Thời gian phong tỏa là bao lâu

Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú để phòng chống bệnh Covid-19

Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú để phòng chống bệnh Covid-19


1. Mục đích: Ngăn chặn sự lây lan của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19).

2. Hình thức cách ly:

Cách ly y tế theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007. 

3. Đối tượng cách ly:

Những người không có các triệu chứng nghi nhiễm nCoV (ho, sốt, khó thở) và có một trong những yếu tố sau đây:  a) Sống trong cùng nhà, nơi lưu trú với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh;  b) Cùng làm việc với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh;  c) Cùng nhóm du lịch, đoàn công tác, nhóm vui chơi với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong thời gian mắc bệnh; d) Có tiếp xúc gần trong vòng 2 mét với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ trong trong thời gian mắc bệnh ở bất kỳ tình huống nào;  đ) Ngồi cùng hàng hoặc trước sau hai hàng ghế trên cùng một chuyến xe/toa tàu/máy bay với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ;  e) Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam từ Trung Quốc hoặc từng đi qua Trung Quốc (trừ tỉnh Hồ Bắc) trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh.

4. Thời gian cách ly

a) Cách ly tối đa 14 ngày, số ngày cách ly cụ thể được tính từ ngày tiếp xúc lần cuối với trường hợp bệnh xác định hoặc trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc từ ngày nhập cảnh vào Việt Nam.  b) Khi người nghi ngờ mắc bệnh được chẩn đoán loại trừ không mắc bệnh thì những người được cách ly có liên quan sẽ kết thúc việc cách ly. 

5. Tổ chức thực hiện cách ly 


5.1. Cán bộ y tế a) Tổ chức điều tra, lập danh sách người cần cách ly để ghi nhận thông tin về địa chỉ gia đình, nơi lưu trú, số điện thoại cá nhân, tên và số điện thoại của người khi cần liên hệ. Cung cấp số điện thoại của cơ quan y tế cho người được cách ly và gia đình, người quản lý nơi lưu trú. b) Phối hợp với chính quyền địa phương đến nhà hoặc nơi lưu trú của người được cách ly thông báo yêu cầu, mục đích, thời gian của việc cách ly cho người được cách ly và gia đình hoặc người quản lý nơi lưu trú; vận động tạo sự đồng thuận, tình nguyện thực hiện. Trong trường hợp đối tượng cách ly không thực hiện, áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế.  c) Hướng dẫn người được cách ly cách sử dụng và tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần (sáng, chiều) một ngày và ghi chép kết quả đo, tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khoẻ hàng ngày. d) Hướng dẫn thành viên trong gia đình người được cách ly và người quản lý nơi lưu trú cách thức khử trùng nơi ở như: lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở gia đình bằng xà  phòng hoặc các chất khử trùng hoặc chất tẩy rửa thông thường. đ) Theo dõi tình trạng sức khỏe và ghi nhận thông tin vào mẫu theo dõi sức khỏe của người được cách ly. Báo cáo kết quả theo dõi hàng ngày cho cơ quan y tế tuyến huyện. e) Thực hiện nghiêm các qui định về phòng chống lây nhiễm cho cán bộ y tế theo quy định của Bộ Y tế khi tiếp xúc với người được cách ly.  g) Hướng dẫn người được cách ly thu gom riêng khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải để gọn vào góc phòng của người được cách ly. Trong thời gian cách ly, nếu người được cách ly xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì thu gom và xử lý như chất thải lây nhiễm. Hết thời gian cách ly, nếu người được cách ly không xuất hiện triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh thì thu gom và xử lý như rác thải thông thường. h) Hướng dẫn và phát tờ rơi khuyến cáo phòng bệnh cho gia đình, người quản lý nơi lưu trú có người được cách ly để thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm trong hộ gia đình, nơi lưu trú. i) Báo cáo ngay cho y tế tuyến trên và chính quyền địa phương, phối hợp chuyển người được cách ly đến bệnh viện nếu người được cách ly có biểu hiện mắc bệnh như sốt, ho, khó thở trong quá trình theo dõi.  k) Ứng xử tận tình, chia sẻ, động viên và giúp đỡ người được cách ly khi thực hiện nhiệm vụ tạo tâm lý thoải mái, tin tưởng của người được cách ly trong suốt quá trình theo dõi. l) Báo cáo kết quả cuối cùng cho y tế tuyến huyện và chính quyền địa phương ngay sau khi kết thúc thời gian cách ly.

5.2. Người được cách ly

a) Chấp hành việc tự cách ly tại nhà, nơi lưu trú đúng thời gian quy định, tốt nhất cách ly ở một phòng riêng. Trong trường hợp gia đình, nơi lưu trú không có phòng riêng thì giường ngủ của người được cách ly nên cách xa giường ngủ của các thành viên khác trong gia đình ít nhất 2 mét. b) Phòng cách ly nên đảm bảo thông thoáng khí, thường xuyên được vệ sinh, hạn chế các đồ đạc vật dụng trong phòng, nơi cách ly. c) Tự đo nhiệt độ cơ thể ít nhất 2 lần (sáng, chiều) một ngày; ghi chép kết quả đo và tình trạng sức khỏe chung vào phiếu theo dõi sức khoẻ hàng ngày. d) Hàng ngày hạn chế ra khỏi phòng riêng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người trong gia đình, nơi lưu trú cũng như những người khác; tự theo dõi sức khỏe; thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn khác.  đ) Hàng ngày thông báo cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi 2 lần sáng, chiều về kết quả đo nhiệt độ và tình hình sức khỏe của bản thân.  e) Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi ngay khi có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở. g) Không được tự động rời khỏi nhà, nơi lưu trú. h) Người được cách ly phải thu gom khẩu trang, khăn, giấy lau mũi, miệng đã qua sử dụng vào túi đựng rác thải riêng và để gọn vào góc phòng của người được cách ly.  i) Không ăn chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi lưu trú. 

5.3. Thành viên trong hộ gia đình, người làm việc, quản lý nơi lưu trú của người được cách ly

a) Hàng ngày hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi cần tiếp xúc. b) Hàng ngày lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở gia đình, nơi lưu trú bằng xà phòng hoặc các chất khử trùng hoặc chất tẩy rửa thông thường. c) Giúp đỡ, động viên, chia sẻ với người được cách ly trong suốt thời gian cách ly. d) Thông báo ngay cho cán bộ y tế xã, phường, thị trấn được phân công phụ trách theo dõi khi người được cách ly có một trong các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh: sốt, ho, khó thở. đ) Hỗ trợ phương tiện vệ sinh, xà phòng, dung dịch sát khuẩn, khẩu trang cho người được cách ly, nếu có yêu cầu. g) Không tổ chức hoạt động đông người tại gia đình, nơi lưu trú. 

5.4. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và cộng đồng nơi có người được cách ly

a) Tạo điều kiện, động viên, chia sẻ, giúp đỡ gia đình, nơi lưu trú và người được cách ly để người được cách ly yên tâm thực hiện việc cách ly trong suốt thời gian theo dõi.     b) Chỉ đạo, giám sát chặt chẽ việc thực hiện cách ly và tiến hành cưỡng chế cách ly y tế nếu người được cách ly không tuân thủ yêu cầu cách ly y tế. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các đơn vị, cá nhân phản ánh về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) để nghiên cứu, giải quyết./.

Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Nhân viên y tế tiến hành test nhanh cho kết quả tại chỗ cho người dân tổ 15, ấp 3, xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn (TP.HCM) vào tối 1-7 - Ảnh: DUYÊN PHAN

* Việc xét nghiệm trong khu phong tỏa, ở chợ và khu dân cư có F0 sẽ thực hiện mấy lần?

- Với tình hình dịch ở TP.HCM, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã có đề nghị đối với vùng lõi, vùng phong tỏa, vùng áp thiết chế cách ly tập trung... cứ 3 ngày lấy mẫu xét nghiệm một lần để tìm ra các ca nhiễm, sớm cách ly khỏi cộng đồng. 

Đối với khu vực có nguy cơ thì 5 - 7 ngày lấy mẫu xét nghiệm một lần, có thể sử dụng test nhanh kháng nguyên hoặc xét nghiệm RT-PCR.

Đối với các khu vực khác, tiến hành giám sát và xét nghiệm tầm soát, lấy mẫu theo hộ gia đình. Có thể áp dụng cả xét nghiệm kháng nguyên và xét nghiệm gộp mẫu. 

Hiện nay, tại TP.HCM đang ưu tiên áp dụng lặp lại xét nghiệm ở những vùng phong tỏa xét nghiệm 2 - 3 ngày/lần, khu vực có nguy cơ cao xét nghiệm 5 - 7 ngày/lần để loại bỏ nguồn lây trong cộng đồng.

* Quy định về số ngày phong tỏa ở khu dân cư và các chợ cụ thể như thế nào?

- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM trả lời: Nhằm khoanh vùng dập dịch triệt để, không để dịch lan rộng trong cộng đồng và lan sang các vùng, địa phương khác..., vùng cách ly y tế (khu vực phong tỏa) sẽ được thiết lập theo quy mô phù hợp với tình hình dịch bệnh như cụm dân cư, khu phố, dãy phố, thôn, tổ, đội, ấp, xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị.

Chỉ định phong tỏa ít nhất 14 ngày hoặc kéo dài thời gian hơn (tùy theo diễn biến tình hình dịch bệnh) trong cộng đồng nơi đó. Việc tổ chức lấy mẫu được thực hiện theo nhóm đối tượng nguy cơ để tránh lây nhiễm chéo, từng hộ gia đình (bắt đầu từ hộ nguy cơ thấp nhất) lần lượt được mời ra điểm lấy mẫu.

Tại khu vực phong tỏa cần thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp cách ly y tế; thực hiện cách ly tại từng hộ gia đình trong cộng đồng với nguyên tắc nhà cách ly với nhà; đảm bảo từng nhà đóng cửa, không ai được ra khỏi nhà, trừ người có nhiệm vụ hoạt động trong khu vực phong tỏa.

* Trong những ngày tới, TP.HCM sẽ xét nghiệm đại trà ở các quận huyện như thế nào?

- Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM, qua thông tin điều tra truy vết, TP.HCM đã lập bản đồ dịch tễ các ổ dịch, phân loại các vùng nguy cơ tại các địa bàn quận, huyện để từ đó đề xuất địa phương lên phương án tổ chức việc lấy mẫu xét nghiệm tầm soát đúng trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo hiệu quả, tránh lãng phí. 

Việc tổ chức lấy mẫu xét nghiệm này phải có sự cân đối số lượng xét nghiệm nhằm phù hợp với tổng công suất xét nghiệm của các phòng xét nghiệm, đảm bảo việc trả kết quả nhanh và chính xác.

Ngoài ra để việc chống dịch thuận lợi, thành phố đã phân cấp, phân quyền cho các địa phương chủ động quyết định các biện pháp phòng dịch trên địa bàn. Tùy tình hình diễn biến dịch bệnh trên địa bàn, các quận huyện linh hoạt tổ chức xét nghiệm bằng test nhanh.

Test nhanh COVID-19 có thể thực hiện tại nhà?

Một người bán thịt ở Phú Yên tự mua dụng cụ test nhanh và phát hiện mắc COVID-19, gọi báo trạm y tế, việc này đang được nhiều người quan tâm. Có thể mua test nhanh và tự xét nghiệm tại nhà, kết quả đáng tin cậy không?

Ông Nguyễn Tử Hiếu (phó vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế, Bộ Y tế) cho biết:

Test nhanh COVID-19 chỉ có giá trị sàng lọc, trường hợp kết quả dương tính vẫn phải làm lại xét nghiệm PCR để khẳng định. Tại Việt Nam hiện áp dụng 3 phương pháp xét nghiệm COVID-19: xét nghiệm PCR, xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể.

Trong đó, xét nghiệm kháng thể và kháng nguyên đều cho kết quả nhanh hơn so với PCR. Test nhanh kháng nguyên sử dụng mẫu bệnh phẩm là dịch hầu và nước bọt, test nhanh kháng thể sử dụng mẫu máu để xét nghiệm. Sắp tới sẽ có thể xét nghiệm bằng hơi thở.

Về mức độ chính xác, test nhanh kháng nguyên là phương pháp đang bàn đến ở đây cho kết quả chính xác khoảng 80%. Cách xét nghiệm rất đơn giản, lấy mẫu bệnh phẩm cho vào ống dung dịch rồi nhỏ vào khay thử, thời gian cho kết quả 15 - 30 phút.

Hiện có 7 sản phẩm test kit nhanh kháng nguyên đã được cho phép lưu hành, bao gồm 1 sản phẩm sản xuất trong nước và 6 sản phẩm nhập khẩu, giá từ 100.000 - 200.000 đồng/test kit.

Tuy xét nghiệm đơn giản nhưng ngành y tế không khuyến cáo người dân làm xét nghiệm tại nhà mà nên đến cơ sở y tế, do các nguyên nhân có thể xảy ra như dùng bộ xét nghiệm không đúng cách, lấy mẫu bệnh phẩm không đúng... sẽ dẫn đến kết quả không chuẩn xác.

Mẫu bệnh phẩm lấy và để ngoài môi trường (tại nhà) cũng có thể dẫn đến lây lan dịch bệnh.

L.ANH

HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19

Từ ngày 8-7, báo Tuổi Trẻ tổ chức chuyên mục HỎI - ĐÁP về dịch COVID-19. Chuyên mục này sẽ đáp ứng nhu cầu thông tin cụ thể của bạn đọc về các vấn đề dân sinh. Bạn đọc có thể đặt câu hỏi trong phần comment của mỗi bài.

Các câu hỏi sẽ được báo Tuổi Trẻ chuyển đến các chuyên gia, các nhà quản lý, các cơ quan có chức năng để phần nào giải đáp những thắc mắc của bạn đọc liên quan đến chính sách, cơ chế, quy định... đang được triển khai, đặc biệt trong mùa dịch COVID-19 khi TP.HCM thực hiện chỉ thị 16 của Chính phủ trong 15 ngày để dập dịch.

TP.HCM lấy mẫu xét nghiệm tận nhà để truy vết F0

HƯƠNG THẢO

Video liên quan

Chủ đề