Tiêm 6in1 mũi 1 cách mũi 2 bao lâu

Những điều cần biết khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin 6 in 1

Nên tiêm vắc xin cho bé theo lịch chủng ngừa hoặc chỉ định của Bác sĩ để tạo hệ miễn dịch chủ động cho bé sớm nhất.

Vắc xin 6 trong 1 được tiêm cho trẻ khi bé được 2 tháng, 3 tháng và 4 tháng tuổi. Tiêm tối thiểu 3 lần, mũi thứ 4 được tiêm nhắc lại vào lúc bé 18 tháng tuổi.

Mũi thứ 5 được tiêm khi bé 4 – 5 tuổi để tăng cường miễn dịch, ngăn chặn tất cả các nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn.

Tiêm vắc xin 6 in 1 có an toàn cho trẻ không?

Tiêm vacxin tức là đưa một “chất lạ” vào trong cơ thể. Vì thế, bất kỳ loại vacxin nào dù tốt như 6 trong 1 cũng sẽ có thể có một số tác dụng phụ ngoài ý muốn. Hầu hết chỉ có các phản ứng nhẹ như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm và tự khỏi sau 24 giờ.

Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa được hoàn thiện, nếu không nhận được miễn dịch sẽ rất dễ bị vi khuẩn, vi rút gây bệnh tấn công. Tiêm vắc xin là cách phòng ngừa hữu hiệu nhất giúp con trẻ có hệ miễn dịch để sẵn sàng đương đầu và đẩy lùi những tác nhân gây bệnh. Đặc biệt ở những tháng đầu đời, mẹ cần tiêm đầy đủ cho bé các mũi vacxin để bảo vệ bé toàn diện và hiệu quả.

Trẻ có phản ứng gì sau khi tiêm vacxin 6 trong 1?

Phản ứng sau tiêm vacxin là chuyện mà bất kỳ người mẹ nào cũng quan tâm. Vì sức đề kháng của trẻ còn rất yếu nên khi tiêm bất cứ loại vacxin nào cũng có thể gặp phản ứng phụ như sốt, sưng đau, quấy khóc… Trong đó, sốt sau tiêm là phản ứng rất bình thường của cơ thể cho biết hệ miễn dịch của trẻ đang đáp ứng với vắc xin. Vì thế bố mẹ không nên quá lo lắng vì việc con sốt hay hay không sốt sau chích ngừa không quyết định hiệu quả của vắc xin.

Tiêm 6in1 mũi 1 cách mũi 2 bao lâu

Vắc xin 6 in 1 có tại Bệnh viện đa khoa Quang Khởi

Tùy vào từng thể trạng khác nhau, mỗi bé sẽ có một biểu hiện sốt khác nhau. Thông thường, các bé sau khi tiêm mũi 5 trong 1 trong chương trình tiêm chủng mở rộng về đều bị sốt nhẹ khoảng 38 – 38.5 độ kèm quấy khóc, ăn uống kém. Theo các bác sĩ, đây là những triệu chứng rất bình thường và sẽ tự hết sau 1 – 2 ngày. Nguyên nhân gây sốt chủ yếu sau khi trẻ tiêm mũi 5 trong 1 là do thành phần ho gà trong vắc xin Quinvaxem và ComBE Fine. Đây là thành phần ho gà loại toàn tế bào (nghĩa là vắc xin tinh chế từ vi khuẩn ho gà sau khi được nuôi cấy tăng sinh trong môi trường và làm chết bằng nhiệt độ), được giữ nguyên cấu trúc vi khuẩn nên sẽ gây nhiều phản ứng cho trẻ nhỏ.

Vacxin 6 trong 1 cũng không ngoại lệ, tuy nhiên thành phần ho gà trong vacxin 6 trong 1 là thành phần ho gà vô bào (chỉ chứa thành phần kháng nguyên đặc hiệu sau khi đã loại bỏ những thành phần kháng nguyên không cần thiết khác của vi khuẩn) nên ít gây phản ứng phụ sau tiêm. Vì ưu điểm vượt trội này nên trong những tháng gần đây vacxin 6 trong 1 được rất nhiều mẹ săn lùng và đăng ký đặt mua, chính vì thế tạo nên cơn sốt vacxin, nhiều nơi thuốc mới về 1-2 ngày đã hết.

Một điểm đáng lưu ý khi tiêm vacxin 6 trong 1 an toàn cho trẻ nhỏ, đó là mẹ nên tìm đến những trung tâm tiêm chủng uy tín, có nguồn vacxin đảm bảo và bé được khám sàng lọc trước tiêm. Trong một số trường hợp, bé sẽ không được tiêm phòng, như:

  • Bé đang bị bệnh hoặc sốt cao, đang sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị.
  • Phản ứng với một số thành phần trong vacxin.

Vì thế trước khi tiêm, mẹ cần trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bé, có bị suy dinh dưỡng hay có bệnh mãn tính hay không, tiền sử bệnh tật, dị ứng…., để bác sĩ dễ theo dõi và đưa ra phác đồ tiêm phù hợp với trẻ.

Tiêm 6in1 mũi 1 cách mũi 2 bao lâu

Vắc xin 6 in 1


Làm gì khi trẻ bị sốt sau khi tiêm?

Đối với trường hợp trẻ sốt sau khi chích ngừa, nếu sốt trên 38,5 độ thì phải cho trẻ uống thuốc hạ sốt và kiểm tra chỗ tiêm xem có bị sưng, đỏ không. Nếu sốt quá cao, kéo dài hoặc vết chích bị sưng thì nên quay lại bệnh viện kiểm tra.

Vì sốt là một phản ứng thường gặp sau khi tiêm vacxin, nên thay vì sốt sắng lo lắng, mẹ nên theo dõi sát phản ứng của trẻ để có thể xử lý kịp thời, thêm vào đó hãy áp dụng một số cách đơn giản và hiệu quả để giúp con giảm đau, hạ sốt sau khi tiêm:

  • Cho trẻ ở lại trung tâm y tế theo dõi thêm khoảng 30 phút, không nên cho trẻ về ngay, tránh trường hợp sốc phản vệ không được xử lý kịp thời.
  • Sử dụng cặp nhiệt kế theo dõi nhiệt độ của bé, nếu sốt cao và kéo dài không hạ thì nhanh chóng đưa bé đến trung tâm y tế gần nhất để theo dõi.
  • Không được tự ý sử dụng thuốc hạ sốt, khi dùng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ.
  • Dùng khăn ấm chườm hoặc lau người cho bé, đặc biệt ở một số vùng như bàn tay, bàn chân, nách bẹn…
  • Mặc quần áo thông thoáng, thấm hút mồ hôi, không mặc quá nhiều lớp khiến bé khó chịu
  • Nhà cửa thoáng mát tạo không gian thoải mái cho bé.

Sau khi đi tiêm về, nhiều mẹ truyền tai nhau một số mẹo nhỏ dân gian có thể giúp con giảm đau và hạ sốt như đắp khoai tây, đắp chanh… Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng thực hiệu quả của các phương pháp này, vì thế tốt nhất nên theo chỉ dẫn của bác sỹ, nếu trẻ có dấu hiệu bất thường, nên đưa trẻ đến Bệnh viện để kiểm tra.

                                                                                                          (Thông tin y khoa)

Trẻ sơ sinh ngay khi ra đời đã cần phải được tiêm phòng vắc xin để ngăn ngừa một số bệnh truyền nhiễm do virus. Bài viết này sẽ giới thiệu lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh rất cần thiết với những người đang có con nhỏ.

10 mũi tiêm phòng quan trọng cho trẻ sơ sinh

Mũi tiêm viêm gan B

Trẻ sơ sinh cần được tiêm mũi viêm gan B ngay sau khi sinh 24h, tiêm nhắc lại khi được 1 đến 2 tháng tuổi và một phần ba liều tương tự vào giai đoạn 6 đến 18 tháng tuổi. Loại vắc xin này giúp bảo vệ trẻ chống lại virus viêm gan B, là loại virus lây lan qua tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể.

Mũi tiêm DTaP

Vắc xin ngừa DTaP giúp bảo vệ trẻ chống lại bệnh bạch hầu, bệnh uốn ván, bệnh ho gà. Gồm có 5 liều vắc-xin dành cho trẻ tại các độ tuổi 2 tháng, 4 tháng, 6 tháng, 15 đến 18 tháng và 4 đến 6 tuổi. Tiêm nhắc lại ở độ tuổi 11 hoặc 12 và sau đó cứ mỗi 10 năm thì tiêm nhắc lại.

Mũi tiêm MMR

Loại vắc xin này có thể chống lại ba loại virus: sởi, quai bị và rubella hay còn họi là bệnh sởi Đức. Bắt đầu tiêm mũi MMR cho trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi và tiêm nhắc lại lần nữa trong độ tuổi từ 4 và 6 tuổi.

Bệnh thủy đậu

Thủy đậu là loại bệnh phát ban rất dễ lây ở trẻ do virus thủy đậu gây ra. Trẻ bị thủy đậu có thể dẫn đến bị bệnh zona. Vắc xin phòng bệnh thủy đậu được tiêm cho trẻ tốt nhất ở độ tuổi từ 12 đến 15 tháng và nhắc lại vào khoảng giữa 4 và 6 tuổi.

Tiêm 6in1 mũi 1 cách mũi 2 bao lâu

Trẻ sơ sinh cần phải được tiêm phòng vắc xin đầy đủ để ngăn ngừa một số bệnh truyền nhiễm do virus

Vắc xin Haemophilus cúm B (Hib)

Haemophilus cúm B là một loại vi khuẩn gây viêm màng não, bệnh này đặc biệt nguy hiểm với trẻ dưới 5 tuổi. Vắc-xin Hib được khuyến khích tiêm cho trẻ trong độ tuổi 2, 4, 6 và từ 12 đến 15 tháng tuổi.

Mũi tiêm bệnh bại liệt (IPV)

Bại liệt là bệnh có thể gây tê liệt, thậm chí tử vong cho trẻ. Vắc xin ngừa bệnh bại liệt có thể loại trừ hoàn toàn các loại vi rút gây bệnh này ở trẻ. Trẻ cần được tiêm IPV ở độ tuổi 2 tháng, 4 tháng, 6 đến 18 tháng tuổi và sau đó tiêm nhắc lại một lần nữa từ 4 đến 6 tuổi.

Phế cầu khuẩn liên hợp (PCV)

Vắc-xin này có tên thường gọi là Prevnar, giúp chống lại 13 loại vi khuẩn như bệnh viêm màng não, nhiễm trùng máu, viêm phổi, nhiễm trùng tai và thậm chí tử vong. Trẻ phải tiêm tổng cộng 4 mũi vào độ tuổi 2, 4, 6, và 12 đến 15 tháng tuổi để trẻ được bảo vệ chống lại các vi khuẩn phế cầu khuẩn.

Có thể bạn quan tâm:

Những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh: Nguyên tắc cần biết

Sốc phản vệ khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Bệnh cúm (flu)

Vắc xin phòng bệnh cúm được tiêm cho trẻ ở độ tuổi từ 6 tháng trở lên và tiêm vào mùa thu mỗi năm.

Virut Rota (RV)

Thuốc chủng ngừa virus rota (RV) – một loại virut gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ được tiêm cho trẻ em ở 2 và 4 tháng tuổi.

Viêm gan A

Viêm gan A là bệnh do virus làm tổn hại đến gan với một số triệu chứng gồm sốt, mệt mỏi, vàng da và chán ăn. Trẻ em độ tuổi từ 12 đến 23 tháng thường được tiêm hai liều vắc xin viêm gan A với khoảng thời gian cách nhau tối thiểu là sáu tháng giữa các mũi tiêm chủng phòng ngừa bệnh cho trẻ.

Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Tiêm chủng vacxin cho bé 0-12 tháng tuổi

Nếu vẫn chưa nắm được cụ thể lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, phụ huynh có thể tham khảo những thông tin chi tiết về lịch tiêm cho trẻ theo từng tháng dưới đây:

– Trẻ mới sinh: cần tiêm 2 mũi quan trọng là vắc xin phòng bệnh lao và viêm gan B. Hai mũi này cần được tiêm càng sớm càng tốt sau sinh. Trong đó, vắc xin phòng lao không được tiêm sau khi trẻ quá 1 tháng tuổi. Còn vắc xin viêm gan B thì tốt nhất là tiêm trong vòng 24h sau sinh.

– Trẻ 2 tháng tuổi: Cần được tiêm các mũi phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B mũi 2 và các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi vi khuẩn Hib, đặc biệt là viêm màng não, viêm phổi. Các mẹ có thể chọn mũi vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 để giảm số lần tiêm cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ nên cho trẻ uống thêm vắc xin phòng tiêu chảy cấp do Rotavirus gây ra.

– Trẻ 3 tháng tuổi: tiếp tục tiêm phòng cho trẻ 3 tháng tuổi những mũi tiêm ở tháng thứ 2 theo đúng loại vắc xin đã chọn.

Tiêm 6in1 mũi 1 cách mũi 2 bao lâu

Cha  mẹ cần lưu ý để không làm nhỡ lịch tiêm phòng của con

– Trẻ 4 tháng tuổi: cần tiếp tục tiêm phòng mũi thứ 3 cho bé về các bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, nhiễm khuẩn do Hib mà đã được tiêm mũi 1 vào tháng thứ 2.

– Trẻ 6 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, bé cần được tiêm mũi cúm để phòng tránh các chủng cúm A (H1N1, H3N2) và một chủng cúm B. Mũi đầu tiên nên tiêm khi trẻ được 6 tháng tuổi và nhắc lại sau đó 1 tháng.

– Trẻ 9 tháng tuổi: Nếu mẹ cho bé tiêm vắc xin sởi riêng thì đây là thời điểm thích hợp. Trường hợp mẹ muốn tiêm loại vắc xin 3 trong 1 (phòng 3 bệnh sởi, quai bị, rubella) thì cần đợi đến khi bé được 12-15 tháng tuổi. Vắc xin sởi riêng cần được tiêm 1 mũi nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi còn vắc xin kết hợp 3 trong 1 sẽ được tiêm mũi 2 lúc trẻ được 4 – 6 tuổi.

Trên đây là những thông tin về những mũi tiêm chủng quan trọng, cũng như lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh trong giai đoạn đầu đời. Từ đó, giúp cha mẹ có thể chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bé yêu được tốt hơn bằng cách cho con đi khám tổng quát cho bé đầy đủ theo lịch tiêm phòng cho trẻ.

Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/