Thuốc giãn phế quản theo cơ chế kháng cholinergic

Vậy các loại thuốc giãn phế quản có cách thức hoạt động và cách sử dụng ra sao? Theo dõi nội dung chi tiết ở bài viết sau để được giải đáp cụ thể.

Cách thức hoạt động của các loại thuốc giãn phế quản

Thông thường, mỗi loại thuốc giãn phế quản đều được hoạt động theo mỗi cách khác nhau. Tuy nhiên, công dụng chính của các loại thuốc đó là làm giãn các cơ ở trong đường thở của bệnh nhân.

Các loại thuốc giãn phế quản: Cách thức hoạt động và cách dùng

Thuốc giãn phế quản được chia làm 3 loại đó là thuốc chủ vận beta 2, thuốc dẫn xuất xanthine, thuốc kháng cholinergic. Các loại thuốc này có tác dụng giúp mở rộng đường thở nhưng chúng lại hoạt động trên những thụ thể khác nhau khi được đưa vào trong cơ thể.

Thuốc chủ vận beta 2

Loại thuốc này có tác dụng kích thích beta-adrenoceptors ở trong đường thở. Từ đó sẽ giúp các cơ trơn ở xung quanh đường thở được thư giãn và cải thiện luồng không khí ra vào phổi để chấm dứt tình trạng khó thở.

Thuốc kháng cholinergic

Thuốc kháng cholinergic có tác dụng ngăn ngừa hoạt động của acetylcholine. Theo đó, acetylcholine chính là hóa chất có ở hệ thần kinh ngoại biên và hệ thần kinh trung ương. Chúng có thể khiến cho các ống phế quản bị thắt chặt. Đối với trường hợp này, thuốc kháng cholinergic sẽ gây ra sự ức chế hoạt động đối với chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine để khiến cho đường thở của bệnh nhân trở nên thư giãn hơn.

Thuốc dẫn xuất xanthine

Mặc dù các bác sĩ vẫn chưa thể biết được cách thức hoạt động chính xác của chất dẫn xuất xanthine khi được đưa vào cơ thể nhưng chúng lại có khả năng giúp cho đường thở của bệnh nhân trở nên thông thoáng hơn. Theo đó, thuốc dẫn xuất xanthine thường gặp đó là theophylline.

Kiểu tác dụng của thuốc giãn phế quản

Thuốc làm giãn phế quản có tác dụng dài hạn và ngắn hạn. Cả hai loại thuốc này đều có vai trò trong việc điều trị các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như khí phế thũng, hen suyễn.

Thuốc có tác dụng ngắn hạn

Những chuyên gia y tế hay gọi các loại thuốc giãn phế quản có tác dụng ngắn hạn đó là thuốc hít. Chúng có tác dụng điều trị các triệu chứng xảy ra đột ngột như tức ngực, thở khò khè, khó thở. Mặc dù thuốc hít hoạt động nhanh chóng chỉ trong vài phút nhưng tác dụng của chúng chỉ kéo dài trong 4 đến 5 giờ. Theo đó, một số loại thuốc giãn phế quản có tác dụng ngắn hạn phải kể đến như Albuterol, Pirbuterol , Levalbuterol.

Thuốc có tác dụng dài hạn

Các loại thuốc giãn phế quản đem lại tác dụng dài hạn thường không hoạt động nhanh chóng so với thuốc có tác dụng ngắn hạn. Bên cạnh đó, nó cũng không thể điều trị được những triệu chứng cấp tính.

Một số thuốc giãn phế quản cho tác dụng dài hạn phải kể đến như Umeclidinium, Tiotropium, Aclidinium, Formoterol…

Thuốc giãn phế quản dài hạn dạng viên

Cách sử dụng thuốc làm giãn phế quản

Rất nhiều người thường sử dụng thuốc hít (cho tác dụng ngắn hạn) bởi nó cho kết quả nhanh chóng hơn. Hơn nữa, so với thuốc uống thì thuốc hít mang đến ít tác dụng phụ hơn.

Mức độ phát huy công dụng của thuốc thường phụ thuộc vào khả năng đáp ứng của thuốc, độ tuổi và một số yếu tố khác trong quá trình trị bệnh. Điều quan trọng nhất đó là bạn nên làm thế nào để sử dụng thuốc làm giãn phế quản thật đúng cách. Theo đó, những cách dùng thuốc giãn phế quản chính xác gồm có:

Sử dụng ống hít đo liều

Với một ống hít đo liều có dạng ống nhỏ, có áp suất và chứa thuốc ở bên trong, thiết bị sẽ giúp giải phóng một lượng thuốc vừa đủ và đưa vào trong phổi của bệnh nhân khi có người ấn tay vào trong ống.

Kết hợp sử dụng máy phun sương và thuốc giãn phế quản

Với cách dùng này, bạn hãy dùng thuốc làm giãn phế quản ở dạng lỏng. Khi đó, máy phun sương sẽ dùng thuốc và biến nó thành bình xịt để bạn có thể hít vào.

Sử dụng thuốc giãn phế quản với ống hít ở dạng mềm

Một số loại thuốc làm giãn phế quản thường có sẵn ở trong ống hít có dạng mềm. Loại thuốc này có tác dụng cung cấp khí dung vào trong phổi mà không cần phải dùng đến chất đẩy.

Một số hình thức khác

Một số hình thức khác dùng thuốc giãn phế quản phải kể đến như siro hoặc viên nén. Việc xác định được cách sử dụng phù hợp sẽ giúp bạn dùng thuốc đúng liều lượng để nâng cao hiệu quả chữa bệnh.

Thuốc giãn phế quản dạng siro

Tác dụng phụ của thuốc làm giãn phế quản

Với hầu hết các loại thuốc khác, thuốc làm giãn phế quản có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định. Nếu liều dùng thuốc càng nhiều thì khả năng sẽ xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn càng cao. Theo đó, một số tác dụng phụ mà bạn có thể gặp khi dùng thuốc làm giãn phế quản như cơ thể run rẩy, tim đập nhanh, ho, hồi hộp, đau đầu chóng mặt, buồn nôn.

Trên đây là những thông tin cần biết về các loại thuốc giãn phế quản. Bạn hãy tìm hiểu thật kỹ về loại thuốc mà mình sử dụng để hiệu quả đạt được như ý muốn nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Chương trình phục hồi chức năng hô hấp Phục hồi chức năng hô hấp có hiệu quả bổ sung với điều trị thuốc trong cải thiện chức năng thể chất; nhiều bệnh viện và các tổ chức chăm sóc sức khoẻ cung cấp các chương trình phục hồi chức năng đa ngành chính thức. Phục hồi chức năng hô hấp bao gồm tập thể dục, giáo dục và can thiệp hành vi. Điều trị phải được cá nhân hoá; bệnh nhân và thành viên trong gia đình được dạy về COPD và điều trị thuốc, và bệnh nhân được khuyến khích chịu trách nhiệm về chăm sóc cá nhân càng nhiều càng tốt.

Lợi ích của việc phục hồi là bệnh nhân sẽ tự lập hơn, nâng cao chất lượng cuộc sống và khả năng gắng sức. Phục hồi chức năng hô hấp điển hình thường không cải thiện chức năng phổi. Một chương trình phục hồi chức năng được tích hợp cẩn thận giúp bệnh nhân COPD nặng phù hợp với các hạn chế về sinh lý trong khi mang lại các hi vọng cải thiện trong thực tế. Bệnh nhân bị bệnh nặng cần tối thiểu là 3 tháng tập phục hồi để có hiệu quả và nên tiếp tục với các chương trình duy trì.

Một chương trình tập thể dục có thể hữu ích trong nhà, trong bệnh viện, hoặc ở các cơ sở giáo dục. Tập thể dục có bài tập có thể cải thiện sự suy yếu cơ xương vì không vận động hoặc phải nằm viện lâu ngày vì suy hô hấp. Tập luyện cụ thể các cơ hô hấp ít hữu ích hơn tập thể dục nhịp điệu nói chung.

Một chương trình đào tạo điển hình bắt đầu với việc đi bộ chậm trên máy chạy bộ hoặc đạp xe không tải trên máy tập trong vài phút. Thời gian và khối lượng tập thể dục tăng dần từ 4 đến 6 tuần cho đến khi bệnh nhân có thể tập thể dục trong khoảng từ 20 đến 30 phút không nghỉ với mức độ khó thở có thể kiểm soát được. Bệnh nhân COPD rất nặng thường có thể đạt được một chế độ tập thể dục đi bộ trong 30 phút ở tốc độ 1 đến 2 mph. Tập thể dục nên được thực hiện 3 đến 4 lần/tuần để duy trì mức độ tập luyện phù hợp. Độ bão hòa Oxy được theo dõi, và oxy bổ sung được cung cấp khi cần thiết.

Tập luyện với kháng lực chi trên giúp bệnh nhân làm các công việc hàng ngày (ví dụ như tắm, mặc quần áo, làm sạch nhà cửa). Lợi ích thông thường của tập thể dục là cải thiện vừa phải sức mạnh chi dưới, độ bền, và tiêu thụ oxy tối đa.

Bệnh nhân nên được hướng dẫn cách duy trì năng lượng trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và để theo kịp các hoạt động của họ. Những khó khăn trong hoạt động tình dục cần được thảo luận và nên đưa ra lời khuyên về cách sử dụng các kỹ thuật duy trì năng lượng để thỏa mãn tình dục.

Các chất điều hòa miễn dịch bao gồm omalizumab, một kháng thể kháng IgE, 3 kháng thể với IL-5 (benralizumab, mepolizumab, reslizumab) và một kháng thể đơn dòng ức chế tín hiệu IL-4 và IL-13 (Dupilumab), được sử dụng để quản lý hen suyễn dị ứng.

Omalizumab được chỉ định cho những bệnh nhân bị hen nặng, hen dị ứng có nồng độ IgE tăng. Omalizumab có thể làm giảm cơn hen, giảm nhu cầu về corticosteroid và các triệu chứng. Liều dùng được xác định bởi biểu đồ liều lượng dựa trên cân nặng và mức IgE của bệnh nhân. Thuốc được tiêm dưới da từ 2 đến 4 tuần.

Mepolizumab, reslizumab và benralizumab được phát triển để sử dụng ở bệnh nhân hen tăng bạch cầu ái toan và là những kháng thể đơn dòng kháng IL-5. IL-5 là một cytokine kích thích quá trình viêm tăng bạch cầu ái toan ở đường thở.

Mepolizumab làm giảm tần số đợt cấp, giảm triệu chứng hen suyễn và làm giảm nhu cầu điều trị bằng corticosteroid toàn thân ở bệnh nhân hen suyễn, những người phụ thuộc vào liệu pháp corticosteroid toàn thân mạn tính. Dựa trên dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng, hiệu quả xảy ra với số lượng bạch cầu ái toan tuyệt đối > 150/mclL (0,15 x 109/L); tuy nhiên, đối với bệnh nhân điều trị corticosteroid toàn thân mạn tính, ngưỡng hiệu quả là không rõ ràng. Mepolizumab được tiêm dưới da 100 mg mỗi 4 tuần.

Reslizumab cũng có vẻ giảm tần số của đợt cấp và giảm các triệu chứng hen. Trong các thử nghiệm lâm sàng, bệnh nhân có số lượng bạch cầu ái toan tuyệt đối trong máu khoảng 400/microL (0,4 × 109/L). Ở những bệnh nhân được điều trị bằng corticosteroid toàn thân mãn tính, ngưỡng số lượng bạch cầu ái toan cho hiệu quả là không rõ ràng. Reslizumab được dùng 3 mg/kg truyền tĩnh mạch trong khoảng từ 20 đến 50 phút mỗi 4 tuần.

Dupilumab là một kháng thể đơn dòng ngăn chặn tiểu đơn vị IL-4R-alpha, do đó đồng thời ức chế tín hiệu IL-4 và IL-13. Nó được chỉ định để điều trị duy trì bổ sung cho bệnh nhân hen từ trung bình đến nặng từ 12 tuổi trở lên có kiểu hình tăng bạch cầu ái toan hoặc với bệnh hen do corticosteroid đường uống. Liều khuyến cáo là liều ban đầu 400 mg tiêm dưới da, sau đó là 200 mg mỗi tuần, hoặc liều ban đầu là 600 mg, sau đó là 300 mg mỗi tuần. Liều cao hơn được khuyến cáo cho những bệnh nhân cần dùng đồng thời corticosteroid đường uống hoặc đồng mắc viêm da cơ địa Viêm da cơ địa (Eczema) .

  • Cần chuẩn bị cho phản ứng phản vệ hoặc phản ứng quá mẫn với những bệnh nhân đang điều trị bằng omalizumab, mepolizumab, hoặc reslizumab bất kể các phương pháp điều trị này đã được dung nạp trước đây như thế nào.

Video liên quan

Chủ đề