Tình hình kinh doanh của Ngân hàng Đông A

Theo kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các tổ chức tín dụng mới đây, Ngân hàng Nhà nước cho biết đúng như kỳ vọng tại kỳ điều tra trước, các tổ chức tín dụng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong quý 2/2022 có tăng trưởng tốt hơn nhiều so với quý 1/2022.

Cụ thể, trong quý 2/2022, các tổ chức tín dụng tiếp tục đánh giá các nhân tố nội tại và khách quan có tác động tích cực giúp cải thiện tình hình kinh doanh của hệ thống ngân hàng hơn so với quý trước. Trong đó, “cầu của nền kinh tế đối với sản phẩm dịch vụ của đơn vị” cùng với “điều kiện kinh doanh và tài chính của khách hàng” được kỳ vọng là những nhân tố khách quan quan trọng nhất giúp “cải thiện” tình hình kinh doanh của tổ chức tín dụng. 

Trái lại, các tổ chức tín dụng cho biết trong số các nhân tố khách quan, "sự cạnh tranh từ các tổ chức tín dụng khác” tiếp tục là nhân tố quan trọng nhất có thể ảnh hưởng làm “suy giảm” tình hình kinh doanh của tổ chức tín dụng trong quý 2 và dự kiến cả năm 2022.

Dự báo cho thời gian tới, 72,5-80,7% tổ chức tín dụng kỳ vọng tình hình kinh doanh cải thiện hơn trong quý 3 và cả năm 2022 với mức độ cải thiện cao hơn so với kỳ liền trước . 

Đáng chú ý, có tới 54,6% tổ chức tín dụng kỳ vọng kết quả hoạt động kinh doanh quý 3/2022 tiếp tục “tăng nhẹ” so với quý 2/2022; 38,9% tổ chức tín dụng kỳ vọng “không đổi” và chỉ có 6,5% tổ chức tín dụng lo ngại kết quả hoạt động kinh doanh suy giảm nhẹ.

Tính cả năm 2022, có 87,7% tổ chức tín dụng kỳ vọng lợi nhuận trước thuế tăng trưởng dương so với năm 2021, bên cạnh đó, vẫn có 8,5% tổ chức tín dụng dự kiến lợi nhuận tăng trưởng âm trong năm 2022 (tăng so với tỷ lệ 5,8% tổ chức tín dụng dự kiến tại kỳ điều tra tháng 3/2022) và 3,8% ước tính lợi nhuận không thay đổi. 

Các tổ chức tín dụng kỳ vọng nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của khách hàng tiếp tục “tăng” trong quý 3/2022 và cả năm 2022, trong đó nhu cầu vay vốn được kỳ vọng “tăng” nhiều hơn nhu cầu gửi tiền và thanh toán. Dư nợ tín dụng toàn hệ thống tổ chức tín dụng được kỳ vọng tăng bình quân 4,1% trong quý 3/2022 và tăng 15% trong năm 2022.

Ngoài ra, kết quả điều tra cũng cho thấy mặt bằng rủi ro tổng thể của các nhóm khách hàng về cơ bản là ổn định nhưng vẫn ở mức “khá cao” trong quý 2/2022, tuy nhiên kỳ vọng có chiều hướng giảm trong quý 3/2022.

Nếu xét riêng từng nhóm khách hàng, theo nhận định của các tổ chức tín dụng, trong khi rủi ro của các nhóm khách hàng là cá nhân, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhỏ và vừa được dự báo giảm trong quý 3/2022 thì nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa thiết lập được xu hướng giảm rủi ro.

Tính chung cả năm 2022, mặt bằng rủi ro được kỳ vọng có xu hướng cải thiện rõ rệt và giảm so với mặt bằng chung của năm 2021. Theo kết quả điều tra, tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng được các tổ chức tín dụng nhận định về cơ bản giữ nguyên hoặc có chiều hướng “giảm nhẹ” trong quý 2/2022 và quý 3/2022 so với quý liền trước.

Mặt bằng lãi suất cho vay-huy động được các tổ chức tín dụng dự báo có thể tăng nhẹ trong quý 3/2022 và năm 2022 trong bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng và xu hướng tăng lãi suất phổ biến trên thế giới.

Tài khoản của bạn đang bị giới hạn quyền xem, số liệu sẽ hiển thị giá trị ***. Vui lòng Nâng cấp để sử dụng. Tắt thông báo

* Vietstock tổng hợp thông tin từ các nguồn đáng tin cậy vào thời điểm công bố cho mục đích cung cấp thông tin tham khảo. Vietstock không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ kết quả nào từ việc sử dụng các thông tin này.

DongA Bank thu hồi được khoản nợ hơn 132 tỷ đồng từ TTF

Gỗ Trường Thành (HoSE: TTF) thông báo đã thanh toán xong nợ với Ngân hàngTMCP Đông Á (DongA Bank). Đây là khoản nợ cuối cùng của danh nghiệp với các ngân hàng.

Hiện Công ty sạch nợ với ngân hàng và tín dụng trở lại bình thường. Tại thời điểm 30/9/2021, nợ vay tài chính của doanh nghiệp là 732 tỷ đồng và chủ yếu vay ngắn hạn chiếm 720,6 tỷ đồng.

Nhưng trong đó, khoản vay Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank) gần 123,3 tỷ đồng đã quá hạn thanh toán khi kỳ hạn trả gốc và lãi từ năm 2016.

Lãi suất khoản vay này là 8,5%/năm và được đảm bảo bằng 12.859 m3 gỗ nguyên liệu các loại thành phẩm của nhóm công ty.

Ngoài ra, quý III/2021 vừa qua, Công ty phát sinh khoản vay 102 tỷ đồng từ Chủ tịch HĐQT Mai Hữu Tín với lãi suất 12%/năm. 

Đồng thời, doanh nghiệp gỗ này còn khoản nợ 105 tỷ đồng với bà Đoàn Thụy Diễm Huyền cùnglãi suất 12%/năm và gần 363 tỷ đồng vay tín chấp ông Bùi Hồng Minh có lãi suất tính bằng lãi tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng trả sau của Vietcombank (năm 2020 là 6,5%/năm).

DongA Bank bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ tháng 8/2015 sau khi kết quả thanh tra cho thấy, trong giai đoạn 2012 trở về trước, nhà băng có nhiều vi phạm pháp luật về quản lý tài chính, cấp tín dụng và hoạt động kinh doanh khác, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính và hoạt động của Đông Á.

Ngân hàng Đông Á cho biết, đã thu hồi 17.036 tỷ đồng nợ xấu tính từ khi bị kiểm soát đặc biệt đến ngày 31/8/2019, số còn lại khoảng 24.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, từ cuối năm 2019 đến nay tình hình hoạt động của DongA Bank không được ngân hàng tiết lộ. 

DongA Bank được thành lập đầu thập niên 90 với vốn điều lệ 20 tỷ đồng, tiền thân là các công ty trực thuộc ban Tài chính của UBND TP HCM và quận Phú Nhuận. Khi đó định hướng chính vào việc phát triển lĩnh vực bán lẻ, lấy nền tảng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiểu thương...

Qua hơn 2 thập kỷ, DongA Bank đã nâng quy mô vốn lên khoảng 5.000 tỷ đồng, trở thành một trong những nhà băng đi đầu về bán lẻ và áp dụng công nghệ thông tin. 

Theo số liệu đã kiểm toán của Ernst & Young tại thời điểm 31/12/2018, nhà băng lỗ lũy kế và âm vốn chủ sở hữu.

Do đó, để bù đắp vốn chủ sở hữu, đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ đạt mức tối thiểu theo quy định là 3.000 tỷ đồng, nhà băng phải bổ sung vốn điều lệ theo phương án chào bán cổ phần (phát hành cổ phiếu ra công chúng hoặc phát hành riêng lẻ).

Tuy nhiên, DongA Bank không thể phát hành cổ phiếu ra công chúng vì không đáp ứng điều kiện chào bán khi đang lỗ lũy kế. Vì vậy, phát hành cổ phần riêng lẻ là lựa chọn duy nhất của ngân hàng.

Theo đó, ngân hàng chỉ được phép chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư (không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp). Trước khi phát hành, vốn điều lệ về mặt sổ sách của ngân hàng là 5.000 tỷ đồng.

Ngân hàng sẽ chào bán đủ lượng cổ phần để đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ tối thiểu 3.000 tỷ đồng, ưu tiên phát hành cho cổ đông hiện hữu.

Tuy nhiên, phương án chào bán cổ phần để bổ sung vốn điều lệ của DongA Bank đã không được cổ đông thông qua tại đại hội cổ đông của DongA Bank vào ngày 12/10/2019 khi chỉ có 63% số cổ đông đồng ý.

Nhưng phải có tỷ lệ 65% cổ đông đồng ý mới đạt yêu cầu nên phương án chào bán cổ phần để bổ sung vốn điều lệ của DongA Bank đã không được đại hội cổ đông Ngân hàng thông qua.

DongA Bank cho biết, báo cáo lên Ngân hàng Nhà nước để xem xét tái cơ cấu theo phương án khác. Nhưng từ cuối năm 2019 đến nay, các thông tin về DongA Bank ra thị trường rất hạn chế. 

Trong một diễn biến khác, trên thị trường xuất hiện thông tin DongA Bank sẽ về cùng nhà với một ngân hàng cổ phần khác có trụ sở trên địa bàn TP.HCM để tái cơ cấu nợ. Tuy nhiên, hiện thông tin trên vẫn chưa được Ngân hàng Nhà nước cũng như 2 ngân hàng tiết lộ. 

Video liên quan

Chủ đề