Thị trường chứng khoán tuần qua

VnEconomy giới thiệu nhận định và khuyến nghị đầu tư của một số công ty chứng khoán về diễn biến thị trường tuần từ 30/5-3/6/2022.

Phiên giao dịch cuối tuần (27/5), chỉ số VN-Index tăng 16,88 điểm, tương đương tăng 1,33%, đóng cửa ở mức 1.285,45 điểm. Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index kết thúc tuần giao dịch này tại mức 311,17 điểm – giảm 2,12 điểm, tương đương 0,68%.

Nhiều khả năng VN-Index có thể tiến tới chinh phục ngưỡng 1300

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BSC)

"VN-Index vẫn đang trong hành trình chinh phục ngưỡng kháng cự 1300. Chỉ số duy trì đà đi lên trong cả phiên hôm nay, kết phiên chỉ số tăng gần 17 điểm so với phiên trước đó. Độ rộng thị trường nghiêng về phía tích cực với 17/19 ngành kết phiên trong sắc xanh, 29/30 mã thuộc nhóm VN30 tăng điểm, tạo động lực mạnh mẽ cho chỉ số. Về giao dịch của khối ngoại, hôm nay khối này mua ròng trên cả hai sàn HSX và HNX. Nếu dòng tiền tiếp tục tích cực ủng hộ chỉ số thế này thì trong những phiên tới nhiều khả năng VN-Index có thể tiến tới chinh phục ngưỡng 1300".

VN-Index tiệm cận ngưỡng 1.300 và nhiều khả năng sẽ đối diện với khả năng điều chỉnh

(Công ty Cổ phần chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội – SHS)

“Thị trường hồi phục tuần thứ 2 liên tiếp cho thấy đợt hồi phục này của thị trường khá mạnh và tin cậy, khối lượng giao dịch mặc dù đang ở mức thấp nhưng đã được cải thiện theo đà tăng của thị trường cũng là tín hiệu hỗ trợ tích cực cũng cố đà tăng. Tuy nhiên, với việc VN-Index tiệm cận ngưỡng cản tâm lý 1300 điểm và sau 2 tuần tăng điểm liên tiếp rất có thể thị trường sẽ đối diện với khả năng điều chỉnh, nhịp điều chỉnh (nếu có) không hẳn mang tính chất tiêu cực mà nó sẽ tạo cơ hội để thị trường tích lũy lại trước khi có những động thái tích cực hơn.

Mặc dù có quan điểm tích cực và dưới góc nhìn phân tích kỹ thuật đang có sự ủng hộ cho xu hướng hồi phục của thị trường với việc chỉ số VN-Index đã bật thoát xa ngưỡng kháng cự tâm lý 1.200 điểm trong tuần qua để xác nhận kết thúc sóng điều chỉnh a và bước sang sóng hồi phục b với target theo lý thuyết gần nhất quanh ngưỡng 1.300 điểm (fibonacci retracement 38,2% sóng điều chỉnh a). Tuy nhiên, nếu thị trường suy yếu trở lại và VN-Index không thể giữ được ngưỡng 1.200 điểm (fibonacci retracement 38,2% sóng tăng 5) thì thị trường sẽ một lần nữa quay trở lại sóng điều chỉnh a nhưng khả năng thị trường suy yếu trở lại như vậy theo quan điểm của chúng tôi là không cao.

Mặc dù thị trường đã hồi phục mạnh nhưng định giá thị trường vẫn đang ở mức khá hấp dẫn cho các nhà đầu tư dài hạn với P/E của VN-Index và VN30 chỉ quanh mức 14 lần, thấp hơn mức trung bình 5 năm gần nhất. Với đà hồi phục của nền kinh tế sau đại dịch và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết cũng cho thấy tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong Quý 1 khá ấn tượng thì mặt bằng giá cổ phiếu hiện tại vẫn đang mở ra nhiều cơ hội đầu tư dài hạn, tuy nhiên nhà đầu tư có thể chờ đợi cơ hội giải ngân ở các nhịp điều chỉnh của thị trường”.

Đối diện với ngưỡng cản mạnh, áp lực chốt lời cũng bắt đầu dâng lên

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Rồng Việt – VDSC)

"Sau phiên bùng nổ, thị trường vẫn tiếp tục chậm chạp tiến về vùng cản. Đối diện với ngưỡng cản mạnh, áp lực chốt lời cũng bắt đầu dâng lên. Do đó, Quý nhà đầu tư có thể tiếp tục kỳ vọng vào đà hồi phục của thị trường và chờ đợi vùng giá cao hơn để cơ cấu lại danh mục. Tuy nhiên, cần hạn chế mua đuổi cổ phiếu khi thị trường chung đang tiến tới vùng cản".

VN-Index kỳ vọng hướng tới 1.370 điểm

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt – TVSI)

“Phiên giao dịch hôm nay diễn ra trong trạng thái cân bằng và phân hóa với nhiều lần trồi sụt nhẹ quanh tham chiếu khi các chỉ số tiếp cận đường MA20. Số lượng các cổ phiếu tăng giá, giảm giá ở mức tương đương nhau và thanh khoản sụt giảm khi không có nhiều cố phiếu tăng giá mạnh tạo sự cuốn hút để dòng tiền quyết liệt mua vào như phiên trước.

VN-Index kết phiên ở 1,268.57 điểm +0.14 điểm; VN30 đóng cửa ở 1,309.50 điểm -1.2 điểm. Thanh khoản giao dịch toàn thị trường sụt giảm so với phiên trước và quay lại mức trung bình gần đây, thanh khoản sàn HOSE đạt gần 13 nghìn tỷ đồng. Mức độ lan tỏa của thị trường ở mức cân bằng và tích cực nhẹ với 50% tăng giá; 13% tham chiếu và 37% cổ phiếu giảm giá. Khối nhà đầu tư ngoại mua ròng trong phiên giao dịch sáng nhưng đã chuyển sang bán ròng trong phiên chiều. Trên sàn HOSE khối này bán ròng gần 300 tỷ đồng tập trung vào: HPG; VIC; DXG; VND… Ở chiều ngược lại, họ mua ròng mạnh CCQ: FUEVFVND và mua ròng nhẹ các cổ phiếu: DGC; VCI; GMD; SSI…

Chỉ số VN-Index vs VN30 kết thúc phiên tạo mẫy hình nến Doji cân bằng khi cả 2 đang tiếp cận kháng cự MA20 (1,275 điểm với VN-Index và 1,320 điểm với VN30). Tâm lý thị trường và dòng tiền vẫn có sự dè dặt nhất định nên việc chỉ số và thanh khoản diễn biến ziczac tăng giảm đan xen theo hướng hồi phục là hợp lý trong bối cảnh này.

Chúng tôi giữ nguyên quan điểm về đợt hồi phục của thị trường kỳ vọng hướng tới 1,370 điểm của VN-Index và các phiên điều chỉnh là cơ hội gia tăng trạng thái cổ phiếu với các nhà đầu tư còn tỷ trọng cổ phiếu ở mức thấp trong tài khoản (<50% tài sản)”.

Kháng cự tiếp theo sẽ là vùng 1.365

(Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt – VCSC)

“Tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn của VN-Index, VN30 và VNSmallcap tạm được cải thiện lên mức Tích cực, tương đồng với tín hiệu hiện tại của VNMidcap. Trong khi đó, HNX-Index vẫn giữ tín hiệu ngắn hạn ở mức Trung tính.

Dự báo trong phiên giao dịch tới, thị trường có thể xuất hiện nhịp điều chỉnh giảm mang tính chất củng cố. Theo đó, VN-Index có thể sẽ kiểm định lại đường MA20 ngày vừa vượt qua tại 1270-1275 điểm với kháng cự phía trên ở vùng 1295-1300 điểm. Một nhịp điều chỉnh với lực bán không đủ mạnh để khiến VN-Index vi phạm hỗ trợ sẽ tạo đà cho chỉ số này duy trì quá trình hồi phục kéo dài gần 2 tuần qua.

Cụ thể, nếu VN-Index có thể tiếp tục vượt qua mốc 1300 điểm thì kháng cự tiếp theo sẽ là vùng 1365 điểm. Ngược lại, nếu lực bán gia tăng mạnh khiến VN-Index quay xuống phía dưới hỗ trợ tại 1270 điểm, đà hồi phục của thị trường có thể sẽ bị thách thức”.

Xu hướng tăng ngắn hạn của VN-Index được củng cố

(Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI – SSI)

“Xu hướng tăng ngắn hạn của VN-Index được củng cố. Chỉ số đã chinh phục ngưỡng cản tâm lý 1.280 điểm, đóng cửa tại 1.285,4 điểm (+1,3%). Đi cùng với đó là KLGD cao hơn mức bình quân 20 phiên, đạt 578,1 triệu đơn vị.

Trong các phiên tới, nhiều khả năng VN-Index sẽ phải kiểm định lại vùng 1.280 điểm (tương đương với trung bình động 20 ngày). Nếu duy trì thành công trên ngưỡng 1.280 điểm, VN-Index nhiều khả năng tiếp tục động lực hướng lên thử thách vùng kháng cự 1.300 điểm”

Dòng tiền đã tự tin vào lại thị trường

(Công ty cổ phần Chứng khoán MB – MBS)

“Thị trường trong nước hoàn tất tuần tăng thứ 2 liên tiếp sau chuỗi giảm 6 tuần, chỉ số Vn-Index đã lấy lại 124 điểm, tương đương 10,7%. Thanh khoản tăng trở lại khi thị trường liên tiếp vượt các ngưỡng kỹ thuật, kích thích dòng tiền quay trở lại bắt đáy. Mức tăng mạnh thuộc về nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, tuy nhiên nhóm bluechips mới đóng vai trò lực kéo chính giúp thị trường tăng 7/9 phiên gần đây.Thanh khoản khớp lệnh sàn HOSE tăng lên 15.105 tỷ đồng so với mức 12.991 tỷ đồng ở phiên hôm qua và so với mức bình quân 12.600 tỷ đồng ở tuần trước. Tổng cộng có 578 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng thành công so với mức bình quân 529 triệu cổ phiếu 10 ngày trước đó.

Thị trường phục hồi 2 tuần liền sau chuỗi giảm 6 tuần liên tiếp, nhịp hồi 7/9 phiên tăng kể từ mức đáy ngày càng củng cố khả năng tạo đáy ngắn hạn và đã kích thích dòng tiền quay lại bắt đáy. Thanh khoản đang tăng dần cho thấy nhu cầu chốt lời nhưng cũng là tín hiệu cho thấy dòng tiền đã tự tin vào lại thị trường. Các chỉ báo kỹ thuật đang trở nên tích cực giúp nhà đầu tư có thể kỳ vọng thị trường quay lại vùng 1.297 - 1.315 điểm trong tuần tới”.

Sau nhịp hồi, VN-Index có thể gặp rung lắc

(Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam – KBSV)

“Sau nhịp giằng co nhẹ vào đầu phiên, VN-Index dần xác lập các nhịp tăng gối đầu và mở rộng đà tăng hưng phấn đến cuối phiên. Xung lực tăng điểm tích cực cùng thanh khoản cải thiện giúp cho VN-Index chinh phục thành công ngưỡng cản gần quanh 1280. Mặc dù sau nhịp hồi phục mạnh, áp lực rung lắc sẽ sớm xuất hiện trong những phiên đầu tuần tới nhưng chỉ số nhiều khả năng sẽ tiếp tục mở rộng đà hồi phục và hướng lên vùng đích kỳ vọng tại 1300 (+-5) trước khi chịu áp lực điều chỉnh rõ nét hơn.

Nhà đầu tư được khuyến nghị tiếp tục nắm giữ các vị thế trading đã mở và chỉ gia tăng tỷ trọng trở lại khi chỉ số lùi về vùng hỗ trợ đã đề cập”.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được VnEconomy trích dẫn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Thị trường chứng khoán tuần qua

Thống kê giao dịch trên sàn HOSE tuần qua, chỉ số VN-Index có 1 phiên tăng điểm và 2 phiên giảm điểm. Kết thúc cả tuần, chỉ số VN-Index giảm 37,54 điểm, tương ứng giảm 2,7% so với cuối tuần trước và kết thúc tuần tại mức 1.329,26 điểm.

Diễn biến sàn HOSE trong tuần qua từ 4-6/5

Ngày

VN-INDEX

Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD

6/5

1329,26

-31,42(-2,31%)

564.072.624

17.001

5/5

1360,68

+12,00(+0,89%)

531.075.073

15.361

4/5

1348,68

-18,12(-1,33%)

528.291.808

14.455

Trong khi đó, sàn HNX có 3 phiên giảm liên tiếp. Kết thúc cả tuần, chỉ số HNX-Index giảm 22,37 điểm, tương ứng giảm 6,1% so với cuối tuần trước và kết tuần ở mức 343,46 điểm.

Diễn biến sàn HNX trong tuần qua từ 4-6/5

Ngày

HNX-INDEX

Thay đổi

Khối lượng GD

Giá trị GD

6/5

343,46

-15,29(-4,26%)

63.534.188

1.501

5/5

358,75

-2,22(-0,62%)

72.694.560

1.722

4/5

360,97

-4,86(-1,33%)

73.809.727

1.631

Thanh khoản tuần qua suy giảm so với tuần trước đó do chỉ giao dịch trong 3 ngày nhưng nếu tính trung bình từng phiên thì vẫn ghi nhận mức sụt giảm về thanh khoản.

Trong đó, trên sàn HOSE, khối lượng và tổng giá trị giao dịch đạt lần lượt đạt 1.623 triệu cổ phiếu và 46.816 tỷ đồng, giảm 47,5% về lượng và 47,8% về giá trị so với tuần trước đó.

Còn trên sàn HNX, khối lượng và giá trị lần lượt đạt 210 triệu cổ phiếu và 4.855 tỷ đồng, giảm 53,7% về lượng và 52,9% về giá trị so với tuần trước.

VN-Index điều chỉnh trong tuần thứ năm liên tiếp với thanh khoản khớp lệnh tính trung bình mỗi phiên tiếp tục suy giảm so với tuần trước đó và thấp hơn mức trung bình 20 tuần gần nhất. Kết hợp với diễn biến trong tuần thì có thể thấy là bên bán vẫn đang áp đảo trước bên mua ở thời điểm hiện tại và thanh khoản thấp thể hiện sự quan tâm của nhà đầu tư đối với thị trường cũng suy giảm đáng kể.

Áp dụng lý thuyết sóng elliott trên biểu đồ thì có thể thấy là VN-Index hiện đang nằm trong sóng điều chỉnh a với target theo lý thuyết quanh ngưỡng 1.200 điểm (fibonacci retracement 38,2% sóng tăng 5). Chỉ khi VNIndex lấy lại ngưỡng 1.350 điểm (fibonacci retracement 127,2% sóng điều chỉnh 4) thì mới xác nhận là chỉ số này quay trở lại sóng tăng 5 với target theo lý thuyết trong khoảng 1.530-1.550 điểm (fibonacci retracement 161,8% sóng điều chỉnh 4).

Với tuần giảm khá mạnh vừa qua (-2,7%) thì chỉ số VN-Index đã đánh mất ngưỡng 1.350 điểm nên khả năng thị trường tiếp tục giảm trong tuần tới được đánh giá cao hơn. Tuy nhiên, với việc giá đã chiết khấu khá mạnh thời gian gần đây thì có thể kỳ vọng vào một sự hồi phục trở lại.

Nhìn lại dự báo của các công ty chứng khoán tuần đầu tháng 5:

CTCK MB (MBS) đã đưa ra 2 nhận định sai và 1 nhận định trung lập.

Cụ thể, trái với dự báo thị trường sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trong các phiên 4/5 và 6/5, diễn biến thực tế chỉ số VN-Index cắm đầu lao dốc mạnh, thậm chí phiên cuối tuần ngày 6/5 bốc hơi tới hơn 31 điểm, thủng mốc 1.330 điểm.

Trong khi đó, sau khi nhận điểm trừ trong phiên giảm điểm ngày 4/5, MBS đã thận trọng hơn và không đưa ra nhận định xu hướng tăng giảm của thị trường. Tuy nhiên, dự báo của công ty chứng khoán này có phần sai lệch khi cho rằng, nhà đầu tư tìm cơ hội ở nhóm cổ phiếu nhỏ, trong khi thực tế phiên 5/5, nhóm cổ phiếu bluechip đồng loạt “khởi nghĩa” giúp VN-Index tăng vọt lên mốc 1.360 điểm.

Bên cạnh đó, CTCK Rồng Việt – VDSC khá thất bại với những nhận định trái ngược với xu hướng thị trường trong 3 phiên giao dịch đầu tháng 5.

Cụ thể, với diễn biến giảm sâu trong các phiên 4/5 và 6/5, thì VDSC dự báo thị trường tiếp tục hồi phục và VN-Index có thể hướng đến vùng cản 1.390 +/-10 điểm.

Trái lại, phiên đảo chiều hồi phục ngày 5/5 giúp VN-Index giành lại mốc 1.360 điểm lại được công ty chứng khoán này nhận định thị trường sẽ kiểm tra lại vùng hỗ trợ 1.330-1.340 điểm.

Tại CTCK Tân Việt – TVSI liên tiếp đưa ra dự báo trung lập trong tuần ngắn ngủi đầu tháng 5, dù thị trường giảm mạnh ngày 4/5 và 6/5, hay đảo chiều hồi phục ngày 5/5.

Theo đó, công ty chứng khoán này đã không nhận định về xu hướng tăng giảm của thị trường mà chỉ khuyến nghị nhà đầu tư nên tận dụng cơ hội để tái cơ cấu lại danh mục theo hướng loại bỏ các cổ phiếu yếu trong phiên tăng và cơ cấu sang các cổ phiếu mạnh trong các phiên điều chỉnh.

Còn CTCK KB Việt Nam (KBSV) nhận định thận trọng với dự báo xu hướng thị trường sẽ có những nhịp rung lắc. Đáng chú ý, dù vẫn có quan điểm này trong phiên cuối tuần ngày 6/5, nhưng nhận định của KBSV lại phải nhận điểm trừ khi cho rằng, VN-Index đang có nhiều cơ hội xác lập mô hình 2 đáy và bước vào nhịp phục hồi ngắn hạn với vùng kháng cự gần tại quanh 136x và tích cực hơn là 1.380 điểm.

N.T