Tiền sự bao lâu thì được xóa

Tiền án, tiền sự là gì? Thời gian để xoá án tích, tiền sự là bao lâu? Khi đi làm lý lịch tư pháp của người nào đó ghi rõ có “tiền án, tiền sự” hay không. Vậy khái niệm tiền án, tiền sự được quy định như thế nào?

Tiền án, tiền sự được quy định như thế nào?

» Xóa án tích theo Bộ luật Hình sự năm 2015

» Thủ tục xóa án tích hình sự

TIÊU CHÍ

TIỀN ÁN

TIỀN SỰ

Căn cứ

Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012

Định nghĩa

Hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định trực tiếp khái niệm về “tiền án”, “tiền sự”. Trước đây, Nghị quyết 01-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 18/10/1990 (hết hiệu lực) có quy định gián tiếp về tiền án, tiền sự tại điểm b khoản 2 Mục II như sau: 

“b) Người đã được xóa án thì không coi là có tiền án. Người đã được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt vi phạm hành chính (tức là đã được coi như chưa bị kỷ luật, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính) thì không coi là có tiền sự. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 01 năm, thì không coi là có tiền sự nữa. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 01 năm, thì không coi là tiền sự nữa.”

Căn cứ vào quy định trên, có thể hiểu như sau:

Người có tiền án (hay còn được gọi là án tích) là người đã bị kết án (hình sự) và thi hành hình phạt mà chưa được xóa án. Sau khi thi hành bản án hình sự một thời gian nhất định thì người bị kết án được mặc nhiên xoá án tích hoặc được toà án cấp chứng nhận xoá án tích. Quyết định xóa án tích tùy từng trường hợp.

“Án” được hiểu là bản án -> “Tiền án” là bản án đã có trước của Tòa án.

Người có tiền sự là người đã bị kỷ luật hành chính, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, mà chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính.

“Sự” nhằm chỉ sự kiện pháp lý -> Tiền sự ở đây là hậu quả pháp lý hành chính.

Loại trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm hình sự

Trách nhiệm hành chính

Hậu quả pháp lý

– Người có tiền án có thể bị một số hạn chế về quyền lợi.

Ví dụ: Lựa chọn nơi thường trú, có thể bị cấm đảm nhiệm một số chức vụ hoặc cấm làm một số nghề nhất định. (Điều 41, 42 Bộ luật hình sự 2015).

– Khi quyết định hình phạt, trong trường hợp tái phạm hay tái phạm nguy hiểm, tiền án được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (điểm h Điều 52 Bộ luật hình sự 2015).

Tiền sự là một tình tiết về nhân thân người vi phạm, được xem xét, cân nhắc khi quyết định hình thức và mức độ xử lý khi người có tiền sự có hành vi vi phạm pháp luật mới. Cụ thể, khi quyết định hình phạt, trong trường hợp tái phạm tiền sự được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hành chính (điểm b khoản 1 Điều 10 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).

– Trong luật hình sự, tiền sự ở dạng đã bị xử lý hình chính là yếu tố bắt buộc của cấu thành một số tội phạm.

Ví dụ một số tội về sở hữu như: Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản – Điều 172, Tội trộm cắp tài sản- Điều 173,…

Trường hợp được xóa tiền án/tiền sự

Người đã được xóa án tích được xác định là chưa có tiền án. Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định 03 trường hợp được xóa án tích gồm:

– Đương nhiên được xóa án tích (Điều 70)

– Xóa án tích theo quyết định của Tòa án (Điều 71)

– Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt: Trong trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị, thì Tòa án quyết định việc xóa án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạn quy định (Điều 72).

Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính như sau:

“1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

2. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.”

Hậu quả khi được xóa tiền án/tiền sự

Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.

Tùy trường hợp mà khi người bị kết án đã có đầy đủ các điều kiện để được xóa án tích, đủ thời hạn theo luật định thì có thể yêu cầu Tòa án ra Quyết định xóa án tích/ yêu cầu cơ quan cập nhật dữ liệu lý lịch tư pháp cấp Giấy chứng nhận xóa án tích nhằm tạo điều kiện để tái hòa nhập cộng đồng, chủ động, tích cực hoạt động tuân thủ hiến pháp và pháp luật. 

Khi được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính thì đương sự sẽ không bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính, vì vậy không bị tính là tình tiết tăng nặng khi vi phạm hành chính lần tiếp theo.

» Phân biệt phạm tội liên tục với phạm tội nhiều lần

» Thế nào là tình tiết tăng nặng để định khung hình phạt trong BLHS?

Nghị quyết 01-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 18/10/1990 (hết hiệu lực) có quy định gián tiếp về tiền án, tiền sự tại điểm b khoản 2 Mục II như sau: Người đã được xóa án thì không coi là có tiền án. Người đã được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt vi phạm hành chính (tức là đã được coi như chưa bị kỷ luật, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính) thì không coi là có tiền sự. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 01 năm, thì không coi là có tiền sự nữa. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 01 năm, thì không coi là tiền sự nữa. Có thể hiểu Tiền sự như sau: Một người có hành vi vi phạm pháp luật nhưng không đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự, mà bị xử phạt hành chính, kỷ luật. Trong trường hợp họ đã thực hiện xong hình phạt nhưng chưa được xóa kỷ luật, xóa vi phạm hành chính thì coi là người có tiền sự. Tình huống cụ thể: 1. Ngày 06/3/2018, do thực hiện hành vi trộm cắp tài sản nhưng chưa đến mức xử lý hình sự nên chính quyền địa phương đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 05/QĐ-XPHC, để xử phạt đối với Nguyễn Văn A với mức phạt 500.000 đồng. Đến ngày 05/3/2019, A mới nộp tiền thi hành quyết định xử phạt nêu trên. Ngày 20/02/2020 A lại có hành vi trộm cắp tài sản nhưng giá trị tài sản dưới 2 triệu đồng nhưng vì A chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt hành chính nên A bị khởi tố, điều tra, truy tố xét xử. 2. Ngày 10/4/2018, Trần Văn B thực hiện hành vi đánh bạc trái phép nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nên B bị xử phạt hành chính số tiền 750.000đ. Ngày 15/4/2018 B nhận quyết định xử phạt hành chính của Công an huyện D. Sau khi nhận quyết định, B không có tiền nên nộp tiền phạt và cũng không có cơ quan tổ chức nào nhắc nhở, cưỡng chế về việc chấp hành quyết định xử phạt hành chính. Ngày 20/02/2020, A tiếp tục có hành vi đánh bạc và bị bắt quả tang. Trong trường hợp này A có tiền sự hay không? Quy định của Pháp luật: Theo điều 7, Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về “Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính” 1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày

chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi

hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. Theo Điều 74. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính 1. Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, quá thời hạn này thì không thi hành quyết định đó nữa, trừ trường hợp quyết định xử phạt có hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì vẫn phải tịch thu tang vật, phương tiện thuộc loại cấm lưu hành, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp cần thiết để bảo vệ môi trường, bảo đảm giao thông, xây dựng và an ninh trật tự, an toàn xã hội. 2. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn. Bất cập trong áp dụng: Theo văn bản số 1754/VKSTC-V16 ngày 02/5/2019 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về giải đáp nghiệp vụ hướng dẫn như sau: “Nếu hết thời hạn quy định mà người bị xử phạt không cháp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định không có bất kỳ biện pháp nào buộc người bị xử phạt phải chấp hành quyết định xử phạt đó thì không thuộc trường hợp người bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thi hành quyết định. Do đó trong trường hợp này, người, người bị xử phạt vi phạm hành chính được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 7 Luật xử lý vi phạm hành chính”. Như vậy áp dụng vào trường hợp cụ thể nêu trên thì thấy rằng, đối với Nguyễn Văn A, khi chấp hành hình phạt đối với Quyết định xử phạt hành chính thì thời hiệu xử phạt được tính kể từ ngày 05/3/2019 đến ngày 5/3/2020 thì A mới hết thời hiệu được coi là chưa bị xử phạt hành chính nên các vi phạm của A trong giai đoạn này đều được xác định là trước đó đã có tiền sự. Còn đối với Trần Văn B, hết thời hạn 1 năm nói trên B không có tiền nên không chấp hành. B vẫn làm ăn sinh sống tại địa phương, không cố tình trốn tránh hoặc trì hoãn việc nộp tiền theo quyết định xử phạt nhưng B không vi phạm gì trong thời hạn 1 năm cho đến trước ngày 20/02/2020. Đồng thời Cơ quan Công an huyện D cũng không có biện pháp nhắc nhở, cưỡng chế thi hành đối với quyết định nêu trên nên nên B được xem là không có tiền sự. Ở các ví dụ trên, A là người chấp hành đúng quyết định, nộp tiền phạt thì thời hiệu tính từ ngày chấp hành xong quyết định xử lý vi phạm hành chính. Còn B không chấp hành, không nộp phạt và không ai nhắc nhở thì mặc nhiên sau một năm thì

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đó không có hiệu lực pháp luật.

Từ đó tạo ra sự không công bằng giữa những người cùng thời điểm bị xử phạt như sau nhưng thời hiệu áp dụng đối với 2 trường hợp nêu trên khác nhau và căn cứ pháp lý để xác định nhân thân, tiền sự của 2 trường hợp cũng khác nhau. Việc này ảnh hưởng rất lớn trong quá trình xác định tội danh và áp dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cho các bị cáo trong quá trình áp dụng pháp luật Kiến nghị liên ngành các cơ quan Tư pháp trung ương hướng dẫn về “Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính” đối với trường hợp người bị xử phạt hành chính nhưng không thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính để tạo hành lang pháp lý vững chắc và công bằng hơn trong áp dụng pháp pháp luật cho

người vi phạm.

Võ Thị Tám

Tiền sự bao lâu thì được xóa

Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 2-6-2005, của Bộ Chính trị …