Thu nhập trung bình của quận hải châu

Ngày 20-7, dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận Hải Châu lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020-2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng đề nghị, Quận ủy Hải Châu cần tập trung nghiên cứu, xác định hướng đột phá về phát triển kinh tế.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng phát biểu tại Hội nghị.

Theo đó, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đề nghị, Quận ủy Hải Châu tập trung nghiên cứu, xác định hướng đột phá về phát triển kinh tế quận; nhất là sớm hình thành tuyến phố chuyên doanh, phố đi bộ tại đường Bạch Đằng, tạo nên sản phẩm du lịch đặc trưng; tiếp tục nhân rộng mô hình tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt, từng bước hình thành và phát triển nền kinh tế số để hướng đến việc phát triển quận Hải Châu là quận thông minh, đô thị hiện đại, văn minh, xứng tầm đô thị trung tâm, đầu tàu trong các hoạt động của Đà Nẵng.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cũng biểu dương và đánh giá cao những kết quả đạt được của Ban Chấp hành Đảng bộ quận Hải Châu trong nửa đầu nhiệm kỳ 2020-2025. Đồng thời, đề nghị tiếp tục triển khai nghiêm túc Kết luận số 21-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; quán triệt, tuyên truyền và triển khai hiệu quả các chủ trương, chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy; thường xuyên theo dõi, kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh, xử lý cán bộ, đảng viên có hành vi tán phát những nội dung trái với quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên mạng xã hội.

Theo báo cáo tại hội nghị, trong nửa nhiệm kỳ qua, trong bối cảnh cả nước và thành phố tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Quận ủy Hải Châu đã đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, quyết liệt trong chỉ đạo, triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị theo tiến độ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận đề ra. Theo đó, 09/9 chỉ tiêu chủ yếu và 03 nhiệm vụ trọng tâm tại Nghị quyết Đại hội lần thứ VI Đảng bộ quận cơ bản bảo đảm tiến độ; 05 nhóm nhiệm vụ trọng tâm tại Kết luận số 60-KL/TU ngày 06/5/2021 của Ban Thường vụ Thành ủy xây dựng và phát triển quận Hải Châu được triển khai đồng bộ, đạt kết quả khả quan.

Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được chú trọng toàn diện trên các lĩnh vực. Hoạt động giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội quận ngày càng thiết thực. Kinh tế quận tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng (dịch vụ chiếm 91,64%, công nghiệp - xây dựng chiếm 7,91%, nông nghiệp chiếm 0,45%). Trong giai đoạn 2020 - 2022, thu ngân sách tăng bình quân 17,3%/năm so với chỉ tiêu 9-10%/năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng bình quân 14,5% so với chỉ tiêu 10,5%. Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, đô thị, môi trường dần đi vào nền nếp. Công tác bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân được quan tâm thực hiện tốt. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, không xảy ra vụ việc phức tạp, nổi cộm.

Quận Hải Châu là nơi tập trung chủ yếu các cơ quan ban ngành và là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị và giáo dục của thành phố Đà Nẵng.

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Trung tâm Y tế quận Hải Châu

Quận Hải Châu có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp các quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn với ranh giới là sông Hàn
  • Phía tây giáp quận Thanh Khê
  • Phía nam giáp quận Cẩm Lệ
  • Phía bắc giáp Biển Đông (vịnh Đà Nẵng).

Trên địa bàn quận có sân bay quốc tế Đà Nẵng. Nếu không tính diện tích sân bay (8,42 km²) thì diện tích quận là 12,17 km². Mật độ dân số năm 2005 là 16.340 người/km².

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 10 năm 1955, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa thành lập thị xã Đà Nẵng, trong đó quận I (tương ứng với địa bàn quận Hải Châu ngày nay) gồm 9 khu phố: Xương Bình, Phước Ninh, Thiệu Bình, Hải Châu, Thạch Thang, Nam Dương, Hòa Thuận, Bình Thuận và Nại Hiên.

Ngày 6 tháng 1 năm 1973, Chính phủ Việt Nam Cộng hòa giải thể 9 khu phố thuộc quận I và chia lại thành 7 phường: Thiệu Bình, Xương Bình, Thạch Thang, Hải Châu, Nam Phước, Bình Hiên và Hòa Thuận.

Tháng 2 năm 1976, hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín và thị xã Đà Nẵng thời Việt Nam Cộng hòa sáp nhập thành tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Lúc này, 3 quận I, II và III của thị xã Đà Nẵng cũ tạm thời trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Ngày 30 tháng 8 năm 1977, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 228-CP. Theo đó, sáp nhập 3 quận I, II và III thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành đơn vị hành chính: thành phố Đà Nẵng và đến ngày 6 tháng 11 năm 1996, Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh. Theo đó, chia tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc trung ương. Thành phố Đà Nẵng có địa giới hành chính bao gồm thành phố Đà Nẵng cũ và hai huyện Hòa Vang, Hoàng Sa.

Ngày 23 tháng 1 năm 1997, Chính phủ ban hành Nghị định số 07/1997/NĐ-CP. Theo đó, thành lập quận Hải Châu trên cơ sở khu vực I thuộc thành phố Đà Nẵng cũ, bao gồm 12 phường: Hải Châu I, Hải Châu II, Thạch Thang, Thanh Bình, Thuận Phước, Bình Thuận, Hòa Thuận, Nam Dương, Phước Ninh, Bình Hiên, Hòa Cường và Khuê Trung.

Khi mới thành lập, quận có 2.373 ha diện tích tự nhiên và 203.264 người.

Ngày 2 tháng 3 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 24/2005/NĐ-CP. Theo đó:

  • Chia phường Hòa Cường thành 2 phường: Hòa Cường Bắc và Hòa Cường Nam
  • Chia phường Hòa Thuận thành 2 phường: Hòa Thuận Đông và Hòa Thuận Tây.

Ngày 5 tháng 8 năm 2005, Chính phủ ban hành Nghị định 102/2005/NĐ-CP. Theo đó, chuyển phường Khuê Trung về quận Cẩm Lệ mới thành lập.

Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, quận Hải Châu còn lại 2.059 ha diện tích tự nhiên và 198.829 người với 13 phường trực thuộc.

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Một con đường tại quận Hải Châu.

Là một quận trung tâm, nằm sát trục giao thông Bắc Nam và cửa ngõ ra Biển Đông. Với một hệ thống hạ tầng giao thông phát triển mạnh, đồng thời, là trung tâm hành chính, thương mại, dịch vụ của thành phố, tập trung đông dân cư và các cơ quan, văn phòng của hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố, quận Hải Châu có một tầm quan trọng đặc biệt trong sự phát triển của TP Đà Nẵng về tất cả mọi mặt.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Bản đồ hành chính quận Hải Châu

Quận Hải Châu bao gồm 13 phường: Bình Hiên, Bình Thuận, Hải Châu I, Hải Châu II, Hòa Cường Bắc, Hòa Cường Nam, Hòa Thuận Đông, Hòa Thuận Tây, Nam Dương, Phước Ninh, Thạch Thang, Thanh Bình và Thuận Phước.

Đường phố[sửa | sửa mã nguồn]

  • 3 tháng 2
  • 30 tháng 4
  • 2 tháng 9
  • Ba Đình
  • Bắc Đẩu
  • Bạch Đằng
  • Bùi Kỷ
  • Bùi Sĩ Tiêm
  • Bùi Viện
  • Bùi Xuân Phái
  • Ca Văn Thỉnh
  • Cách Mạch Tháng Tám
  • Cầm Bá Thước
  • Cao Thắng
  • Cao Xuân Dục
  • Cao Xuân Huy
  • Châu Thượng Văn
  • Châu Văn Liêm
  • Chi Lăng
  • Chu Mạnh Trinh
  • Chu Văn An
  • Cô Bắc
  • Cô Giang
  • Đặng Nguyên Cẩn
  • Đặng Thùy Trâm
  • Đặng Tử Kính
  • Đào Cam Mộc
  • Đào Tấn
  • Đinh Công Tráng
  • Đinh Tiên Hoàng
  • Đỗ Pháp Thuận
  • Đỗ Xuân Cát
  • Doãn Khuê
  • Đoàn Quý Phi
  • Đoàn Thị Điểm
  • Đốc Ngữ
  • Đống Đa
  • Đức Lợi
  • Dương Bá Trạc
  • Dương Quảng Hàm
  • Dương Thưởng
  • Duy Tân
  • Giang Văn Minh
  • Hà Huy Giáp
  • Hải Hồ
  • Hải Phòng
  • Hải Sơn
  • Hàn Mặc Tử
  • Hàn Thuyên
  • Hồ Biểu Chánh
  • Hồ Nguyên Trừng
  • Hồ Tông Thốc
  • Hoàng Diệu
  • Hoàng Thúc Trâm
  • Hoàng Tích Trí
  • Hoàng Văn Thụ
  • Hoàng Xuân Nhị
  • Hùng Vương
  • Huy Cận
  • Huỳnh Lý
  • Huỳnh Mẫn Đạt
  • Huỳnh Ngọc Huệ
  • Huỳnh Tấn Phát
  • Huỳnh Thúc Kháng
  • Lê Anh Xuân
  • Lê Bá Trinh
  • Lê Cơ
  • Lê Đại
  • Lê Đình Dương
  • Lê Đình Lý
  • Lê Đình Thám
  • Lê Duẩn
  • Lê Duy Lương
  • Lê Hồng Phong
  • Lê Khắc Cần
  • Lê Khôi
  • Lê Lai
  • Lê Lợi
  • Lê Nỗ
  • Lê Quý Đôn
  • Lê Sát
  • Lê Thanh Nghị
  • Lê Thánh Tôn
  • Lê Thị Hồng Gấm
  • Lê Văn Đức
  • Lê Văn Long
  • Lê Vĩnh Huy
  • Lương Ngọc Quyến
  • Lương Nhữ Hộc
  • Lưu Quý Kỳ
  • Lưu Trọng Lư
  • Lý Nhân Tông
  • Lý Thường Kiệt
  • Lý Tự Trọng
  • Mạc Đĩnh Chi
  • Mạc Thị Bưởi
  • Mai Am
  • Mai Dị
  • Mai Lão Bạng
  • Man Thiện
  • Nại Nam
  • Ngô Chi Lan
  • Ngô Gia Tự
  • Ngô Tất Tố
  • Ngô Thế Vinh
  • Ngô Thị Liễu
  • Nguyễn Bá Học
  • Nguyễn Bình
  • Nguyễn Chí Thanh
  • Nguyễn Cư Trinh
  • Nguyễn Đôn Tiết
  • Nguyễn Đổng Chi
  • Nguyễn Du
  • Nguyễn Dữ
  • Nguyễn Đức Cảnh
  • Nguyễn Hanh
  • Nguyễn Hoàng
  • Nguyễn Hữu Cảnh
  • Nguyễn Hữu Dật
  • Nguyễn Hữu Thọ
  • Nguyễn Khánh Toàn
  • Nguyễn Khoái
  • Nguyễn Lộ Trạch
  • Nguyễn Phẩm
  • Nguyễn Quang Bích
  • Nguyễn Sơn
  • Nguyễn Sơn Hà
  • Nguyễn Súy
  • Nguyễn Tất Thành
  • Nguyễn Thái Học
  • Nguyễn Thành Hãn
  • Nguyễn Thành Ý
  • Nguyễn Thi
  • Nguyễn Thị Minh Khai
  • Nguyễn Thiện Thuật
  • Nguyễn Trác
  • Nguyễn Trãi
  • Nguyễn Tri Phương
  • Nguyễn Trường Tộ
  • Nguyễn Văn Linh
  • Nguyễn Văn Thủ
  • Nguyễn Văn Tố
  • Nguyễn Văn Trỗi
  • Nguyễn Xuân Nhĩ
  • Nguyễn Xuân Ôn
  • Như Nguyệt
  • Nơ Trang Lơng
  • Núi Thành
  • Ông Ích Khiêm
  • Pasteur
  • Phạm Hồng Thái
  • Phạm Ngọc Thạch
  • Phạm Phú Thứ
  • Phạm Thế Hiển
  • Phạm Văn Bạch
  • Phạm Văn Nghị
  • Phan Anh
  • Phan Bội Châu
  • Phan Châu Trinh
  • Phan Đăng Lưu
  • Phan Đình Phùng
  • Phan Huy Ôn
  • Phan Kế Bính
  • Phan Thành Tài
  • Quang Trung
  • Quy Mỹ
  • Tạ Hiện
  • Tăng Bạt Hổ
  • Thái Phiên
  • Thân Cảnh Phúc
  • Thăng Long
  • Thành Điện Hải
  • Thanh Duyên
  • Thanh Hải
  • Thanh Long
  • Thanh Sơn
  • Thanh Thủy
  • Thi Sách
  • Thuận Yến
  • Tiên Sơn
  • Tiểu La
  • Tố Hữu
  • Tống Phước Phổ
  • Trần Bình Trọng
  • Trần Can
  • Trần Cừ
  • Trần Đăng Ninh
  • Trần Hữu Trang
  • Trần Kế Xương
  • Trần Phú
  • Trần Quốc Toản
  • Trần Quý Cáp
  • Trần Tấn Mới
  • Trần Thị Lý
  • Trần Văn Giáp
  • Trần Xuân Lê
  • Triệu Nữ Vương
  • Trịnh Công Sơn
  • Trưng Nhị
  • Trưng Nữ Vương
  • Trương Chí Cương
  • Trường Chinh
  • Tuệ Tĩnh
  • Văn Cận
  • Võ Thị Sáu
  • Vũ Duy Thanh
  • Vũ Hữu
  • Vũ Trọng Phụng
  • Xuân Diệu
  • Xuân Tâm
  • Ỷ Lan Nguyên Phi
  • Yên Bái

Giáo dục[sửa | sửa mã nguồn]

Một số trường Đại học, Cao đẳng đóng trên địa bàn quận Hải Châu như:

• Đại học Sư Phạm - Kỹ Thuật.

• Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng.

• Trường Đại học Mở Hà Nội (Phân hiệu Đà Nẵng).

• Đại học Kiến Trúc Đà Nẵng

• Đại học Đông Á

• Đại học Duy Tân (trường Khoa học máy tính).

• Đại học Duy Tân (trường Ngoại ngữ).

• Viện Nghiên cứu và đào tạo Việt - Anh.

• Cao đẳng Lạc Việt.

• Cao đẳng Phương Đông.

Y tế[sửa | sửa mã nguồn]

Một số bệnh viện đóng trên địa bàn quận như:

• Bệnh viện Điều Dưỡng Phục Hồi Chức Năng.

• Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng.

• Bệnh viện Đa khoa Hải Châu.

• Bệnh viện Đa Khoa Gia Đình.

• Bệnh viện Mắt Đà Nẵng.

• Bệnh viện C Đà Nẵng.

• Bệnh viện Đa khoa tư nhân Vĩnh Toàn.

• Bệnh viện Phụ nữ TP Đà Nẵng.

• Bệnh viện quốc tế Vinmec.

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Sân bay Quốc tế Đà Nẵng là cảng hàng không lớn nhất miền Trung Việt Nam, nằm cách trung tâm quận khoảng 3 km

Một số đường phố: Trưng Nữ Vương, Nguyễn Thành Hãn, Trần Phú, Bạch Đằng, Duy Tân, Nguyễn Hữu Thọ, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Hoàng, Hoàng Diệu, Núi Thành, 2 tháng 9, Trần Văn Trứ, Phan Châu Trinh, Nguyễn Văn Linh, Lê Đình Dương, Nguyễn Tất Thành, 3 tháng 2, Mai Lão Bạng, Triệu Nữ Vương, Ngô Chi Lan, Hải Hồ, Hải Sơn, Đống Đa, Như Nguyệt, Xuân Diệu, Cao Xuân Dục, Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phan Trọng Tuệ, Đinh Liệt, Lê Duẩn, Lê Lợi, Lê Lai, Ba Đình, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Du, Lương Ngọc Quyến, Phan Kế Bính, Hàn Mặc Tử, Võ Thị Sáu, Đinh Công Tráng, Hoàng Tích Trí, Tô Ngọc Vân,...

Chủ đề