Thuyết Minh Về Cách làm món trứng rán ngắn gọn

Tổng hợp danh sách các bài hay về chủ đề Thuyết Minh Về Cách Làm Món Trứng Chiên xem nhiều nhất, được cập nhật nội dung mới nhất vào ngày 04/08/2022 trên website Ctc-vn.com. Hy vọng thông tin trong các bài viết này sẽ đáp ứng được nhu cầu mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật lại nội dung Thuyết Minh Về Cách Làm Món Trứng Chiên nhằm giúp bạn nhận được thông tin mới nhanh chóng và chính xác nhất. Cho đến nay, chủ đề này đã thu hút được 117.909 lượt xem.

--- Bài mới hơn ---

  • Thuyết Minh Về Món Trứng Đúc Thịt
  • Cách Làm Tép Khô Rang Khế Đơn Giản Mà Ngon
  • Tép Rang Hành Tỏi Giản Dị Ngon Cơm
  • Giản Dị Món Tép Rang Gừng Tỏi
  • 2 Món Tép Rang Đơn Giản, Thơm Ngon Đổi Vị Cho Cả Nhà Ai Ăn Cũng Thích
  • Trứng rán hoặc còn được kêu là trứng chiên ~ chính là một trong những món ăn ngon dân dã được nhiều người biết đến nhất ở Việt Nam. Trứng rán ngon lại dễ chế biến nên luôn được tin dùng.

    Thành phần bạn cần có làm trứng rán thơm ngon nhất:

    – Ba quả trứng gà lớn

    – One củ hành khô

    – Hành lá,

    – Rau mùi (Nếu vừa ý)

    – Hạt nêm, nước mắm, mì chính, hạt tiêu, dầu rán

    Công cụ làm trứng rán thơm ngon nhất:

    – Chén to nhỏ, thường

    – Dao, thớt, đũa, muổng lớn, …

    – Phới lưới quay trứng

    – Chảo thường chống dính

    – Dĩa sạch

    Các bước thực hiện trứng rán thơm ngon nhất:

    Quy trình 1:

    – Trước hết, các bạn mua hành lá về, nhặt bỏ cuống, kế đến đem làm sạch, để Hai ‘p cho khô nước.

    – Nếu mang rau mùi thì các bạn nhặt bỏ lá vàng, xấu. Đem rửa thật sạch để Hai ‘p cho hết nước. Chia thành Hai phần.

    – Kế đến dùng dao thái nhỏ vừa 1 phần rau mùi (Nếu có) và hành lá ở trên one cái thớt sạch. Để vào một cái chén to hơi nhỏ. Đặt sang 1 bên.

    Quy trình 2:

    – Trứng gà bạn đập ra one cái bát thường. Sau đấy đổ bát hành lá và rau ở trên vào đây.

    – Cho vào 1 ít hạt nêm, nước mắm, mì chính, một ít hạt tiêu, dùng phới lưới xay tan hỗn hợp này.

    – Ngày lúc này, hành khô đem ra thái nhỏ vừa. Thêm vào một cái khây đựng con.

    Quy trình 3:

    – Đặt chảo không dính lên bếp. Đổ dầu thực vật vào chảo. Bật bếp lên và vặn lửa lớn cho dầu mau sôi.

    – Chờ đời khi dầu sôi và nóng già, các bạn vặn bớt lửa vừa lại. Cho hành khô vào phi thơm.

    Quy trình 4:

    – Bạn cần đun cho nóng nhỏ lửa để trứng không bị cháy. Rán đến khi trứng vàng dễ nhìn mắt thì lật lại mặt bên nhầm rán thêm một lượt nữa cho đều.

    – Sau khi hổn hợp từng trải qua 2 mặt trứng chiên vàng ưng ý thì bạn đóng bếp.

    – Khéo léo gắp trứng ra dĩa và dùng dao hay kéo để xắt trứng thành miếng vừa ngon và sắp xếp ra dĩa sao cho bắt mắt và có phần am tường

    – Các bạn có thể rải cho vào 1 ít vài cọng lá rau mùi, 1 lớp sốt cà chua lên trên cùng hoặc nếu ưng ý cay, bạn hoàn toàn các bạn có thể rải tương ớt tươi lên lớp trên cùng cho trứng chiên thêm thú vị nha!

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cách Làm Đậu Phụ Chiên Trứng Muối Ngon Tuyệt Đỉnh
  • Cách Làm Món Đậu Phụ Rán Trứng Kiểu Hàn Đầy Hấp Dẫn Cho Bữa Tối
  • Cách Làm Món Đậu Phụ Chiên Trứng Muối Đơn Giản Nhưng Bắt Mắt
  • Tất Tần Tật Những Món Ngon Với Đậu Phụ Và Trứng Cả Nhà Mê Tít
  • Cách Làm Món Trứng Chiên Đậu Que Cực Nhanh Cho Những Ngày Bận Rộn
  • --- Bài mới hơn ---

  • Cách Làm Tép Khô Rang Khế Đơn Giản Mà Ngon
  • Tép Rang Hành Tỏi Giản Dị Ngon Cơm
  • Giản Dị Món Tép Rang Gừng Tỏi
  • 2 Món Tép Rang Đơn Giản, Thơm Ngon Đổi Vị Cho Cả Nhà Ai Ăn Cũng Thích
  • 2 Món Tép Rang Đơn Giản, Thơm Ngon Ăn Cũng Thích
  • Đề bài : Thuyết minh về món Trứng đúc thịt.

    a) Yêu cầu

    • Kiểu bài văn thuyết minh cách làm một món ăn. Qua bài viết phải thể hiện được một cách rõ nét món ăn đó được chế biến từ những nguyên liệu gì ; cách chế biến ra sao ; yêu cầu thành phẩm như thế nào; cách ăn và thưởng thức ; những điều cần lưu ý khi chế biến,…
    • Bố cục bài viết hợp lí.
    • Trình tự thuyết minh rõ ràng, mạch lạc, gây hứng thú để người đọc muốn chế biến và thưởng thức.
    • Cần đọc sách dạy nấu ăn để xem cách hướng dẫn chế biến.
    • Có thể hỏi những người am hiểu, có kinh nghiệm về món ăn đó.
    • Tốt nhất là phải tự tay mình chế biến thành công món ăn đó, được bạn bè và người thân đánh giá cao ý.

    Mở bài : Giới thiệu chung về món ăn (quà, sáng hay trong bữa ăn thường, trong mâm cỗ của ngày lễ, ngày tết).

    Thân bài

    • Những nguyên liệu và dựng cụ để chế biến món ăn.
    • Cách chế biến.
    • Yêu cầu thành phẩm.
    • Cách ăn để cảm thấy hết được hương vị độc đáo của món ăn.
    • Những điều lưu ý, giá trị của món ăn được nói tới trong tục ngữ, ca dao (nếu có).

    Kết bài : Nhấn mạnh giá trị dinh dưỡng và giá trị văn hoá của món ăn. Tình cảm của người viết với món ăn được thuyết minh.

    Bài 1 (Cách làm món Trứng đúc thịt)

    Bên cạnh cuộc sống tất bật của con người trong xã hội hiện đại, những món ăn ngon và bổ không thể thiếu để tăng cường và bồi bổ sức khoẻ. Đó cũng chính là điều thiết yếu với mỗi con người. Việc biết cách làm một món ăn ngon cũng là một việc vô cùng quan trọng trong đời sống hằng ngày. Và sau đây là cách chế biến một món ăn rất đơn giản, quen thuộc nhưng rất thơm ngon : Trứng rán với thịt mà nhiều người còn gọi là Trứng đúc thịt.

    Đây là một món ăn chế biến rất nhanh và hơn nữa là rất dề thưởng thức. Vì vậy,những người có ít thời gian, bận rộn nên chú ý đến món ăn này để đảm bảo đủ dinh dưỡng trong bữa ăn cùng với cách làm đơn giản, giá cả phải chăng.

    Để chế biến món ăn này, trước tiên phải có đủ nguyên liệu : trứng gà hoặc vịt (số lượng tương ứng với số người ăn) ; thịt sống băm nhỏ (băm càng nhổ càng tốt, để dễ dàng trộn đều vào trứng, lượng thịt bằng nửa số trứng, ví dụ : ba quả trứng,một lạng rưỡi thịt), hành, nước mắm, dầu ăn, nấm hương, mộc nhĩ, hạt tiêu bột.Tất nhiên là cũng phải có những công cụ cần thiết như : chảo rán, bếp ga (hoặc một loại bếp khác), bát to, đĩa để trứng, đũa, chiếc lật để lật trứng.

    Các bước làm như sau :

    • Thịt băm nhỏ, cho vào bát to, trứng đập vào bát riêng.
    • Hành khô, bóc vỏ, rửa sạch, thái nhỏ.Hành tươi rửa xong thái khúc vừa phải.
    • Nấm, mộc nhĩ ngâm nước cho nở đều,rửa sạch, xắt nhỏ.
    • Dùng đũa (hoặc có dụng cụ riêng để đánh trứng thì càng tốt) đánh trứng : khoắng trong bát theo vòng tròn, đũa đặt ngang với bát, đánh đều tay và nhanh tay. Đổ thịt vào đánh cùng. Tốt hơn là nên đánh thật kĩ để các nguyên liệu hoà quyện đều, tránh việc trứng và thịt phân bố không đều, mặn nhạt thất thường. Đến khi trứng thật tơi và có cảm giác bông xốp thì có thể dừng lại. Sau đó, đổ hành lá đã rửa sạch, xắt nhỏ cùng mộc nhĩ, nấm hương vào đánh đều.
    • Đặt chảo lên bếp, lửa bật to. Đổ vàomột ít dầu ăn (mỡ) vào chảo. Đợi 1-2 phút cho dầu sôi (nghĩa là khi cónhững bong bóng nhổ xuất hiện, nổ nhỏ, nhẹ), láng dầu đều khắp mặt chảo.
    • Khi ấy, đổ bát trứng từ từ vào chảo,láng cho trứng thịt rải đều trên mặt chảo theo hình tròn (nên đậy nắp chảo).
    • Đến khi trứng thành hình, kết lại sau khoảng 3-4 phút, dùng lật nhẹ nhàng lật trứng. Đây là bước khá khó, cần khéo tay, nhẹ nhàng lật trứng sao cho trứng trong quá trình lật không vỡ và nát, mất khuôn hình của trứng.
    • Đợi 3-4 phút nữa để trứng chín cả haimặt rồi lấy trứng ra đĩa (cố gắng không được để trứng cháy hay sống, trứng phảiđủ chín). Có thể rắc ít lá mùi thơm lên trên.

    Lúcđó có thể coi như món ăn đã hoàn thành và nên dùng ngay từ khi còn nóng, trứngsẽ rất ngon. Món này thường ăn cùng cơm và một số món phụ khác (nên là luộc hoặc xào).

    Quả thực đây là một món ăn không chỉ làm nhanh gọn, tiện lợi mà còn ngon lành và bổ dưỡng. Với những ưu điểm đó, chúng ta tin rằng món ăn này sẽ mãi được mọi người ưa thích.

    (Lê Hoàng Hoa, lớp 8A1, Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

    Nhận xét

    Bạn đã nắm được phương pháp thuyết minh cách chế biến một món ăn. “Nhà đầu bếp” đã hướng dẫn tương đối chi tiết việc làm món Trứng đúc thịt, bao gồm cả nguyên liệu, cách làm, yêu cầu thành phẩm và cách ăn. Không những thế, bạn còn phân tích cho mọi người thấy rằng món ăn này tuy đơn giản, giá cả phải chăng, dễ chế biến nhưng lại là một món ăn bổ dưỡng, giúp bồi bổ và tăng cường sức khoẻ. Trình bày của bạn là thuyết phục.

    Cũng cần góp ý với bạn là tại sao những món ăn ngon và bổ lại không thể thiếu bên cạnh cuộc sống tất bật của con người trong xã hội hiện đại ? Nói khác đi câu mở bài của bạn viết chưa được khéo. Lại còn đây nữa, bạn hướng dẫn : Hành khô bóc uỏ, rửa sạch, thái nhỏ. Dễ rồi ! Nhưng : Hành tươi rửa xong, thái khúc vừa phải là thế nào ? Đây là hành lá hay hành củ ? Khúc lá hay khúc củ thì cũng đều khó hình dung. Bên dưới bạn bảo đổ hành lá đã rửa sạch, xắt nhỏ cùng mộc nhĩ… Vậy thì hành tươi là hành củ ?

    Bài 2 (Cách làm món Cơm rang thập cẩm)

    Có rất nhiều món ăn phong phú để người nội trợ làm phong phú cho bữa ăn trong mỗi gia đình. Nhờ vậy, ta có thể thấy các món ăn chính hay phụ tuỳ theo sở thích và khẩu vị mỗi người. Trong đó, Cơm rang thập cẩm là một món ăn quen thuộc với mỗi người, giúp ta thay đổi khẩu vị cơm trắng thông thường mà vẫn có đủ thành phần dinh dưỡng cần thiết cho bữa ăn.

    Nguyên liệu làm món ăn này rất phong phú, đa dạng, có thể tuỹ theo sở thích, khẩu vị và khả năng của mỗi người để chọn ra nguyên liệu phù hợp. Các nguyên liệu chủ yếu bao gồm : gạo nấu cơm (500 gam), giò lụa (80 gam), chả quế (80 gam), đậu Hà Lan, một củ khoai tây, nửa củ cà rốt, hai quả trứng gà, một ít dưa chua, nước mắm, dầu ăn. Cần chuẩn bị sao cho lượng nguyên liệu phù hợp với số người ăn, không thừa hay thiếu. Ngoài ra ta có thể chọn thêm một ít rau thơm, một quả cà chua nhổ, một quả dưa chuột để trang trí cho món ăn thêm phần hấp dẫn.

    Cách làm món ăn này không khó nhưng người đầu bếp cần biết điều tiết thời gian làm các bước cho hợp lí. Trước tiên, ta rửa sạch khoai tây, cà rốt và rau, rồi để cho ráo nước. Sau đó, cắt đều khoai tây, cà rốt, giò chả thành những miếng nhỏ,hình hạt lựu. Đặt chảo lên bếp, vặn lửa vừa phải và đổ dầu ăn vào chảo. Đợi mộ tchút cho dầu nóng già thì đổ cơm vào đảo đều. Đảo một lúc cho hạt cơm săn lại thì đập trứng vào. Tiếp tục đảo đều cho cơm thấm đều trứng. Cho lần lượt khoai tây, cà rốt, giò chả, đậu Hà Lan, dưa chua vào chảo. Tuỳ theo khẩu vị có thể tra thêm nước mắm, mì chính cho vừa miệng. Chú ý cần đảo đều, liên tục để các nguyên liệu phân bố đều. Khi cơm chín, vàng đều, bắc chảo ra, tắt bếp rồi cho cơm ra một đĩa lớn. Trình bày quanh đĩa mấy lát dưa chuột, cà chua và một ít rau thơm để thêm đẹp mắt và ngon miệng cho bữa ăn.

    Tuy cách chế biến món ăn này không khó nhưng cần đạt được các yêu cầu thành phẩm sau đây : về màu sắc, khi chín, cơm phải vàng đều và có màu đặc trưng của các nguyên liệu. Về mùi vị, độ mặn vừa ăn, có mùi thơm của trứng và các nguyên liệu khác.

    Cơm rang thập cẩm không khó làm vàkhông tốn quá nhiều thời gian chế biến. Chỉ cần có một chút cẩn thận trong khâu nguyên liệu là có thể tạo nên cho bữa ăn gia đình với một hương vị mới. Nó còngiúp người nội trợ tiết’ kiệm được các nguyên liệu thừa để làm phong phú thêmcho món ăn. Hi vọng, món ăn này sỗ góp phần làm cho bữa ăn gia đình mọi ngườithêm phần bổ dưỡng và ấm cúng.

    (Khúc Mai Thương, lớp 8A1, Trường THCS Ngô Sĩ Liên, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

    Thật là thú vị khi ta vào bếp cùng với người hướng dẫn làm món Cơm rang thập cẩm.Quả thật, bạn đã chỉ dẫn khá tỉ mỉ từ khâu chuẩn bị nguyên liệu, chế biến, yêu cầu thành phẩm của món cơm rang. Quy trình chế biến không khó. Nguyên liệu dễ kiếm, hơn nữa, theo lời hướng dẫn thì có thể tiết kiệm các nguyên liệu thừa của các món khác để làm món này. Thành phẩm cũng khá hấp dẫn đấy chứ : Về màu sắc, khi chín, cơm phải vàng đều và có màu dặc trưng của các nguyên liệu,về mùi vị, độ mặn vừa ăn, có mùi thơm của trứng và các nguyên liệu khác.

    Có một điều rất đáng băn khoăn về nguyên liệu. Bạn hướng dẫn : Các nguyên liệu chủ yếu bao gồm : gạo nấu cơm (500 gam), giò lụa (80 gam), chả quế(80 gam), đậu Hà Lan, một củ khoai tây, nửa củ cà rốt, hai quả trứng gà, một ít dưa chua, nước mắm, dầu ăn. Sau đó lại nói là : Cần chuẩn bị sao cho lượng nguyên liệu phù hợp với số người ăn, không thừa haỵ thiếu. Vậy nguyên liệu ở trên là cho mấy người ăn để từ đó mà gia giảm ? Mặt khác, từ gạo thổi thành cơm, đi cho cơm nóng vào rang ngay hay phải để cho cơm bay hết hơi, giảm nhiệt độ, đem rang mới ngon ? Điều ấy cũng cần hướng dẫn, phải không nào ?

    Bài 3 (Cách làm món Bún riêu)

    Trong kho tàng quý báu về tinh hoa của dân tộc, thì ẩm thực đóng vai trò quan trọng vào việc góp phần thể hiện bản sắc dân tộc và làm cho các món ăn Việt Nam trở nên phong phú và hấp dẫn hơn.

    Ông cha ta có câu : “Có thực mới vực được đạo”. Phải chăng câu tục ngữ này cũng nhắc nhở chúng ta cần tôn trọng bữa ăn về cả hình thức lẫn chất lượng.Vì vậy món ăn rất quan trọng cho cuộc sống. Vì có ăn thì mới có sức khoẻ và có sức khoẻ thì mới làm được mọi việc. Và từ xa xưa, con người đã hiểu được điều đó. Họ đã cố gắng tìm tòi, cải tiến để các món ăn vừa đậm đà màu sắc dân tộc,vừa ngon, vừa bổ lại vừa đẹp mắt.

    Những món ăn đặc sắc của Việt Nam thì rất nhiều, nhưng món ăn tôi cảm thấy thích.nhất đó là món Bún riêu cua – một món ăn nổi tiếng của Hà Nội. Cứ mỗi lần gặp người bạn cũ, thì chúng ta thường chiêu đãi nhau món Bún riêu cua.

    Vào trời se lạnh, tới một quán bún riêu nhỏ của cô hàng gánh, ngồi quanh nồi nước dùng bốc hơi nghi ngút, so đôi đũa lau đi lau lại và ngửi thấy hương vị đặc trứng của ốc và các phụ gia đã thấy ngon rồi. Cô hàng bún nở nụ cười đon đả mời khách. Tay bốc nắm bún trắng tinh từ lớp lá sen xanh lót dưới. Sợi bún trắng,to trông đến vui mắt. Từng thìa cua giã nhuyễn, đun chín được đơm vào bát thật ngon. Mùi cua thơm phi hành làm ai nấy đi qua cũng muốn dừng chân đứng lại dù có bận rộn đến đâu. Nhìn nồi nước dùng sôi âm ỉ, liên tục, với màu cà chua đỏ thơm ngon. Cô hàng chan từng muôi một làm cho khách hàng chờ đợi, ước ao, chỉ muốn được thưởng thức món ăn. Thêm vào đó mùi bỗng, mùi hành, mùi ớt chưng quyện vào nhau hấp dẫn vô cùng. Khi ăn từng miếng một mới thấy hết sự đậm đà của món ăn. Ai là người sành ăn, điểm thêm chút ớt chưng đo đỏ, cay cay và thêmtí dấm bỗng chua vào bát thì mới cảm nhận được thế nào là bún riêu Hà Nội. Bên cạnh là bát rau thơm : xà lách, tía tô, mùi,… thì mới là bát riêu cua hoàn chỉnh. Người ăn húp từng thìa nước mà còn thấy cay đến tận trong miệng, ăn bún riêu mà nóng rát lưỡi và cay chảy nước mắt thì mới thấy ngon, mới nhớ lâu.

    Bún riêu cua để lại dư âm cho mọi người ở xa đến thăm Hà Nội và là món quà rất khó quên. Bún riêu có nét riêng của nó, người Hà Nội thích thưởng thức nó trong cái rét ngọt của mùa đông xứ Bắc. Cái thời tiết trái chứng đó hình như càng làm cho bát bún ấm áp, đậm đà hơn. Quả thực, món ăn có cái gì đó làm cho người ta nhớ mãi chẳng phải vi nó là món ăn mà nó còn là sở thích của từng người. Từ ý thích về ăn uống có thể nhận biết được tính cách của từng người. Bún riêu chính là món ăn như vậy.

    Mỗi vùng, mỗi miền tự hào về đặc sản riêng của họ. Bánh gai Hải Dương, Bánh dầy Quán Gánh, Giò chả Ước Lễ, Dừa Bình Định,… và còn nhiều món ăn khác nữa.Nhưng Bún riêu cua là niềm tự hào của mảnh đất Hà thành.

    Bạn có thể không đồng quan điểm như tôi, nhưng bạn cũng nên biết tới Bún riêu Hà Nội. Hãy mời bạn thân của mình cùng thưởng thức món Bún riêu này. Chắc chắn họ sẽ có ấn tượng về nó ngay từ phút đầu.

    (Nguyễn Ngọc Huyền, lớp 81, Trường THCS Trưng Nhị, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)

    Đọc bài thuyết minh của Ngọc Huyền, có cảm giác như đang đọc Thạch Lam hay Vũ Bằng về món ăn Hà Nội. Phải nói là bạn cũng khá sành điệu về bún riêu, đấy chứ, khi viết thế này : Thêm vào đó mùi bỗng, mùi hành, mùi ớt chưng quện vào nhau hấp dẫn uô cùng. Khi ăn từng miếng một mới thấy hết sự đậm đà của món ăn. Ai lờ người sành ăn, điểm thêm chút ớt chưng đo đỏ, cay cay và thêm tí dấm bỗng chua vào bát thìmới cảm nhận được thế nào là bún riêu Hà Nội. Bên cạnh là bát rau thơm : xà lách, tía tô, mùi,… thì mới là bát riêu cua hoàn chỉnh. Người ăn húp từng thìa nước mà còn thấy cay đến tận trong miệng, ăn bún riêu mà nóng rát lưỡi và cay chảy nước nước mắt, thì mới thấy ngon, mới nhớ lâu.

    Có điều ở đây bạn rất chú ý đến khâu cuối cùng là khâu thưởng thức. Cái đó tốt thôi, nhưng giá ta biết cách chuẩn bị nguyên liệu, cách chế biến món Bún riêu để cho cả nhà và chiêu đãi bạn thì chắc là sự thích thú còn tăng lên nhiều.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Thuyết Minh Về Cách Làm Món Trứng Chiên
  • Cách Làm Đậu Phụ Chiên Trứng Muối Ngon Tuyệt Đỉnh
  • Cách Làm Món Đậu Phụ Rán Trứng Kiểu Hàn Đầy Hấp Dẫn Cho Bữa Tối
  • Cách Làm Món Đậu Phụ Chiên Trứng Muối Đơn Giản Nhưng Bắt Mắt
  • Tất Tần Tật Những Món Ngon Với Đậu Phụ Và Trứng Cả Nhà Mê Tít
  • --- Bài mới hơn ---

  • Cách Làm Gà Không Lối Thoát Gà Bó Xôi Ngon Như Nhà Hàng
  • Bí Quyết Luộc Gà, Nấu Xôi Thơm Mềm, Đẹp Mắt Cúng Rằm Tháng Bảy
  • Hướng Dẫn Cách Nấu Xôi Vò Dẻo Mà Tơi
  • 3 Cách Làm Xôi Gà Ngon Mê Ly Cho Thực Đơn Bữa Sáng
  • Cách Nấu Xôi Đậu Xanh Nước Cốt Dừa
  • Đề bài: Anh chị hãy thuyết minh về món xôi gấc

    Nhắc về xôi gấc là nhắc tới món ăn truyền thống của người Việt Nam với màu đỏ tượng trưng cho may mắn và sung túc. Nhưng hay ho nhất là ở chỗ gấc có thật nhiều tác dụng như: bổ mắt, chống lão hóa và các bệnh phổi, tim mạch, thần kinh..

    Cứ mùng 1 hay các dịp lễ Tết, mỗi nhà cũng thường có 1 quả gấc to đẹp, màu đỏ cam tươi tắn để dành cho món ăn đặc biệt mà đơn giản

    Hôm nay là ngày mùng 1/10 âm lịch, cũng là ngày đầu tiên tôi chính thức làm xôi gấc từ A-Z. Cũng tự học cho mình vài kinh nghiệm và cũng rút ra được kết luận chung là: Nấu ăn chẳng khó gì, chỉ là bạn có thích thú và giành một chút thời gian, tâm trí cho nó không thôi.

    Nguyên liệu: Nửa cân gạo nếp (loại nếp ngon nhất vẫn được gọi là nếp cái hoa vàng, chẳng hiểu rõ vì sao. Nửa quả gấc chín đỏ. Đường, muối hạt. Nửa chén uống rượu trắng. Một cái rổ inox nhỏ (vừa nồi cơm điện) (đường kính chắc khoảng 18-20cm)/ chõ inox. Đế hấp (tôi không biết gọi là gì, nhưng bạn yên tâm, các nồi cơm điện thường có dụng cụ này, dùng cho việc hấp bánh. Nếu không có, bạn vẫn có thể linh động dùng một chiếc bát con thay thế! Nồi cơm điện. Đũa/ thìa

    Trong quá trình đồ xôi với nồi cơm điện (kéo dài khoảng 1 tiếng – tiếng rưỡi) nên thường xuyên kiểm tra nồi và thỉnh thoảng bật lên chế độ Warm khi nước sôi (Vì nhớ rằng xôi chín nhờ hơi). Cũng chú ý 2-3 lần mở nắp nồi ra đảo đều để gạo chín đều!

    Khi xôi đã chín mềm (thử bằng cách vê hạt gạo bằng tay), cho khoảng 2 thìa đường vào, dùng đũa đảo đều và đậy nắp, để chế độ Cook thêm khoảng 10p nữa là xong và bày ra đĩa. (Cho đường sau là vì nếu cho đường ngay từ lúc đầu, gạo sẽ lâu chín).

    Khi bày xôi ra đĩa để thắp hương kiêng nén chặt, cũng kiêng ăn trước để thể hiện sự kính trọng. Mẹ tôi không thích cho mỡ vì không thích ăn ngấy, tuy nhiên, để màu bóng đẹp hơn, bạn có thể cho 1 thìa dầu ăn/ 1 ít mỡ gà và đảo đều với xôi cùng thời gian cho đường vào.

    Tùy khẩu vị mà bạn có thể cho thêm dừa nạo/ nước cốt dừa đảo đều với xôi cho thêm béo và thơm ngậy, cũng vào khoảng thời gian như cho đường. Có người cầu kỳ hơn, làm thêm đậu xanh cà hay đậu xanh đã bỏ võ. Cách làm đơn giản: ngâm đậu xanh trước khoảng 3 tiếng rồi dùng chõ/rổ hấp chín. Khi đậu xinh chín bung cho thêm đường và dừa nạo, đảo đều rồi hấp tiếp khoảng 5-10p. Bỏ đậu xanh hấp ra, cho thêm 1 thìa nước sôi, dùng thìa dầm nhuyễn cho mịn. Nên hấp đậu trước rồi dùng chính các dụng cụ đấy để hấp xôi gấc. Đến lúc bầy ra đĩa (hay nhất là có khuôn) có thể cho lớp xôi dưới cùng rồi đến đậu, rồi xôi, rồi đậu, rồi xôi là đã có một đĩa xôi gấc đậu xanh vừa ngon vừa đẹp mắt với 2 màu đỏ – vàng rực rỡ.

    Ở nhiều đám cỗ tôi cũng thấy họ cho thêm mè/ vừng rắc lên trên, cũng là để cho thơm. Hôm nay nhà còn vani, tôi cũng đổ vào lúc cho thêm đường rồi trộn đều với xôi, ăn cũng thấy thơm, bạn có thể thử. Hãy chọn những quả gấc đã chín, màu đỏ cam, chắc nặng tay, cộng thêm may mắn nữa chắc chắn quả gấc sẽ cho bạn màu sắc món xôi thật tươi đẹp mà không cần dùng phẩm màu gì cả!

    Món ăn này được gia đình và bạn bè ưa chuộng nhất. Nó là món ăn sáng nhiều chất dinh dưỡng, là món ăn được kết hợp một cách hoàn hỏa giữa vị thơm ngọt của gấc, sự bùi, nồng ấm của gia vị và sự dẻo dai của gạo nếp.

    Từ khóa tìm kiếm

      thuyết minh cách làm xôi gấc

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cách Nấu Xôi Gà Đơn Giản Nhưng Đầy Đủ Dinh Dưỡng Cho Bữa Sáng
  • Cách Nấu Cơm Gà Hội An Ngon Bá Cháy
  • Mách Bạn Cách Nấu Xôi Gà Nấm Thơm Ngon Cho Bữa Sáng
  • Cách Nấu Xôi Mặn Ngon Nhất Với Nồi Nấu Xôi Bếp Việt
  • Cách Nấu Xôi Gấc Thơm Lừng Ai Cũng Phải Khen Ngon
  • --- Bài mới hơn ---

  • 2 Cách Làm Bún Chả Ngon Nhất Định Bạn Phải Thực Hiện
  • Cách Làm Ướp Thịt Heo Nướng Dành Cho Món Bún Chả Cơm Tấm Thơm Ngon Tại Nhà
  • Cách Làm Món Bún Chả Thịt Nướng Cực Ngon Cho Bữa Cơm Trưa Hấp Dẫn Đổi Khẩu Vị Cho Cả Nhà
  • Cách Làm Món Bún Chả Thịt Nướng Thơm Lừng Cho Bữa Trưa Cực Ngon
  • Sẽ Thật Thiếu Sót Nếu Không Biết Cách Làm Bún Chả Thịt Nướng Này
  • Tôi ngờ không thể thêm nữa về bún chả Hà Nội, một khi những văn nhân tuyệt tài như Thạch Lam, Vũ Bằng, Nguyễn Tuân trong đời sống đã từng xoa xuýt trầm trồ cách này hay cách khác đưa bún chả thành giai phẩm.

    Nhưng hình như vẫn còn một đẳng cấp khác của bún chả cần phải thưởng thức như một nghi lễ thì chưa ai nói. Thứ bún chả của cô tôi, gái quê lên Thăng Long làm dâu phố cổ.

    Mười mươi bún chả phiên bản đương đại được khai sinh từ phố thị, do nhu cầu làm phong phú những món ăn quê khi nông dân trở thành thị dân. Nó là món thuần Việt nhất, được kết hợp với những nguyên liệu cũng nhất nhất thuần Việt, nhưng được trình diễn dưới hình thức của món ăn phương Tây.

    Tất thảy từ nước chấm, bún, chả, rau, gia vị, mỗi người một suất. Và ở bún chả, gia vị còn giữ vai trò của rau ăn kèm.

    Món bún chả thượng thừa thì bao giờ cũng không thể khác là phải do những người đàn bà sở hữu tinh hoa ẩm thực thị dân và ẩm thực thôn quê Bắc như là cô tôi thể hiện.

    Hồi đó bố chồng cô còn sống, thi thoảng tôi cũng phải thực hiện nghĩa vụ cùng bố đến thăm ông định kỳ vài tháng một lần vào những ngày lập tiết hoặc giữa tiết mùa.

    Sau lót dạ buổi trưa thì bữa long trọng lại diễn ra vào lúc hơn kém 15 giờ bằng nghi lễ bún chả, mà lúc đó tôi chỉ thấy những rườm rà, cách thức không mong thụ hưởng thêm lần nữa. Thời gian bắt đầu cuộc đãi đằng thoạt tưởng đã oái oăm, nhưng có căn nguyên từ bản chất lẫn phong cách thưởng thức món.

    Bún chả là món ăn giằng co về tính hàn nhiệt. Cần dùng nhanh thức ăn nóng, thức ăn lạnh nhưng việc đó lại diễn trong cái sự chầm chậm về chiều. Dù có hơi quá miếng thì sau bữa thực khách vẫn cảm thấy nhẹ nhõm vì món dễ tiêu nếu phải dịch chuyển xa thì cũng chẳng nề.

    Một không gian mở, ấy là chiếc sập đại gỗ gụ chạm bong thông trúc cúc mai tứ diện trải chiếu cạp điều kê giữa sảnh tiếp giáp nhà dưới với gian khách, liền khoang giếng trời. Bún chả dậy mùi, bền mùi, nên vị trí ngồi thưởng thức cũng phải suy tính.

    Bố tôi và dượng về phe hầu cụ chủ nhà ván cờ thế về tàn. Con chim gáy treo cành lan già cất tiếng khê khê. Tiếng chuông xích lô, chuông tàu điện vẳng vào nghe xa lắc, ngái ngủ.

    Thì chính lúc ấy cô nép chếch sau lưng bố chồng xin phép được bày mâm. Bàn cờ xếp lại, chậu thau nước rửa tay, khăn bông nõn đặt trên giá ba chân hình con phượng ghé lại gần. Nến được thắp lên, dù giữa ban ngày.

    Nhỏ nhưng là ông trưởng họ tương lai nên tôi được đặc cách ngồi cùng người lớn. Mâm bốn, cụ chủ, bố, dượng và tôi.

    Chưa bao giờ trước mặt tôi lại bày ra nhiều bát đĩa đến thế. Lách cách một màu trắng hoa loa kèn đồ sứ Pháp. Đũa gỗ mun, khảm bạc hai đầu, thảnh thơi duỗi mình trên con ghê sứ kê đầu. Nậm rượu cúc đài các giữa bầy chén quân tinh xảo cũng một màu trắng, nhưng là sắc trắng hoa chè đồ sứ ký kiểu.

    Băn khoăn và lo lắng, tôi sẽ hành xử thế nào đây với những bát, những đĩa với những chả viên, tròn dẹt giống y chiếc khuy áo khoác bằng mã não. Chả miếng ba chỉ vừa cỡ một cánh hồng quế. Trong khi mùi bún chả nghênh ngang chiếm lĩnh và chế ngự không gian bằng sự gọi mời trào nhức nước miếng.

    Tôi căng thẳng thì người lớn trịnh trọng.

    Hương rượu nếp cúc găn gắt thơm hắc như một lời cắt ngang quý tộc chứng minh cho sự có mặt của mình.

    Chiếc bát trước mặt tôi bỗng nhiên sóng sánh màu hổ phách dậy ngược lên sắc vị cà cuống, cái sắc vị thơm cay nằm giữa quế chi với hoa hồi. Một sắc vị từ đồng lúa lên đời sống cao sang nhưng siêu thực.

    Vây quanh tôi là nghi lễ kính lên, thưa xuống của người lớn. Ba chiếc chả lập lờ khiêu khích giữa thắm son cà rốt, trắng ngà đu đủ. Hồi hộp tôi run run nâng đôi đũa mun, thám hiểm mảnh đu đủ răng cưa dai dai, hoa đồng tiền cà rốt giòn tơi. Chúng được tính đến độ dày mỏng và cả thời gian ngấm gia vị trước bữa ăn.

    Chưa thể đụng đến chả, rụt rè tôi múc thìa sứ nhỏ chiêu ngụm nước hổ phách như để an ủi và dìm bớt đi nỗi hung hăng thèm ăn.

    Thật ngại, sự thèm trong tôi bỗng bị kích hoạt bởi tổng hoà sắc vị chua chua thanh nhã, cay cay the dịu, ngọt mát đường củ cải, ngọt đạm độ cao của nước mắm chắt, ngọt nước dùng gà. Thứ nước hổ phách quái quỷ cứ như là nước ma, dằn lưỡi để tự tan trong miệng cũng ngon mà có húp cạn bát thì cảm giác cái sự ngon vẫn không đổi, vòm miệng khô ráo không lây rây.

    Sau này thì tôi biết chính cái khó của sự pha nước chấm là vừa dung hoà vừa tách biệt các cảm giác vị giác cho thực khách.

    Thôi, cũng đã đến lúc không nên cà kê. Hãy nhập cuộc từ tốn và lắng nghe người lớn đàm luận những chuyện trời đất.

    Ăn miếng chả viên bao giờ cũng cắn làm hai. Nhai nhỏ nhẹ, vừa nhai vừa ngẫm nghĩ thì sẽ thấy cái dẻo dính bì lợn, bùi ngậy thịt nạc dắt mỡ, cái sậm sựt chất chưởng của sụn sườn khiến răng chạm răng gion giòn đẩy đưa cái ngon ngon lên tận cùng.

    Dù chả viên hay chả miếng, thì mỗi loại đều có hai phiên bản: chay và mặn. Chay là chả trần không nêm muối hay gia vị, mặn thì tuân đủ các qui trình. Chả chay nước chấm khác. Chả mặn nước chấm khác.

    Chả chay có cái thú của đơn nhất, độc tôn, mộc không pha tạp. Chủ động được liều lượng gia vị mà ta không ưa. Còn chả mặn là cái sướng của sự kết hợp đa thanh xung quanh chủ vị đã được cân bằng.

    Chả viên dùng thịt nạc vai dắt mỡ, bì lưng rửa kỹ trong dấm thanh, sụn sườn và thịt nạc lọc từ sườn, thái chỉ trên thớt nghiến, rồi mới băm đều tay. Loại thịt nạc vai giữ chủ đạo sẽ cho những viên chả tròn đều, không vỡ khuôn hình. Phòng chả khô sau khi nướng, thì nạo mài chút cùi dừa non hoặc củ đậu, rắc loáng thoáng, trộn đều. Nếu có thể thì hãy làm ơn chỉ mấy chục miligam cognac XO hoặc nửa ly vang thượng đẳng nêm vào lúc ướp chả, sẽ cho ta cảm giác sang trọng phần khác của thế giới.

    Một góc nhỏ văn hoá Việt được giàu có thêm từ nghệ thuật tạo tác bún chả do tiếp nhận chút gia vị ngoại lai. Và không quên ghi nhớ nguyên liệu chính, tất nhiên phải là của con lợn đực thiến đen tuyền hai năm tuổi.

    Chả miếng tưởng đơn giản, nhưng lại phức tạp hơn do nguyên liệu phải kén kỹ hơn. Dĩ nhiên là thịt ba chỉ, dùng ở mé dưới hai bên sườn thì cũng dễ, nhưng kiếm cho ra phiến nầm lợn nái mới rã con mới là khó. Thịt nầm béo, không ngấy, giòn, mềm, ngọt, mấp nhẹ đã thấu răng ngân nga. Khi nướng chín tới, miếng chả rướn mình căng lên…

    Chả miếng cũng phải để bì thì mới hợp cách. Chả miếng mỗi lần gắp là một, chia chả miếng làm hai lần e rằng độ khoái khẩu sẽ bớt thăng hoa. Nhưng luân phiên, một chả viên tiếp chả miếng ba chỉ rồi chả miếng nầm chen kẽ đệm lót giữa nhịp điệu chả là những khoảng lặng của bún, rau thơm, rượu cúc lên xuống. Hồn vía ta ngây ngất ngay giữa trần phàm.

    Than nướng chả là thứ than hoa gỗ nghiến vốn lách tách trong hoả lò đồng thau mà các địa chủ Việt xưa hong tay ngày tháng giá.

    Vỉ nướng thì nên kén tre bánh tẻ mọc ở miền đá ong Sơn Tây khô cằn nhưng tre bánh tẻ chứa nhiều nước, thứ nước cốt tre tươi ở Sơn Tây lành và mát ngấm vào miếng chả sẽ khiến cho vị nó trở nên thanh thoát nền nã như tâm tình thiếu phụ thương chồng.

    Nướng chả là nghệ thuật điều chỉnh lửa kết hợp với sự xoay chuyển của vỉ nướng, cao thấp, cận nhiệt viễn nhiệt. Dù viên hay miếng thì bề mặt không bị điểm cháy đen, phải óng đều màu bánh rán, bề mặt căng. Và bí quyết từ hai chiếc lông gà đẫm nước cốt gà trống già sánh đặc và mỡ gà trống thiến thi thoảng lại được phết lên vỉ nướng với một liều lượng mơ hồ.

    Rau thơm kèm thì là đương nhiên húng Láng chiếm đầu vị, rồi rau ngổ ta mọc nơi nhiều nắng. Hai thứ này để nguyên cả ngọn dài, chỉ rửa trước khi dùng năm bảy phút, khi ăn các cụ cầm cả chiếc, vặt từng lá nhâm nhi, sau khi gắp miếng chả, tợp ngụm rượu nếp cúc lâu năm trong chiếc chén sứ ký kiểu thì tinh dầu húng Láng bừng lên choáng váng như ta bị doping.

    Sẽ đặc sắc và dư ba hơn nếu có dăm tàu rau ghém bánh tẻ, thuôn thuôn như vầng trăng xanh cuống ròng ròng thứ nhựa trắng sữa, vo rối như cục len xanh, xếp miếng chả bất kỳ, vẫy khẽ cổ tay để miếng thức vừa động mặt bát nước chấm, ý tứ há miệng trịnh trọng. Cái chất nhựa trắng có giá trị tiêu thực ngăm ngăm đắng, khiến ta hơi ngại ngần một chút. Nhưng bình tĩnh dấn tới, thì mắt ta vụt sáng lên như vừa phát hiện ra một chân trời…

    Ai đó không thích nước chấm thì đã có nước dùng gà trống già hoặc xương ống bò cô đậm từ sáng, thoảng vị gừng tươi thái chỉ. Củ hành hoa trần trắng xanh.

    Nếu không có đệ nhất hương vị cay của cà cuống thì nên thay thế bằng ớt chín ương. Trái ớt xanh thậm phớt sọc lửa sẽ cho cái nồng nàn hăng hăng như cái ghen của người đàn bà kém nhan sắc cũng thích thú vô cùng bởi cái rùng mình rụt lưỡi vì… cay.

    Tất cả những thức trên dẫu có hoàn hảo, nhưng mới chỉ được một nửa. Nửa sau, vế đầu của món ta đang bàn thì chính là bún. Bún này kén gạo gié tháng 10, giao hoà với cơm gạo tám nấu để nguội mà nhồi, sợi nhỏ dài như là miến làm từ tinh bột đỗ xanh, mỗi con bún cuộn vòng to vừa cỡ đồng bạc Đông Dương có hình đầm mặc váy loè xoè. Cho nên nó có tên là bún bà đầm xoè. Nó có vị thơm của cơm mới, có cái tinh nhuần của vị bánh trong sợi bún.

    Bún đầm xoè đã mất tăm ở Hà Nội, nhưng nghe đâu ở Huế cũng còn phiên bản.

    Hình như thứ gì ngon đối với người Việt thì cũng phải dai vừa đủ, mềm vừa độ, cứng như xương thì phải nhai được sụn. Y như tính cách con người vậy. Thao tác trong bữa phải nhiều công đoạn thì mới mãn ý, đó mới là bữa ăn trọng thị. Nếu chiếu chuẩn đó vào những chiều bún chả ngày trước ở nhà cô tôi nơi phố cổ thì còn cao hơn cả tương hợp.

    Bình dân giờ đây là bún chả. Bún chả mang phong cách hương vị Hà Nội theo thực khách và người Hà Nội hiện diện ba miền, tích hợp thêm những hay dở. Bún chả cũng buồn vui nỗi bún chả.

    Ngôi nhà phố cổ thực hiện luật thừa kế bán xong, cô tôi giờ lên ở chung cư. Đến thăm, tôi thường ngậm ngùi nhắc đến món bún chả được dùng như một nghi lễ ở nhà cô những năm chưa mấy xa.

    Người cô già tóc cước cười phơ phơ. Hư, các anh bây giờ toàn lũ thực bất chi kỳ vị, sao xứng để ăn những món ăn tinh tế như vậy nữa. Thôi cứ vác miệng lên Hàng Mành.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Bỏ Túi Cách Làm Món Bún Chả Hà Nội Ngon Hơn Ngoài Quán
  • Cách Làm Món Bún Chả Gia Truyền Hà Nội Bài Bản Đúng Chuẩn Nhất
  • Cách Làm Bún Chả Bằng Lò Nướng Đơn Giản
  • Cách Làm Bún Chả Bằng Nồi Chiên Không Dầu Đơn Giản Tại Nhà
  • Cách Làm Bún Chả Cá Nha Trang Xứ Biển
  • --- Bài mới hơn ---

  • Thuyết Minh Về Một Món Ăn Việt Nam: Món Bánh Xèo
  • Thuyết Minh Các Làm Món Bánh Xèo
  • Thuyết Minh Về Một Sản Phẩm Mang Bản Sắc Văn Hóa Dân Tộc ( Bánh Xèo )
  • Cách Làm Cơm Chiên Dương Châu Chay Ngon Không Kém Món Ăn Mặn
  • Cách Làm Cơm Chiên Dương Châu Chay Và Mặn Ngon Có Màu Vàng Rất Đơn Giản
  • Bánh xèo có từ rất lâu, không biết nó xuất xứ từ đâu, nhưng bánh xeo hiện nay có mặc ở rất nhiều nơi trên đất nước và ở thế giới nữa. Bánh xèo là một món ăn dân dã, bình dị nhưng bánh xèo nó mang một cái gì đó rất riêng cho dân tộc ta.

    Bánh xèo thường hay được mọi người làm bán vào mùa mưa, có lẽ nó ăn rất ấm bụng nên mọi ngoài rất thích. Bánh xèo có nhiều vùng làm khác nhau. Ở miền tây thì bánh xèo được làm rất to, miền trung thì vừa và miền bắc thì hơi nhỏ một tí. Mỗi nơi chọn nguyên liệu giống nhau đều là bọt gạo nhưng nhưn và gia vị thì khác nhau. Gia vị nó tượng trưng cho mỗi vùng miền. Nhưng có vùng thì làm bàng tôm thịt bò, thịt heo nạc… có vùng thì làm nấm và giá công với một tí thịt rất ngon.

    ở mỗi vùng với mỗi gia vị nó tượng trưng tính vung miền và thể hiện được những nét đặc sắc văn hóa của họ. Phải chăng đó là cái sở thích của mỗi vùng không phải mà nó chính là nền văn hóa lịch sữ của họ.

    Để làm được một chiếc bánh xèo không phải đơn giản tí nào, đó là cả một nghệ thuật. Cách gia bột, trộn bột rất quan trọng nó có thể làm bánh ngon hay dỡ thế nào đều phụ thuộc vào nó. Ta có thể dùng thêm các nguyên liệu khác như nước côt dừ để lấy khuấy bột. Nước dừa này dùng để pha bột nhằm làm tăng độ béo cho bánh. Ta cho khoảng 1 lít nước ấm vào 0,5 kg dừa khô đã nạo, nhào trộn và vắt, lược lấy phần nước cốt để riêng, sau đó cho thêm nước vào phần xác dừa, tiếp tục vắt lấy nước nhì và nước ba.

    Bước tiếp theo ta khuấy đều bột gạo với một ít nước ấm và tất cả nước dừa ở trên, cho thêm hành lá xắt nhuyễn và bột nghệ để tạo màu vàng đặc trưng cho bánh. Bổ sung thêm gia vị như muối, đường, bột ngọt. Cũng có thể cho thêm trứng gà đã đánh nhuyễn vào bột để bánh dòn và nở hơn hay bổ sung bột mì để tăng độ dòn của bánh.

    Nhưn thì tùy theo sở thích của mỗi người. tôm bóc vỏ để ráo, thịt thái mỏng và ướt gia vị. Sau đó ta sào sơ qua cho thịt và tôm săn lại, vừa chín tới. bên cạnh đó ta có thể cho thêm giá, nấm rửa để ráo. Tí khi làm bánh, ta cho cho vào lên trên bột.

    Ăn kèm với bánh gồm có rau sống và nước chấm. Hai món ăn kèm này cũng phải chuẩn bị chu đáo qua việc sơ chế nó. Nước chấm thì ta cho tỏi tươi và ớt được bằm thật nhuyễn, cho vào nước ấm. Thêm đường, nước chanh (hay giấm) và khuấy đều, sau đó cho từ từ nước mắm vào, nêm nếm vừa ăn. Nước chấm ngon cho bánh xèo phải có vị mặn vừa phải của nước mắm hài hòa với vị chua của chanh và vị ngọt của đường. Rau sống gồm có nhiều loại và tùy sử thích của tùng người, mà ta nen chọn các loại rau sau: xà lách, rau thơm, diếp cá, cải xanh, lá lốt, đọt bằng lăng, đọt xoài, sôi nhái. Rau phải được rửa sạch, để ráo và xếp ra mâm. Rau nên ngâm trong nước có muối với nồng độ loãng và ngâm trong thời gian ngắn khoảng 3-5 phút để hạn chế các nguy cơ vi sinh vật.

    Cách đổ cũng không khó. Ta chỉ cần bắt chảo nóng, cho dàu vào sôi lên ta cho bột vào vào cho nhưn cộng với tí giá và nấm vào úp vung lại để khoảng 2 3 phút ta lấy ra và làm tiếp cá khác. Nếu muốn bánh giòn hơn thì ta để khoảng 5 phút và lấy ra. Cái quan trọng để có chiếc bánh xèo ngon đó là nguyên liệu và cách pha bột.

    Một cái bánh xèo cung cấp năng lượng trung bình khoảng 300-350 kcal với sự có mặt đầy đủ các thành phần dinh dưỡng khác nhau từ nguyên liệu chế biến (tinh bột, đạm, chất béo).

    Bánh xèo rất hấp dẫn thực khách bởi cách ăn của nó. Ăn bánh xèo đúng điệu phải là phải dùng tay để gói. Trải những chiếc lá non lên bàn tay, bỏ vào một chút bánh kèm nhân, cuộn lại chấm nước mắm chanh, tỏi, ớt… cứ nhẩn nha nhai mà tận hưởng cái mùi vị của cây trái vườn nhà. Bánh xèo Nam bộ được ăn với gần 20 loại rau khác nhau. Nhìn chung các loại rau ăn với bánh xèo tương đối giàu carotene, vitamin C, muối khoáng, có loại rau còn chứa một số vị thuốc tốt cho cơ thể. Ăn bữa bánh xèo thơm ngon không những được thưởng thức hương vị ngon, tươi của các loại rau, mà còn tạo điều kiện cho cơ thể tiếp nhận các chất dinh dưỡng qua các loại rau đó.

    Vượt ra khỏi biên giới quốc gia, bánh xèo đã được mang đi giới thiệu ở rất nhiều nơi trên thế giới và đã được ưa thích. Trong các buổi tổ chức giới thiệu văn hóa Việt Nam ở Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới, bánh xèo Nam bộ là một trong những món ăn gây nhiều ấn tượng với thực khách.

    Bánh xèo Nam bộ được chế biến từ bột gạo, nước cốt dừa, tôm, thịt… đặc biệt hấp dẫn thực khách bằng cách thêm giá, củ sắn, bông điên điển, bông thiên lý hay bông so đũa… làm nhân bánh.

    Ăn bữa bánh xèo thơm ngon không những bạn được thưởng thức hương vị ngon, tươi của các loại rau, mà còn tạo điều kiện cho cơ thể có khả năng tiếp nhận các vị thuốc tốt qua các loại rau đó. Kim thất thì thơm như tía tô, có nhiều tinh dầu, bổ máu; cát lồi giúp những người suy thận phục hồi chức năng; đọt vông giúp an thần, dễ ngủ…

    Có mặt trong các loại rau ăn với bánh xèo còn có lá lốt có tác dụng giảm đau, đầy hơi, khó tiêu, trị nôn mửa… Rau diếp cá lại có tác dụng kháng khuẩn, điều trị mụn nhọt và thông đường tiểu tiện hoặc dùng cho phụ nữ kinh nguyệt không đều. Nghệ là thuốc thông mật, điều trị viêm gan, giảm viêm khớp và còn dùng để sản xuất thuốc làm hạ tỉ lệ cholesterol trong máu, điều trị viêm loét dạ dày…

    Giá đậu xanh trong nhân bánh có nhiều chất dinh dưỡng như vitamin C và E, lượng calo thấp, dùng tốt cho người bị viêm thanh quản mất tiếng, mỏi cơ, người béo phì, *** tháo đường, bệnh tim mạch, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim, cholesterol trong máu cao, dễ sẩy thai… Hành tây xắt thành khoanh mỏng vừa tăng hương vị thơm ngon cho nhân bánh, vừa có tác dụng kích thích tiêu hóa, điều trị nhu động ruột kém, hoặc còn có tác dụng điều trị xơ mỡ động mạch và viêm họng…

    Vượt ra khỏi biên giới quốc gia, bánh xèo đã được mang đi giới thiệu ở rất nhiều nơi trên thế giới và đã được rất nhiều người ưa thích không chỉ ở mùi vị đặc trưng của bánh mà còn giá trị dinh dưỡng cao ở những cái bánh xèo nóng hổi.

    Thuyết minh về món bánh xèo – Bài 2

    Bánh xèo đã có ở miền Nam tự thuở nào chẳng ai nhớ được. Có lẽ nó đã có từ trước thời phở Bắc vào Nam hay bánh mì Sài Gòn bắt đầu có mặt từ những năm 40 – 50 thế kỷ trước. Ngày xưa ở chợ, khu xóm, từ thành thị đến thôn quê miền Nam thế nào cũng có hàng bánh xèo như một món ăn bình dân phổ biến mà ai cũng biết.

    Đầu thập niên 80, với những khó khăn của đất nước sau chiến tranh, hàng quán ở Sài Gòn giảm đáng kể, trong đó có cả những hàng bán bánh xèo. Nhưng đến giữa thập niên 80, đột ngột trên những đoạn đường nhiều người qua lại, xuất hiện một số quán bán một thứ bánh chiên bằng bột có màu vàng như bánh xèo.

    Tuy nhiên khuôn đổ bánh chỉ nhỏ bằng khuôn đổ bánh khoái, nhân bao gồm tép, thịt ba rọi, giá, củ hành như bánh xèo và nước chấm là nước mắm chứ không phải bằng nhân và nước chấm của bánh khoái. Đa số người bán là người miền Trung, thế nên món bánh được đặt tên là “bánh xèo miền Trung”. Bánh xèo miền Trung chiếm được cảm tình của nhiều người thành phố lúc bấy giờ vì sự hấp dẫn riêng của mình: độ nóng giòn vừa phải, ăn với nhiều rau và nước mắm, ngon miệng…

    Từ thập niên 90 trở đi bánh xèo Nam bộ bắt đầu khởi sắc trở lại với những nơi bán có tiếng như bánh xèo Đinh Công Tráng – Q.1, Ngô Quyền – Q.5, A Phủ. Và đến năm 2007, bánh xèo Ăn Là Ghiền xuất hiện với quy mô lớn, bài bản, chuyên nghiệp hơn nhằm giới thiệu cho công chúng món bánh xèo miền Tây và những món ăn dân dã Việt Nam. Sau đó một năm, bánh xèo Mười Xiềm của Cần Thơ cũng góp mặt tại thành phố. Vậy là bánh xèo Việt Nam bắt đầu sánh vai cùng các thương hiệu bánh crêpe Pháp, pizza Ý, bánh xèo Nhật, bánh roti pum Ấn Độ, bánh tasco Mexico…

    Ăn nóng là điều bắt buộc với chiếc bánh xèo nên khi bánh vừa lấy ra khỏi chảo là phải đến ngay tay người ăn. Tiếng “xèo xèo!” của bột chiên trên lửa, những làn khói bốc lên như còn vương vấn trên mặt bánh vàng ươm. Bánh bột gạo chiên ấy được gọi tên là “bánh xèo”, rất dân dã và gần gũi với mọi người Việt. Bánh xèo hiện nay do có thêm phiên bản mới giữa bánh xèo miền Nam và bánh khoái miền Trung nên được tạm coi là có hai loại, khác nhau chủ yếu ở kích thước. Nếu chiếc bánh xèo miền Trung nằm gọn trong lòng chiếc chảo nhỏ, đường kính khoảng 10 – 15cm, trông dày dặn và giòn rụm thì bánh xèo miền Nam kích thước bằng cái chảo lớn, bột đổ thật khéo để tạo lớp rìa mỏng tang và giòn xốp, ít ngậm dầu như bánh xèo miền Trung.

    Vẫn với tép tươi, thịt ba rọi, giá sống, củ hành, phần nhân bánh ở miền Nam có thêm đậu xanh nên béo và bùi hơn. Tuỳ theo mùa, bánh xèo miền Nam có thể thêm vào nấm mối, kim châm, nấm tràm, cổ hũ dừa, bông điên điển… Thời gian qua, các thương hiệu bánh xèo nổi tiếng như Ăn Là Ghiền, Mười Xiềm đã mạnh dạn cải tiến nên bánh xèo đã có nhiều loại nhân khác nhau giúp chiếc bánh xèo trở nên đa dạng, phong phú hơn.

    Bánh xèo có cách ăn đặc trưng, đó là ăn bằng tay. Bánh vừa lấy ra khỏi chảo còn nóng hôi hổi, tay xé một miếng vỏ vàng ruộm, thêm đầy đủ nhân, cuốn thành cuốn dày cộp toàn những rau là rau, từ cải bẹ xanh, cải xà lách và năm, sáu thứ rau thơm. Tai nghe được tiếng bột “xèo” trên mặt chảo nóng, nghe tiếng rôm rốp giòn tan khi bẻ và nhai bánh. Mũi ngửi hương thơm lựng. Mắt nhìn được đủ sắc màu vàng óng của bánh, xanh mượt mà của rau và đỏ au của nước mắm ớt. Cuộn miếng bánh xèo từ từ cho vào miệng, vị ngọt của bột hòa cùng vị ngọt của tép, thịt, vị béo của mỡ vừa được đưa đẩy chạm đến ngưỡng của đô ngậy. Tức khắc mùi vị the nhẩn của cải bẹ xanh, thơm nồng của rau thơm hoà quyện đưa vị béo bay biến đi. Bao nhiêu hương vị mặn, ngọt, chua, cay như thay nhau đánh thức toàn bộ vị giác của người thưởng thức.

    Không gì khoái khẩu cho bằng được thưởng thức món ăn đơn sơ mà tinh tế đến tuyệt vời. Bánh xèo được chọn lựa để trở thành một món ăn độc đáo, đại diện cho những món ăn Việt trong cuộc bình chọn “TP.HCM – 100 điều thú vị” lần này đã giới thiệu thêm kho tàng ẩm thực Việt còn nhiều lắm những món ăn thú vị.

    Thống kê tìm kiếm

    • thuyet minh vè banh xeo
    • thuyết minh về món bánh xèo
    • cam nghi ve mon banh xeo

    --- Bài cũ hơn ---

  • Viết Đoạn Văn Bằng Tiếng Anh Về Cách Làm Món Bánh Xèo
  • Cách Làm Bánh Xèo Huế Ngon Đúng Điệu Miền Trung
  • Cách Làm Bánh Xèo Tại Nhà Ngon Và Đơn Giản Nhất
  • Cách Làm Món Bánh Xèo Vỏ Mỏng, Giòn Tan Đơn Giản Tại Nhà
  • Cách Làm Bánh Xèo Ngay Tại Nhà Chuẩn Vị Miền Nam
  • --- Bài mới hơn ---

  • Cách Làm Món Nem Lụi Nướng Xứ Huế
  • Cách Làm Nem Nướng Miền Tây Đơn Giản Mà Ngon Ai Cũng Làm Được
  • Cách Làm Nem Chua Rán Tẩm Bột Chiên Xù Ngon Lai Rai Cuối Tuần
  • Bật Mí Công Thức Nem Thính Thịt Ba Chỉ Thơm Ngon, Cực Đỉnh
  • Thuyết Minh Về Món Ăn Đặc Sản Miền Nam Nước Ta
  • Những bài văn mẫu hay lớp 8

    Văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về món nem rán gồm các bài văn mẫu hay được VnDoc sưu tầm và tổng hợp giới thiệu tới các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

    Thuyết minh về món nem rán

    Nem rán từ lâu đã là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm tất niên của người Việt và rất được ưa chuộng trong đời sống hàng ngày. Từ Bắc vào Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, dù được gọi với nhiều cái tên khác nhau nhưng với cách làm đơn giản và hương vị hấp dẫn, nem rán đã trở thành một trong những dấu ấn của ẩm thực Việt Nam.

    Về nguồn gốc, nem rán bắt nguồn từ món Dim Sum của Trung Quốc và nhanh chóng trở thành món ăn phổ biến tại hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Tại Hàn Quốc, món ăn này được gọi là Chungwon, Nhật Bản gọi là Harumaki hay Lumpia là tên của nem rán tại Indonesia và Philippines, người Đức gọi là Frühlingsrolle và người Pháp gọi chúng là Rouleau de prin¬temps. Ngay ở Việt Nam, người miền Bắc gọi là nem rán, người miền Trung gọi là chả ram và người miền Nam lại gọi nó là chả giò. Tuy bắt nguồn từ một món ăn Trung Quốc nhưng nem rán đã được Việt hóa và trở thành một món ăn dân tộc, đặc sản tinh túy của ẩm thực Việt Nam.

    Có thể được ưa thích và phổ biến rộng khắp trên thế giới như vậy là do nguyên liệu của món nem rán rất phong phú, dễ kiếm và có thể thay đổi linh hoạt. Nhưng chẳng ở đâu nem rán có sự hòa quyện của nhiều nguyên liệu độc đáo như tại Việt Nam. Trong nem rán có sự hóa thân của hạt gạo thành bột mịn tráng lá đa nem, những giọt nước mắm thơm lừng làm từ tôm, cá, có sự hòa quyện của nhiều thực phẩm và hương liệu thiên nhiên.

    Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu, chúng ta bắt tay vào sơ chế. Nếu dùng miến thì ngầm nước đến khi mềm thì cắt nhỏ. Mộc nhĩ và nấm hương ngâm nước nóng cho nở đểu, rửa sạch rồi thái nhỏ. Các loại củ rửa sạch, gọt vỏ, thái sợi. Hành và tỏi đập dập, băm nhỏ. Sơ chế xong nguyên liệu, chúng ta trộn đều và nhuyễn tất cả các nguyên liệu trên, nêm cho vừa gia vị, sau đó đập trứng và đảo đều. Trộn đều nguyên liệu không chỉ giúp gia vị ngấm đều, vừa ăn mà còn giúp nguyên liệu quyện vào nhau dễ cuộn hơn và nem cũng chắc hơn. Việc cuộn nem đòi hỏi sự khéo léo sao cho nem tròn đều, không bị rách vỡ. Trước khi cuộn nem nên dấp nước dấm pha loãng đểu khắp lá đa nem. Việc này không chỉ khiến lá đa nem mềm, dễ gói mà còn giúp nem rán vàng và giòn hơn. Sau đó trải đều nhân nem ở chính giữa phía trên, gấp hai bên mép lá đa nem lại rồi cuộn tròn.

    So với bước chuẩn bị và sơ chế, công đoạn chế biến nem lại đơn giản hơn. Đặt chảo lên bếp, đổ dầu vào, đợi đến khi dẩu nóng già, chúng ta nhẹ nhàng cho nem vào chảo để rán. Khi rán, phải thật khéo léo cho nem chín đều nhưng cũng không nên lật dở nhiều, dễ bị vỡ nem. Khi nem chín, vàng giòn, tỏa mùi thơm thì gắp ra đĩa.

    Món nem rán như thế là đã hoàn thành được một nửa. Khâu quan trọng còn lại là pha nước chấm. Có nhiều người cho rằng nem ngon hay không là do nước chấm. Để có một bát nước chấm ngon nên pha bằng nước ấm và hòa tan đường, mì chính trước. Sau đó mới cho thêm giấm, nước cốt chanh, nước mắm. Bí quyết để có màu đẹp tự nhiên cho bát nước chấm là giã một ít ớt chín đỏ đã bỏ hạt và cho thêm một múi chanh đã tách rời các tép vào. Nên thả ớt, tép chanh này cùng tỏi và rau mùi thái nhỏ vào sau cùng để những gia vị này nổi đều, bát nước chấm sẽ đẹp mắt hơn.

    Để món ăn thêm hấp dẫn, trình bày đẹp mắt cũng trở thành một yêu cẩu quan trọng. Chúng ta có thể xếp xung quanh đĩa một lớp cà chua, dưa chuột thái lát tròn, rau sống xếp bên dưới và nem rán đặt bên trên để món ăn có đủ màu sắc hài hòa. Nem rán là món ăn có cách thưởng thức phong phú và đa dạng, nó có thể trở thành món chính trong bữa cơm gia đình, có thể ăn kèm với bún và dưa góp hay trở thành món ăn chơi thông thường…

    Không chỉ thơm ngon, món nem còn chứa đựng nhiều giá trị và ý nghĩa quan trọng, về giá trị, đây vừa là món ăn giàu chất dinh dưỡng lại vừa là một mặt hàng ẩm thực thu hút nhiều thực khách trong nước và du khách nước ngoài. Với bạn bè quốc tế, các món ăn như phở, nem, nộm… đã trở thành những dấu ấn hấp dẫn về ẩm thực Việt Nam. Nhưng có lẽ, vẻ đẹp tiềm ẩn bê’ sâu của món ăn này nằm ở ý nghĩa đẹp đẽ của nó. Nguyên liệu đa dạng gợi ra sự phong phú, muôn màu muôn vẻ của cuộc sống. Tất cả lại cùng nhuần nhuyễn vào nhau như sự đồng lòng, gắn bó, đồng điệu giữa con người với con người.

    Ẩm thực Việt Nam với chín đặc trưng cơ bản, như nhà sử học Hãn Nguyên Nguyễn Nhã thì nem rán giờ đây đã là một món ăn thuần Việt với tính hòa đổng hay đa dạng, ít mỡ, đậm đà hương vị, ngon và lành, tính dùng đũa, tính cộng đồng, hiếu khách, tính dọn thành mâm và đặc biệt nhất chính là tính tổng hòa nhiều chất, nhiều vị. Trong mỗi miếng nem rán thơm ngon không chỉ là sự kì công, cẩn thận của người chế biến mà còn là cả quá trình nỗ lực, khẳng định bản sắc dân tộc trong từng món ăn thức uống.

    Bài tiếp theo: Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở An Giang

    --- Bài cũ hơn ---

  • Bật Mí Cách Làm Nem Ngon Như Nhà Hàng
  • Bí Quyết Làm Món Nem Cuốn Rán Giòn Tan, Vàng Ươm, Thơm Phức Cả Nhà Khỏe Vui
  • Cách Làm Nem Chua Rán Ngon Tại Nhà Chuẩn Công Thức 100% Thành Công
  • Cách Làm Nem Nướng Thanh Hóa Ăn Một Lần Nhớ Mãi
  • Cách Làm Nem Nướng Thanh Hóa
  • --- Bài mới hơn ---

  • Thịt Kho Tàu Ngon / Cách Làm Món Thịt Kho Trứng Gia Truyền
  • 5 Cách Làm Bò Né Đậu Bắp Bông Thiên Lý, Ướp Thịt Bò Né Khổ Qua Ngon Đãi Tiệc Đám Cưới, Tiệc Gia Đình
  • Cách Làm Món Tôm Sú Hấp Nước Cốt Dừa Ngon Mà Cực Đơn Giản
  • Cách Làm Món Tôm Sú Hấp Nước Cốt Dừa
  • 4 Món Thịt Nướng Bằng Lò Vi Sóng Cực Đã, Cực Ngon Vi Vu Ngày Cuối Tuần
  • Thịt kho tàu đã trở thành một trong những món ăn không thể thiếu trong bữa cơm ngày tết của người miền Tây nói riêng và Nam bộ nói chung. Dường như đã thành thông lệ cứ đến gần tết người dân Nam bộ lại rủ nhau làm món thịt kho tàu để ăn tết như một phần tất yếu.

    Nghe qua cái tên của món ăn là thịt kho tàu rất nhiều người sẽ nghĩ đây là món ăn được bắt nguồn từ Trung Hoa, tuy nhiên theo nhiều người Nam bộ xưa kể lại thì chữ “tàu”, ở đây, theo nghĩa của người “miền dưới” là “lạt”, như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ là hai con sông nước lợ. Như vậy thịt kho tàu không phải là thịt kho của người Trung Hoa, mà chỉ đơn giản là món thịt kho lạt. Cũng có một số giả thuyết khác đặt ra về nguồn gốc của món ăn này tuy nhiên đến nay cũng chưa rõ đâu là giả thuyết đúng nhất.

    Miếng thịt mềm rục có cả màu đỏ au của thịt nạc, trong trong của mỡ, nâu nâu của bì hầm nhừ, sóng sánh vàng ươm của nước màu chưng đường, kèm vị bùi của nước dừa xiêm, vị mặn của nước mắm đã được làm thanh đi bằng đường, thi thoảng có thêm vị hắc của chút xì dầu, điểm xuyết thêm mấy hột vịt luộc mà nước thịt ngấm đều từ trong lòng đỏ đến lòng trắng. Tất cả đã làm nên hương vị tuyệt vời của món thịt kho tàu.

    Có thể nói thịt kho tàu hiện nay đã trở thành món ăn thường xuyên xuất hiện trong bữa ăn của nhiều người Việt Nam trên cả nước bởi sức hấp dẫn mà món ăn này mang lại. Cách chế biến không quá khó, các bạn hoàn toàn có thể thử qua để mang đến bữa ăn ấm áp cho gia đình mình sau một ngày làm việc mệt mỏi. Thịt kho tàu món ngon khó chối từ và dường như nó đã trở thành một phần văn hóa ẩm thực của người Nam bộ khi đi so sánh với các vùng miền khác trong cả nước.

    Hy vọng đây sẽ là lựa chọn hàng đầu của các bạn mỗi khi tự tay nấu món ăn cho gia đình trong mỗi bữa tối. Thịt kho tàu món ngon đúng vị không thể chối từ.

    Thuyết minh về món thịt kho tàu – Bài làm 2

    Rất nhiều người Việt nghe nói đến kho tàu” thì đều nghĩ, món ăn này được bắt nguồn từ Trung Quốc. Tuy nhiên người Hoa lại rất ít người ăn món này. Theo nhà văn người nam bộ Bình Nguyên Lộc, chữ “tàu”, ở đây, theo nghĩa của người “miền dưới” là “lạt”, như sông Cái Tàu Thượng, sông Cái Tàu Hạ là hai con sông nước lợ. Như vậy thịt kho tàu không phải là thịt kho của người Trung Hoa, mà chỉ đơn giản là món thịt kho lạt.

    Cũng có thuyết rằng, món thịt kho bên Tàu từ cái ông tể tướng Vương An Thạch đời Tống nghĩ ra, nhưng xem lại thì cái món thịt kho của ông, chẳng giống gì cái cách mà chúng ta thấy ở miếng thịt kho tàu xứ Việt. Vậy hóa ra cái món thịt kho mà được cả miền Nam hâm mộ ấy, đúng như lời giáo sư Trần Văn Khê nói: món thịt kho “tàu” hóa ra lại là “ta” hoàn toàn, món Việt trăm phần trăm.

    Thịt kho tàu, cùng với bánh tét, dưa hấu, canh khổ qua dồn thịt, đã trở thành món không thể thiếu trong thực đơn ngày Tết của người Nam Bộ. Miếng thịt mềm rục có cả màu đỏ au của thịt nạc, trong trong của mỡ, nâu nâu của bì hầm nhừ, sóng sánh vàng ươm của nước màu chưng đường, kèm vị bùi của nước dừa xiêm, vị mặn của nước mắm đã được làm thanh đi bằng đường, thi thoảng có thêm vị hắc của chút xì dầu, điểm xuyết thêm mấy hột vịt luộc mà nước thịt ngấm đều từ trong lòng đỏ đến lòng trắng, đặt cạnh bát cơm trắng thơm nức trên bàn thờ ông bà, bên cạnh đĩa dưa chua, dường như đã thành truyền thống trong mâm cơm cúng tưởng nhớ ông bà tổ tiên.

    Thịt kho tàu cũng như bao món kho khác, được nấu như món ăn để lưu trữ dài ngày vào dịp Tết. Nấu thịt kho tàu không khó, nhưng để nấu ngon, cũng không dễ chút nào. Miếng thịt mềm nhừ mà không nát, không bị quắt lại, màu thịt đỏ au ánh lên màu cánh gián, trứng vịt thấm đẫm nước thịt mà không đen, nước thịt vàng trong, không quá nhiều nước nhưng cũng không quá cạn làm khô miếng thịt. Mỗi lần ăn có thể mang ra đun lại, càng nhiều lửa, thịt càng rục, càng mềm, càng ngon. Thịt kho tàu có thể được ăn với nhiều món, cơm trắng, dưa kiệu, dưa giá nhưng có lẽ phổ biến nhất là ăn kèm với dưa cải chua. Có lẽ vì mặn, vị ngọt, vị bùi béo của thịt kho tàu kết hợp với vị chua xen lẫn cay cay của dưa cải muối xối, tạo nên hương vị quyến rũ đến bất ngờ.

    Thuyết minh về món thịt kho tàu – Bài làm 3

    “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

    Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.”

    Tết đến, Xuân sang cuốn theo bao hi vọng, niềm vui và hạnh phúc. Trong dịp Tết cổ truyền ấy, các món ăn như bánh chưng, bánh dày hay dưa món, củ kiệu,… là những món không thể thiếu. Một trong số những món ăn quen thuộc vào ngày Tết mà hầu như nhà nào cũng có chính là món thịt kho tàu.

    Nghe cái tên “thịt kho tàu”, chắc hẳn nhiều người nghĩ rằng món ăn này bắt nguồn từ Trung Quốc, là của người Tàu nhưng sự thật không phải vậy. Vì người Tàu rất ít khi ăn món này, mà nguyên liệu để làm món thịt kho tàu là thịt ba rọi, cái loại thịt có có nạc, có mỡ, có bì, xếp từng lớp khéo léo cứ như người ta cố tình tạo ra nó, thì chắc chắn chỉ có dân Việt Nam.

    Theo nhà văn Nam Bộ Bình Nguyên Lộc, chữ “tàu”, ở đây, theo nghĩa của người “miền dưới” là “lạt. Như vậy, thịt kho tàu không phải là thịt kho của người Trung Hoa, mà chỉ đơn giản là món thịt kho lạt và hoàn toàn là của người Việt nghĩ ra. Và giáo sư Trần Văn Khê đã nói: món thịt kho “tàu” hóa ra lại là “ta” hoàn toàn, món Việt trăm phần trăm.

    Nguyên liệu để làm món thịt kho tàu rất đơn giản: chỉ gồm có thịt ba rọi, trứng vịt, hành, tỏi và nước dừa xiêm cùng với các gia vị thông dụng. Nhưng phải biết cách chọn thực phẩm cũng như bí quyết nấu ăn thì mới có thể làm cho món ăn này trở nên ngon miệng, hấp dẫn.

    Muốn nấu món thịt kho tàu ngon thì nên lựa thịt ba rọi có 3 phần mỡ, 7 phần nạc và chọn thịt nạc thăng. Còn trứng thì tuyệt đối không mua trứng ung, bị ôi, thiu. Không nên chọn trứng có quầng đen ở đáy vì đó là trứng hư, bị lõm. Theo quan niệm, trứng trong món thịt kho tàu phải tròn, hông bị nứt nẻ thì công việc làm ăn mới thuận lợi, gặp nhiều may mắn.

    Khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, ta bắt tay vào việc chế biến. Đầu tiên, thịt sau khi mua về thì cạo rửa sạch, để ráo nước. Sau đó cắt khúc, vuông khoảng 4-5cm, nêm nếm gia vị vừa ăn rồi để hai giờ cho thịt thấm đều. Sau đó, Phi hành, tỏi rồi xào thịt cho săn lại.

    Trứng vịt đem đi luộc chín. Lưu ý, khi luộc trứng nên cho vào nồi một ít muối ăn vì nó sẽ làm tróc vỏ trứng. Luộc xong để vào nước lạnh, trứng sẽ dễ dàng bóc vỏ và không bị nứt. Khi vừa cho vào nước lạnh, phải bóc vỏ liền, tuyệt đối không để trứng nguội đi rồi mới bóc vỏ.

    Sau khi bóc vỏ xong, lấy tăm đâm vào trứng rồi đem đi chiên qua dầu để có màu vàng đẹp, thoát hơi tốt. Ngoài ra, ta còn có thể thay thế trứng vịt bằng trứng cút.

    Thịt sau khi xào thăn, cho 1/2 thìa cà phê nước màu, 1/2 chén nước mắm. Nấu cho đến khi sôi lên thì đổ nước dừa xiêm vào ngang mặt thịt. Cuối cùng cho trứng vịt đã chiên vàng vào khi nước sôi và nấu cho sôi 2-3 lần.

    Ngoài ra, ta có thể thay thế nước dừa bằng nước ngọt có gas. Thịt nhanh mềm hơn và vàng óng rất đều, theo đúng màu cánh gián rất đẹp mắt. Món thịt kho tàu sau khi nấu chín thì toàn bộ trứng phải nổi lên mặt nước. Có màu vàng óng như màu mật ong. Trứng có màu đỏ au, trông đẹp mắt. Món ăn vừa miệng, không quá măn hoặc quá nhạt. Chú ý, nấu lần đầu tiên ta nên nêm nhạt vì khi hâm lại nhiều lần thì vị sẽ đậm đà, mặn mà hơn.

    Thưởng thức món thịt kho tàu có nhiều cách khác nhau. Nhưng phổ biến nhất là dùng với cơm. Chỉ cần bới một tô cơm nóng, chan một ít nước thịt, cắt trứng ra, bỏ thịt và trứng vào và dùng chung với dưa giá hoặc củ kiệu thì đã thưởng thức trọn vẹn hương vị của món thịt kho tàu.

    Cách thứ hai là ăn thịt kho tàu cùng với bánh tráng. Đây vừa là món ăn chơi, nhưng khi kèm với thịt kho tàu, nó trở thành món chính từ lúc nào. Miếng bánh tráng trụng qua nước, gói với rau thơm, đồ chua, kèm thịt và trứng đã cắt nhỏ. Rồi chấm một ít nước thịt thì còn gì ngon bằng.

    Đây là món ăn để lưu trữ nhiều ngày trong dịp Tết. Thế nên ta phải bảo quản nó đúng cách để luôn thưởng thức trọn hương vị của món ăn hấp dẫn này. Thường thì khi hết ngày, nhiều người cất nồi thịt vào tủ lạnh nhưng cách này sẽ làm dở nồi thịt. Ta chỉ cần để ở ngoài là được.

    Đặc biệt khi múc thịt, nên múc một bên và múc xong thì đậy nắp lại ngay tránh hôi gió. Nếu bỏ muỗng vào nồi hay quậy nồi thịt thì nó sẽ mau hư. Mỗi lần hâm lại thịt cần vớt cho sạch bọt. Khi nước cạn, ta cho thêm nước vào rồi nêm nếm lại cho vừa ăn. Như thế, ta đã có thể bảo quản tốt món thịt kho tàu và mỗi lần thưởng thức, hương vị của nó sẽ không hề giảm đi.

    Thịt kho Tàu là món ăn thân quen đối với người miền Nam ta. Trứng có hình tròn, thịt có hình vuông như sự hòa quyện giữa trời và đất làm hòa quyện không khí Tết, gắn bó với các thành viên trong gia đình từ bé đến lớn, khiến mọi người dễ dàng cảm nhận không khí hòa thuận, sum vầy. Đó cũng là dấu hiệu của một năm mới thuận lợi, thành công.

    Đây là món ăn truyền thống của người Việt Nam trong những ngày Tết. Cái hương vị mặn mặn, ngọt ngọt, vừa bùi vừa béo của thịt kho tàu đã làm xao xuyến biết bao người dân Việt. Nó trở thành một món ăn truyền thống, một nét đẹp văn hóa của dân tộc và đóng góp vào kho tàng ẩm thực phong phú của Việt Nam.

    Như các món ăn truyền thống khác, món thịt kho tàu không chỉ là một kiệt tác của những người nấu mà còn là niềm vui tinh thần trong những ngày Tết. Nó giúp gắn kết những mối dây tình cảm ruột thịt, gắn kết gia đình cùng tình làng nghĩa xóm. Không những thế, nó còn là một nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cách Làm Món Thịt Lợn Kho Tàu Cực Kỳ #ngon #dễ #nấu
  • Cách Nấu Thịt Kho Tàu Với Trứng Gà Ngon Đúng Điệu Không Kém Nhà Hàng
  • Cách Nấu Thịt Kho Tàu Kiểu Miền Nam Đơn Giản Mà Rất Ngon
  • Thịt Kho Tàu Cực Ngon Với Cách Nấu Đơn Giản
  • Cách Làm Thịt Kho Tàu Thơm Ngon Đúng Điệu, Món Ăn Tuyệt Vời Ngày Lạnh
  • --- Bài mới hơn ---

  • Học Ngay Cách Làm Món Cơm Chiên Dương Châu Ngon Đơn Giản Tại Nhà
  • 4 Cách Làm Cơm Chiên Dương Châu Giòn Ngon, Có Màu Vàng Đẹp (Để Bán) Đơn Giản Tại Nhà
  • 3 Cách Làm Cơm Chiên Dương Châu Ngon
  • Cách Làm Cơm Chiên Dương Châu Và Cách Trang Trí Đẹp
  • Cơm Chiên Dương Châu Tiếng Anh Là Gì, Cách Làm Bằng Tiếng Anh
  • Thuyết minh về cách làm món bánh xèo – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Thừa Thiên – Huế

    Bánh xèo đã trờ thành món ăn Việt đặc trưng tại nhiều nhà hàng Việt Nam trên toàn thế giới. Ít người có thể chống cự được trước món ăn vàng ruộm đẹp mắt, lại bùi béo, giòn tan ngon miệng này. Ăn kèm với rất nhiều rau xanh, bánh bèo cũng được đánh giá là món ăn tốt cho sức khỏe.

    Nguyên liệu làm bánh xèo Nam Bộ:

    – Dầu ăn, muối, bột ngọt, đường

    – Tôm cắt đầu, rửa sạch, lấy chỉ lưng. Ướp tôm với 1 muỗng muối, 1 muỗng đường, 1 muỗng tiêu xay và 1 củ hành tím băm nhuyễn.

    – Thịt rửa sạch, tráng qua nước sôi, xắt mỏng. Ứơp thịt với 1 muỗng muối, 1 muỗng đường, 1 muỗng tiêu xay và 1 củ hành tím băm nhuyễn.

    – Hành tây lột vỏ, xắt mỏng.

    – Nấm cắt gốc, ngâm nước muối loãng 5 phút, rửa sạch, cắt nhỏ sợi.

    Bước 2: Đong lượng nước ghi trên gói bột, lấy 1/2 cho vào dừa nạo vắt lấy nước cốt. Cho tiếp 1/2 còn lại vào dừa ép vắt nốt nước lần nữa.

    Bước 3: Hòa toàn bộ nước cốt dừa vắt được cho bột vào quậy đều. Sau đó bạn cho hành lá vào, nêm ít muối, bột ngọt, đường, khuấy đều được hỗn hợp vàng sánh.

    Bước 4: Bắc chảo lên bếp, cho 2 muỗng dầu vào. Khi dầu nóng, bạn cho thịt vào xào, tiếp đến cho tôm , nấm hương, xào đều cho chín. Nêm ½ thìa bột nêm rồi cho tôm thịt ra bát.

    Bước 5: Bắc chảo lên bếp, đổ dầu vào chảo. Khi dầu sôi nóng, bạn múc 1 thìa canh bột vào, xoay chảo cho bột tráng đều thành lớp mỏng, đậy nắp để 3-4 phút.

    Bước 6: Cho nhân tôm, thịt, nấm, giá vào và gập bánh lại. Rán bánh đến khi vàng đều hai mặt thì dừng lại.

    Bạn pha theo tỉ lệ: 1 phần nước mắm, 1 phần đường, 1 phần giấm và 5 phần nước, cho thêm tỏi băm và ớt băm.

    Nguyên liệu làm bánh xèo

    – Gừng, hành khô, tiêu, gia vị

    -Trộn đều 3 thìa nước mắm, 1/2 thìa nước sôi, 1 thìa đường, 1/2 thìa bột ngọt, 2 trái ớt băm nhuyễn, 1 thìa tỏi đến khi đường và bột ngọt tan đều rồi cho 1 thìa chanh vào sao cho vừa ăn và hợp khẩu vị.

    – Trộn đều bột gạo, muối, bột nghệ trong một chiếc tô lớn. Pha nước với bia rồi từ từ đổ vào phần bột, trộn đểu. Thêm nước cốt dừa vào, trộn thật đều. Khuấy bột đến khi thu được hỗn hợp bột lỏng, mịn, không vón cục.

    – Cắt khúc hành lá rồi cho vào phần bột vừa trộn rồi thêm một chút dầu ăn, để bột nghỉ khoảng 30 phút.

    – Rửa sạch các loại rau. Hành tây thái múi cau.

    – Nhặt tôm, rửa sạch. Thịt bò thái lát mỏng.

    – Ướp tôm với gừng, gia vị, hành khô. Ướp thịt bò với dầu ăn, tỏi, gừng, gia vị, hạt tiêu.

    -Làm nóng chảo với dầu ăn, cho hành tây vào xào thơm với một chút gia vị. Tiếp theo cho tôm vào đảo cùng. Khi tôm gần chín thì cho thịt bò vào, hỗn hợp nhân chín bạn múc ra để riêng.

    – Cho dầu ăn vào chảo, chờ dầu sôi. Đổ bột láng xung quanh chảo cho thật mỏng, đậy vung khoảng nửa phút.

    – Cho phần nhân và giá lên trên bánh, đậy vung thêm khoảng 2 phút.

    – Gập đôi bánh, rán bánh đến khi bánh giòn, vàng đều 2 mặt.

    – Dùng bánh khi còn nóng. Cuộn bánh với rau sống, chấm nước chấm bánh xèo chua ngọt.

    Nguyên liệu làm bánh xèo miền Nam

    – Dầu ăn, muối, bột ngọt, đường

    Cách làm bánh xèo miền Nam

    – Tôm cắt đầu, rửa sạch, lấy chỉ lưng. Ướp tôm với 1 muỗng muối, 1 muỗng đường, 1 muỗng tiêu xay và 1 củ hành tím băm nhuyễn.

    – Thịt rửa sạch, tráng qua nước sôi, xắt mỏng. Ứơp thịt với 1 muỗng muối, 1 muỗng đường, 1 muỗng tiêu xay và 1 củ hành tím băm nhuyễn.

    – Hành tây lột vỏ, xắt mỏng.

    – Nấm cắt gốc, ngâm nước muối loãng 5 phút, rửa sạch, cắt nhỏ sợi.

    – Đong lượng nước ghi trên gói bột, lấy 1/2 cho vào dừa nạo vắt lấy nước cốt. Cho tiếp 1/2 còn lại vào dừa vắt nước dảo.

    – Hòa nước cốt và nước dảo dừa, cho bột vào quậy đều. Sau đó bạn cho hành lá vào, nêm ít muối, bột ngọt, đường, khuấy đều được hỗn hợp vàng sánh.

    – Bắc chảo lên bếp, cho 2 muỗng dầu vào. Khi dầu nóng, bạn cho thịt vào xào, tiếp đến cho tôm , nấm hương, xào đều cho chín. Nêm ½ thìa bột nêm rồi cho tôm thịt ra bát.

    – Bắc chảo lên bếp, đổ dầu vào chảo. Khi dầu sôi nóng, bạn múc 1 thìa canh bột vào, xoay chảo cho bột tráng đều thành lớp mỏng, đậy nắp để 3-4 phút.

    – Sau đó bạn cho nhân tôm, thịt, nấm, giá vào và gập bánh lại. Rán bánh đến khi vàng đều hai mặt thì dừng lại.

    – Pha nước chấm: Bạn pha theo tỉ lệ: 1 phần nước mắm, 1 phần đường, 1 phần giấm và 5 phần nước, cho thêm tỏi băm và ớt băm.

    Những chiếcbánh xèo miền Nam giòn giòn, bùi bùi, được phủ lớp bánh vàng ruộm, ăn kèm với nước mắm chấm sẽ cực kì thú vị đấy.

    Những chiếc bánh xèo mang hương vị đặc trưng của mỗi miền. Khác với Trung, Nam, bánh xèo miền Bắc mang một hương vị riêng, với một công thức khá khác lạ.

    Nguyên liệu làm bánh xèo miền Bắc

    – Muối, nước mắm, bột ngọt, hạt tiêu

    Cách làm bánh xèo miền Bắc

    – Hành lá rửa sạch, thái nhỏ.

    – Thịt lợn thái mỏng, ướp với 1 muỗng nước mắm, 1 muỗng bột ngọt, 1 ít hạt tiêu.

    – Tôm cắt râu, rửa sạch, ướp với 1 muỗng muối, 1 ít gừng giã nhỏ.

    – Hành tây bóc vỏ, thái múi.

    – Giá đỗ rửa sạch, ngâm nước muối loãng.

    – Nấm hương ngâm mềm rồi cắt nhỏ.

    – Rau sống rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 20 phút.

    – Bạn hòa bột gạo với 250ml nước lọc, 100ml bia, 1 thìa cafe muối, 10 gam bột nghệ vào trộn đều rồi cho một ít hành lá vào.

    – Bắc chảo lên bếp, cho 2 muỗng dầu vào, khi dầu nóng thì bạn cho hành tím vào phi vàng. Sau đó bạn cho thịt, tôm, nấm hương vào đảo đều, gần chín thì cho hành tây vào và nêm lại cho vừa vị.

    – Cho một ít dầu vào chảo. Khi dầu nóng già đổ một muỗng canh bột vào tráng đều chảo. Sau đó, bạn cho hỗn hợp tôm thịt xào rải mỏng đều mặt bánh, rồi rải một lớp giá mỏng lên trên cùng .

    – Tiếp theo, đun nhỏ lửa khoảng 2 phút cho bánh chín giòn rồi gập đôi bánh lại để ra đĩa.

    – Pha nước chấm: Bạn pha theo tỉ lệ: 2 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh nước lọc, 2 thìa cafe nước cốt chanh, và cho thêm tỏi, ớt băm vào.

    Chỉ khoảng 30 phút, những chiếcbánh xèo miền Bắc thơm ngon, hấp dẫn đã sẵn sàng để chiêu đãi gia đình, bạn bè rồi.

    Thu Thủy (Tổng hợp)

    Từ khóa tìm kiếm

    --- Bài cũ hơn ---

  • Cách Làm Bánh Xèo Miền Tây
  • Cách Làm Bánh Xèo Miền Tây Giòn Lâu, Ngon Ngất Ngây
  • Cách Làm Bánh Xèo Đơn Giản Thơm Ngon Giòn Lâu Chuẩn Vị
  • Cách Làm Bánh Xèo Ngon Kiểu Miền Trung Bằng Bột Pha Sẵn
  • Thuyết Minh Về Món Bánh Xèo Nam Bộ
  • --- Bài mới hơn ---

  • Cách Nhặt Rau Rút Sao Cho Đúng Và Những Món Ngon Với Rau Rút
  • Cách Chế Biến Nấm Hương Rừng Khô
  • Cách Làm Bánh Ướt Thịt Nướng Ngon Chuẩn Vị Xứ Huế
  • Cách Làm Món Bánh Xèo Bằng Tiếng Anh
  • Cách Làm Món Bánh Xèo Bằng Tiếng Anh (Vietnamese Crepe)
  • Lập dàn ý: Thuyết mình về món ăn ngày Tết – Bánh chưng

    I. Mở bài: giới thiệu món ăn yêu thích

    – Giới thiệu những món ăn truyền thống thường có trong ngày tết

    – Giới thiệu về món bánh chưng mà em thích nhất

    II. Thân bài: thuyết minh về bánh chưng

    1. Nguồn gốc bánh chưng:

    – Sự tích bánh chưng:

    + Món bánh này nói đến sự nhắc nhở của Vua đến sự quan tâm đến và biết ơn đến lúa nước.

    + Quan niệm truyền thống của bánh chưng:

    + Bánh chưng tượng trưng cho quan niệm về vũ trụ của người Việt xưa

    + Bánh chưng tượng trưng cho trời

    2. Nguyên liệu làm bánh:

    – Lá gói bánh

    – Gia vị khác

    3. Quy trình chuẩn bị gói bánh:

    – Lá gói bánh: lá dong hoặc lá chuối, rửa lá cho sạch rồi phơi khô

    – Gạo nếp: được vo sạch, ngâm để hạt được mềm

    – Đỗ xanh: ngâm tách vỏ, giã nguyễn, trộn với thịt

    – Thịt lợn: rửa sạch, cắt nhỏ và ướt gia vị

    4. Quy trình thực hiện:

    – Gói bánh: bánh được gói bằng tay, khuôn bánh khoảng 25 cm x 25cm

    – Luộc bánh: bánh được luộc trong nước, và luộc khoảng 10 đến 12 tiếng

    – Sử dụng bánh

    + Bánh được dùng để cúng vào ngày tết

    + Bánh được dùng để đón tết

    + Bánh được dùng để biếu người thân

    III. Kết bài: cảm nghĩ của em về món ăn em yêu thích

    – Bánh chưng là món ăn truyền thống của dân tộc Việt Nam

    – Chúng ta nên lưu giữ truyền thống của dân tộc

    Thuyết minh về bánh chưng ngày Tết (Nguồn: Internet)

    Ngày xửa ngày xưa vua Hùng muốn nhường lại ngôi vua của mình cho các con nên đã truyền cho hoàng tử nào dâng lên vua những vật có ý nghĩa và lạ nhất thì có thể thay vua trị vị đất nước. Khi ấy Lang Liêu đã làm ra hai loại bánh trong đó có bánh chưng tượng trưng cho trái đất. Và khi bánh chưng có từ ngày đó, loại bánh này có ý nghĩa gì mà con người Việt Nam chúng ta lại coi nó là một trong ba đồ sử dụng trong ngày tết?.

    Về truyền thuyết của bánh chưng thì chúng ta biết nó ra đời trong sự kiện vua Hùng Vương nhường ngôi cho các con trai của mình. Ông vua ấy đã truyền lệnh cho tất cả những người con mang đến những lễ vật. Không giống như những anh trai mang vàng bạc châu báu mà người con út của Vua Hùng lại dâng lên vua cha hai loại bánh là bánh chưng và bánh dày. Bánh chưng có từ đó để tượng trưng cho trái đất hình vuông.

    Đến ngày nay thì nhân dân ta đã sử dụng bánh chưng vào ngày tết giống như một truyền thống đặc trưng. Vật liệu để làm bánh chưng bao gồm lá dong, gạo nếp đã ngâm nở ra, đỗ ngâm bỏ vỏ, thịt lợn, lạt… tất cả những vât liệu ấy đều không thể thiếu được.

    Về cách gói bánh thì nhân dân ta thường gói bánh theo hai hình là hình vuông truyền thống và hình tròn dài. Theo cách gói bánh vuông truyền thống nếu muốn cho bánh đẹp vuông vắn thì lá dong phải to và dài, xếp hai lá lên nhau đổ một lớp gạo xuống sau đó là một ít đỗ bên trên tiếp đến là miếng thịt đã ướp gia vị và cuối cùng là một lớp đỗ và gạo đỗ lên trên cùng. Công đoạn nguyên liệu bên trong đa đủ thì chúng ta gấp các lá bánh lên sao cho vuông vắn và ôm sát vào những nguyên liệu bên trong. Khi này chúng ta phải lấy tay ấn thật chặt cho gạo đỗ đổ đầy vào những chỗ hở để tạo thành một hình vuông vắn. Khi đã có một khối vuông vắn thì chúng ta phải lấy những chiếc lạt buộc cố định lại để đem đi luộc. Còn đối với bánh tròn dài thì cũng tương tự nhưng cần đến lá dài hơn buộc bánh theo hình dài chứ không nén chặt theo hình vuông. Thường nhân dân ta hay gói bánh chưng vào những ngày cuối năm như 29 hoặc 30 để đón năm mới hay cùng nhau trông bánh chưng chờ giao thừa qua. Những nồi bánh ấm nồng cùng với sự sum họp quây quần của anh chị em bên nhau như xua tan đi mọi cái giá lạnh đầu mùa xuân. Mọi người không còn những ưu tư phiền muộn mà chỉ còn khoảnh khắc hạnh phúc bên nhay mà thôi.

    Bánh chưng trong ngày tết có những ý nghĩa rất lớn. Tuy khoa học đã chứng minh rằng trái đất không phải là hình vuông như người xưa trong truyền thuyết nói nhưng qua bánh chưng ấy người Việt ta bày tỏ những tấm lòng nhớ về người xưa tổ tiên ông bà đã sáng tạo và để lại loại bánh có ý nghĩa ấy. Không những thế nó được sử dụng trong ngày tết vì nó có sự đầy đủ của nhiều thứ nguyên liệu và có vị ngon hấp dẫn. Chính vì thế mà nó không thể nào vắng mặt trong ngày tết truyền thống của nhân dân ta.

    Không những thế mà bánh chưng còn để thắp hương thờ cúng ông bà tổ tiên trong những ngày tết. Nhân dân ta sẽ chọn những chiếc bánh đẹp nhất để có thể đem lên bày trên bàn thơ ông bà với những món hoa quả bánh kẹo trên đó.

    Bánh chưng còn làm cho mọi người sum họp gần gũi nhau hơn và có một cái tết ấm lòng không. Anh chị em quây quần bên nhau cùng gói bánh cùng nói chuyện cười vui tươi chào mừng năm mới đến. Không kể lúc luộc bánh tất cả cùng ngồi trông bánh bên ngọn lửa hồng.

    Đặc biệt bánh ăn nóng rất ngon tuy nhiên khi nó nguội rồi nhân dân ta còn có thể cắt chúng ra từng miếng nhỏ đem rán lên ăn rất là ngon và thơm. Những người không ăn được mỡ thì cũng có thể ăn được bởi vì khi ninh nhừ như thế rồi thì thịt mỡ không còn ngấy như khi luộc bình thường nữa mà nó rất dễ ăn.

    Tóm lại bánh chưng có ý nghĩa rất lớn trong đời sống cũng như tình cảm của nhân dân ta trong ngày tết truyền thống. Và từ khi xuất hiện cho đến ngày nay bánh chưng như khẳng định sự thơm ngon hấp dẫn cùng với những ý nghĩa của mình. Vì vậy bánh chưng không thể vắng mặt trong gia đình Việt nam ngày Tết.

    --- Bài cũ hơn ---

  • Thuyết Minh Về Cách Làm Bánh Chưng Ngày Tết
  • Cách Chế Biến Món Dế Mèn Đặc Sản Đúng Cách Và Thơm Ngon
  • Cách Chế Biến Các Món Ăn Từ Dế
  • 18 Món Ăn Chính Của Người Châu Âu, Thực Đơn Và Văn Hóa Ăn Uống Của Người Phương Tây
  • 7 Cách Chế Biến Nấm Rơm Tươi
  • --- Bài mới hơn ---

  • Ở Gia Lai Có Món Phở Khô Trứ Danh, Tôi Học Được Cách Làm, Cả Nhà Ai Cũng Khoái!
  • Cách Làm Phở Bò Gia Truyền Nam Định
  • Cách Làm Món Phở Bò Tái Lăn Thơm Ngon, Ăn Hoài Không Ngán
  • Học Cách Làm Bún Bò Huế Chuẩn Ngon Của Người Huế
  • Cách Làm Bún Bò Huế Tại Nhà Cực Ngon
  • Thuyết minh về món phở Hà Nội – Bài làm 1

    Ẩm thực Việt luôn là đề tài không bao giờ có điểm dừng. Chúng ta tự hào là người con của một quốc gia có nền ẩm thực độc đáo, không chỉ thu hút người dân trong nước mà cả du khách nước ngoài. Với nền văn hóa ẩm thực đa dạng từng vùng miền khác nhau, ẩm thực luôn là thứ thu hút khách du lịch nhất. Trong nhiều cuộc bình chọn của tờ báo trong nước và quốc tế, thì “phở” là món ăn được nhiều người ưa thích nhất, cả người Việt và bạn bè quốc tế.

    Phở nổi tiếng nhất vẫn là phở Hà Nội. Không biết tự bao giờ, phở đã trở thành món ăn vô cùng hấp dẫn mỗi khi đến Hà Nội. Với hương vị độc đáo không có một nơi nào có được, phở Hà Nội đã in sâu vào tiềm thức con người, mặc định nó là món ăn ngon nhất. Muốn ăn phở phải đến Hà Nội. Vào những năm 1940. phở đã rất nổi tiếng ở Hà Nội. Phở là một món ăn có thể ăn vào bất cứ khoảng thời gian nào mà bạn muốn: sáng, trưa, chiều, tối đều được cả. Điểm đặc biệt, món phở không ăn kèm, uống kèm bất cứ thứ gì khác. Một bát phở bao gồm: nước dùng, bánh phở, gia vị ăn kèm như tiêu, hành lá, lát chanh, ớt… Nước dùng của phở có thể được chế biến từ xương bò: xương cục, xương ống và xương vè. Bánh phở phải dai, mềm. Hành lá, ớt, tiêu tăng thêm mùi vị của bát phở. Tùy thuộc vào bí quyết nấu mà mỗi nơi lại có mùi vị của phở khác nhau.

    Chế biến món phở, khâu quan trọng nhất là khâu nấu nước dùng. Nước dùng là linh hồn của bát phở nên nước dùng không ngon bát phở cũng không giữ được hương vị của nó. Nước dùng truyền thống được ninh từ xương ống của bò cùng với một số gia vị trong nhiều giờ. Khâu chọn xương cũng rất kĩ lưỡng. Đầu bếp chọn xương phải không còn thịt bám vào, xương phải được rửa sạch, sau đó được cho vào nồi đun với nước. Sôi lầm đầu, người nấu sẽ đổ hết phần nước đi. Làm như vậy là để nước dùng không bị nhiễm mùi hôi của xương bò. Sau đó, họ lại cho nước vào nồi ninh tiếp. Đến lúc này, nước ninh mới được dùng làm nước dùng cho bát phở. Lúc này, để làm nước dùng có hương vị ngon, đầu bếp sẽ cho gừng và củ hành đã được nướng chín vào nồi. Nồi nước dùng được đun trên lửa lớn đến khi sôi. Khi nước bắt đầu sôi, người nấu vặn nhỏ lửa hơn, bắt đầu vớt bọt trong nồi. Người nấu vớt bọt để nước dùng trong, không bị đục. Sau đó họ lại cho thêm nước, để lửa lớn đến khi sôi, giảm lửa và tiếp tục vớt bọt. Họ cứ làm liên tục như vậy đến khi nước dùng trong, không xuất hiện bọt nữa. Lúc này, người nấu cho một số gia vị và đun ở lửa nhỏ sao cho nồi nước sôi lăn tăn. Làm như vậy để nồi nước trong, vị ngọt từ xương có thời gian tan ra hòa vào nước dùng và giữ được nhiệt độ nóng. Thường ở các quán phở, họ thường để nồi nước trên lửa nhỏ cả ngày, đến khi không còn khách cũng như không bán nữa thì thôi. Món phở Hà Nội hấp dẫn là bởi nước dùng của nó có hương vị ngọt chân chất của xương ống, cùng với đó là những bánh phở dai mềm, thịt bò vừa chín tới được nêm nếm vừa miệng. Màu nước dùng trong, bánh phở mỏng trắng hòa quyện cùng hương vị của hành lá, ớt, ngò, chanh. Tất cả hòa vào nhau thành một thể thống nhất, không thể tách rời, thiếu đi một thứ, bát phở không thể hoàn hảo.

    Có ba món phở chính là: phở nước, phở xào và phở áp chảo. Trong ba loại trên, phở nước là phổ biến nhất. Phở nước được ăn nóng. Bát phở nóng hổi nghi ngút rất thích hợp cho những ngày đông lạnh ở Hà Nội. Phở nước gồm phở bò, phở gà, phở tim gan. Có các loại phở khác nhau là do nước dùng cùng thịt ăn kèm khác nhau. Nhưng những người sành ăn vẫn lựa chọn phở bò cho thực đơn của mình. Món phở hấp dẫn bởi hương vị tinh túy cũng như ngọt ngào mà nước dùng đem lại. Du khách bị hấp dẫn bởi món phở vì sự lạ lẫm cũng như hương vị độc đáo của nó. Một bát phở ngon luôn được trình bày trong bát sứ với độ lớn vừa phải. Khi ăn phở, một tay sẽ cầm đũa, tay còn lại sẽ cầm thìa. Đũa được sử dụng phổ biến nhất để ăn phở là đũa tre vì sự tiện lợi cũng như không trơn làm rơi miếng bánh phở xuống. Phở ăn nóng và không ăn kèm thêm bất cứ món ăn, đồ uống nào khác. Phở là món ăn tinh tế, đặc trưng của đất Hà Thành. Món phở đã làm xao xuyến biết bao thế hệ nhà văn để rồi có được những tác phẩm văn học tuyệt vời. Như Thạch Lam trong “Hà Nội băm sáu phố phường” đã có viết: “phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ Hà Nội mới ngon”. Còn rất nhiều nhà văn nhà thơ khác viết về phở Hà Nội như Nguyễn Tuân, Vũ Bằng…

    Phở là một món ăn truyền thống, nổi tiếng của Việt NAm và đặc biệt là Hà Nội. Bất cứ ai đến hà Nội cũng mong muốn được thưởng thức tô phở nóng hổi nghi ngút. Những người con xa Hà Nội mỗi khi trở về luôn tìm lại những quán phở thân thuộc để thưởng thức hương vị đã lâu không nếm. Phở là giá trị ẩm thực, nét ẩm thực đáng tự hào của chúng ta.

    Thuyết minh về món phở Hà Nội – Bài làm 2

    Hà Nội là nơi tập trung đông dân cư ở nhiều vùng miền khác nhau vì vậy nên nơi đây là hội tụ của rất nhiều những nét đẹp văn hóa. Nhắc đến Hà Nội, người ta không thể không nhắc đến món Phở – mang hương vị đặc trưng của đất Hà Thành.

    Phở là một món ăn rất tinh tế đã có từ rất lâu đời và mang rất nhiều những hương vị khác nhau tùy tay người nấu. Tuy nhiên, thành phần chính của phở bao gồm bánh phở, nước dùng có mùi thơm từ gừng, quế, hồi và thảo quả nướng kết hợp với vị ngọt từ xương lợn được ninh nhừ, thịt bò được thái mỏng và trần vào bát phở cùng với các loại rau thơm. Khi ăn phở, ta thường ăn kèm với quẩy nóng và các loại gia vị như dấm ớt, chanh tươi vắt vào nước dùng để có vị chua thanh thanh. Phở có mùi thơm kỳ lạ rất cuốn hút người ăn. Không có gì tuyệt vời hơn, một buổi sáng mùa đông lạnh, được thưởng thức một bát phở nóng rồi tiếp tục đi làm. Phở là món ăn rất dễ ăn, mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể ăn được mà không sợ béo hoặc bị ngấy. Chúng ta có thể thưởng thức phở Hà Nội ở các nhà hàng sang trọng, các quán ven đường,..Ngoài phở bò, ta có thể thưởng thức các món phở khác như phở gà cũng rất ngon và hấp dẫn.

    Điều quan trọng nhất làm nên vị ngon của món phở đó là nước dùng. Nước dùng phải có ngọt từ xương chứ không phải vị ngọt từ đường hoặc mì chính. Nước dùng phải có màu trong và có mùi thơm nhẹ. Để có được phần nước dùng ngon người nấu cũng cần rất cẩn thận và tỉ mỉ. Bí quyết nấu nước dùng phụ thuộc vào kinh nghiệm ẩm thực của từng người.

    Ta có thể thưởng thức rất nhiều các món được làm từ phở: phở nước, phở xào, phở chiên phồng,..tuy nhiên món phở nước luôn là món ăn hấp dẫn nhất. Đối với người Việt Nam và cả khách du lịch nước ngoài thì phở nước được coi là một món ăn tinh tế. Phở phải được đựng trong chiếc bát sứ thì mới thấy hết được tính ẩm thực và tính thẩm mỹ của nó. Bát phở thật hấp dẫn với rất nhiều gia vị đi kèm và các màu sắc đẹp mắt. Chỉ cần ngửi mùi thơm của nước dùng cũng đủ để ta cảm thấy ngất ngây. Các hương vị của thịt, xương, rau thơm quyện vào nhau tạo nên mùi thơm đặc biệt đi vào lòng người. Khi ăn phở, ta nên ăn chậm để cảm nhận được vị ngon của nó. Thịt thì mềm, bánh thì dẻo, thỉnh thoảng lại thấy cái cay dịu của gừng, cái cay nồng của ớt, cái thơm nhè nhẹ của rau thơm, và mùi thơm nồng của hành lá. Tất cả hòa quyện một cảnh ngọt ngào, tạo nên vị thơm ngon đặc trưng của món phở.

    Phở là món ăn tinh tế và trở thành đặc trưng mang hương vị Hà Thành. Dù đi đâu hay làm gì, thì người dân Hà Nội cũng luôn mong trở về Hà Nội để được thưởng thức món ăn quen thuộc. Món phở Hà Nội đã làm xao xuyến bao tâm hồn nhà văn như Thạch Lam, Nguyễn Tuân,..và đã dần đi vào lịch sử như một nét đẹp văn hóa.

    Không có từ ngữ nào có thể diễn tả một cách đầy đủ sự tinh tế và cảm giác tuyệt vời khi thưởng thức món phở Hà Nội. Chỉ biết rằng, đó là một món quà đặc biệt không lẫn với bất cứ món nào khác. Cuộc sống càng hiện đại, con người luôn sáng tạo để chế biến những món ăn ngon, hợp với văn hóa ẩm thực trong nước và thế giới, nhưng món phở Hà Nội chắc chắn sẽ luôn là sự lựa chọn tin cậy đối với những người dân Hà thành và các du khách khi đặt chân đến Hà Nội.

    Thuyết minh về món phở Hà Nội – Bài làm 3

    Phở là món ăn sáng quen thuộc của người dân Hà Thành được làm từ nguyên liệu đơn giản như gạo, xương…Tuy nhiên khi thưởng thức món ăn này, người dùng phải tấm tắc vì hương vị đặc trưng của mảnh đất và con người nơi đây. Phở Hà Nội như chính tấm lòng của con người Hà Nội dành riêng cho những người đặt chân đến nơi đây.

    Mỗi buổi sáng mai thức dậy, dạo quanh phố phường đã nghe thoảng đâu đây mùi nước dùng thơm nức, theo gió quyện vào sống vui thật khó cưỡng lại. Đó là cách mà phở Hà Nội neo giữ vào lòng người một cách sâu đậm nhất.

    Phở Hà Nội có nhiều loại như phở gà, phở bò, phở trộn…Mỗi loại đều mang đến cho bạn sự thích thú riêng. Khi ăn phở người ta thường ăn kèm với rau sống, quẩy rán giòn rụm, thơm lừng. Khi ăn phải hít thật căng mùi thơm của nước dùng và bắt đầu nhấm nháp từng sợi phở.

    Để có thể mang đến cho du khách một món ăn đậm chất Hà Thành đòi hỏi người chế biến cần phải tinh tế, tỉ mỉ, có phương pháp gia truyền. Phở ngon cần có nước dùng ngon. Nước dùng được nấu từ xương, có vị ngọt, và trong. Không phải ai cũng có thể nấu được nước dùng trong vắt và ngon lành như vậy. Có nhiều người ở đây đã bao nhiêu thế hệ nấu phở, có bí quyết riêng, gìn giữ từ bao đời nay. Bởi thê có thể nói mỗi bát phở là một tấm lòng của con người hà thành. Những sợi phở được làm từ gạo trắng tinh, giã nhuyễn và cắt sợi. Khi ăn phở cảm nhận được vị giai giai, mềm mềm và thơm thơm của gạo quyện trong nước dùng.

    Khi ăn phở người ta phải ăn từ tốn, không phải húp xùm xụp. Như thế sẽ không thể tận hưởng hết vị ngon lành của phở Hà Nội.

    Trong tiết trời mùa đông giá lạnh, có một bát phở đầu ngày ấm áp, thơm nghi ngút sẽ khiến bạn có thêm tinh thần để học tập và làm việc.

    Thuyết minh về món phở Hà Nội – Bài làm 4

    Trong hàng trăm món ăn quen thuộc của Hà Nội, có lẽ phở được nhiều người ưa thích nhất. Từ phố lớn đến ngõ nhỏ, đâu đâu cũng có quán phở. Ở các quán nổi tiếng khách khá đông, đủ mọi lứa tuổi. Nhiều lúc hết chỗ, chủ quán phải kê thêm bàn ra tận vỉa hè. Quán chẳng sang trọng gì nhưng khách không nề hà điều đó, miễn là được ăn bát phở ngon.

    Cách bài trí trong quán đơn giản mà hợp lí. Trên quầy, bó hành hương xanh mướt treo cạnh mấy chùm ớt đỏ tươi. Những tảng thịt bò chín đủ loại xếp liền nhau. Nào nạm, nào gầu, nào vè, nào gân… Người thái thịt thái nhanh thoăn thoắt rồi bốc vào chiếc khay nhôm lớn, mỗi thứ để riêng một chỗ cho tiện lấy. Giữa khay là chiếc đĩa thủy tinh to đựng đẩy tú hụ thịt bò tươi thái mỏng. Bánh phở tráng bằng gạo tẻ, xắt thành sợi nhỏ và dài để trong chiếc vỉ buồm, ngay tầm tay với. Sát tường, nồi nước dùng sôi lăn tăn, lớp váng mỡ vàng óng ánh, toả mùi thơm ngào ngạt, hấp dẫn vô cùng! Để nấu được một nồi nước dùng ngon, công phu lắm! Người ta phải ninh xương bò thật kĩ từ đêm hôm trước, bỏ thêm hoa hồi, gừng nướng cho thơm, nếu có sá sùng khô bỏ vào thì nước dùng càng ngọt hơn (mỗi quán phở có một bí quyết riêng).

    Trước hết, xin bạn hãy lấy thìa múc một tí nước dùng nếm thử. Nóng bỏng lưỡi, trong, ngọt đậm đà và thơm nức mũi, thế là “đạt yêu cầu” đấy! Rồi cứ thong thả vừa ăn vừa ngẫm nghĩ để tận hưởng hương vị thơm ngon, bổ dưỡng của phở. Đúng là ăn đến, đâu, ấm bụng đến đấy, mồ hôi toát ra, tâm trí lâng lâng, khoan khoái vô cùng!

    Chúng ta phải cảm ơn người đã nghĩ ra, chế biến ra món ăn đặc biệt ấy! Còn gì thú bằng vào một sáng mùa thu, tiết trời lành lạnh, xao xác heo may, ta được cùng bạn bè hoặc người thân ghé vào một quán phở quen, ăn bát phở thơm ngon, nóng hổi ngay bên cạnh lò than hồng ấm sực, vừa ăn vừa trông ra Hồ Gươm mờ mờ sương khói.

    Thuyết minh về món phở Hà Nội – Bài làm 5

    Không biết, phở Hà Nội có tự bao giờ, chỉ biết rằng, phở đã đi vào trang viết của rất nhiều nhà văn như: Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Băng Sơn hay Vũ Bằng,… Phở, dưới những ngòi bút ấy, gần như chẳng còn ai có thể tả hay hơn nữa, và cũng chẳng cần ai phải tốn công mà viết thêm về Phở nữa vì nó đã quá đủ đầy, đã quá nổi tiếng rồi.

    Và cũng không biết từ bao giờ phở đã trở thành món ngon nổi tiếng và khi thưởng thức phở ở Hà Nội người ta mới thấy được hương vị truyền thống. Phở Hà Nội là một món ăn đặc biệt của người Hà Nội đã có từ rất lâu.

    Thạch Lam trong Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường viết: Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon”. Phở ngon phải là phở “cổ điển”, nấu bằng thịt bò, “nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả”, “rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ”. Vào thời những năm 1940, phở đã rất phổ biến ở Hà Nội: “Đó là thứ quà ăn suốt ngày của tất cả các hạng người, nhất là công chức và thợ thuyền. Người ta ăn phở sáng, ăn phở trưa và ăn phở tối….

    Nguyễn Tuân, nhà văn của “Một thời vang bóng” đã có một tùy bút xuất sắc về phở. Ông cho phở có một “tâm hồn”, phở là “một miếng ăn kỳ diệu của tất cả người Việt Nam chân chính”. Cố đạo diễn điện ảnh Phạm Văn Khoa lúc sinh thời kể rằng, có lần ông cùng Nguyễn Tuân đang ăn phở, một người yêu thích nhận ra nhà văn bước lại chào nhưng Nguyễn Tuân vẫn vục đầu vào ăn. Người kia chắc chắn mình không nhầm đã kiên trì chờ đợi. Hết tô phở Nguyễn Tuân mới ngẩng mặt lên bảo “Tôi đang thưởng thức nên không trả lời, anh thứ lỗi”. Nhà văn không dùng chữ ăn mà dùng chữ thưởng thức.

    Phở được dùng riêng như là một món quà sáng hoặc trưa và tối, không ăn cùng các món ăn khác. Nước dùng của phở được làm từ nước ninh của xương bò: xương cục, xương ống và xương vè. Thịt dùng cho món phở có thể là bò, hoặc gà. Bánh phở phải mỏng và dai mềm, gia vị của phở là hành lá, hạt tiêu, giấm ớt, lát chanh thái. Phở luôn phải ăn nóng mới ngon, người Hà Nội còn ăn kèm với những miếng quẩy nhỏ. Tuy nhiên, để có được những bát phở ngon còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và bí quyết truyền thống của nghề nấu phở.

    Trong món phở Hà Nội công đoạn chế biến nước dùng, còn gọi nước lèo, là công đoạn quan trọng nhất. Nước dùng của phở truyền thống là phải được ninh từ xương ống của bò cùng với một số gia vị. Xương phải được rửa sạch, cạo sạch hết thịt bám vào xương cho vào nồi đun với nước lạnh. Nước luộc xương lần đầu phải đổ đi để nước dùng khỏi bị nhiễm mùi hôi của xương bò, nước luộc lần sau mới dùng làm nước lèo. Gừng và củ hành đã nướng đồng thời cũng được cho vào. Lửa đun được bật lớn để nước sôi lên, khi nước đã sôi thì phải giảm bớt lửa và bắt đầu vớt bọt. Khi đã vớt hết bọt, cho thêm một ít nước lạnh và lại đợi nước tiếp tục sôi tiếp để vớt bọt… Cứ làm như vậy liên tục cho đến khi nước trong và không còn cặn trong bọt nữa. Sau đó, cho một ít gia vị vào và điều chỉnh độ lửa sao cho nồi nước chỉ sôi lăn tăn để giữ cho nước khỏi bị đục và chất ngọt từ xương có đủ thời gian để tan vào nước lèo.

    Có thể nói, Phở Hà Nội có cái ngọt chân chất của xương bò, cái thơm của thịt vừa chín đến độ để vẫn dẻo mà lại không dai. Màu nước phở trong, bánh phở mỏng và mềm. Chỉ nhìn bát phở thôi cũng đủ thấy cái chất sành điệu, kỹ càng trong ăn uống của người Hà Nội. Một nhúm bánh phở đã trần qua nước nóng mềm mại dàn đều trong bát, bên trên là những lát thịt thái mỏng như lụa điểm mấy ngọn hành hoa xanh nõn, mấy cọng rau thơm xinh xắn, mấy nhát gừng màu vàng chanh thái mướt như tơ, lại thêm mấy lát ớt thái mỏng vừa đỏ sậm vừa màu hoa hiên.

    Tất cả màu sắc đó như một bức họa lập thể hơi bạo màu nhưng đẹp mắt cứ dậy lên hương vị, quyện với hơi nước phở bỏng rẫy, bốc lên nghi ngút, đánh thức tất thảy khả năng vị giác, khứu giác của người ăn, khiến ta có cảm giác đang được hưởng cái tinh tế của đất trời và con người hợp lại. Chỉ húp một tí nước thôi đã thấy tỉnh người. Thịt thì mềm, bánh thì dẻo, thỉnh thoảng lại thấy cái cay dịu của gừng, cái cay nồng của ớt, -cái thơm nhè nhẹ của rau thơm, cái thơm của thịt bò tươi mềm. Tất cả cứ ngọt lừ đi, ngọt một cách hiền lành, êm nhẹ mà chân thật, tuyệt kỹ mà hài hòa.

    Đến với Hà Nội, nếu du khách muốn thưởng thức phở thì có thể đến với những con phố cổ, có những quán liêu xiêu nhưng mùi nước dùng ngây ngất; hoạc ghé vào đường Tô Hiệu để nhâm nhi và lắng nghe tiếng trôi chậm của thời gian.

    Phở Hà Nội tạo nên nét đặc trưng riêng của người Hà Nôi. Phở hà nội giúp cho hà nội thực sự có sức hút hơn bao giờ hết. Ăn phở Hà Nội du khách sẽ muốn trở lại đây thêm một lần gần nhất.

    Từ khóa từ Google

    • thuyết minh về món phở
    • thuyết minh về phở
    • thuyết minh về phở hà nội
    • thuyết minh về món phở hà nội
    • thuyết minh về món ăn dân tộc phở

    --- Bài cũ hơn ---

  • Công Thức Nấu Phở Bò Hà Nội Đúng Chuẫn
  • Cách Làm Phở Cuốn Thịt Heo Đơn Giản Ngay Tại Nhà
  • Cách Làm Bánh Phở Cuốn Ngon Tại Nhà
  • Cách Làm Phở Cuốn Thịt Lợn Ngon, Đơn Giản Ai Cũng Làm Được
  • Cách Làm Phở Cuốn Thịt Bò Mềm Và Nước Chấm Ngon Tại Nhà
  • Bạn đang đọc các thông tin trong chủ đề Thuyết Minh Về Cách Làm Món Trứng Chiên trên website Ctc-vn.com. Hy vọng những nội dung mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích đối với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!

    Quảng Cáo

    Chủ đề xem nhiều

    Bài viết xem nhiều

    Các Cách Chế Biến Yến Mạch Ngon, Dinh Dưỡng, Dễ Ăn

    Yến mạch là loại lương thực mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Các cách chế biến yến mạch như làm sữa yến mạch, bột yến mạch ăn sáng, yến mạch trái cây,… giúp giữ được đầy đủ dưỡng chất có trong loại ngũ cốc này. Trong yến mạch có hàm lượng cao các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe như carbohydrates, chất béo, chất đạm, chất xơ, vitamin B, canxi, sắt, mangan, magie, natri, kali, kẽm, beta – glucan,… Những loại yến mạch thông dụng gồm: Yến mạch nguyên hạt, yến mạch cắt nhỏ, yến mạch...

    Công Thức Và Cách Làm Miến Xào Chay Đơn Giản Và Dễ Thực Hiện

    – Miến dong ngon: 100gr hoặc nhiều hơn tuỳ lượng người ăn. – 1/2 củ cà rốt – 1/2 củ xu hào – 2-3 cái mộc nhĩ – 4-5 cái nấm hương khô – Rau thơm: hành lá,rau mùi – Hành khô phi thơm – Lạc rang: tuỳ ý – Gia vị: bột nêm chay, xì dầu chay, hạt tiêu. 2. Các bước thực hiện món miến xào chay: – Bước 1: Miến ngâm vào nước lạnh khoảng 10-15p cho mềm nhưng không được để mềm nhũn. – Bước 2: Vớt miến ra cắt dài khoảng 10cm,trộn với 1 thìa cà phê xì dầu, 1 thìa cà phê bột...

    Chè Tổ Yến Chưng Táo Đỏ Và Cách Thực Hiện

    Tổ yến với hàm lượng protein cao, trên 18 loại acid amin và các khoáng chất vi lượng tốt cho sức khỏe nên từ xưa đã trở thành món ăn được nhiều người phương Đông ưa thích và ưu tiên lựa chọn làm món ăn bồi bổ sức khỏe. Trong số những món ăn chế biến từ tổ yến thì chè tổ yến là món ăn rất được yêu thích bởi cách chế biến khá đơn giản, nguyên liệu chuẩn bị không quá cầu kì và mùi vị thơm ngon, hấp dẫn. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều...

    Cách Làm Xoài Dầm, Mẹo Mà Xoài Dầm Với Bò Khô Chua Cay Ngon Nhất

    Cách làm xoài dầm bò khô chua cay ngon tại nhà Nguyên liệu để làm món xoài dầm bò khô cho 3 người ăn 1. Xoài xanh 2 quả ( nên lựa chọn xoài có vị chua) 2. Nước mắm 1 thìa cafe 3. Đường: 2 thìa cafe 4. Muối ½ thìa cafe 5. Bò khô dạng sợi hay miếng to thì cần 2 miếng bằng bàn tay đem xé nhỏ 6. 1 quả ớt và rau húng, rau thơm bạc hà tùy theo sở thích, 3 củ hành tím 7. Đậu phộng (lạc): 100g đã rang chín Chỉ dành chút...

    Cách Làm Cơm Chiên Dương Châu Đơn Giản, Thơm Ngon Tại Nhà.

    Cơm chiên Dương Châu là món ăn quen thuộc của người Việt (Ảnh: Internet) Nguồn gốc và tên gọi của món ăn. Cơm chiên Dương Châu là món ăn có lịch sử lâu đời xuất phát từ Trung Quốc. Trước khi món ăn này trở nên nổi tiếng với tên gọi cơm chiên Dương Châu, theo nghiên cứu của một số học giả, vào thời Xuân Thu, những người dân nghèo khổ đã chiên cơm với trứng cùng hành lá xắt nhỏ. Sau này đến thời nhà Thanh, Y Bỉnh Thụ bắt đầu thêm các nguyên liệu thịt nạc, tôm… vào...

    Cách Làm Gà Chiên Sốt Me Đậm Đà Hấp Dẫn Ngon Không Cưỡng Lại Được

    Nguyên liệu thực hiện món gà chiên sốt me: Đùi gà/cánh gà: 400g Me chín lột vỏ: 100g Bột chiên gà giòn: 1 gói nhỏ Gia vị gồm hành tím, tỏi, chanh tươi, nước mắm, hạt nêm, muối i ốt, đường, bột canh, bột ngọt, hạt tiêu, ớt bột, ớt tươi 1-2 quả Thực hiện làm món gà chiên sốt me: Bước 1: Sơ chế nguyên liệu Bước 2: Làm nước cốt me: Bước 3: Chế biến món gà chiên sốt me Bước 4: Hoàn thành món gà chiên sốt me...

    cách Kho Rươi? Bằng Niêu Đất Thơm Ngon Hấp Dẫn❤️

    1.Nguyên liệu làm món rươi kho niêu đất Nguyên liệu để thực hiện món ăn đầy thú vị này bao gồm: rươi, nồi đất, vỏ quýt, thịt lợn cùng một số gia vị nêm nếm thông thường khác. – Rươi: Nếu là rươi tươi thì bạn nên chọn những con lớn, thân mập, màu đỏ hoặc hồng. Và bạn nên chọn những con còn khỏe ở phía trên vì đa số rươi tươi sẽ được cho lên phía trên và những con ở dưới thì thường bị đè vỡ bụng và đã có mùi tanh. – Thịt lợn bạn có thể chọn bất...

    Hướng Dẫn Cách Làm Lẩu Riêu Cua, Sườn Sụn Cực Ngon

    Câu hỏi: Làm thế nào để làm được lẩu riêu cua, sườn sụn đúng cách? Nguyên liệu chuẩn bị làm món ngon lẩu riêu cua, sườn sụn: Cách làm món ngon ẩu riêu cua, sườn sụn: Bước 1: Sườn sụn chần qua nước sôi, ướp hành khô băm nhỏ, gia vị và một chút nước mắm xào sơ qua, cho nước vào ninh bằng nồi áp suất khoảng 10 phút cho mềm. Bước 2: Làm cua – Cua làm sạch, cho vào một chút muối giã nhuyễn hoặc xay bằng máy xay sinh tố rồi lọc lấy nước, gạch cua khều riêng...

    Cách Chế Biến Cá Thu Một Nắng

    ” 25 Cách chế biến cá thu ngon nhất ” Cách chế biến cá thu kho tiêu ngon đúng vị ” Cách Kho cá thu ngon Kinh nghiệm chọn cá thu tươi ngon Trước khi tiến hành chế biến cá thu một nắng, bạn cần tìm kiếm nguyên liệu để làm món ăn này. Để có thể chọn được cá thu tươi ngon nhất, bạn cần chú ý đến những điều sau: Phân biệt cá tươi và cá ươn Ngoài ra, hiện nay, cá thu bị ướp đạm Ure rất nhiều nên khi chọn lựa, bạn cần phải biết cách lựa chọn tránh trường...

    Để Có Nồi Chè Thưng Ngon

    Muốn cà phê thêm phần thơm ngon và hấp dẫn hơn hãy làm như sau: – Cà phê nóng rót ra ly hãy cho thêm một chút bột cacao nguyên chất vào, quậy tan đều. Bảo đảm cà phê sẽ rất thơm. – Thêm chút xíu muối hay chút đường vào trộn đều với cà phê trước khi pha. – Tráng phin pha cà phê qua nước sôi, không nên nén bột cà phê trong phin. Từ từ cho một ít nước sôi vào cho ngấm sau đó đổ thêm nước vào tương đương với lượng cà phê. – Cà phê mua để...

    Video liên quan

    Chủ đề