Thuỵ khuê ở đâu

Mô Tả:

Hôm nay có rất nhiều người tìm hiểu về địa chỉ

14 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội, Hanoi Flower Village

Nếu bạn cũng đang có nhu cầu tìm đường đi đến vị trí

14 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội, Hanoi Flower Village

thì bạn nên chú ý một số thông tin về địa chỉ ở đâu, tuyến đường xe máy, tuyến xe hơi, tuyến xe buýt cũng như các thông tin đánh giá từ những người đã đến địa chỉ

14 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Hà Nội, Hanoi Flower Village

này có chất lượng và đáng tin cậy hay không.

Tập trung những công trình cổ kính với mật độ cao, Phố Thụy Khuê mang một nét đẹp rất riêng mà không con phố nào khác ở Hà Nội có được.

Ngoài những ngôi đình, chùa, miếu cổ, phố Thụy Khuê hiện vẫn còn giữ được những cổng làng - những con mắt của lịch sử.

Nói đến phố Thụy Khuê, người ta nghĩ ngay đến kẻ Bưởi. Bắt đầu phải kể đến làng Thụy Khuê. Làng vốn là phường Thụy Chương - một trong 36 phường của kinh thành Thăng Long thời Lê. Phường xưa kia có nghề dệt vải và nghề nấu rượu có hương sen nổi tiếng.

Qua làng Thụy Khuê là tới Hồ Khẩu, chủ yếu sống bằng nghề làm giấy dó. Nối vào làng Hồ Khẩu là ba làng Kẻ Bưởi: Đông Xã, An Thọ và Yên Thái. Nay con phố này thuộc địa bàn phường Bưởi và phường Thụy Khuê.

Trước đây, hầu như làng nào của kẻ Bưởi cũng có cổng, ít thì một cái, có làng có đến vài cái cổng. Cổng làng mở ra vào những sớm mai, cuộc sống làng bắt đầu gõ nhịp. Mỗi cổng làng có một hình thức, một dáng vẻ riêng. Ngoài ghi tên cổng, có nhiều cổng làng còn có thêm câu đối hai bên. Điều này đã mang lại nhiều vẻ đa dạng của cổng làng kẻ Bưởi.

Đó là xưa kia, khi cái cổng làng còn vẹn nguyên ý nghĩa là một thiết chế lập làng. Trước hết, đó là một thiết chế an ninh, là nơi kiểm soát mọi sự xâm nhập từ bên ngoài vào cuộc sống sau luỹ tre làng, và ngược lại. Cổng làng còn là nơi để người dân biểu thị bản sắc của làng. Chỉ cần nhìn vào hàng chữ đó, người ta đã có thể hình dung được nghề dệt lụa ở ngôi làng này xưa đã từng có một thời phát triển cực thịnh.

Trên phố Thụy Khuê, đoạn cuối phố gần ra chợ Bưởi, phố Lạc Long Quân là nơi còn giữ lại được nhiều cổng làng nhất. Gần chục chiếc chỉ cách nhau từng đoạn nhỏ, mỗi chiếc một dáng vẻ riêng. Người dân ở phố bây giờ vẫn gọi những kiến trúc này với cái tên thân thuộc từ xưa: cổng Giếng, cổng Hầu, cổng Chùa, cổng Đông, cổng Cái, cổng Xanh...

Thuỵ khuê ở đâu

Một khung cảnh mang màu sắc hoài cổ ở ngách 530 Thụy Khuê

Thuỵ khuê ở đâu

Cổng chính của làng Hồ Khẩu, đã được trùng tu năm 1998, nhưng hiện giờ đang có những biểu hiện xuống cấp.

Nhiều cổng làng đã được bảo quản, trùng tu và tôn tạo. Cổng Hầu được trùng tu năm 1998, cổng làng Hồ Khẩu được trùng tu đúng giá trị nguyên gốc, cũng thành nơi họp chợ vào mỗi buổi sáng. Những cái cổng với rất nhiều ý nghĩa như vậy, tuy lâu nay chưa từng được xếp hạng di tích nhưng nó vẫn luôn được xếp hạng một cách vô thức trong lòng người dân nơi đây. Chính vì thế, khi những thiết chế làng đang mất đi bởi sự đô thị hóa thì phần lớn ngôi làng vẫn giữ được cổng làng mà không cần có một tấm biển cấm bằng bê tông như ta vẫn thấy ở các công trình được xếp hạng.

Chiếc cổng làng - nơi có con đường chính đi vào những thôn xóm ngày xưa với những câu đối đón khách như thế vẫn còn lại khá nhiều ở nơi mà tên đất, tên làng đã trở nên quá đỗi thân quen với người Hà Nội.

(HNMCT) - Nếu muốn tìm một “Hà Nội Kẻ” xưa cũ thì không cần đi đâu xa, hãy về Kẻ Bưởi. Dù không thiếu những tòa ngang dãy dọc nhưng nếp xưa vẫn hiển hiện bất cứ nơi đâu. Qua những chiếc cổng cổ, đi vào sâu trong ngõ, đôi khi bắt gặp những khoảnh khắc như bị “bỏ quên”. Trong ngóc ngách Kẻ Bưởi, ta tìm được ký ức Thăng Long, qua những câu chuyện làng, chuyện nghề...

Thuỵ khuê ở đâu

Cổng đình An Thọ trên phố Thụy Khuê.

Nghề làm giấy dó xưa

Những con ngõ lắt léo vùng Kẻ Bưởi luôn ẩn chứa bất ngờ. Nhà cửa san sát, một chiếc cổng cổ, một nếp nhà xưa có thể “đợi” ta ở bất cứ chỗ nào. Ngoài kia phố xá, trong này, người ta vẫn gọi nhau thân thương: “Làng mình”. Nghề cũng chẳng còn. Nhưng người cao niên chưa bao giờ thôi hoài niệm. 

Người ta kể rằng, xưa từ tờ mờ sáng, tiếng chày “thình thịch” đã vang động cả một vùng. Làm giấy vất vả. Vỏ cây dó ngâm nước vôi từ trước, nấu lên. Thợ giấy phải giã dó từ mờ sương tạo thành thứ bột nhuyễn, để sáng ra, các chị, các bà kịp đưa vào tàu seo, cho ra những tấm giấy dai bền hàng trăm năm. Ai mà ngờ được, tiếng “thình thịch” đó lại trở thành “tiếng chày thơ”: “Mịt mù khói tỏa ngàn sương/ Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ” hay “Chày Yên Thái nện trong sương chuểnh choảng/ Lưới Nghi Tàm ngăn ngọn nước quanh co”. Suốt bao thế kỷ, giấy dó được dùng để viết sách, đề thơ, vì thế, người xưa rất trân trọng thứ vật liệu này.

Trong các loại giấy dó, dó lụa là thứ giấy cao cấp nhất. Bí quyết vốn độc quyền bởi dòng họ Nguyễn Thế ở thôn Đông Xã (nay thuộc phường Bưởi, quận Tây Hồ). Ông Nguyễn Thế Đoán là người cuối cùng của dòng họ giữ bí quyết ấy. Nhiều năm, ông chuẩn bị sẵn nguyên liệu, tàu seo, liềm seo... mong có ngày cho ra mẻ giấy đầu tiên của Kẻ Bưởi trong thế kỷ XXI. Tiếc rằng, giờ ông đã mang theo ước vọng ấy về với tổ tiên.

Thuỵ khuê ở đâu

Đền Voi Phục trên phố Thụy Khuê.

Nhưng cánh cửa này đóng lại thì cánh cửa khác mở ra... Quận Tây Hồ đã xây dựng và triển khai dự án “Phục dựng mô hình nghề sản xuất truyền thống làm giấy dó thuộc làng Yên Thái xưa”. Giấy dó ngày càng được ứng dụng trong trang trí mỹ thuật, làm quà lưu niệm và tạo dấu ấn mạnh mẽ. Mới triển khai ở giai đoạn 1 nhưng dự án này đem đến hy vọng tái hiện hình ảnh làng nghề.

Tinh hoa nghề dệt lĩnh

Thụy Khuê là con phố có nhiều cổng làng nhất Hà Nội. Thật may, dù đô thị hóa thường cuốn đi dấu xưa làng cổ nhưng người Kẻ Bưởi đã giữ lại những cổng làng lưu dấu tháng năm như giữ lại một phần ký ức cha ông. Và bước qua những chiếc cổng ấy, càng thấy được nhiều hơn những lớp lang lịch sử. Người Yên Thái, Đông Xã, Hồ Khẩu tự hào về giấy dó, thì người Trích Sài có niềm tự hào riêng: “Nhắn ai trẩy chợ kinh thành/ Mua em tấm lĩnh hoa chanh gửi về”. Từ sợi tơ tằm, người ta dệt lên nhiều loại vải khác nhau. Nhưng dệt lĩnh, chỉ có ở đất Kẻ Bưởi.

Lụa thì nhiều nơi làm được. Nhưng lĩnh Bưởi quý bởi được dệt từ loại tơ tằm tốt nhất. Cứ năm sợi tơ tằm mới chọn được một sợi dệt lĩnh. Thứ tơ được loại ra sau khi chọn để dệt lĩnh mới dùng để dệt lụa. Vì thế, lĩnh có những đặc tính quý hơn lụa tơ tằm. Lĩnh Bưởi mềm, nhẹ, sóng sánh theo mỗi bước chân đi. Lụa tơ tằm mặc một lúc là dễ nhàu, nhưng lĩnh Bưởi có thể dùng tay vò mà vẫn giữ dáng phẳng mịn. Chưa hết, 5 người học, may ra mới có một người nối được nghề. Muốn dệt một tấm lĩnh phải cần 4 - 5 người phục vụ. “Nhạc trưởng” và thợ phụ phải phối hợp ăn ý mới có thể ra được tấm lĩnh đúng chất, có độ bắt sáng kỳ diệu. Tấm lĩnh quý thế, nên xưa chỉ dành cho vua quan hoặc những gia đình quyền quý.

Thuỵ khuê ở đâu

Khách hàng chọn xem lĩnh Bưởi tại cửa hàng Lụa Hà trên phố Thụy Khuê.

Lĩnh Bưởi vốn đã thất truyền. Cả làng không còn ai dệt kể từ năm 1954. May thay, có một người con gái Trích Sài - chị Vũ Thị Minh Hoàng tâm huyết với nghề. Lúc chị tìm đến dệt lĩnh, cả làng chỉ còn cụ Phùng Văn Thiêm nhớ được kỹ thuật chọn tơ, dệt vải. Qua lời cụ Thiêm tả, chị Hoàng đem đi dệt. Dệt xong lại về báo cáo cụ. Cứ làm đi làm lại bao nhiêu lần, mãi đến năm 2009, cụ mới bảo: “Đây mới thực là lĩnh Bưởi”. Cuối đường Thụy Khuê bây giờ có một ngôi nhà cổ, trang trí lối xưa, mang biển “Lụa Hà”. Đó là cửa hàng bán lĩnh Bưởi duy nhất và là “gạch nối” quá khứ với hiện tại của vùng đất này.

Cái giàu có của đất Thăng Long là hễ “động” vào đâu cũng thấy một kho huyền tích. Nhưng có lẽ, không đâu như đường Thụy Khuê - con đường chạy xuyên qua Kẻ Bưởi độ nào. Nhiều người vẫn gọi đấy là cung đường “kể sử” của đất Thăng Long. Không chỉ vì dấu ấn quá khứ đọng lại, mà còn bởi, nếu nghề giấy cho ta thấy truyền thống vùng đất học - đất văn thì nghề lĩnh lại là ánh xạ của người Tràng An tinh tế trong thẩm mỹ...

Tỉnh thành VN > Hà Nội > Quận Tây Hồ > Đường Thụy Khuê

Xem thêm:

Thuỵ khuê ở đâu

Hình ảnh đường phố Thụy Khuê - Quận Tây Hồ
Thuỵ khuê ở đâu

Ảnh đường phố Thụy Khuê - Quận Tây Hồ - Hà Nội
Thuỵ khuê ở đâu

Một bức ảnh về đường phố Thụy Khuê - Quận Tây Hồ

Thuỵ khuê ở đâu

Tòa nhà HIPT 152 Thụy Khuê, Phường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Thuỵ khuê ở đâu

Ngọc Linh Building 278 Thụy Khuê, Phường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Thuỵ khuê ở đâu

Hanoi Flower Villages 14 Thụy Khuê, Phường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Thuỵ khuê ở đâu

Somerset West Lake 254D Thụy Khuê, Phường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Thuỵ khuê ở đâu

Golden Westlake 151 đường Thụy Khuê, Phường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Thuỵ khuê ở đâu

Toà nhà 249A Thụy Khuê 249A Thụy Khuê, Phường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Thuỵ khuê ở đâu

Sun Grand City Địa chỉ: Số 69B Thụy Khuê, Phường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Thuỵ khuê ở đâu

Five Stars Westlake Địa chỉ: Số 167 Thụy Khuê, Phường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

STTNgân hàngTên CN/ PGDĐịa chỉ
1BIDVChi nhánh Quỹ tiết kiệm số 2123G Thụy Khuê, Tây Hồ, Thành phố Hà Nội
2PVcomBankChi nhánh Tây Hồ313 Thụy Khuê, phường Bưởi, Tây Hồ, Hà Nội
3TechcombankChi nhánh Thụy Khuê152 Thụy Khuê, Tây Hồ, Thành phố Hà Nội
4VPBankChi nhánh Thụy KhuêSố 251 Đường Thụy Khuê, Phường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
5VPBankChi nhánh Tt Sme Thụy Khuê152 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
6HDBankChi nhánh Yên Thái392 Thụy Khuê, Phường Bưởi, Tây Hồ, Thành phố Hà Nội
7VPBankPhòng giao dịch 152-Thụy KhuêSố 152 Đường ThụY Khuê, Phường ThụY Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
8VietcombankPhòng giao dịch Thụy Khuê152 Thụy Khuê, Phường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
9ACBPhòng giao dịch Thụy Khuê115 Thụy Khuê, P. Thụy Khuê, Tây Hồ, Thành phố Hà Nội
10VPBankPhòng giao dịch Thụy KhuêSố 152 Đường Thụy Khuê, Phường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
1Agribank127C-Thụy KhuêSố 127C, Thụy Khuê, P. Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội
2Vietcombank14 Thụy Khuê14 Thụy Khuê, Phường Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội
3TechcombankKhach San Somerset - Tay Ho - Hn254D Thụy Khuê, Tây Hồ, Thành phố Hà Nội
4VietcombankPGD Thụy Khuê152 Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội
5AgribankSố 17 - 19 Thụy KhuêSố 17 - 19 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
6TechcombankTechcombank Thụy Khuê152 Thụy Khuê, Tây Hồ, Thành phố Hà Nội
7ACBThụy Khuê115 Thụy Khuê, Phường Thụy Khuê, Tây Hồ, Thành phố Hà Nội
8DongABankỦy Ban Nhân Dân Phường Thuỵ Khuê236 Thuỵ Khuê, Tây Hồ, Thành phố Hà Nội
9VPBankVPBank Thụy KhuêSố 251 đường Thụy Khuê, phường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
10VPBankVPBank Thụy Khuê CDM251 Thụy Khuê, Tây Hồ, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội

Thông tin về Đường Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn. Từ khóa tìm kiếm:

Đường Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội