chúng ta cùng đi vào bài đọc Sự tích hoa tỉ muội.

2. Đọc văn bản

Mục tiêu: Đọc đúng các từ khỏ, biết cách đọc lời người kể chuyện, lời thoại của các nhân vật trong bài Sự tích hoa tỉ muội.

Cách tiến hành:

- GV nêu nội dung của bài đọc: Bài đọc ca ngợi tình chị em thắm thiết của Nết và Na. Tình cảm đó đã là lí do xuất hiện loài hoa tỉ muội - một loại hoa mọc thành chùm, bông hoa lớn che chở cho nụ hoa bé nhỏ, như chị luôn che chở cho em.

- GV đọc mẫu toàn VB, chú ý đọc đúng lời người kể và lời nhân vật, ngắt giọng, nhấn giọng đúng chỗ.

- GV hướng dẫn HS luyện đọc một số từ ngữ có thể khó đọc đối với các em như sườn núi, ôm choàng, dâng cao, dân làng,...

- GV hướng dẫn HS hiểu nghĩa các từ ngữ đã chú giải trong mục Từ ngữ hoặc đưa thêm những từ ngữ có thể còn khó hiểu đối với HS (VD: ôm choàng lùa, thầm thì, rúc rích,...).

- GV hướng dẫn HS luyện đọc những cầu dài. (VD: Ngày xưa,/ có hai chị em Nết và Na/ mổ côi cha mẹ,/ sống trong ngôi nhả nhỏ/ bên sườn núi.)

- GV hướng dẫn cách đọc lời của chị Nết (giọng chậm rãi, thể hiện sự ân cẩn, yêu thương), giọng đọc chung của VB (chậm rãi, tình cảm).

- GV yêu cầu HS luyện đọc theo cặp: Từng cặp HS trong nhóm đọc nối tiếp từng câu hoặc đoạn. HS góp ý cho nhau. GV giúp đỡ HS trong các nhóm gặp khó khăn khi đọc bài.

- GV mời một số HS đọc bài trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét.

3. Trả lời câu hỏi

Mục tiêu: Trả lời các câu hỏi liên quan đến VB. Nhận biết được tình cảm chị em hồn nhiên mà đầy xúc động thể hiện qua bài đọc. Biết được một cách giải thích về nguồn gốc hoa tỉ muội và hiểu ý nghĩa của loài hoa này.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm 4, trả lời các câu hỏi trong phần Trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn:

+ Đối với câu 1: xem lại đoạn đầu của bài đọc (từ đầu đến ôm nhau ngủ) và quan sát tranh minh hoạ để tìm cầu trả lời.

+ Đối với câu 2: quan sát tranh minh hoạ, xem lại câu đầu của đoạn 2.

+ Đối với câu 3: đọc lại đoạn 2 của bài đọc.

+ Đối với câu 4, GV đặt câu hỏi gợi ý: Hoa tỉ muội có hình dáng thế nào?; Hình dáng đó có điểm gì giống chị em Nết, Na?; Hoa tỉ muội có đẹp không?; Hoa tỉ muội và tình chị em của Nết và Na có điểm gì giống nhau?

4. Luyện đọc lại và luyện tâp theo văn bản đọc

Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.

Cách tiến hành:

Hoạt động 1: Luyện đọc lại

- GV mời 1 HS đọc lại cả bài, yêu cầu cả lớp đọc thẩm theo.

Hoạt động 2: Luyện tập theo văn bản đọc

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu của BT 1 phần Luyện tập theo văn bản đọc trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

- GV yêu cầu HS làm bài tập theo nhóm, trao đổi tìm từ ngữ chỉ hoạt động của chị Nết và em Na; từ nào chỉ màu sắc, hình dáng hoặc kích thước của sự vật.

- GV phát các thẻ rời cho các nhóm để HS sắp xếp các các thẻ này lên bảng.

- GV và HS nhận xét, chốt đáp án.

- GV mời 1 HS đọc to và xác định yêu cầu BT 2 phần Luyện tập theo văn bản đọc, yêu cầu cả lớp đọc thầm theo.

- GV yêu cầu HS xem lại toàn bài; thảo luận nhóm để tìm ra những việc chị Nết đã làm để chăm sóc, để thể hiện tình yêu thương em Na. Sau đó, từng HS đặt một câu.

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả.

- GV và HS nhận xét.

Tiết 3: Viết

1. Viết chữ hoa

Mục tiêu: Biết viết chữ viết hoa N cỡ vừa và cỡ nhỏ.

Cách tiến hành:

- GV giới thiệu mẫu chữ viết hoa N và hướng dẫn HS:

+ Độ cao 2,5 li, độ rộng 3 li, các nét cơ bản (gồm 3 nét: móc ngược, thẳng xiên và móc xuôi (hơi nghiêng).

- GV viết mẫu trên bảng lớp: Đặt bút trên đường kẻ ngang 2, viết nét móc ngược trái tới tận đường kẻ 6 (lưu ý đẩu nét tròn). Từ điểm dừng bút tại đường kẻ ngang 6, chuyển hướng để viết nét thẳng xiên và dừng ở đường kẻ ngang 1. Tiếp theo, viết nét móc xuôi phải từ dưới lên, đến đường kẻ 6 thì cong xuống (lưu ý đầu nét tròn). Điểm dừng bút ở đường kẻ ngang 5.

- GV yêu cầu HS tập viết chữ viết hoa N (có thể trên bảng con hoặc vở ô li, giấy nháp) theo hướng dẫn.

- GV hướng dẫn HS tự nhận xét và nhận xét lẫn nhau.

- GV yêu cầu HS viết chữ viết hoa N chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ vào vở tập viết.

- GV yêu cầu HS góp ý cho nhau theo cặp.

2. Viết ứng dụng

Mục tiêu: Viết câu ứng dụng Nói lời hay, làm việc tốt.

Cách tiến hành:

- GV yêu cầu HS đọc câu ứng dụng trong SGK: Nói lời hay, làm việc tốt.

- GV giới thiệu ý nghĩa câu viết ứng dụng: Câu tục ngữ khuyên chúng ta nên nói năng lịch sự, nói có mục đích tốt đẹp, nói những điểu khiến người khác vui, hài lòng,...; và nên làm những việc có ích cho mọi người, cho cuộc sống,...

- GV viết mẫu câu ứng dụng trên bảng lớp.

- GV hướng dẫn HS viết chữ viết hoa N đầu câu, cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, vị trí dặt dấu chấm cuối câu.

- GV yêu cầu HS viết câu ứng dụng vào vở tập viết.

- GV yêu cầu HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp.

- GV hướng dẫn chữa một số bài trên lớp, nhận xét, động viên, khen ngợi HS.

Tiết 4: Nói và nghe

- HS trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc thầm VB trong khi nghe GV đọc mẫu.

- HS luyện đọc từ ngữ khó.

- HS lắng nghe.

- HS luyện đọc những câu dài.

- HS lắng nghe, luyện đọc.

- HS luyện đọc theo cặp.

- Một số HS đọc bài trước lớp. Cả lớp đọc thầm theo, nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS nghe GV hướng dẫn, làm việc nhóm để trả lời câu hỏi:

+ Câu 1: Tìm những chi tiết cho thấy chị em Nết, Na sống bên nhau rất đầm ấm.

Trả lời: Chị Nết có gì cũng nhường em; Đêm đông, Nết ôm em cho em đỡ rét; Na ôm choàng lấy chị, cười rúc rích; Nết ôm em thật chặt, thầm thì; hai chị em ôm nhau ngủ,...

+ Câu 2: Nước lũ dâng cao, chị Nết đưa Na đến nơi an toàn bằng cách nào?

Trả lời: Khi nuớc lũ dâng cao, chị Nết đưa Na đến nơi an toàn bằng cách cõng em chạy theo dần làng.

+ Câu 3: Nói về điều kì lạ xảy ra khi Nết cõng em chạy lũ.

Trả lời: Điếu kì lạ xảy ra khi Nết cõng em chạy lũ: Bàn chần Nết đang rám máu, bỗng lành hẳn; nơi bàn chần Nết đi qua mọc lên những khóm hoa đỏ thắm.

+ Câu 4: Theo em, vì sao dân làng đặt tên loài hoa ấy là hoa tỉ muội?

Trả lời: Vì hoa đẹp như tình chị em của Nết và Na.; Vì hoa có bông hoa lớn che chở nụ hoa bé nhỏ như Nết che chở cho em Na.; Vì hoa có nhiều hoa và nụ, giống như chị em quầy quẩn bên nhau,...

- 1 HS đọc lại cả bài. Cả lớp đọc thẩm theo.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT 1 phần Luyện tập theo văn bản đọc: Xếp các từ ngữ cho sẵn vào nhóm từ ngữ chỉ hoạt động hoặc từ ngữ chỉ đặc điểm.

- HS làm BT theo nhóm:

+ Từ ngữ chỉ hoạt động: cõng, chạy theo, đi qua, gật đầu.

+ Từ ngữ chỉ đặc điểm: đỏ thắm, bé nhỏ, đẹp, cao.

- HS sắp xép các thẻ lên bảng.

- HS và GV nhận xét, chốt đáp án.

- HS đọc và xác định yêu cầu BT 2 phần Luyện tập theo văn bản đọc: Đặt một câu nói về việc chị Nết đã làm cho em Na.

- HS lắng nghe, làm việc nhóm, đặt câu. VD:

§  Chị Nết luôn nhường em.;

§  Chị Nết ôm em để em được ấm hơn.;

§  Chị Nết kể chuyện cho em nghe.;

§  Chị Nết cõng em đi tránh lũ.;...

- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả.

- HS và GV nhận xét.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS tập viết chữ viết hoa N trên bảng con hoặc vở ô li, giấy nháp.

- HS nghe hướng dẫn, tự nhận xét, nhận xét lẫn nhau.

- HS viết chữ viết hoa N chữ cỡ vừa và chữ cỡ nhỏ vào vở tập viết.

- HS góp ý cho nhau theo cặp.

- HS đọc câu ứng dụng.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát.

- HS quan sát, lắng nghe.

- HS viết câu ứng dụng vào vở tập viết.

- HS đổi vở cho nhau để phát hiện lỗi và góp ý cho nhau theo cặp.

- HS lắng nghe.

Video giải Tiếng Việt lớp 2 Bài 25: Sự tích hoa tỉ muội - Kết nối tri thức - Cô Phạm Kim Chi (Giáo viên VietJack)

Với giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 Bài 25: Sự tích hoa tỉ muội sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1.

Quảng cáo

* Khởi động: 

Câu hỏi trang 109 Tiếng Việt lớp 2: Nói về những việc anh chị thường làm cho em?  

Trả lời: 

Anh chị chơi với em, sắp xếp và dọn dẹp đồ chơi,… 

* Đọc văn bản: 

Sự tích hoa tỉ muội

Theo em, vì sao dân làng đặt tên loài hoa ấy là hoa tỉ muội

Theo em, vì sao dân làng đặt tên loài hoa ấy là hoa tỉ muội

Theo em, vì sao dân làng đặt tên loài hoa ấy là hoa tỉ muội

* Trả lời câu hỏi: 

Câu 1 trang 110 Tiếng Việt lớp 2: Tìm những chi tiết cho thấy chị em Nết, Na sống bên nhau rất đầm ấm.

Trả lời: 

Chị nết có gì cũng nhường em; Đêm đông, Nết ôm em cho em đỡ rét; Na ôm choàng lấy chị, cười rúc rích; Nết ôm em thật chặt, thầm thì; Hai chị em ôm nhau ngủ,… 

Câu 2 trang 110 Tiếng Việt lớp 2: Nước lũ dâng cao, chị Nết đưa Na đến nơi an toàn bằng cách nào? 

Trả lời: 

Nước lũ dâng cao, chị Nết đưa Na đến nơi an toàn bằng cách cõng em chạy em dân làng. 

Câu 3 trang 110 Tiếng Việt lớp 2: Nói về điều kì lạ xảy ra khi Nết cõng em chạy lũ.

Trả lời: 

Điều kì lạ xảy ra khi Nết cõng em chạy lũ: Bàn chân Nết đang rớm máu, Bụt thương Nét nên đã giúp bàn chân Nết bỗng lành hẳn; nơi bàn chân Nết đi qua mọc lên những khóm hoa đỏ thắm. 

Câu 4 trang 110 Tiếng Việt lớp 2: Theo em, vì sao dân làng đặt tên loài hoa ấy là hoa tỉ muội?

Trả lời: 

- Vì hoa đẹp như tình chị em của Nết và Na. 

- Vì hoa có bông hoa lớn che chở nụ hoa bé nhỏ như Nết che chở cho em Na. 

- Vì hoa có nhiều hoa giống nụ, giống như chị em quây quần bên nhau. … 

* Luyện tập theo văn bản đọc: 

Câu 1 trang 110 Tiếng Việt lớp 2: Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm thích hợp:

Theo em, vì sao dân làng đặt tên loài hoa ấy là hoa tỉ muội

a. Từ chỉ hoạt động

b. Từ chỉ đặc điểm

Trả lời: 

a. Từ chỉ hoạt động: chạy theo, cõng, đi qua, gật đầu. 

b. Từ chỉ đặc điểm: đỏ thắm, bé nhỏ, đẹp, cao. 

Câu 2 trang 110 Tiếng Việt lớp 2: Đặt một câu nói về việc chị Nết đã làm cho em Na.

Trả lời: 

- Chị Nết luôn nhường em. 

- Chị Nết ôm em để em được ấm hơn. 

- Chị Nết kể chuyện cho em nghe. 

- Chị Nết cõng em đi tránh lũ. 

Viết trang 111

Câu 1 trang 111 Tiếng Việt lớp 2: Viết chữ hoa N

Theo em, vì sao dân làng đặt tên loài hoa ấy là hoa tỉ muội

Trả lời: 

- Quan sát mẫu chữ N : độ cao 2,5 li, rộng 3 li, Gồm 3 nét cơ bản: móc ngược, thẳng xiên và móc xuôi (hơi nghiêng) 

- Cách viết: Đặt bút trên đường kẻ ngang 2, viết nét móc ngược trái tới tận đường kẻ 6 (lưu ý đầu nét tròn). Từ điểm dừng bút tại đường kẻ ngang 6, chuyển hướng để viết nét thẳng xiên và dừng ở đường kẻ ngang 1. Tiếp theo, viết nét móc xuôi phải từ dưới lên, đến đường kẻ 6 thì cong xuống (lưu ý đầu nét tròn). Điểm dừng bút ở đường kẻ ngang 5. 

Câu 2 trang 111 Tiếng Việt lớp 2: Viết ứng dụng: Nói lời hay, làm việc tốt. 

Trả lời: 

- Viết chữ hoa N đầu câu, chú ý cách nối chữ viết hoa với chữ viết thường, khoảng cách giữa các tiếng trong câu, vị trí đặt dấu chấm cuối câu. 

Nói và nghe: Kể chuyện Hai anh em trang 111

Câu 1 trang 111 Tiếng Việt lớp 2: Dựa vào câu hỏi gợi ý, đoán nội dung của từng tranh: 

Theo em, vì sao dân làng đặt tên loài hoa ấy là hoa tỉ muội

Trả lời: 

- Tranh 1: Vẽ cảnh hai anh em chia lúa.

- Tranh 2: Vẽ cảnh người em nghĩ tới anh và mang phần lúa của mình để sang đống lúa của người anh. 

- Tranh 3: Vẽ cảnh người anh nghĩ tới em và mang phần lúa của mình để sang đống lúa của người em. 

- Tranh 4: Vẽ cảnh hai anh em xúc động ôm lấy nhau khi biết chuyện cả hai đều thương nhau, biết nghĩ cho nhau. 

Câu 2 trang 111 Tiếng Việt lớp 2: Nghe kể chuyện. 

Trả lời: 

Theo em, vì sao dân làng đặt tên loài hoa ấy là hoa tỉ muội

Câu 3 trang 111 Tiếng Việt lớp 2: Chọn kể 1-2 đoạn của câu chuyện theo tranh. 

Trả lời: 

Ở cánh đồng nọ, có hai anh em cày chung một đám ruộng. Ngày mùa đến, họ gặt lúa và chất thành hai đống bằng nhau, để cả ở ngoài đồng. Đếm hôm ấy, người em nghĩ thương anh nên đã ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh. Cũng đêm ấy, người anh bàn với vợ rồi ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em. Sáng hôm sau, hai anh em cùng ra đồng. Họ rất đỗi ngạc nhiên khi thấy hai đống lúa vẫn bằng nhau. Cho đến một đêm, hai anh em cùng nhau ra đồng, rình xem vì sao có chuyện kì lạ đó. Họ thấy mỗi người đều ôm trong tay những bó lúa định bỏ thêm cho người kia. Cả hai xúc động, ôm chầm lấy nhau. Qua câu chuyện chúng ta rút ra bài học: Anh chị em trong một nhà phải luôn yêu thương nhau, biết lo cho nhau, biết nhường nhịn nhau,… 

* Vận dụng: 

Câu hỏi trang 111 Tiếng Việt lớp 2: Kể cho người thân những sự việc cảm động trong câu chuyện “Hai anh em”. 

 Trả lời: 

Ở cánh đồng nọ, có hai anh em cày chung một đám ruộng. Ngày mùa đến, họ gặt lúa và chất thành hai đống bằng nhau, để cả ở ngoài đồng. Đếm hôm ấy, người em nghĩ thương anh nên đã ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của anh. Cũng đêm ấy, người anh bàn với vợ rồi ra đồng lấy lúa của mình bỏ thêm vào phần của em. Sáng hôm sau, hai anh em cùng ra đồng. Họ rất đỗi ngạc nhiên khi thấy hai đống lúa vẫn bằng nhau. Cho đến một đêm, hai anh em cùng nhau ra đồng, rình xem vì sao có chuyện kì lạ đó. Họ thấy mỗi người đều ôm trong tay những bó lúa định bỏ thêm cho người kia. Cả hai xúc động, ôm chầm lấy nhau. 

Tham khảo giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2:

  • Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 2 Bài 25: Sự tích hoa tỉ muội

Xem thêm các bài giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo em, vì sao dân làng đặt tên loài hoa ấy là hoa tỉ muội

Theo em, vì sao dân làng đặt tên loài hoa ấy là hoa tỉ muội

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 hay và chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.