Thoái hóa đốt sống cổ có bị di truyền không

30/05/2021 | Người đưa Tin

Thoái hóa cột sống là gì?

- Bệnh thoái hóa đốt sống cổ là tập hợp của sự biến đổi hình thái tại các tổ chức liên quan đến cột sống cổ như vôi hóa, loãng xương, giãn dây chằng, mọc gai xương, sụn khớp bị bào mòn, đĩa đệm mất nước và hư hại…

- Hầu hết khi bước qua tuổi 40, các khớp trong cơ thể đều có hiện tượng này nhưng cột sống cổ lại đóng một vai trò quan trọng vì chức năng giải phẫu sinh lý đặc biệt của nó.

Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không ?

- Tùy theo mức độ tổn thương mà sự ảnh hưởng của bệnh là khác nhau. Ngoài hạn chế vận động và những cơn đau buốt vùng cổ gáy, khi 7 đốt sống cổ bị thoái hóa còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

- Nếu thoái hóa đốt sống cổ ở mức độ nhẹ thì chèn ép tủy cổ gây đau đầu, chóng mặt, thiếu máu lên não teo chi, rối loạn đại tiểu tiện. Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị liệt tứ chi, thậm chí nếu để tình trạng kéo dài có thể gây ra liệt vĩnh viễn.

Kết quả hình ảnh cho thoái hóa cột sống

  1. Dấu hiệu và triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ

- Cột sống cổ không chỉ bao gồm 7 đốt sống mà còn liên quan đến các tổ chức thần kinh chi phối toàn bộ hoạt động sống của con người. Chính vì thế, các chuyên gia cho biết, cột sống cổ có vai trò quan trọng như bộ não thứ 2 của con người.

- Đau cột sống cổ cấp tính: Các cơn đau vai gáy diễn ra bất ngờ và đột ngột khi người bệnh làm việc nặng, ho, hắt hơi mạnh… Cơn đau do thoái hóa cột sống cổ đặc trưng với hiện tượng buốt nhói như kim châm, khi xoay chuyển, cổ phát ra tiếng kêu “răng rắc”, “khục” và kèm theo tình trạng cứng cổ.

- Đau cột sống cổ mãn tính: Các cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ diễn ra âm ỉ và liên tục mà không rõ lý do. Từ thời điểm đau cột sống cổ cổ cấp tính cho đến mãn tính mất một thời gian khá lâu, khoảng vài năm.

+ Hạn chế vận động: Nếu tầm vận động cổ (bao gồm cúi, ngửa, gập cổ trái phải, xoay cổ trái phải) nhỏ hơn 45 độ kèm theo các triệu chứng cứng cổ, đau cổ thì nguy cơ mắc thoái hóa đốt sống cổ của bạn là rất cao.

+ Chèn ép rễ thần kinh: Khi rễ thần kinh cổ bị chèn ép, cơn đau có thể lan xuống vai gáy, cánh tay và chẩm đầu. Tổn thương rễ thần kinh: Xảy ra ở giai đoạn muộn của thoái hóa đốt sống cổ với những triệu chứng đặc trưng như mất phản xạ dựng lông, mất cảm giác chi trên, rối loạn dinh dưỡng da, giảm tiết mồ hôi, không phân biệt được nóng lạnh… thậm chí là teo cơ.

+ Biến dạng cột sống: Bệnh nhân bị mất đường cong sinh lý cổ, sái cổ, vẹo cổ, mất ưỡn, không xoay chuyển được cổ và đầu.

+ Triệu chứng bệnh thoái hóa đốt sống cổ khác: Mất ngủ, mệt mỏi , nhức đầu, suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, ăn không ngon, khả năng sinh dục giảm, đại tiểu tiện cũng khó khăn hơn.

II. Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ

- Sự hao mòn của sụn, xương và đĩa đệm là nguyên nhân khiến cột sống cổ bị thoái hóa. Dưới đây là một số yếu tố góp phần hình thành căn bệnh này:

- Lão hóa sinh học: Là nguyên nhân chính gây ra thoái hóa đốt sống cổ. Khi bước qua tuổi 40, đĩa đệm của con người sẽ mất dần tính thẩm thấu, khả năng chịu áp lực cũng kém dần, tế bào sụn giảm chất lượng và không thể tự tái tạo.

- Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ do yếu tố nghề nghiệp: Chọn nghề là chọn bệnh. Đặc thù công việc của một số người như thợ cắt tóc, nha sĩ, thợ sơn trần nhà, công nhân may, công nhân bốc vác… phải cúi đầu hoặc bê vác vật nặng trên vai khiến cột sống cổ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Thoái hóa đốt sống cổ do ngồi sai tư thế: Những thói quen xấu có thể gây sang chấn cổ bao gồm ngồi gập cổ, gối quá cao hoặc quá thấp, kẹp điện thoại vào cổ và tai để nghe, ngủ gục trên bàn…

- Nguyên nhân bệnh thoái hóa đốt sống cổ do chấn thương: Các yếu tố chấn thương cấp và vi chấn thương có thể khiến cột sống cổ bị yếu đi hoặc gây ảnh hưởng ngay lập tức.

- Bị thoái hóa đốt sống cổ do di truyền: Những yếu tố như hàm lượng collagen và khả năng tổng hợp PG của sụn được chứng minh có có tính chất di truyền. Vì vậy nếu ông bà, cha mẹ của bạn bị thoái hóa cột sống cổ thì nguy cơ bạn sẽ mắc căn bệnh này là rất cao.

- Nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống cổ khác: Chế độ ăn uống không khoa học, bệnh lý cột sống, bệnh lý tự miễn, stress… cũng là yếu tố thúc đẩy hiện tượng thoái hóa.

III. Chẩn đoán và phân loại thoái hóa đốt sống cổ

- Ngoài các biểu hiện lâm sàng trên, bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ cần được chẩn đoán cận lâm sàng bằng các phương pháp hiện đại như:

- Chụp X-Quang: Phim chụp X-Quang sẽ thể hiện các đặc điểm bất thường của cột sống cổ: hẹp lỗ liên hợp, đặc xương dưới sụn, giảm chiều cao đĩa đệm, gai xương, mất đường cong sinh lý…

- Chụp CT-scan: Ngoài phát hiện được thoái hóa đốt sống cổ còn thấy thêm chứng hẹp ống sống (nếu có) mà phim chụp X-Quang không thể hiện được.

- Chụp MRI: Chụp cộng hưởng từ có giá đắt nhất, tuy nhiên sẽ thu thêm nhiều giá trị ngoài chẩn đoán thoái hóa đốt sống cổ như thoát vị đĩa đệm (nếu có), vị trí thoái hóa, rễ thần kinh bị chèn ép… thậm chí là các khối u, viêm đĩa đệm đốt sống.

IV. Điều trị

- Y học hiện đại: Các thuốc giảm đau, dãn cơ, vitamin liều cao, Các thuốc cải thiện sụn khớp như glucosamin….

Bị thoái hoá đốt sống cổ nên ăn gì?

Những người bệnh thoái hoá đốt sống cổ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B12 để cải thiện tình trạng thoái hoá. Những thực phẩm đó bao gồm: gan, thịt đỏ, cá, gia cầm, trứng và các sản phẩm từ sữa tươi, sữa chua, phô mai,... Thực phẩm giàu vitamin C.

Thoái hoá đốt sống cổ cổ ảnh hưởng gì không?

Thoái hóa cột sống cổ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Mất ngủ: Bệnh nhân bị đau nhiều cả khi nghỉ ngơi, dẫn tới mất ngủ, mệt mỏi kéo dài, thậm chí gây tăng huyết áp và tăng nguy cơ đột quỵ; Thoát vị đĩa đệm: Khi các dây thần kinh chèn ép tới rễ thần kinh sẽ gây tê liệt ở 1 hoặc 2 bên cánh tay.

Thoái hoá đốt sống cổ gây ra triệu chứng gì?

Nhận biết triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ.

Đau đầu, chóng mặt. ... .

Cứng cổ và khó cử động vùng cổ ... .

Dấu hiệu Lhermitte. ... .

Chèn ép thần kinh. ... .

Gây rối loạn tiền đình. ... .

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ ... .

Thăm khám khi có triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ ... .

Không ngồi lâu một tư thế khi làm việc..

Mở thoái hóa cột sống có bao nhiêu tiền?

Vậy, mổ thoái hóa cột sống bao nhiêu tiền? Thông thường, người bệnh sẽ chi khoảng 15 – 20 triệu đồng/ca khi dùng phương pháp mổ truyền thống và khoảng 20 – 40 triệu đồng/ca khi mổ nội soi.

Chủ đề