Thực trạng hút thuốc lá ở học sinh, sinh viên

Lứa tuổi thiếu niên là một trong những giai đoạn quan trọng mà ai cũng phải trải qua để hướng đến sự trưởng thành về cả thể chất và tinh thân của con người. Ở lứa tuổi thiếu niên, trẻ chưa có suy nghĩ chín chắn, chưa suy sét được hết mức độ thiệt hơn, nên dễ phạm phải sai lầm, trong đó có việc tham gia sử dụng thuốc lá. Nếu không được can thiệp, kiểm soát kịp thời, rất dễ dẫn đến tình trạng nghiện thuốc lá, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống sau này của trẻ.

Thực trạng hút thuốc lá ở học sinh, sinh viên

Thiếu niên tụ tập hút thuốc lá tại thành phố Lạng Sơn

Thông thường ở vào lứa tuổi này, trẻ có tính ương ngạnh nên sự kiểm soát của các bậc phụ huynh đối với các việc làm sai trái của con em mình cần phải linh hoạt. Kết hợp giữa các biện pháp mềm dẻo và cứng rắn, tránh tạo áp lực cho trẻ, từng bước hướng con em mình tránh xa những thói hư, tật xấu.

Khi sử dụng phương pháp cứng rắn, vừa tạo áp lực cho trẻ, khiến cho trẻ bất mãn, thậm chí không thổ lộ, tâm sự của mình đối với cha mẹ. Những thói hư tật xấu của trẻ, không được kiểm soát kịp thời vì trẻ sẽ giấu diếm, sợ bị phát hiện khi thực hiện hành vi của mình. Trong khi đó không phải lúc nào các bậc cha mẹ cũng đi cạnh con cái để theo dõi chúng.

Thực tế cho thấy, có nhiều em học sinh tranh thủ giờ nghỉ tụ tập hút thuốc lá, thuốc lào mà các bậc cha mẹ không thể biết được. Khi sự việc được phát hiện, những trận đòn roi từ cha mẹ, có thể khiến cho trẻ sợ hãi ngay tại thời điểm đó, để rồi tiếp tục cảnh giác cao hơn khi thực hiện hành vi hút thuốc lá của mỉnh. Do đó việc dạy trẻ cần thiết phải áp dụng biên pháp mềm dẻo. Phương pháp này là khuyên nhủ, nhắc nhở, động viên con trẻ, để trẻ tự ý thức được các mặt lợi và hại, từ đó thực hiện chuyển đổi từ hành vi có hại thành hành vi có lợi đối với các thói hư, tật xấu của mình nói chung, hành vi hút thuốc lá nói riêng.

Hiện nay vẫn còn tình trạng học sinh ngồi trên ghế nhà trường hút thuốc lá trong thời gian nghỉ giải lao giữa các tiết học, hoặc tụ tập sau giờ tan trường để hút thuốc lá, thuốc lào. Càng nguy hiểm hơn khi trẻ sử dụng thuốc lá điện tử, vì theo nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của loại thuốc này gây ra cho người sử dụng nguy hiểm và nặng nề hơn so với thuốc lá truyền thống.

Khi hút thuốc lá trong thời gian dài dễ dẫn đến mắc các bệnh nguy hiểm như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, lao, ung thư thổi và các bệnh về tim mạch. Ngoài ra hút thuốc lá cũng có thể làm tổn thương AND và giảm khả năng sinh sản của cả nam và nữ. Đối với nam giới, có thể làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, rối loạn cường dương. Đối với nữ giới có thể làm cản trở sự di chuyển của trứng và tăng khả năng mãn kinh sớm.

 Đối với lứa tuổi thiếu nên, cơ thể chưa phát triển hết về thể chất, cũng có nghĩa các bộ phận trong cơ thể chưa phát triển hết hoàn toàn, chính vì vậy mà nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ càng trở nên nặng nề hơn so với độ tuổi trưởng thành. 

Để kiểm soát tình trạng hút thuốc lá trong lứa tuổi thiếu niên, ngoài việc kết hợp hài hòa giữa cứn rắn và nhẹ nhàng của gia đình, còn cần sự phối kết hợp của giáo viên và nhà trường. Đối với nhà trường cần thường xuyên nhân cao nhận thức của các em về tác hại của thuốc lá thông qua các buổi ngoại khóa của lớp, của trường. Đối với giáo viên cần phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc kiểm soát các hoạt động của học sinh trong và ngoài nhà trường. Kịp thời phát hiện những thói hư, tật xấu của con trẻ, trong đó có hành vi hút thuốc lá, để từng bước uốn nắn, hướng con trẻ đến các hành vi có lợi cho sức khỏe và có ích cho xã hội, trong đó có hành vi. Tránh tình trạng phát hiện quá muộn, khi trẻ đã trở nên nghiện thuốc lá thì việc từ bỏ thuốc là sẽ không còn là điều dễ dàng.

Minh Mạnh – TT KSBT