Tổ trưởng tổ hòa giải cơ sở là ai

   Hòa giải ở cơ sở ( cơ sở là thôn, tổ dân phố) là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở. Trình tự, thủ tục hòa giải được quy định như sau:

   1. Căn cứ tiến hành hòa giải tại cơ sở

   Theo Điều 16 Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013, Hòa giải ở cơ sở được tiến hành khi có một trong các căn cứ sau đây:

   – Một bên hoặc các bên yêu cầu hòa giải;

   – Hòa giải viên chứng kiến hoặc biết vụ, việc thuộc phạm vi hòa giải;

   – Theo phân công của tổ trưởng tổ hòa giải hoặc đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

   2. Địa điểm, thời gian hòa giải

   – Địa điểm hòa giải là nơi xảy ra vụ việc hoặc nơi do các bên hoặc hòa giải viên lựa chọn, bảo đảm thuận lợi cho các bên.

   –  Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày được phân công, hòa giải viên bắt đầu tiến hành hòa giải, trừ trường hợp cần thiết phải hòa giải ngay khi chứng kiến vụ, việc hoặc các bên có thỏa thuận khác về thời gian hòa giải.

   3. Trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải ở cơ sở

   Hòa giải ở cơ sở được tiến hành theo trình tự, thủ tục như sau:

   3.1. Phân công hòa giải viên

   – Tổ trưởng tổ hòa giải phân công hòa giải viên tiến hành hòa giải trong trường hợp các bên không lựa chọn hòa giải viên.

   – Tổ trưởng tổ hòa giải không phân công hòa giải viên tiến hành hòa giải nếu có căn cứ cho rằng hòa giải viên có quyền, lợi ích, nghĩa vụ liên quan đến vụ, việc hòa giải hoặc có lý do khác dẫn đến không thể bảo đảm khách quan, công bằng trong hòa giải.

   – Trong quá trình hòa giải, nếu hòa giải viên vi phạm nguyên tắc hoạt động hòa giải hoặc nghĩa vụ khác của hòa giải viên thì tổ trưởng tổ hòa giải phân công hòa giải viên khác thực hiện việc hòa giải.

   3.2. Tiến hành hòa giải

   – Hòa giải được tiến hành trực tiếp, bằng lời nói với sự có mặt của các bên. Trong trường hợp các bên có người khuyết tật thì có sự hỗ trợ phù hợp để có thể tham gia hòa giải.

   – Hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai theo ý kiến thống nhất của các bên.

   – Tùy thuộc vào vụ, việc cụ thể, trên cơ sở quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân, hòa giải viên áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm giúp các bên hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ, việc để các bên thỏa thuận việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.

   Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

   – Hòa giải viên có trách nhiệm ghi nội dung vụ, việc hòa giải vào Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở.

Trường hợp các bên đồng ý thì lập văn bản hòa giải thành theo quy định.

   Lưu ý: Trong quá trình hòa giải, nếu thấy cần thiết, hòa giải viên và một trong các bên khi được sự đồng ý của bên kia có thể mời người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ việc; đại diện của cơ quan, tổ chức hoặc người có uy tín khác tham gia hòa giải.

   3.3. Kết thúc hòa giải

   Hòa giải được kết thúc khi thuộc một trong các trường hợp sau:

  – Các bên đạt được thỏa thuận.

  – Một bên hoặc các bên yêu cầu chấm dứt hòa giải.

    – Hòa giải viên quyết định kết thúc hòa giải khi các bên không thể đạt được thỏa thuận và việc tiếp tục hòa giải cũng không thể đạt được kết quả. Trong trường hợp này, hòa giải viên cần hướng dẫn các bên liên hệ, yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết vụ việc theo quy định của pháp luật. Đồng thời tuyên truyền, vận động các bên chấp hành chính sách pháp luật, không được xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhau, hoặc gây mất an ninh trật tự./.

Dương Công Luyện

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:11/02/2014

Tổ trưởng tổ hòa giải ở cơ sở có quyền và nghĩa vụ như thế nào?

Nội dung này được UBND tỉnh Ninh Thuận tư vấn như sau:

  • Ngoài quyền và nghĩa vụ của hòa giải viên được quy định tại Điều 9 và 10 của Luật Hòa giải ở cơ sở thì Tổ trưởng tổ hòa giải cơ sở có các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 15 của Luật Hòa giải ở cơ sở như sau:

    1. Phân công phối hợp hoạt động của các hòa giải viên.

    2. Đại diện cho tổ hòa giải trong quan hệ với Trưởng ban công tác Mặt trận, trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác trong thực hiện trách nhiệm của tổ hòa giải.

    3. Đề nghị cho thôi làm hòa giải viên theo quy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật này.

    4. Báo cáo kịp thời với Chủ tịch UBND cấp xã và cơ quan có thẩm quyền về các vụ, việc theo quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 10 của Luật này.

    5. Báo cáo hàng năm và báo cáo đột xuất về tổ chức và hoạt động của tổ hòa giải với ủy ban nhân dân, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

    6. Phối hợp với tổ trưởng tổ hòa giải khác để trao đổi kinh nghiệm hoặc tiến hành hoà giải những vụ, việc liên quan đến các thôn, tổ dân phố khác nhau.


Nguồn:

Báo điện tử Ninh Thuận

Từ khóa liên quan số lượng

Câu hỏi ngày hỏi

Ngày hỏi:01/11/2018

Mọi người hãy giúp tôi trả lời câu hỏi sau đây: Việc tổ chức bầu tổ trưởng Tổ hòa giải cơ sở được quy định như thế nào? Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin chân thành cảm ơn!

Nội dung này được Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn như sau:

  • Việc tổ chức bầu tổ trưởng Tổ hòa giải cơ sở được quy định tại Khoản 2 Điều 13 Nghị quyết liên tịch 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN hướng dẫn phối hợp thực hiện quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở do Chính phủ - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành với nội dung như sau:

    Cuộc họp bầu tổ trưởng tổ hòa giải do Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì và được thực hiện như sau:

    - Hòa giải viên tham dự cuộc họp thống nhất danh sách những người được giới thiệu bầu làm tổ trưởng tổ hòa giải, lựa chọn hình thức bầu, thống nhất danh sách Tổ kiểm phiếu trong trường hợp bầu bằng hình thức bỏ phiếu kín;

    - Trường hợp bầu tổ trưởng tổ hòa giải bằng hình thức biểu quyết công khai thì Trưởng ban công tác Mặt trận đếm số người biểu quyết, lập biên bản về kết quả biểu quyết (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN);

    - Trường hợp bầu tổ trưởng tổ hòa giải bằng hình thức bỏ phiếu kín thì Tổ kiểm phiếu làm nhiệm vụ phát phiếu, phổ biến quy chế bỏ phiếu, thu nhận phiếu và tiến hành kiểm phiếu tại nơi bỏ phiếu ngay sau khi kết thúc việc bỏ phiếu; lập biên bản kiểm phiếu (Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN).

    Trên đây là nội dung trả lời về việc tổ chức bầu tổ trưởng Tổ hòa giải cơ sở. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Nghị quyết liên tịch 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN.

    Trân trọng!


Video liên quan

Chủ đề