Tiền sử thai sản trong giấy khám sức khỏe: Ghi như thế nào

Giấy khám sức khỏe là thủ tục không thể thiếu trong hồ sơ xin việc mà các bạn cẩn chuẩn bị gửi đến nhà tuyển dụng, đảm bảo cho một cơ thể khỏe mạnh, đủ thể lực để phục vụ cho công việc. Tưởng chừng như giấy khám sức khỏe chỉ là một loại giấy tờ hết sức đơn giản, nhưng ý nghĩa xung quanh nó lại khiến nhiều người cần phải chú ý. Vậy giấy khám sức khỏe là gì, liên quan đến giấy khám sức khỏe gồm những lưu ý cần thiết nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.

Khám sức khỏe khi xin việc là hình thức khám tổng quát, xét nghiệm cơ bản, đảm bảo cơ thể người lao động khỏe mạnh, đủ năng lực để làm việc, không mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh nguy hiểm. Theo Thông tư 14/2013/TT-BYT của Bộ Y tế, giấy khám sức khỏe được nộp kèm với hồ sơ xin việc để nhà tuyển dụng sàng lọc trước khi quyết định phỏng vấn, đảm bảo ứng viên có sức khỏe phù hợp với vị trí ứng tuyển.

Khám sức khỏe đi làm gồm khám: thị lực, tai- mũi- họng, huyết áp, đo chiều cao cân nặng, bệnh lây nhiễm hoặc bệnh truyền nhiễm từ đó đánh giá năng lực của người lao động, là hồ sơ không thể thiếu trước khi đi làm.

Giấy khám sức khỏe chính là yếu tố quan trọng giúp cho các nhà tuyển dụng có thể biết được tình trạng sức khỏe củacác bạn ứng viên có đủ sức khỏe thể lực để đảm nhiệm các công việc được giao, tham gia công tác tại đơn vị, công ty hay không. Trước đây, mẫu giấy khám sức khỏe được trình bày ở khổ giấy A3 và được gấp đôi lại, nhưng hiện nay thì mẫu giấy khám sức khỏe cũng được trình bày theo bản khổ giấy A4 và có dán ảnh 3×4 của người khám bệnh. Để có được giấy xác nhận này, các bạn cần đến các cơ sở y tế gần nhất (các bệnh viện, trạm y tế, bẹnh viện tỉnh, huyện, xã…) để khám tổng quát và xin giấy xác nhận. Giấy khám sức khỏe chỉ có hiệu lực trong vòng 6 tháng.

Giấy khám sức khỏe A3 được dùng để chứng nhận và phân loại sức khỏe cho công dân Việt Nam, những người từ đủ 18 tuổi trở lên. Ngoài ra, giấy khám sức khỏe A3 chỉ được cấp bởi những đơn vị y tế được phép khám sức khỏe. Do vậy bạn phải đến khám tại những cơ sở y tế có thẩm quyền.

Dù bạn có làm giấy khám sức khỏe A3 lấy ngay ở đâu thì cũng nhận được một hồ sơ khám có 3 mặt bao gồm các nội dung sau đây:

Khai báo thông tin cá nhân

Đây là phần để bạn điền thông tin cá nhân của mình bao gồm họ và tên (viết chữ in hoa); khai báo giới tính (nam/nữ); khai báo CMND hoặc thẻ căn cước công dân/ hộ chiếu, khai báo ngày cấp CMND, nơi cấp CMND, địa chỉ nơi ở hiện tại và lý do đi khám sức khỏe (đi học/đi làm/đi nước ngoài).

Khai báo tiền sử bệnh của bản thân và gia đình

Trong mục này bạn sẽ phải điền thông tin khai báo bao gồm:

– Tiền sử bệnh những người trong gia đình.

– Tiền sử bệnh của bản thân.

– Câu hỏi khác (nếu có) như bạn có đang điều trị bệnh gì không? Nếu có hãy liệt kê loại thuốc đang dùng và liều lượng dùng như thế nào?  (nhớ mang theo thuốc để bác sĩ có thể kiểm tra).

– Tiền sử mang thai nếu là nữ.

Khám thể lực

Sau khi điền xong thông tin 2 mục trên sẽ đến khám thể lực. Khám thể lực sẽ bao gồm các nội dung như: khám và đo chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI, mạch và huyết áp.

Khám lâm sàng

Khám lâm sàng đối với nam sẽ có 6 chuyên khoa và đối với nữ là 7 chuyên khoa:

  • Khám nội khoa: bao gồm các bộ phận thuộc hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa, thận – tiết niệu, cơ – xương – khớp, thần kinh, tâm thần.
  • Khám ngoại khoa.
  • Khám mắt: bao gồm khám khi không kính, khám khi đeo kính và các bệnh về mắt (nếu có). Khám mắt là nguyên nhân khiến nhiều người bị đánh trượt, không đủ điều kiện.
  • Khám tai – mũi – họng: bao gồm kết quả đo thính lực và các bệnh về tai, mũi, họng (nếu có).
  • Khám răng – hàm – mặt: bao gồm khám răng hàm trên, hàm dưới cũng như các bệnh về răng ( nếu có).
  • Khám da liễu: bao gồm các bệnh về da (nếu có).
  • Khám sản phụ khoa: chuyên khoa này dành cho nữ.

Khám cận lâm sàng

Khám cận lâm sàng sẽ bao gồm : xét nghiệm máu, chụp X quang, xét nghiệm nước tiểu và một số xét nghiệm khác nếu đơn vị của bạn yêu cầu.

Kết luận

Cuối cùng đó là đưa ra kết luận phân loại sức khỏe, từ loại I đến loại V (trong đó loại I, II là khỏe, đủ điều kiện để đi làm; loại III là trung bình; loại IV là yếu và loại V là rất yếu).

Khi đi khám để làm giấy khám sức khỏe A3 lấy ngay bạn cần phải chuẩn bị một số theo yêu cầu sau đây:

– Ảnh 4 x 6: ảnh này là ảnh thẻ, bạn có thể chuẩn bị từ 2 đến 4 cái đề phòng khi dùng đến. Nhiều đơn vị họ không nhận giấy khám sức khỏe không có ảnh.

– Nhớ mang theo CMND hoặc thẻ căn cước để khai báo vào mục thông tin trên giấy khám sức khỏe.

– Hãy tìm hiểu trước về tiền sử bệnh của mọi người trong gia đình như bố, mẹ, anh, chị em ruột.

– Nếu đang phải điều trị bệnh hãy nhớ mang theo thuốc và đơn thuốc.

– Để có kết quả tốt nhất, trước khi đi khám không nên uống rượu bia, dùng chất kích thích trong 5 ngày gần nhất vì nó sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả khám.

Giấy khám sức khỏe sẽ được cấp ngay cho người khám ngay sau khi các bác sĩ thực hiện khám bệnh xong. Mỗi người khám xong sẽ nhận được 1 bản giấy chứng nhận sức khỏe và khi nộp giấy khám sức khỏe bổ sung vào hồ sơ xin việc ngoài mau CV xin viec thì giấy khám sức khỏe này cần có điều kiện đó là phải được cấp trong vòng 6 tháng gần nhất. Nếu quá 6 tháng thì người ứng viên sẽ được yêu cầu đi khám bệnh lại và bổ sung vào bộ hồ sơ xin việc để đảm bảo người đó có sức khỏe phù hợp với công việc.

Cung cấp thông tin chung

– Tiền sử sức khỏe gia đình: trước khi đi khám sức khỏe khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ thông tin về sức khỏe và tất cả những thông tin liên quan đến bệnh tật của các thành viên trong gia đình mình. Tiền sử bệnh là một yếu tố rất quan trọng trong việc  nhận biết được tình trạng bệnh của người đi khám, làm tăng nguy cơ ở một số bệnh như ái tháo đường, ung thư, bệnh tim và đột quỵ.  Dựa vào tiền sử gia đình, bác sĩ có thể đánh giá được các nguy cơ về một số bệnh của người đến khám. Qua đây, sẽ giúp bệnh nhân biết được cách phòng bệnh, làm các xét nghiệp để phát hiện được bệnh ở giai đoạn sớm nhất.

– Tiền sử sức khỏe bản thân: bao gồm lịch chủng ngừa vaccine từ trước tới nay của bản thân, nhũng thành phần hau thực phẩm  làm cho mình bị dị ứng , liệt kê những lần mình từng mổ hay có mắc bất cứ bệnh gì, nêu rõ quá trình điều trị (nếu có)

Chuẩn bị trước khi đến khám

Mang theo đầy đủ giấy tờ tùy thân: hãy mang tất cả giấy tờ tùy thân của bạn bao gồm giấy chứng minh nhân dân (nếu trong trường hợp là trẻ em chưa có giấy chứng minh nhân dân thì cần phải mang theo sổ hộ khẩu), bảo hiểm y tế/nhân thọ… Nên mang theo các kết quả xét nghiệm, đơn thuốc cũ nếu có.

Sau đây là một số bệnh mà người bệnh cần chú ý khi đi khám sức khỏe:

– Những người đang triều trị tăng huyết áp, các bệnh liên quan đến tim mạch,..những bệnh này vẫn phải dùng theo đơn thuốc hàng ngày.

– Những người đang điều trị bệnh đái tháo đường, bệnh này không nên nên dùng thuốc uống hoặc tiêm insulin vào buổi sáng khi đến khám.

– Những người có bệnh về mắt khi đi khám cần phải mang theo kính đang dùng để kiểm tra thị lực. Không nên mang kinh áp tròng đi.

Thực trạng của giấy khám sức khỏe xin việc hiện nay

Hiện nay do nhu cầu của các ứng viên lấy giấy khám sức khỏe xin việc tăng cao cho nên hầu hết các bệnh viện đều có dịch vụ khám sức khỏe tổng quát cho các ứng viên chuẩn bị đi xin việc làm. Tại các bệnh viện này, các mức chi phí khám sức khỏe định kỳ với hình thức là kiểm tra tổng quát sẽ có chi phí dao động từ 1 – 1.5 triệu đồng.

Nếu ứng viên nào mà có bảo hiểm y tế thì giá khám sức khỏe tổng quát sẽ được miễn giảm xuống chỉ còn khoảng 85.000 – 90.000/ lượt. Bên cạnh đó, các bệnh viện sẽ thu thêm 4.000 đồng tiền hồ sơ khám sức khỏe (Sổ khám sức khỏe). Vì thế mà tổng chi phí dao động 80.000 – 120.000/ giấy khám sức khỏe.

Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều nơi bán hồ sơ xin việc có sẵn giấy khám sức khỏe chứng nhận sức khỏe của người mua khi đi xin việc. Điều đó có nghĩa là các bạn hoàn toàn không cần phải đi khám sức khỏe tổng quát mà vẫn có giấy chứng nhận sức khỏe. Giá bán đối với giấy khám sức khỏe này khoảng từ 75k đến 80k.

Bạn có thể đi khám sức khỏe tại bệnh viện hay bất cứ cơ sở y tế, phòng khám nào đáp ứng được tính chất yêu cầu của giấy khám sức khỏe mà bạn cần có. Tuy nhiên, nếu bạn đang gấp thì để nhanh chóng và tiện hơn, bạn có thể đến phòng khám đa khoa tư nhân có dịch vụ khám sức khỏe đúng theo thông tư nghị định, vì bệnh viện rất đông người bạn sẽ phải đợi hơi lâu.

Còn nếu bạn muốn uy tín hơn, bệnh viện vẫn là lựa chọn ưu tiên, vì ở đây có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa, có đầy đủ trang thiết bị y tế hơn.

Một giấy khám sức khỏe đầy đủ, được công nhận thì cần phải có đầy đủ các mục khám và chữ kí của bác sĩ, nên bạn hãy chú ý, không nên bỏ qua mục nào có trong giấy khám nhé.

  • Có một số xét nghiệm để có kết quả cao và chính xác nhất nên bạn cần phải nhịn đói trước khi thực hiện xét nghiệm khoảng từ 10 đến 12 giờ, dạ dày phải để trống.
  • Tránh, không sử dụng rượu, bia và thuốc lá trước khi đi khám trong vòng ít nhất 24 giờ.
  • Nếu mắt bạn bị cận thì khi đi khám nên mang kính, không nên dùng kính áp tròng.
  • Chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ quan trọng có liên quan tới bản thân.
  • Trước khi thực hiện các siêu âm như: siêu âm ổ bụng, siêu âm phần phụ, siêu âm tuyến tiền liệt nên uống thật nhiều nước và nhịn tiểu tiện để kết quả siêu âm chính xác hơn.
  • Nên mặt các loại trang phục thoải mái, không nên mặc váy hay quần bó khi đi khám sức khỏe.
  • Nếu test gắng sức thì không dùng thuốc propranplol, atenolol trong vòng 3 ngày trước khi khám.
  • Đối với những ai đang mắc phải bệnh tiểu đường thì không uống thuốc insulin khi đi khám.
  • Đối với những người bị mắc bệnh tim mạch và tăng huyết áp thì vẫn có thể dùng thuốc.
  • Một số xét nghiệm làm giấy khám sức khỏe yêu cầu người khám phải để trống dạ dày, nhịn đói trước khi khám như: xét nghiệm mỡ máu cholesterol, xét nghiệm Triglyceride, xét nghiệm nồng độ Vitamin, xét nghiệm đường máu Glucose.

Trong một bộ hồ sơ xin việc hay trong các bộ hồ sơ khác hầu như đều cần có giấy khám sức khỏe. Giấy khám sức khỏe rất quan trọng vì thông qua giấy này, các nhà tuyển dụng có thể đánh giá được sức khỏe cũng như khả năng làm việc của các ứng viên, từ đây họ có cơ sở để sắp xếp mức độ công việc sao cho phù hợp. Và cũng từ việc đi khám sức khỏe, bạn có thể biết được tình trạng sức khỏe của bản thân mình như thế nào, có bị mắc bệnh gì không để nhanh chóng điều trị kịp thời.

Video liên quan

Chủ đề