Tiêm phòng quai bị ở đâu

Tất cả trẻ em đều được khuyến thích tiêm vắc-xin ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella để được bảo vệ khỏi ba căn bệnh nguy hiểm này. Nếu bạn là một người lớn mà chưa được tiêm vắc-xin phòng, bạn cũng nên đi tiêm.

Bệnh sởi, quai bị và rubella là gì?

Sởi, quai bị và rubella là bệnh do virus gây ra và tất cả đều có thể dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng.

Bệnh sởi bắt đầu bằng các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi, viêm kết mạc (mắt đỏ), vết phát ban đỏ xuất hiện trên mặt và lan sang phần còn lại của cơ thể. Nếu virus sởi nhiễm vào phổi có thể gây ra bệnh viêm phổi. Bệnh sởi ở trẻ lớn hơn có thể dẫn đến bệnh viêm não gây ra co giật và tổn thương não.

Các vi rút quai bị thường gây sưng tấy trong tuyến ngay dưới đôi tai làm cho má sưng lên bất thường. Trước khi có chủng ngừa, bệnh quai bị là nguyên nhân phổ biến nhất của cả hai bệnh viêm màng não (viêm màng não và tủy sống) và điếc. Ở nam giới, bệnh quai bị có thể lây nhiễm đến tinh hoàn dẫn đến vô sinh.

Rubella còn được gọi là bệnh sởi Đức. Nó có thể gây phát ban nhẹ trên mặt, sưng hạch sau tai, và trong một số trường hợp, sưng các khớp nhỏ và sốt nhẹ. Hầu hết trẻ em phục hồi nhanh chóng và không có dấu hiệu gì nghiêm trọng về lâu dài. Nhưng nếu một người phụ nữ mang thai bị rubella, điều này có thể dẫn đến sẩy thai. Nếu bị nhiễm rubella trong ba tháng đầu của thai kỳ, có ít nhất 20% nguy cơ em bé sẽ bị một dị tật bẩm sinh như mù, điếc, khiếm khuyết tim, hoặc chậm phát triển tâm thần.

Ai nên và không nên tiêm chủng ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella?

Vắc-xin phòng bệnh sởi, quai bị và rubella thường được tiêm hai lần khi còn nhỏ. Một đứa trẻ sẽ được tiêm lần đầu tiên khi từ 12-15 tháng và lần thứ hai khi từ 4-6 tuổi.

Nếu bạn không chắc chắn bạn đã bị các bệnh này chưa hoặc chưa tiêm vắc-xin, bạn có thể đi tiêm chủng ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella dành cho người lớn. Hãy nói cho bác sĩ biết nếu bạn:

  • Bạn làm việc trong một cơ sở y tế.
  • Bạn đang có kế hoạch hoặc có thể có thai.

Bạn không cần phải tiêm nếu:

  • Bạn bị dị ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc-xin bệnh sởi, quai bị và rubella lần đầu tiên.
  • Bạn có bị dị ứng với gelatin hoặc neomycin.
  • Bạn có thể mang thai hoặc đang có kế hoạch mang thai trong 4 tuần tới. (Nếu bạn đang cho con bú thì vẫn an toàn khi tiêm vắc-xin).
  • Hệ thống miễn dịch của bạn bị yếu vì các loại thuốc chữa ung thư, corticosteroids, hoặc AIDS.

Rủi ro khi tiêm vắc-xin bệnh sởi, quai bị, rubella và tác dụng phụ

Tiêm chủng ngừa bệnh sởi, quai bị, rubella không gây ra tác dụng phụ trong hầu hết các trường hợp. Một số khác có thể bị sốt, đau nhức nhẹ hoặc có nốt đỏ nơi bị tiêm.

Các vấn đề khác có thể là ít phổ biến hơn bao gồm:

  • Sốt (1 trong 5 trẻ em)
  • Phát ban (1 trong 20)
  • Sưng hạch (1 trong 7)
  • Co giật (1 trong 3000)
  • Khớp bị đau / cứng (1 trong 100 trẻ em; phổ biến hơn ở người lớn đặc biệt là phụ nữ)
  • Số lượng tiểu cầu thấp / chảy máu (1 trong 30.000)
  • Viêm não (1 trong 1 triệu)

Trong những năm qua, một số người cho rằng vắc-xin tiêm phòng bệnh sởi, quai bị, rubella có liên quan đến chứng tự kỷ nhưng không có bằng chứng nào chứng minh cho việc này. Những lợi ích mà vắc-xin phòng chống dịch bệnh mang lại nhiều hơn bất kỳ rủi ro tiềm ẩn nào.

  • 21:46 06/10/2021
  • Xếp hạng 4.94/5 với 20173 phiếu bầu

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Quách Nguyễn Thu Thủy - Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Quai bị là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm tới tính mạng hoặc để lại di chứng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Bởi vậy, việc tiêm vắc-xin quai bị cho trẻ là rất quan trọng trong việc phòng ngừa nguy cơ biến chứng của bệnh.

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây ra bởi virus Paramyxovirus, thường gặp ở trẻ 5 - 14 tuổi. Bệnh dễ dàng lây từ người sang người qua đường hô hấp (khi người bệnh ho, hắt hơi, dùng chung đồ đạc với người khỏe mạnh). Biểu hiện lâm sàng của bệnh là sưng tuyến mang tai và tuyến nước bọt, đi kèm với các triệu chứng suy nhược cơ thể, mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, đau họng, đau góc hàm, sốt nhẹ, đau khi há miệng hoặc nhai nuốt.

Nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời, bệnh quai bị có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy giảm thính lực, viêm tụy, viêm màng não hoặc viêm tinh hoàn (đối với nam giới), viêm buồng trứng (đối với nữ giới). Với nam giới mắc bệnh khi đang trong độ tuổi dậy thì, nguy cơ vô sinh là khá cao.

Với sự nguy hiểm như vậy, tiêm vắc-xin phòng ngừa quai bị là rất quan trọng. Việc này không chỉ giúp phòng bệnh mà còn giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

Vắc-xin quai bị có chứa chủng virus sống giảm độc lực (virus trong vắc-xin bị làm suy yếu nên không còn khả năng gây bệnh). Thông thường, vắc-xin quai bị không được tiêm đơn lẻ mà thường kết hợp trong vắc-xin quai bị - sởi - rubella (MMR).


Với hàm lượng 0.5ml, vắc-xin quai bị thường được tiêm dưới da

2.2 Nên tiêm vắc-xin quai bị ở thời điểm nào?

Tất cả trẻ em được khuyến cáo tiêm đủ 2 mũi vắc-xin MMR để đạt được hiệu quả phòng ngừa bệnh tốt nhất. Cụ thể là:

  • Mũi 1: Khi trẻ được 12 - 15 tháng tuổi;
  • Mũi 2: Khi trẻ được 4 - 6 tuổi;
  • Trường hợp bỏ lỡ liều tiêm thì có thể cho trẻ tiêm vắc-xin MMR ở bất kỳ độ tuổi nào.

Người lớn chỉ cần tiêm 1 liều 0.5ml ở phía trên bắp tay.

Tiêm vắc-xin quai bị cho trẻ khi trẻ được 12 - 15 tháng tuổi

Tiêm vắc-xin giúp cơ thể có khả năng miễn dịch với bệnh quai bị trong một khoảng thời gian. Tùy cơ địa và sức đề kháng của mỗi người mà thời gian này có sự thay đổi khác nhau, có thể kéo dài suốt đời. Việc tiêm vắc-xin quai bị đúng lịch góp phần quyết định tới thời gian hiệu lực của vắc-xin. Vì vậy, nếu tiêm đúng lịch thì thời gian có tác dụng bảo vệ sẽ kéo dài lâu hơn.

2.3 Trường hợp chống chỉ định tiêm vắc-xin quai bị

Tất cả mọi người bất kể độ tuổi đều được khuyến khích tiêm vắc-xin quai bị, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên, có một số trường hợp chống chỉ định tiêm gồm:

  • Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong vắc-xin;
  • Người mắc các bệnh suy giảm miễn dịch (như HIV/AIDS);
  • Người đang trong quá trình điều trị bệnh, có sử dụng thuốc chống chuyển hóa, thuốc chứa corticoid hay bệnh nhân ung thư đang thực hiện xạ trị;
  • Phụ nữ đang mang thai;
  • Phụ nữ chuẩn bị mang thai: Vì vắc-xin quai bị có thể có những tác dụng phụ không mong muốn đối với thai nhi nên phụ nữ sau tiêm vắc-xin quai bị nên tránh mang thai trong vòng 3 tháng kể từ ngày tiêm;
  • Phụ nữ đang cho con bú: Cần có sự cho phép của bác sĩ khi có ý định tiêm vắc-xin quai bị.

2.4 Tác dụng phụ của vắc-xin quai bị

Theo nghiên cứu, vắc-xin quai bị tương đối an toàn đối với sức khỏe của người tiêm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có thể xuất hiện những tác dụng phụ không mong muốn nhưng ở mức độ nhẹ. Một số phản ứng phụ có thể gặp gồm:

  • Sốt nhẹ;
  • Viêm họng;
  • Phát ban;
  • Sưng hạch;
  • Đau khớp hoặc viêm khớp.

Tác dụng phụ của vắc-xin quai bị có thể gây sốt nhẹ

Vì vậy, để đảm bảo an toàn thì sau khi tiêm vắc-xin quai bị khoảng 1 giờ, người được tiêm cần theo dõi các dấu hiệu của cơ thể, thông báo ngay cho nhân viên y tế nếu có triệu chứng bất thường.

Để được bảo vệ an toàn, tránh nguy cơ mắc bệnh quai bị và các biến chứng khó lường, chúng ta nên cho trẻ tiêm vắc-xin quai bị đúng theo lịch tiêm được khuyến cáo. Đồng thời, sau khi tiêm cần theo dõi chặt chẽ sự thay đổi của cơ thể để kịp thời phát hiện các phản ứng phụ, có biện pháp can thiệp nhanh chóng.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã và đang triển khai dịch vụ phòng Vắc-xin MMR của Mỹ của công ty Merck Sharp and Dohme được sản xuất tại Mỹ. Những ưu điểm khi tiêm vắc-xin tại Vinmec bao gồm:

  • 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Trẻ sẽ được thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng. Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp – ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái như đang dạo chơi và có tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.
  • Khách hàng sẽ nhận được tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

Nếu có nhu cầu tiêm các mũi vắc-xin lẻ hoặc tiêm vắc-xin trọn gói, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến tổng đài của Bệnh viện hoặc Phòng khám của Vinmec trên toàn quốc hoặc khách hàng có thể đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ đề