Tình hình Phật giáo thời Trần như thế nào

Tình hình Phật giáo dưới thời Trần như thế nào?

A. Vẫn phát triển nhưng không bằng thời Lý.

B. Thời Trần Phật giáo trở thành quốc giáo.

C. Phật giáo suy yếu nhanh chóng.

D. Nhà Trần cấm truyền bá đạo Phật.

Hướng dẫn

Chọn đáp án: A
Giải thích: Đến thời Trần, Phật giáo vẫn phát triển nhưng không bằng thời Lý. Trong nước có nhiều người đi tu kể cả giai cấp thống trị, chùa chiền mọc lên khắp nơi.

Tình hình phật giáo dưới thời Trần

Có thể nói triều đại nhà Trần là một trong những triều đại phát triển rực rỡ nhất của lịch sử phong kiến Việt Nam. Đặc biệt dưới thời kì nhà Trần đạo Phật được coi là quốc giáo, Phật giáo thật sự hoà nhập vào lòng dân tộc từ hình thức đến nội dung. Sau đây là một số nét khái quát về tình hình Phật giáo dưới thời nhà Trần Hoatieu xin chia sẻ để các bạn cùng tham khảo.

  • Top 7 đoạn văn suy nghĩ về tình yêu quê hương đất nước lớp 7 hay chọn lọc

1. Trắc nghiệm Lịch sử lớp 7 –  Tình hình phật giáo dưới thời Trần

A. Vẫn phát triển nhưng không bằng thời Lý

B. Thời Trần Phật giáo trở thành quốc giáo

C. Phật giáo suy yếu nhanh chóng.

D. Nhà Trần cấm truyền bá đạo Phật

Đáp án A. Vẫn phát triển nhưng không bằng thời Lý

2. Đôi nét về Phật giáo thời Trần

Sau khi thành lập vương triều, nhà Trần quan tâm đến việc xác định hệ tư tưởng của quốc gia, trong đó Phật giáo được coi là hệ tư tưởng chính yếu. Phật giáo chiếm địa vị chủ đạo trong đời sống xã hội, có hảnh hưởng đến đời sống văn hóa tâm linh của dân tộc. Phật giáo với giáo lũ Ngũ giới và thập thiện, thể hiện tư tưởng bình đẳng, từ bi bác ái đã được đông đảo nhân dân đón nhận. Không những thế nó thật sự ăn sâu bám rễ vào tầng lớp vua quan, quý tộc nhà Trần. Dưới triều trần, chùa chiền được xây dựng khắp nơi “phân nửa thiên hạ đi tu”. Ngôi chùa trở thành “không gian thiêng” trong đời sống văn hóa tinh thần của xã hội, “đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”. Phật giáo đã đóng một vai trò quan trọng, có ảnh hưởng và tác động lên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Đạo Phật đã trở thành một giá trị đặc sắc của văn hoá Việt Nam dưới thời Trần.

Thời kỳ này, còn được gọi là thời kỳ Phật giáo nhất tông tức là thời đại của một phái Phật giáo duy nhất. Nếu như trước đó, tồn taị ba Thiền phái là Tỳ ni đa lưu chi, vô Ngôn thông và Thiền Thảo Đường thì đến thời Trần, trước nhu cầu thống nhất hệ tư tưởng, cùng với việc lựa chọn Phật giáo làm trung tâm thì Thiền học đã đi đến thống nhất thành một Thiền phái duy nhất là Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Đây là dòng Thiền Đại Việt mang đậm dấu ấn dân tộc. Các thiền sư một mặt đề cao tính thiền, một mặt đề cao tinh thần nhập thế . Vua Trần Nhân Tông – ông tổ của dòng thiền Trúc Lâm đã đưa ra quan điểm “cư trần lạc đạo” trong tác phẩm “cư trần lạc đạo phú” nghĩa là sống giữa cõi trần mọi sự tùy duyên mà vui với đạo. Không những thế, các vị vua nhà Trần cũng là những người sớm mộ đạo và biết vận dụng sức mạnh của Phật giáo vào công cuộc trị nước. Trần Thái Tông đến với đạo Phật từ rất sớm, ngay khi nhà vua lên ngôi đã có tham cứu đạo Thiền và đã đạt được những thành công nhất định. Trần Nhân Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông cũng là những ông vua mộ Phật.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của TraCuu.info.

Tình hình Phật giáo thời Trần như thế nào

Nhà Trần là vương triều phát triển rực rỡ trong lịch sử phong kiến Việt Nam và là một trong những giai đoạn Đạo Phật hòa nhập sâu rộng vào lòng dân tộc, nói theo cách nhà Phật là như nước với sữa. Điểm nổi bật của Phật giáo thời Trần là không tách rời với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Trải qua bao thế kỷ, Phật giáo đã thích nghi với phong tục và văn hóa Việt Nam. Khi đất nước bước vào cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, trí tuệ Phật giáo đã tập hợp cùng những tâm hồn yêu nước, thương dân, đoàn kết nhân tâm, tạo nên một sức mạnh chiến thắng kẻ thù xâm lược.

1. DẤU ẤN PHẬT GIÁO THỜI TRẦN

Đặc sắc của Phật giáo đời Trần là tính tích cực nhập thế: “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian pháp”. Đạo và đời không tách rời nhau, cả hai trở thành một hợp thể linh động, sáng tạo và diệu dụng. Nhờ kết hợp hài hòa giữa tính nhập thế và xuất thế, Phật giáo Đại Việt bấy giờ đã yểm trợ đắc lực cho công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước của triều đình.

Đầu thời Trần, Đạo Phật không chỉ có dân tu, mà vua cũng tu, như nhà nho Lê Quát đã nói:“phân nửa thiên hạ đi tu”, chùa chiền đâu cũng có. Chùa trở nên gắn bó thân thiết với cộng đồng xã hội, “đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt”. Các vị sư trong chùa cũng chính là những tri thức đầu tiên của làng, những người có uy tín và được trọng vọng, góp phần động viên nhân dân trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Tình hình Phật giáo thời Trần như thế nào

Đến nửa sau thế kỷ thứ XIV, Phật giáo vẫn gắn bó chặt chẽ với nếp sống tình cảm và tín ngưỡng đại chúng, nhưng vai trò lãnh đạo trí thức và chính trị giảm dần. Giới trí thức hướng về Nho giáo vì tìm thấy trong học thuyết này những yếu tố giúp xây dựng chế độ Trung ương tập quyền. Lúc bấy giờ, tông phái Phật giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong nhân dân ta là Tịnh độ tông, kế đó là Thiền tông. Tịnh độ tông đem lại tư tưởng vị tha, từ bi, cứu khổ cứu nạn, tinh thần bình đẳng, lòng thương yêu người như thương thân mình, tình thương đồng loại và mọi sinh vật. Thiền tông đi sâu về tư tưởng, được nhiều vua Trần ủng hộ và chủ trương.

Với tất cả những yếu tố đó, Phật giáo thời Trần đã trở thành một bộ phận của văn hóa dân tộc, có ảnh hưởng và tác động đến nhiều mặt đời sống xã hội, góp phần làm nên những vẻ vang trong lịch sử nhà Trần.

2. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO THỜI TRẦN

Trong sự nghiệp đấu tranh và bảo vệ nền độc lập dân tộc:

Trải qua các triều đại, từ thế kỷ X đến XIV, trên con đường đấu tranh dựng nước và giữ nước, quốc gia Đại Cồ Việt, rồi Đại Việt đã không ngừng được củng cố và vững mạnh. Để có một đất nước hùng cường, bên cạnh việc đấu tranh chống xâm lược, một vấn đề không kém phần quan trọng là xây dựng nền thống nhất vững chắc của đất nước. Triều đình và giới trí thức nhân dân nhờ thấm nhuần tư tưởng Phật giáo đã duy trì các chính sách đoàn kết dân tộc tốt đẹp đó. Tinh thần từ bi của Đạo Phật kết hợp với tinh thần nồng nàn yêu nước không chỉ làm nên ý chí chiến đấu, mà còn là nền tảng cho chính sách ngoại giao mềm dẻo, cao thượng.

Những vị vua đầu triều Trần như: Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông đều là Phật tử. Các Ngài biết lấy lòng dân làm lòng mình, lấy ý muốn của dân làm ý muốn của mình; học, hiểu và thi hành giáo lý uyên bác của Đạo Phật, để trở thành những đấng minh quân.

Trong vòng 30 năm (1258-1288), dân tộc ta đã ba lần đương đầu với quân xâm lược Nguyên – Mông. Và sau mỗi cuộc kháng chiến, dân tộc ta lại càng kiên cường, sáng tạo và thắng lợi vang dội hơn. Cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông của nhà Trần là bản anh hùng ca bất hủ, là sự thể hiện sâu sắc lòng yêu nước, khí phách anh hùng, trí thông minh sáng tạo và sức mạnh đoàn kết của dân tộc. Từ mọi tầng lớp xã hội, và các lứa tuổi khác nhau, qua kháng chiến, đã xuất hiện biết bao anh hùng tiêu biểu. Thắng lợi to lớn của dân tộc ta đã nêu cao tấm gương về sức mạnh và khả năng chiến thắng của một dân tộc kiên quyết chiến đấu bảo vệ chính nghĩa và chiến thắng luôn thuộc về lẽ phải, bất luận kẻ thù hung bạo đến đâu.

Tình hình Phật giáo thời Trần như thế nào

Trong việc xây dựng gia giáo của người Việt:

Muốn cải tạo xã hội, trước hết phải chuyển hóa con người, chuyển vọng thành chân, chuyển mê thành ngộ. Muốn thay đổi con người phải tin rằng mỗi người đều có Phật tính trong mình. Đó là lời ân cần nhắc nhở của Thiền sư Viên Chứng với vua Trần Thái Tông: “Sơn bản vô Phật, duy tồn hồ tâm” (Trong núi vốn không có Phật, Phật ở ngay tâm ta). Tin mình có Phật tính giúp bản thân kiên trì tu tập, học hỏi giáo lý Phật giáo, nhờ đó cải thiện nền tảng đạo đức bản thân, gia đình và cộng đồng. Đấy còn là hành trình chiến thắng chính mình, như vua Trần Nhân Tông nói:

“Buông lửa giác ngộ đốt hoại thảy rừng tà ngày trước
Cầm kiếm trí tuệ quét cho không tính thức thuở nay”.

(Cư trần lạc đạo phú)

Thời Trần là một trong những điểm son nổi bật nhất trong hành trình giữ nước của nhà nước Đại Việt. Trong đó, Phật giáo đã góp phần tạo dựng những nền móng tư tưởng tốt đẹp cho xã hội đời Trần. Một xã hội được giáo dục bằng giáo lý Ngũ giới và Thập thiện, mà các vua Trần xem là khuôn mẫu, là chuẩn mực đạo đức bấy giờ. Phật giáo thời Trần đã góp phần cải tạo gia đình và xã hội, đem lại an vui hạnh phúc cho mọi người, hướng đến đời sống chân, thiện, mỹ. Giáo lý “ngũ giới” hay “thập thiện” chẳng phải là vấn đề cao siêu hay giáo điều nghiêm ngặt mà rất thiết thực, gần gũi con người, chừng nào con người còn khổ đau trong đời sống, thì khi đó nó vẫn còn giá trị. Từ đó chúng ta mới thấy rõ giá trị và lợi ích thiết thực của ngũ giới hay thập thiện đối với cuộc sống, thấy rõ tài đức của các vị vua đời Trần đã giác ngộ và tạo nên một xã hội ổn định.

Trong văn học:

Lúc bấy giờ, văn học chữ Hán chiếm ưu thế trên văn đàn. Những tác phẩm lớn nhất, có giá trị nhất cũng chính là tác phẩm văn học chữ Hán. Văn học chữ Nôm vừa mới xuất hiện và bước đầu có những cống hiến của mình. Chữ Nôm, một loại văn tự được ông cha ta sáng tạo trên cơ sở tiếp nhận chữ Hán đã phát triển và dần trở nên phổ biến.

Điều đáng lưu ý dưới thời Trần, từ nho sĩ đến quý tộc đều tham gia sáng tác văn học chữ Nôm. Trong An Nam chí lược, Lê Tắc cho biết lúc bấy giờ người ta còn dùng chữ Nôm để sáng tác nhạc. Văn học thời Trần thấm nhuần tính cách dung hợp và khai phóng của Đạo Phật. Nền học vấn chưa bị ràng buộc bởi khoa bảng Nho giáo. Chính sách tôn giáo của nhà Trần mang tính cởi mở, giới sĩ phu dù xuất thân từ tôn giáo nào cũng được triều đình hậu đãi. Đó là lý do khiến văn học đời Trần phát triển rực rỡ. Thi ca đời Trần chịu ảnh hưởng thiền học sâu đậm với những tác phẩm mang nặng dấu ấn Phật giáo.

Văn học thời Trần có nhiều thể loại như: truyện ký, thơ văn, phú, hịch… Trong đó, nhiều sáng tác có nguồn gốc hoặc liên quan đến các Thiền sư. Vua Trần Nhân Tông, nhà sư Huyền Quang đã để lại những tác phẩm văn học Phật giáo bằng chữ Nôm như: Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, Cư trần lạc đạo phú, Vịnh Vân Yên tự phú.

Tác phẩm của Trần Thái Tông có: Kim cang tam muội kinh tự, Thiền tông chỉ nam tự, Khoá Hư lục; Tuệ Trung Thượng Sĩ còn có năm mươi bài thơ, kệ; Pháp Loa có Đoạn sách lục và một chương thiền đạo gồm bốn bài luận thuyết…

Những tác phẩm này vẫn được truyền đến ngày nay và trở thành nguồn sử liệu vô cùng quý báu, đối với việc nghiên cứu lịch sử văn học dân tộc và ngôn ngữ văn tự. Những đóng góp văn học của các Thiền sư đời Trần là những “đóa hoa tươi đẹp”, là tài sản quý báu trong nền văn học dân tộc. Mỗi dòng thơ như vầng hào quang soi sáng cho bao thế hệ một hướng đi đích thực, an trú hạnh phúc trước biến thiên thời gian.

Tình hình Phật giáo thời Trần như thế nào
Khu am, tháp Ngọa Vân – Nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông tu hành, nhập niết bàn hóa Phật. Nguồn: tuphuthanhmau.blogspot.com

Trong nghệ thuật, kiến trúc mỹ thuật.

Những ngôi chùa tháp được dựng lên từ bàn tay khối óc của quần chúng, không phải để phục vụ cho tầng lớp quý tộc mà chủ yếu là phục vụ tín ngưỡng quần chúng dân gian. Mặc dù việc xây dựng chùa tháp cũng có lúc vì lý do cá nhân, nhưng ý hướng cá nhân đã hòa chung với ý muốn quần chúng nên nó mang tính tập thể, tính cộng đồng. Hơn bao giờ hết hình ảnh ngôi chùa trở nên thân quen và gần gũi trong đời sống nhân dân.

Còn các tượng Phật thời Trần thường có dáng ngồi, mắt hé mở, tai to. Các loại tượng khác như: tượng người, ngựa… phần nhiều được tạc bằng đá và được đặt ở các lăng mộ hay điện thờ. Tương tự thời Lý, phù điêu thời Trần thường có hình người. Phong phú nhất trong nghệ thuật điêu khắc là những bức chạm trang trí ở khắp các công trình kiến trúc. Có bức thể hiện sự du nhập của nghệ thuật Champa, như hình người có cánh, hình chim đánh trống, hình thần Garuda… Nhiều bức thể hiện ảnh hưởng nghệ thuật Trung Quốc, nhất là hoa văn ở các câu đối, liễn hay hoành phi… Nhưng đáng kể hơn cả vẫn là những bức chạm thể hiện bản sắc riêng của nghệ thuật điêu khắc đời Trần, với họa tiết hoa sen, hình núi hoặc các hoa cúc nối tiếp nhau. Đặc biệt, hình rồng trơn và lá đề, vốn phổ biến dưới thời Lý vẫn là họa tiết trang trí chủ đạo, chỉ khác là đầu rồng to hơn, được chạm từng cặp, uốn mình trong lá đề. Họa tiết hình rồng và lá đề được tìm thấy khá nhiều ở các chùa như: Phật Tích, Long Đội, Phổ Minh…

Nhà Trần đã lập nên những chiến công hiển hách, những thành tựu rực rỡ trong công cuộc trị quốc, trong kiến thiết đất nước cũng như trong đời sống văn hóa tinh thần. Đó là nhờ những triết lý vị nhân sinh sâu sắc của Phật giáo mà nhà Trần đã tiếp thu và lĩnh hội. Để rồi qua bao biến thiên lịch sử, người dân nước Việt vẫn luôn gìn giữ, phát huy và lan tỏa các giá trị tốt đẹp của Phật giáo cũng như bản sắc văn hóa dân tộc.

Tài liệu tham khảo:

1. Hòa thượng Thích Mật Thể (2008), Việt Nam Phật giáo Sử lược, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
2. Nguyễn Đức Sự, Lê Tâm Đắc (2010), Mấy vấn đề Phật giáo trong lịch sử Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Nguyễn Duy Hinh (1999), Tư tưởng Phật giáo Việt Nam. Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
4. Nguyễn Duy Hinh, Lê Đức Hạnh (2011), Phật giáo trong văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin và Viện Văn hóa, Hà Nội.
5. Nguyễn Hồng Dương (2004), Tôn giáo trong văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
6. Nguyễn Lang (1992), Việt Nam Phật giáo sử luận (tập 1, 2), Nxb Văn học, Hà Nội.
7. Lê Mạnh Thát, Nghiên cứu về Thiền uyển tập anh, Nxb Phương Đông, TP. HCM.
8. Viện Văn học (1978), Thơ văn Lý – Trần, tập 1, 2, 3, Nxb Khoa học, Hà Nội.