Thermal grease là gì

Keo tản nhiệt hay còn gọi là thermal paste là một yếu tố không thể thiếu và cực kỳ quan trọng với bộ phận tản nhiệt của máy tính, laptop. Tại sao nó lại cần thiết như vậy? Tại sao để lắp bộ phận tản nhiệt lên cpu, người ta luôn cần tra một lớp keo tản nhiệt lên bề mặt của chúng?

Hôm nay, A Mẫn Sài Gòn sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về loại chất lỏng cực kỳ hữu dụng này nhé!

Keo tản nhiệt là gì? Có bao nhiêu loại keo tản nhiệt?

Keo Tản Nhiệt là một dạng hợp chất lỏng được cấu thành từ chất có khả năng dẫn nhiệt cao. Được sử dụng để liên kết bề mặt giữa các bộ phận tản nhiệt và bộ phận linh kiện (hay nguồn nhiệt) trong máy tính. Mục đích sử dụng của nó là loại bỏ các khe hở không khí giữa bề mặt tiếp xúc của linh kiện với phiến tản nhiệt, từ đó tối đa hóa khả năng dẫn, truyền nhiệt.

Hầu hết các loại keo tản nhiệt thường khá giống nhau và có màu trắng xám, tuy nhiên thành phần bên trong chúng có khác nhau khiến hiệu quả dẫn nhiệt cũng khác nhau. Chúng ta sẽ có 3 loại keo tản nhiệt thường gặp nhất là:

Keo chứa kim loại: Đây là loại keo tản nhiệt có hiệu năng tốt nhất bởi khả năng dẫn nhiệt rất cao của kim loại. Tuy nhiên kim loại ngoài dẫn nhiệt ra, chúng còn dẫn cả điện rất tốt nên khi sử dụng nếu để keo dính vào phần mạch có thể gây chập rất nguy hiểm cho linh kiện.

Keo có chứa gốm: Loại keo tản nhiệt này có hiệu quả kém hơn một chút so với keo kim loại, bù lại loại keo này có ưu điểm là không dẫn điện nên rất an toàn. Bên cạnh đó chi phí của loại keo này cũng rất phải chăng.

Keo chứa silicon: loại keo thường được bán kèm cùng với tản nhiệt mặc định của CPU và trong các bộ tản nhiệt chất lượng thấp. Hiệu quả của loại keo này kém hơn nhiều so với 2 loại trên.

Nguyên lý hoạt động của keo tản nhiệt? Tại sao nên dùng keo tản nhiệt?

Trên lý thuyết, khi nhiệt sinh ra từ CPU sẽ được truyền hết toàn bộ qua bộ phận tản nhiệt nhờ bề mặt tiếp xúc của chúng, rồi tỏa ra môi trường xung quanh. Nhờ đó, nhiệt độ của CPU sẽ được giảm đi và trở nên ổn định. Tuy vậy việc này chỉ có thể xảy ra khi bề mặt tiếp xúc giữa CPU và phiến tản nhiệt hoàn toàn nhẵn 100% và giả thuyết đó gần như không thể xảy ra. Giữa 2 bề mặt tiếp xúc này sẽ luôn tồn tại những khe hở.

Những khe hở này là nơi không khí xuất hiện và không khí thì dẫn nhiệt rất kém, chúng làm giảm hiệu năng của bộ phận tản nhiệt đi rất nhiều. Do đó mà các giáo sư nghiên cứu đã cho ra đời keo tản nhiệt để giải quyết vấn đề này, chúng sẽ giúp lấp đầy chỗ trống và giúp liên kết, dẫn nhiệt, truyền nhiệt từ các nguồn nhiệt sang bộ phận tản nhiệt tốt hơn. Những loại keo này tuy không thể dẫn nhiệt bằng kim loại nhưng chúng vẫn truyền nhiệt tốt hơn không khí khoảng 100 lần!

Nếu không được tra và thay thế keo tản nhiệt, máy tính của bạn rất dễ gặp phải vấn đề quá nhiệt gây chậm lag, đơ thậm chí là sập máy ngay trong lúc làm việc. Vấn đề này xảy ra quá nhiều không chỉ giảm hiệu năng mà còn làm giảm tuổi thọ của linh kiện và những vấn đề nghiệm trọng hơn. Về lâu dài, đầu tư ngân sách chưa tới 50.000đ – 170.000đ cho keo dán nhiệt có thể giúp bạn tiết kiệm rất nhiều chi phí thay thế, sửa chữa linh kiện.

Bạn có thể xem thêm: MÁCH BẠN NHỮNG CÁCH “HẠ NHIỆT” NHANH CHÓNG, HIỆU QUẢ CHO LAPTOP MÀ KHÔNG LO HẠI MÁY

Hướng dẫn sử dụng keo tản nhiệt cho máy tính

Bước 1: Làm sạch bề mặt tiếp xúc

Đây là một bước quan trọng trước khi tra keo tản nhiệt nhưng rất nhiều bạn quên hoặc bỏ qua. Lớp keo cũ sau một thời gian sử dụng sẽ bị khô và tạo thành các mảng bám trên bề mặt chip. Nếu tiếp tục tra keo mới lên thì diện tích tiếp xúc của keo với tản nhiệt sẽ giảm đi (do bề mặt không bằng phẳng của lớp keo) và dẫn tới việc tản nhiệt kém hiệu quả.

Thực hiện việc làm sạch bề mặt chip rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng một tấm vải hoặc khăn mềm cùng với dung dịch tẩy rửa như cồn hoặc axeton. Chú ý không sử dụng các loại chất tẩy rửa có chứa dầu vì lớp dầu trên bề mặt chip sẽ cản trở việc dẫn nhiệt ra ngoài. Bạn cũng không nên để ngón tay chạm lên bề mặt chip vì trên các đầu ngón tay cũng có dầu.

Sau khi chuẩn bị các dụng cụ cần thiết, bạn hãy tiến hành làm sạch bằng cách nhúng vải hoặc tăm bông vào dung dịch sau đó nhẹ nhàng lau sạch lớp keo trên bề mặt chip.

Tương tự như bề mặt chip, phần đáy tiếp xúc của các phiến tản nhiệt cũng cần được làm sạch. Nếu keo cũ còn sót lại nhiều bạn phải lau nhiều lần cho tới khi bề mặt tiếp xúc của tản nhiệt sáng bóng trở lại.

Bước 2: Bôi keo mới

Công đoạn này đơn giản nhưng đòi hỏi bạn khi thực hiện phải cẩn thận và tỉ mỉ. Chúng ta cần là tạo một lớp keo tản nhiệt mỏng và đều trên bề mặt chip chứ không phải cứ thật nhiều keo là tốt.

Chúng ta cũng có rất nhiều cách bôi keo tản nhiệt như theo đường thẳng, chấm, đường chéo, xoắn ốc, … hoặc thậm chí sử dụng ngón tay để dàn keo tản nhiệt.

Sau khi bôi keo tản nhiệt xong, bạn hãy dùng một tấm bìa hoặc nhựa mỏng (như các thẻ, card visit, …) dàn đều ra 4 phía của chip. Tuyệt đối không sử dụng các vật kim loại vì có thể làm xước bề mặt tiếp xúc. Cách tối ưu hơn là bạn hãy đeo găng tay và dùng đầu ngón tay của mình để dàn đều keo ra một cách tốt nhất.

How to Apply Thermal Paste

Có một cách khác để thực hiện việc này đó là đặt tản nhiệt luôn lên chip sau khi nhỏ keo, trọng lượng của phiến tản nhiệt sẽ giúp cho keo được dàn đều về mọi phía. Tuy nhiên nếu lượng keo quá ít thì bề mặt chip sẽ không được che phủ kín và ngược lại nếu quá nhiều sẽ tràn ra ngoài và dù có thừa hay thiếu keo thì bạn vẫn phải làm lại từ đầu nên tốt nhất bạn hãy làm theo cách đầu tiên để đỡ mất công.

Việc còn lại sau khi đã tra keo xong là đặt tản nhiệt vào vị trí. Hãy cố gắng đặt thật chính xác sau đó khóa tản nhiệt lại luôn, tránh nâng lên hạ xuống nhiều lần sẽ làm biến dạng lớp keo và giảm hiệu quả tản nhiệt.

Keo tản nhiệt nên thay mới trong bao lâu?

Lời khuyên tốt nhất là bạn nên tra keo tản nhiệt định kỳ 6 tháng một lần để luôn đảm bảo cho bộ phận tản nhiệt có hiệu năng tốt nhất. Cũng đừng quên rằng theo dõi nhiệt độ của các linh kiện, bộ phận trong máy tính của bạn thường xuyên.

>>TOP 5 TAI NGHE GAMING KHÔNG DÂY TỐT NHẤT HIỆN NAY

Cũng như bao thiết bị máy móc khác, PC có rất nhiều món phụ kiện hỗ trợ cho quá trình bảo trì, bảo dưỡng góp phần giúp tuổi thọ được duy trì và bảo đảm. Một trong các món phụ kiện nhỏ nhưng không thể thiếu chính là Kem tản nhiệt (Thermal Paste, hay còn gọi là Keo tản nhiệt, mỡ tản nhiệt, gel tản nhiệt hay gọi chung là vật liệu tản nhiệt).

Khâu nào cần tới Kem tản nhiệt?

CPU đóng vai trò là trung tâm xử lý toàn bộ thông tin của PC, nó hướng dẫn hoạt động và gửi các hướng dẫn đến các phần cứng khác trong máy tính. Nếu so sánh máy tính là một cơ thể trọn vẹn thì CPU là bộ não. Các CPU hiện đại bây giờ luôn đảm nhiệm một khối lượng công việc cực lớn cho PC và quá trình hoạt động đó luôn tỏa ra rất nhiều nhiệt lượng. Nếu nhiệt lên quá cao sẽ dẫn tới mất nguồn, hỏng hóc, cháy các linh kiện bên trong và hư toàn bộ các phần quan trọng bên trong máy tính. Cho nên bạn cần phải giúp PC của mình tản nhiệt đúng và hiệu quả thì mới mong duy trì hiệu suất và tuổi thọ máy. Hiện tại ta chỉ cần dùng tới các thiết bị tản nhiệt CPU (và tương tự cho GPU). Và đây cũng chính là lúc Kem tản nhiệt phát huy tác dụng của mình.

Kem tản nhiệt là gì?

Kem tản nhiệt vốn không được xếp vào bộ phần phần cứng PC nào (kể cả CPU và GPU), nhưng nó lại là một phần thiết yếu không thể thiếu với bất kỳ kết cấu máy tính nào, trong khâu tản nhiệt.

Như chúng ta biết, bề mặt kim loại nhìn bằng mắt thường có thể thấy rất mịn nhưng thực chất không phải vậy. Khi đi sâu vào các thành phần siêu nhỏ bên trong của máy tính, bạn sẽ thấy có sự khác biệt từ nhỏ tới lớn về vật liệu làm ra các phần. Điều này cũng có nghĩa là khi ta đặt bộ tản nhiệt lên nắp CPU, soi phóng lớn lên sẽ thấy chúng không tiếp xúc hoàn toàn trên 100 bề mặt của nhau. Tình trạng này còn nghiêm trọng hơn nếu nắp CPU và bộ tản nhiệt được làm từ các chất liệu khác nhau, với độ co giãn khác nhau trong tình trạng nóng và mát.

Lúc này, bạn sẽ cần một chất tiếp xúc vật lý để lấp đầy khoảng trống này giữa nắp CPU và bộ tản nhiệt, nhờ vậy nhiệt lượng sẽ lan truyền từ CPU sang bộ tản nhiệt nhiều nhất và nhanh nhất có thể. Hợp chất này được gọi chung là Thermal Paste (Kem tản nhiệt). Những loại chất này tuy không thể dẫn nhiệt bằng tốt hoàn toàn như kim loại nhưng chúng vẫn truyền nhiệt tốt hơn không khí hơn 100 lần. Cách dùng và hiệu quả tương tự được áp dụng cho quá trình tản nhiệt của GPU trong card màn hình.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu không có kem tản nhiệt?

Ừ thì mọi chuyện trong ngắn hạn vẫn ok. CPU vẫn hoạt động, thiết bị tản nhiệt vẫn làm tốt vai trò của mình. Nhưng về lâu dài mọi thứ sẽ không như trước nữa. Bạn sẽ thấy nhiệt độ hoạt động của CPU cao hơn, tản nhiệt vẫn hoạt động bình thường như hình như không cho tác dụng tối đa nữa. CPU thậm chí có thể tự giảm tốc độ và dừng lại đột ngột khi quá nóng. Lâu ngày tình trạng này lặp đi lặp lại sẽ có khả năng nhanh hư máy.

Một số thuật ngữ liên quan tới việc dùng Kem tản nhiệt

1/ Bộ tản nhiệt tích hợp (IHS): Đây là nắp kim loại của CPU. Vốn là bộ tản nhiệt được thiết kế tích hợp trong CPU để phân phối nhiệt từ chính bộ vi xử lý đến bộ làm mát của CPU, có tác dụng bảo vệ CPU bên trong. Là phần CPU vẫn còn tiếp xúc sau khi được lắp vào bo mạch chủ và là bề mặt mà bạn sẽ thoa kem tản nhiệt lên đó.

2/ CPU Cooler: Là thiết bị giúp CPU hoạt động ở nhiệt độ tối ưu. Bộ làm mát CPU thường dùng không khí hoặc chất lỏng để di chuyển nhiệt tạo ra trong quá trình làm việc của CPU.

3/ Tấm đế: Đế kim loại của bộ làm mát không khí gắn vào IHS của CPU. Bộ phận này cho phép truyền nhiệt thông qua đối lưu đến các cánh tản nhiệt, nơi nó có thể được phân phối lại bằng quạt.

4/ Waterblock: Là thiết bị gắn với IHS khi dùng bộ làm mát chất lỏng. Có hai loại All-in-One hoặc làm mát tùy chỉnh. Nó sẽ truyền nhiệt từ IHS sang chất lỏng truyền nhiệt, sau đó chuyển nhiệt đó đi tới các quạt tại bộ tản nhiệt.

5/ Kem tản nhiệt: là dung dịch màu xám bạc dùng để bôi lên bộ xử lý trước khi lắp đặt tấm làm mát hoặc dung dịch làm mát. Nó giúp quá trình truyền nhiệt diễn ra hiệu quả quả hơn, từ IHS của CPU sang tấm nền hoặc khối nước của bộ làm mát CPU.

Ngày nay hầu hết các CPU đều tự động tích hợp một tản nhiệt trong sẵn. Và dù bạn có lắp thêm tản nhiệt hỗ trợ nữa hay không thì bạn sẽ đều cần tới kem tản nhiệt. Một số CPU đã có sẵn kem tản nhiệt khi xuất xưởng, một số khác thì không. Nếu có sẵn sau khi dùng một thời gian, bạn cần phải thay lớp kem mới để phát huy tác dụng truyền nhiệt tối đa, còn nếu chưa có sẵn thì tất nhiên là phải trữ sẵn một tuýp kem ở nhà để thoa cho CPU Và GPU.

Dùng kem tản nhiệt đúng cách mới đáng để dùng

Kem tản nhiệt tuy chỉ là một phụ kiện siêu nhỏ nhưng lại đóng vai trò hỗ trợ rất lớn cho việc làm mát cua hệ thống. Không dùng cũng không sao. Nhưng nếu dùng thì mọi thứ sẽ tốt hơn, trơn tru và bền lâu hơn. Và nó chỉ đúng nếu bạn dùng kem tản nhiệt đúng cách, đúng vị trí.

Có một số nguyên tắc cần tuân thủ trong quá trình dùng kem tản nhiệt. 

1/ Đảm bảo CPU đang sạch và không có lớp kem tản nhiệt cũ trên đó. Nếu có hãy cẩn thận loại bỏ lớp kem cũ này trên nắp CPU bằng cồn và một miếng vải sợi nhỏ hoặc khăn giấy không rụng lông. Sau khi chùi sạch thì chờ khô rồi mới tiếp tục các thao tác khác.

2/ Đảm bảo phần còn lại của bộ làm mát CPU ở ngay trước mặt để lắp vào liền. Nếu dán chậm, kem khô lại sẽ khó dính vào bề mặt tản nhiệt.

3/ Đảm bảo dùng đúng lượng kem tản nhiệt cần thiết. Không đủ sẽ không bao phủ hết diện tích bề mặt cần thiết, nhiệt không truyền được như ý. Còn nếu quá nhiều sẽ làm giảm hiệu quả của kem tản nhiệt do các bề mặt kim loại bây giờ lại trở nên quá xa nhau. Kem còn có nguy cơ tràn ra bo mạch chủ nếu dư thừa quá nhiều.

4/ Đảm bảo không còn bọt khí trong quá trình trét kem tản nhiệt. Cho nên để tốt nhất anh em nên dùng loại kem tản nhiệt có đi kèm với bộ phận trét đặc biệt dưới dạng một ống chích nhỏ.

5/ Mỗi loại kem tản nhiệt và bộ làm mát CPU đều sẽ khác nhau một chút. Đọc kỹ các thông số kỹ thuật trước khi mua và thoa kem tản nhiệt sẽ giúp quá trình diễn ra suôn sẻ và hiệu quả tốt hơn.

6/ Đảm bảo lau sạch các bộ phận/ chi tiết có liên quan rồi mới lắp vào lại máy sau khi quá trình thoa kem tản nhiệt đã xong.

Có bao nhiêu loại Kem tản nhiệt?

Kem tản nhiệt thường là các dạng chất lỏng đặc biệt được làm từ các chất có khả năng dẫn nhiệt đặc biệt cao. Đa phần các hình thức kem dẫn nhiệt khá giống nhau, không có sự khác biệt quá lớn về chất liệu và màu sắc. Thường thấy nhất là màu trắng xám hoặc trắng xám hơi bạc. Có ba loại kem tản nhiệt phổ biến hiện nay:

1/ Kem tản nhiệt có chứa kim loại: cho hiệu suất truyền nhiệt tốt nhất vì có thêm khả năng dẫn nhiệt siêu đẳng của kim loại. Nhưng chính vì có kim loại nên cũng dẫn luôn điện. Nếu kem này dính vào các phần mạch nhỏ bên trong máy có thể gây chập mạch rất nguy hiểm.

2/ Kem có chứa gốm: tản nhiệt kém hơn loại trên, nhưng hoàn toàn không dẫn diện, giá cả cũng rất tiết kiệm.

3/ Kem tản nhiệt chứa Silicon: thường được bán kèm với tản nhiệt mặc định của CPU và có trong các bộ tản nhiệt bình dân. Cho hiệu quả dẫn nhiệt kém nhất trong ba loại nhưng giá cực rẻ.

Có bao nhiêu cách thoa kem tản nhiệt?

Tùy thói quen và kết cấu bề mặt CPU mà anh em có thể chọn cách thoa kem tản nhiệt hợp với mình nhất. Mục đích cuối cùng thì vẫn là tạo một lớp kem vừa đủ mỏng đủ dày, thoa đều lên trên toàn bộ bề mặt chip và phải làm thật tỉ mỉ, chi tiết, không để thừa hoặc dây bẩn ra ngoài phần mạch xung quanh.

Các cách thoa kem tản nhiệt mà mình thường thấy từ hội anh em là thoa theo đường thẳng, bằng cách chấm, đường chéo, hoặc xoắn ốc, dân dã hơn có thể dùng luôn ngón tay để thoa đều lên bề mặt. Đa phần các cách làm này đều cho hiệu quả tản nhiệt tương đối giống nhau, miễn là đủ dày không quá mỏng, không quá dày và dàn đều trên khắp các bề mặt cần thiết.

Sau khi thoa kem xong có thể dùng một tấm bìa hoặc miếng nhựa mỏng, dàn đều ra 4 phía của chip để đảm bảo độ tiếp xúc đồng đều, hoặc có thể đeo găng tay vào và dùng đầu ngón tay trải đều kem tản nhiệt ra các phía.

Bao lâu nên thay kem tản nhiệt một lần

Nên trét lại kem tản nhiệt mới 6 tháng một lần. Hoặc bất kỳ lúc nào thấy có những biểu hiện lạ về nhiệt độ của máy khi đang hoạt động. Khi thấy máy nóng bất thường nhanh hơn mọi khi, hoặc hiệu suất hoạt động giảm, máy bị ngưng đột ngột do quá nóng thì có thể bạn cần thay kem tản nhiệt ngay và liền thử xem.

DANH SÁCH KEM TẢN NHIỆT TỐT NHẤT 2021

Nhân tiện nói về chủ đề này, gửi thêm tới anh em danh sách các loại kem tản nhiệt tốt nhất 2021 từ bình chọn của pcmag và tomshardware

1/ Kem tản nhiệt chất lượng cao giá tốt: Noctua NT-H2, 3.5g

Dẫn điện: Không| Khối lượng tịnh: 3.5

Loại kem tản nhiệt Noctua NT-H2 này không dẫn điện và hoàn toàn không có tính ăn mòn, 3.5g mà có thể xài 60 lần cho các CPU có bề mặt nhỏ như 115x, 1200 hoặc 9 lần cho các CPU lớn như TR4.

2/ Kem dẫn nhiệt giá cao chất lượng tốt: ProlimaTech PK-3 Nano Aluminum

Dẫn điện: Không | Độ dẫn nhiệt: 11,2 W / mk | Mức độ dễ sử dụng: 4,5 (1 = khó, 5 = đơn giản) | Hiệu suất tương đối: 4.0 (1 = kém, 5 = xuất sắc) | Làm sạch: khăn giấy thấm không xơ vải, miếng tẩm cồn hoặc tăm bông và cồn

3/ Kem dẫn nhiệt cao cấp: Grizzly Kryonaut thermal

Dẫn điện: Không | Độ dẫn nhiệt: 12,5 W / mk | Mức độ dễ sử dụng: 4,5 (1 = khó, 5 = đơn giản) | Hiệu suất tương đối: 4.0 (1 = kém, 5 = xuất sắc) | Dọn dẹp: khăn giấy thấm không xơ vải, miếng tẩm cồn hoặc tăm bông và cồn

4/ Kem tản nhiệt giá tốt chất lượng ổn: Gelid GC-Extreme

Dẫn điện: Không | Độ dẫn nhiệt: 8,5 W / mk | Dễ sử dụng: 4.0 (1 = khó, 5 = đơn giản) | Hiệu suất tương đối: 3.5 (1 = kém, 5 = xuất sắc) | Làm sạch: khăn giấy thấm không xơ vải, miếng tẩm cồn hoặc tăm bông và cồn

5/ Kem dẫn nhiệt kim loại tốt nhất: Thermal Grizzly Conductonaut

Dẫn điện: Có | Độ dẫn nhiệt: 73,0 W / mk | Mức độ dễ sử dụng: 2.0 (1 = khó, 5 = đơn giản) | Hiệu suất tương đối: 4,5 (1 = kém, 5 = xuất sắc) | Làm sạch: khăn giấy thấm không xơ vải, miếng tẩm cồn hoặc tăm bông và cồn

Lời kết

Kem tản nhiệt là không hẳn là phụ kiện, không hẳn là phần cứng, tuy chỉ là một dạng chất lỏng, trọng lượng nhỏ xíu nhưng mang lại hiệu qua hỗ trợ không ngờ cho PC của bạn. Nhớ lúc nào cũng có sẵn một tuýp kem tản nhiệt ở nhà nhé. Mùa này PC làm việc, chơi game hết công suất thoa thường xuyên cho em nó mát mẻ nha.

Video liên quan

Chủ đề