Tiền lương trong thời gian thử việc là bao nhiêu năm 2024

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Theo quy định này, luật pháp không quy định rõ mức lương thử việc tính căn cứ trên lương net và gross; chỉ yêu cầu người lao động sẽ nhận được ít nhất là 85% mức lương chính thức cho công việc đó. Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp trả lương thử việc dưới mức quy định, người lao động có quyền đề xuất mức lương thử việc cao hơn.

Xem thêm: Sự khác nhau giữa tiền công và tiền lương

2. Cách tính tiền lương trong thời gian thử việc

Tiền lương trong thời gian thử việc là bao nhiêu năm 2024
Cách tính tiền lương trong thời gian thử việc

Mức lương trong thời gian thử việc là do doanh nghiệp xây dựng và thỏa thuận với người lao động, nhưng mức lương này không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP. Lương trong thời gian thử việc được tính theo 3 cách sau:

– Mức lương chính thức

Theo Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14 đã nêu rõ về mức lương doanh nghiệp phải trả cho người lao động trong thời gian thử việc là 85% mức lương chính thức của công việc đó. Ví dụ: Mức lương chính thức của nhân viên là 8 triệu đồng, thì khi thử việc nhân viên phải nhận được mức lương thấp nhất là 8 triệu x 85% = 6,8 triệu đồng.

– Hiệu suất công việc

Ngoài ra, tiền lương trong thời gian thử việc cũng được tính dựa trên năng suất lao động và hiệu quả làm việc. Chẳng hạn, đối với nhân viên kinh doanh, ngoài nhận lương cơ bản còn có lương từ phần trăm hoa hồng. Tỷ lệ phần trăm hoa hồng sẽ phụ thuộc vào khả năng giao thiệp và chốt được sản phẩm với khách hàng nhiều hay ít.

– Giờ làm thêm, ngày nghỉ lễ

Trong thời gian thử việc, nếu người lao động làm thêm giờ thì tiền lương cho giờ làm thêm được tính theo Khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14. Theo quy định này, nếu:

  • Người lao động làm thêm vào ngày thường thì lương ít nhất bằng 150%.
  • Người lao động làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần thì lương ít nhất bằng 200%.
  • Người lao động làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết thì lương ít nhất bằng 300% (chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương).

Xuyên suốt quá trình thử việc, nhiều người lao cảm thấy không phù hợp với công việc hoặc môi trường làm việc tại tổ chức nên đưa ra quyết định bỏ ngang. Trường hợp lao động tự ý nghỉ ngang thì doanh nghiệp có trả lương không? Mời bạn truy cập vào bài viết “Thử việc nghỉ ngang có được trả lương không?” để được giải đáp thắc mắc.

3. Một số điều cần lưu ý đối với mức tiền lương thử việc

Tiền lương trong thời gian thử việc là bao nhiêu năm 2024
Một số điều cần lưu ý đối với lương thử việc

3.1 Trả lương thử việc bằng 80% tiền lương là trái luật

Mặc dù từ Bộ luật Lao động 2012 đến Bộ luật Lao động 2019 đều quy định tiền lương thử việc bằng ít nhất 85% tiền lương của công việc đang làm. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp còn áp dụng mức 80% để trả cho người lao động trong thời gian thử việc.

Điều này dẫn đến tình trạng phần lớn người lao động không biết quyền lợi của mình đã bị vi phạm. Trả lương thử việc dưới mức quy định là hành vi vi phạm pháp luật.

Theo Điểm c Khoản 2 Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động sẽ bị phạt hành chính từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng khi trả lương thử việc cho người lao động thấp hơn mức 85% mức lương của công việc đó. Ngoài việc bị phạt tiền lên đến 5 triệu đồng, người sử dụng lao động còn buộc phải trả đủ tiền lương theo mức này cho người lao động thử việc.

3.2 Lương thử việc có thể phải trích đóng bảo hiểm xã hội

Căn cứ theo Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14, các bên có thể thỏa thuận về nội dung thử việc trong hợp đồng lao động thay vì ký kết hợp đồng thử việc. Trong khi đó, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 số 58/2014/QH13 quy định người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn đủ 01 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Như vậy, nếu các bên đã thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động thì người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nói cách khác, một phần lương thử việc sẽ được trích ra để đóng bảo hiểm xã hội.

Xem thêm: Lương 3P là gì?

3.3 Lương thử việc có thể phải đóng thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ khoản tiền lương, tiền công của người lao động là khoản thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân. Do đó, tiền lương thử việc cũng được tính là khoản thu nhập phải chịu thuế thu nhập cá nhân.

Vì vậy, trước khi thanh toán tiền lương thử việc, người sử dụng lao động được phép trừ số thuế phải nộp vào khoản thu nhập của người lao động theo khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/013/TT-BTC. Tuy nhiên, đối với Thông tư này, lương thử việc có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không còn căn cứ theo 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Người lao động thử việc ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 111/2013/TT-BTC, để tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công thì căn cứ vào thu nhập tính thuế và thuế suất. Trong đó, thu nhập tính thuế bằng thu nhập chịu thuế trừ đi các khoản giảm trừ sau:

  • Các khoản giảm trừ gia cảnh (mức giảm trừ đối với bản thân là 11 triệu đồng/tháng, đối với người mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng theo Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14).
  • Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện.
  • Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.

Như vậy, người lao động chỉ nộp thuế thu nhập cá nhân khi có tổng thu nhập từ tiền lương, tiền công trên 11 triệu đồng/tháng (nếu có 1 người phụ thuộc thì thu nhập sẽ trên 15,4 triệu đồng/tháng. Theo đó, nếu người lao động thử việc có thu nhập ít hơn 11 triệu/tháng ( không có người phụ thuộc) hoặc ít hơn 15,4 triệu đồng/tháng (có 1 người phụ thuộc) thì không cần nộp thuế thu nhập cá nhân.